1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giáo dục ở Việt Nam ...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 13/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Có khi nào , sở dĩ vấn đề trên xảy ra thường hơn so với mười mấy năm về trước, chẳng qua là tại học sinh thời nay thiếu đi sự tôn trọng kính sợ với các thầy cô chăng ? Có thể vậy đó . Vì Thuyền có nghe mấy đứa con bà chủ khách sạn nơi Thuyền ở bên VN, mấy đứa đó nói với Thuyền là, "Bây giờ, ở các trường tư như tụi em học, học sinh là ... thượng đế . Vì tụi em trả tiền cho thầy cô rất là nhiều" . Bà chủ khách sạn thì nói thẳng với mấy đứa con của bả, "Có tiền thì muốn có bằng tốt nghiệp 12 kiểu nào mà chả được . Tui ráng thêm vài năm nữa rồi tống hết mấy đứa sang bên Mỹ du học xem tụi nó còn ăn chơi với mấy đám bạn của nó bên này không cho biết !" (bà chủ khách sạn giàu kinh khủng luôn đó nha)
    Giới học sinh ở VN đã bị tiêm vào đầu óc chúng là, thầy cô phải nhờ chúng thì mới có miếng cơm manh áo . Nhất là tại các trường tư . Còn ở trường công thì chúng coi thường thầy cô vì thấy thầy cô nghèo , phải đi làm thêm bên ngoài để kiếm sống . Chúng thấy rõ ràng, thầy cô chúng bị "trói buộc" vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống ngoài đời .
    Ở bên Mỹ này, họ hoàn toàn phản đối chuyện thầy cô giáo phải đi làm thêm để có thêm phụ cấp . Tâm lý đó khác với bên VN . Bên Mỹ, nếu thầy cô vì lương thấp so với mức sống xã hội chung quanh mình mà phải đi làm thêm ngoài chuyện dạy học trong lớp, nếu chuyện ấy xảy ra, thì công đoàn của thầy cô sẽ biểu tình đòi chính phủ phải tăng lương để bảo đảm cho thầy cô .
    Nói tóm lại, bao nhiêu vấn đề ở VN, chẳng qua là đi từ cái nghèo cái khó của bộ phận quan trong nhất cho thế hệ và xã hội : thầy cô giáo .
    Các bạn đừng cho là thầy cô bây giờ lương cao rồi đâu nha . Sai bét . Thuyền ở SG, vẫn thấy họ nghèo so với các nghề nghiệp khác .
    Ừa, thì đúng là lương cao so với hồi xưa, nhưng khi mức lương của họ được chính phủ tăng, thì cũng đồng thời, mức lạm pháp của giá sinh hoạt cũng tăng theo liền . Khi mà chính phủ vừa ra tin sẽ tăng lương thì giá cả cũng lật đật tăng lên trước luôn cả mức lương tăng .
    Ấy là chưa kể các vụ bê bối mua bán bằng cấp, các chuyện giáo viên lấy tiền đút lót của phụ huynh để mắt nhắm mắt mở dột từ tuốt luốt trên cao xuống, trong khi đó, các thầy cô cấp dưới dù có đạo đức trong sạch thì cũng chả làm được gì để cứu vát các niềm tôn kính mà học sinh dành cho họ !.
    Tóm lại, muốn biết tương lai của một đất nước đi về đâu, chúng ta chỉ việc nhìn vào tình trạng giáo dục của đất nước đó . Không cần phải có IQ 120 hay trên 120 để thấy ngay được là, các thành tích "kêu như sấm dội" của bộ giáo dục thường thấy đăng trên báo bên VN là có vấn đề . Nếu bạn có về VN đi vào trường lớp, bạn sẽ thấy ngay, các thành tính đó chỉ là cả guồng máy giáo dục tự nâng nhau lên vì nếu không, "môi hở răng lạnh" sẽ ứng ngay vào họ thôi mà ....
    Thêm nữa, đa số các thành phần học sinh "tệ hại" đều là con ông cháu cha hoặc là con cái các đại gia thương nhân buôn bán ở VN . Con ông cháu cha thì chả sợ gì cả vì chúng biết chắc là mai sau này, chỉ cần đi du học rồi về nước, chúng lại được tiếp tục con đường công danh dọn sẵn của bố mẹ chúng ! Còn con cháu các đại gia thì chúng thấy là bố mẹ chúng có cần chi bằng cấp đâu mà vẫn là đại gia . Bố mẹ chúng chỉ cần biết buôn bán, biết chạy mánh chạy áp phe luồn lách trong xã hội VN là xong cả thôi mà . Cần chi phải học hành chứ !
    Tiện đây, cho Thuyền hoan nghinh bạn Nắng Mùa Xuân tham dự diễn đàn nha ...
    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 28/06/2005
  2. Thornbird

    Thornbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Thornbird thì nghĩ là không chỉ có Giáo Dục ở VN mà rất nhiều ngành khác của xã hội cũng đều có vấn đề, từ Dầu Khí, Viễn Thông, Du Lịch, Kiểm Sát,Xây Dưng,...Ngành Giáo Dục cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, giáo dục thì nó ảnh hưởng tới mọi tầng lớp xã hội, nếu có vấn đề gì thì nhận được phản hồi ngay. Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, hầu như gia đình nào cũng có trẻ đến trường nên giáo dục có vấn đề gì thì nó đi sâu đi sát vào từng gia đình. Việt Nam đầu tư cho giáo dục cũng không phải nhỏ (16-->17 % ngân sách quốc gia), đã có rất nhiều diễn đàn của các nhà khoa học hàng đầu tổ chức để tìm cách cùng bộ Giáo Dục tìm ra biện pháp cứu nền giáo dục Việt Nam. Đã có rất nhiều cuộc cải cách. Họp quốc hội lần nào bộ trưởng Giáo Dục cũng mặt đỏ phừng phừng sau khi phát biểu vì bị chất vấn dài nhất và hóc búa nhất . Nhưng có lẽ họ vẫn chưa tìm ra được đường đi thích hợp cho Giáo Dục Việt Nam. Và trách nhiệm không chỉ là ở ông bộ truởng, ở bộ Giáo Dục vì Giáo Dục là của toàn dân, kinh tế xã hội, đạo đức xã hội, luật pháp,... đều có ảnh hưởng tới giáo dục. Mà giáo dục cũng như hạ tầng cơ sở, nền tảng của mỗi quốc gia, nếu giáo dục không ra làm sao thì thật là buồn.

    Được thornbird sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 28/06/2005
  3. Thornbird

    Thornbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Thornbird thì nghĩ là không chỉ có Giáo Dục ở VN mà rất nhiều ngành khác của xã hội cũng đều có vấn đề, từ Dầu Khí, Viễn Thông, Du Lịch, Kiểm Sát,Xây Dưng,...Ngành Giáo Dục cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, giáo dục thì nó ảnh hưởng tới mọi tầng lớp xã hội, nếu có vấn đề gì thì nhận được phản hồi ngay. Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, hầu như gia đình nào cũng có trẻ đến trường nên giáo dục có vấn đề gì thì nó đi sâu đi sát vào từng gia đình. Việt Nam đầu tư cho giáo dục cũng không phải nhỏ (16-->17 % ngân sách quốc gia), đã có rất nhiều diễn đàn của các nhà khoa học hàng đầu tổ chức để tìm cách cùng bộ Giáo Dục tìm ra biện pháp cứu nền giáo dục Việt Nam. Đã có rất nhiều cuộc cải cách. Họp quốc hội lần nào bộ trưởng Giáo Dục cũng mặt đỏ phừng phừng sau khi phát biểu vì bị chất vấn dài nhất và hóc búa nhất . Nhưng có lẽ họ vẫn chưa tìm ra được đường đi thích hợp cho Giáo Dục Việt Nam. Và trách nhiệm không chỉ là ở ông bộ truởng, ở bộ Giáo Dục vì Giáo Dục là của toàn dân, kinh tế xã hội, đạo đức xã hội, luật pháp,... đều có ảnh hưởng tới giáo dục. Mà giáo dục cũng như hạ tầng cơ sở, nền tảng của mỗi quốc gia, nếu giáo dục không ra làm sao thì thật là buồn.

    Được thornbird sửa chữa / chuyển vào 01:06 ngày 28/06/2005
  4. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    KÍNH GỬI: CÁC BÁC!
    Đúng là năm 1974 Mình đang học ở Sài gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), được ********* (nay là Nhà nước Việt Nam) gọi vào rừng để đưa đi Liên sô học (Nay là Liên bang Nga), nhưng chỉ được đưa đi đánh nhau tại chiến trường miền đông cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (dường như công ước quốc tế cấm sử dụng lính trẻ em?), nên Mình chưa từng biết thực tế Liên sô là ở đâu!;
    Sau nầy Mình đành phải học tại Việt nam, nghe các Bác lên án nền giáo dục Việt Nam mình bắt đầu cảm thấy thiếu tự tin vào năng lực bản thân.
    Chẳng lẻ nền giáo dục Việt nam chỉ xuất xưởng toàn một lũ ngu? Nếu vậy thì buồn quá! chắc là phải cho ? tất cả đi quân dịch (phục vụ chiến tranh vùng vịnh) để biết mùi chết chóc và chiến trường là như thế nào mà cố gắng: lãnh ? tốt, chỉ ? tốt, dạy tốt, học tốt, làm tốt ? và cuối cùng là sống tốt hơn!
    MẤY DÒNG TÂM SỰ BỌC BẠCH BUỒN!
  5. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    KÍNH GỬI: CÁC BÁC!
    Đúng là năm 1974 Mình đang học ở Sài gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), được ********* (nay là Nhà nước Việt Nam) gọi vào rừng để đưa đi Liên sô học (Nay là Liên bang Nga), nhưng chỉ được đưa đi đánh nhau tại chiến trường miền đông cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (dường như công ước quốc tế cấm sử dụng lính trẻ em?), nên Mình chưa từng biết thực tế Liên sô là ở đâu!;
    Sau nầy Mình đành phải học tại Việt nam, nghe các Bác lên án nền giáo dục Việt Nam mình bắt đầu cảm thấy thiếu tự tin vào năng lực bản thân.
    Chẳng lẻ nền giáo dục Việt nam chỉ xuất xưởng toàn một lũ ngu? Nếu vậy thì buồn quá! chắc là phải cho ? tất cả đi quân dịch (phục vụ chiến tranh vùng vịnh) để biết mùi chết chóc và chiến trường là như thế nào mà cố gắng: lãnh ? tốt, chỉ ? tốt, dạy tốt, học tốt, làm tốt ? và cuối cùng là sống tốt hơn!
    MẤY DÒNG TÂM SỰ BỌC BẠCH BUỒN!
  6. Thornbird

    Thornbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, bác ơi, có bệnh thì cứ chê chứ, chứ em cũng hưởng 16 năm giáo dục nước nhà như bác này . Em thấy bác gợi ý về việc đi quân dịch, em thấy hay đấy bác ạ. Không hiểu sao em tin chắc rằng những cậu ấm cô chiêu (như em chẳng hạn) mà được rèn luyện kỷ luật, nề nếp, lối sống của quân đội trong vòng 1 năm thì chắc chắn bản lĩnh, tác phong, sự bền trí sẽ tiến bộ vượt bậc. Em nói thật với bác, hồi em học lớp 10, em đã mơ ước sau này đi thi Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang để được sống xa nhà. Nhưng đến lớp 12 thì cái niềm đam mê ngành Thuỷ sản không còn, em lại thích những ngành nào chuyên về Tự Nhiên. Bây giờ nghĩ lại thấy hơi tiếc vì em cứ sống bám bố mẹ em dài dài, em bị ảnh hưởng nặng nề suy nghĩ của bố mẹ em. Em không bảo bố mẹ em sai nhưng mỗi thế hệ, mỗi lứa tuổi một cách suy nghĩ khác nhau, không thể áp đặt cho nhau đượ c. Nên nếu bây giờ được làm lại, em sẽ ...quyết tâm sống xa nhà từ năm 18 tuổi. Hi hi hi.
  7. Thornbird

    Thornbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, bác ơi, có bệnh thì cứ chê chứ, chứ em cũng hưởng 16 năm giáo dục nước nhà như bác này . Em thấy bác gợi ý về việc đi quân dịch, em thấy hay đấy bác ạ. Không hiểu sao em tin chắc rằng những cậu ấm cô chiêu (như em chẳng hạn) mà được rèn luyện kỷ luật, nề nếp, lối sống của quân đội trong vòng 1 năm thì chắc chắn bản lĩnh, tác phong, sự bền trí sẽ tiến bộ vượt bậc. Em nói thật với bác, hồi em học lớp 10, em đã mơ ước sau này đi thi Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang để được sống xa nhà. Nhưng đến lớp 12 thì cái niềm đam mê ngành Thuỷ sản không còn, em lại thích những ngành nào chuyên về Tự Nhiên. Bây giờ nghĩ lại thấy hơi tiếc vì em cứ sống bám bố mẹ em dài dài, em bị ảnh hưởng nặng nề suy nghĩ của bố mẹ em. Em không bảo bố mẹ em sai nhưng mỗi thế hệ, mỗi lứa tuổi một cách suy nghĩ khác nhau, không thể áp đặt cho nhau đượ c. Nên nếu bây giờ được làm lại, em sẽ ...quyết tâm sống xa nhà từ năm 18 tuổi. Hi hi hi.
  8. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Dạ hổm rày nghe chê quá mommy cũng thấy buồn nữa ... mommy không biết gì nhiều về thực tại mọi mặt của VN bi giờ nên không thể nào đưa nhận xét, giải pháp thiết thực được, mà cho dù có biết rõ tình hình VN cũng chắc chắn hổng phải chuyện dễ ...

    Những bức xúc mọi người đang nói về hình như chỉ là vấn của mấy năm sau này thôi phải không? Chứ mommy học ở VN đến năm 1994 thấy cũng đâu đến nỗi nào, trừ việc dạy và học một cách thụ động thì đúng là từ xưa đến giờ và nên khắc phục . Còn việc giáo dục đạo đức cho các em mommy nghĩ là việc của cả xã hội chứ không chỉ riêng của ngành giáo dục và của thầy cô. Giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội cũng quan trọng lắm , cả thái độ của phụ huynh cũng như mọi người khác đối với người thầy, cô, đối với ngành giáo dục cũng rất ảnh hưởng đến các em nữa .
    Nếu các vấn đề GD hiện giờ chủ yếu là của những năm sau này thì chắc là hổng phải tại giáo viên nghèo đâu phải không, vì giáo viên nổi tiếng nghèo từ hồi xa xưa rồi mà . Thực ra ở Mỹ này lương giáo viên cũng đâu có nhiều lắm .... so với lương kỹ sư Mommy có làm việc chung với 2 ông giáo sư ĐH (đều có PhD toán) đổi nghề qua làm kỹ sư vì lương đi dạy của mấy ổng thấp quá bị ... vợ chê hihi. Ông người Canada kể rằng ổng đi dạy nhiều năm ở Mỹ mà lương của ổng chỉ bằng 1/2 của bà vợ ổng là kỹ sư mới ra trường .... vậy mới biết bên đây GV cũng nghèo (kỹ sư thì đỡ hơn tí thui chứ cũng chẳng giàu gì đâu, trừ khi làm management ) ... à mà lương GV ở VN bi giờ so với lương kỹ sư thế nào có ai biết không?
    Dĩ nhiên Mỹ đã phát triển và giàu có nên '' nghèo '' ở đây cũng ok lắm, không thể đem so với '' nghèo '' ở VN được, cũng như các mặt khác của GD mommy thấy cũng thật khó đem ra so sánh lắm ...
    Viết lung tung quá ... chắc tại hổng biết viết gì . Mommy ít biết và ít phát biểu lắm ... nghĩ gì biết gì thì nói đại thôi, có gì hông đúng thì cho mommy học hỏi thêm .
  9. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Dạ hổm rày nghe chê quá mommy cũng thấy buồn nữa ... mommy không biết gì nhiều về thực tại mọi mặt của VN bi giờ nên không thể nào đưa nhận xét, giải pháp thiết thực được, mà cho dù có biết rõ tình hình VN cũng chắc chắn hổng phải chuyện dễ ...

    Những bức xúc mọi người đang nói về hình như chỉ là vấn của mấy năm sau này thôi phải không? Chứ mommy học ở VN đến năm 1994 thấy cũng đâu đến nỗi nào, trừ việc dạy và học một cách thụ động thì đúng là từ xưa đến giờ và nên khắc phục . Còn việc giáo dục đạo đức cho các em mommy nghĩ là việc của cả xã hội chứ không chỉ riêng của ngành giáo dục và của thầy cô. Giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội cũng quan trọng lắm , cả thái độ của phụ huynh cũng như mọi người khác đối với người thầy, cô, đối với ngành giáo dục cũng rất ảnh hưởng đến các em nữa .
    Nếu các vấn đề GD hiện giờ chủ yếu là của những năm sau này thì chắc là hổng phải tại giáo viên nghèo đâu phải không, vì giáo viên nổi tiếng nghèo từ hồi xa xưa rồi mà . Thực ra ở Mỹ này lương giáo viên cũng đâu có nhiều lắm .... so với lương kỹ sư Mommy có làm việc chung với 2 ông giáo sư ĐH (đều có PhD toán) đổi nghề qua làm kỹ sư vì lương đi dạy của mấy ổng thấp quá bị ... vợ chê hihi. Ông người Canada kể rằng ổng đi dạy nhiều năm ở Mỹ mà lương của ổng chỉ bằng 1/2 của bà vợ ổng là kỹ sư mới ra trường .... vậy mới biết bên đây GV cũng nghèo (kỹ sư thì đỡ hơn tí thui chứ cũng chẳng giàu gì đâu, trừ khi làm management ) ... à mà lương GV ở VN bi giờ so với lương kỹ sư thế nào có ai biết không?
    Dĩ nhiên Mỹ đã phát triển và giàu có nên '' nghèo '' ở đây cũng ok lắm, không thể đem so với '' nghèo '' ở VN được, cũng như các mặt khác của GD mommy thấy cũng thật khó đem ra so sánh lắm ...
    Viết lung tung quá ... chắc tại hổng biết viết gì . Mommy ít biết và ít phát biểu lắm ... nghĩ gì biết gì thì nói đại thôi, có gì hông đúng thì cho mommy học hỏi thêm .
  10. Thornbird

    Thornbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Em cũng thấy việc học của học sinh bây giờ càng ngày càng vất vả mà giáo dục vẫn bị kêu quá xá. Hồi em đi học thì cũng thấy bình thường: Ngày 20/11 hàng năm bao giờ cũng là ngày lễ lớn nhất của thầy giáo và học sinh, học sinh đem tặng thầy cô giáo nhữnhg bó hoa với lòng trân trọng thực sự. Em còn nhớ năm lớp 7, bọn em ngố tới mức, sau khi mua xong hoa rồi, còn thừa ít tiền, thế là cả lũ bèn mua thêm mấy bìa đậu phụ và mấy quả chanh cho nhà thầy dùng bữa chiều làm thầy cảm động ơi là cảm động. Nghĩ lại đến giờ vẫn thấy buồn cười.
    Em nhớ hồi đó có 1 vụ ẩu đả học sinh với giáo viên mà rùm beng hết các báo chứ không như chuyện ...hàng ngày ở huyện như bây giờ. Và ngày xưa vẫn thường cảm động vì Việt Nam có 1 ngày dành riêng cho các thầy cô giáo và nghề nhà giáo được coi là 1 trong những nghề cao quý nhất của xã hội. Trong ước mơ của đa số các anh chàng vẫn là những cô nàng sư phạm trong sáng và cao quý. Còn bây giờ ??? Hổng biết có còn "Không thầy đố mày làm nên" nữa không?
    Hồi bọn em học bắt đầu có học thêm nhưng không bắt buộc, 1 tuần 1 buổi 1 môn và cũng không phải học thầy cô giáo trong trường. Đến ngay cả học Đại Học mà 4 năm học chỉ đến nhà thầy cô nhân dịp 20.11 và Tết chứ cũng chả đến trước hay sau kỳ thi bao giờ. Thằng lớp trưởng lớp em là con ông trưởng khoa, nó học các môn tự nhiên thì rất khá nhưng các môn xã hội thì học dở ẹt, nó thi môn Triết mà 2 lần không qua nhưng nó vẫn bị phải thi lại lần 3 và suýt nữa thì liêu xiêu vì cái môn Triết đấy.
    Giáo dục, chuyện dài kỳ mà hổng biết tại làm sao!!!

Chia sẻ trang này