1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giáo dục ở Việt Nam ...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 13/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Giới báo chí trong nước lại mới phanh phui ra cả một đường dây ... "thi hộ bằng tiến sĩ ở VN" ! Bài sau đây viết nè:
    http://www.ngoisao.net/News/Hinh-su/2005/05/3B9B17DC/
    Bằng cấp ở VN quả là "long xà hỗn tạp" quá ! Thật buồn cho các bạn còn ở VN phải chịu đựng với hệ thống giáo dục .... bị mang tiếng hỗn tạp này ...
    Thuyền nghe một người bạn là bác sĩ bên VN nhưng giờ thì định cư ở Mỹ rồi . Cô ta bảo với Thuyền là bằng bác sĩ y khoa ở VN, có tiền là mua được thôi . Dễ lắm !
    Cái bằng ở VN có lẽ chả còn giá trị chi nữa . Quan trọng nhất là người nắm bằng cấp VN có thật là thực tài hay không mà thôi !
  2. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Pearl hay mua báo Thể Thao & Văn Hóa (cái tên tờ báo vậy á ) - vừa đọc điểm tin, bình luận thể thao vừa biết tin văn hóa trong nước và thế giới. Ngoài ra, Pearl thích đọc mục "Phản Chiếu" do tác giả Lê Thị Liên Hoan phụ trách. ( Hì, đọc bút danh thấy .....vui rồi hen ).
    Cái chất trào phúng trong những bài viết dưới dạng "một cuộc phỏng vấn" của ông đạo diễn phim này luôn làm cho độc giả ... thú vị và bất ngờ !
    Pearl gõ lại bài viết này từ báo Thể Thao & Văn Hóa số ra ngày 17/05/2005. Mọi người đọc hen:
    PHỎNG VẤN MỘT BÔNG HOA
    PV: Thưa cô, điều gì khiến cô có vẻ buồn thế ?
    Hoa: Tôi vừa bị tưới một gáo nước
    PV: Ai tưới ?
    Hoa: Một cô học sinh lớp 11 trường Việt Đức, Hà Nội, tên Nguyễn Phi Thanh.
    PV: Ơ, đáng ra hoa gặp nước phải vui.
    Hoa: Nhưng nước này rất lạnh !
    PV: Tại sao lạnh ?
    Hoa: Tại trong kỳ thi giỏi các lớp không chuyên, trước đề thi văn ?oHãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?.? em Thanh đã dành toàn bộ các tay viết của mình để ?otuyên bố? rằng ?oem không hề thích tác phẩm này ?..Em chắc rằng trong 10 học sinh như em thì cũng có 9 người không thích tác phẩm này, đơn giản vì bọn em không sống trong chiến tranh ?.Dường như học sinh bọn em chỉ có quyền khen mà không có quyền nói lên chính kiến ?..?
    PV: Trời ơi, có chuyện đó sao ?!
    Hoa: Có. Và đây là lần thứ hai. Cách trước chừng một năm, một thí sinh đã bỏ toàn bộ bài thi văn để viết những cái không hay và dạy văn trong nhà trường.
    PV: Hoa ơi, thế thì cô phải tươi lên !
    Hoa: Tươi ?
    PV: Bởi theo tôi, cô không phải bị tưới nước lạnh, mà nước ? mát. Theo tôi, em học sinh ấy đã nói lên một thực tế ?
    Hoa: Thực tế ở chỗ nào ?
    PV: Ở chỗ những người ra đề thi đã ?..sai. Tại sao lại bắt trẻ con (trẻ con chứ còn gì ) phân tích ?ovẻ đẹp? trong một bài văn tế.
    Hoa: Bài ấy không đẹp sao ?
    PV: Có chứ. Nhưng ?ocái đẹp? ở đó chắc chắn ít hơn cái chân thực, cái anh hùng, cái đau xót ?.. là những cái đáng được nói hơn và dễ thấy hơn trong trường hợp với một ?.. đứa trẻ con (tôi xin nhắc lại chữ trẻ con lần nữa).
    Hoa: Nhưng nếu những người ra đề cứ muốn học sinh giới thiệu về đặc điểm ấy thì sao. Họ vẫn có quyền.
    PV: Phải, họ có quyền (như xưa nay vẫn thế). Họ chỉ thiếu kiến thức mà thôi.
    Hoa: Nhà báo dám nói những người ra đề thi ấy như thế sao ?
    PV: Tôi dám đấy.? Ôi một khi đứa trẻ đã dám làm như thế, thân ta còn sợ nỗi gì? (tiếng nội tâm!)
    Hoa: Họ thiếu kiến thức ở chỗ nào ?
    PV: Chỗ này nè: vẻ đẹp không thể chỉ nhận biết bằng giáo dục ( đặc biệt khi giáo dục chưa hoàn hảo !). Nó còn phải được ?othấy? bằng cảm nhận.
    Hoa: Ví như người ta chỉ nhận thức được toàn bộ vẻ đẹp của hoa hồng, chẳng hạn, khi vừa đọc các bài thơ hoa, được nghe các bản nhạc hoa, được ngửi tinh dầu hoa?.. song song với cầm lấy và sờ lên hoa.
    PV: Đồng ý.Nhưng đây là văn cơ mà.
    Hoa: Văn cũng là một dạng hoa thôi. Và ở đây, cảm nhận thực tế chính là hoàn cảnh sống.
    PV: Xin cô nói rõ hơn.
    Hoa: Rõ hơn là thế này: Một anh lính trải qua chiến tranh đọc tác phẩm về chiến tranh hoặc xem phim chiến tranh sẽ cảm xúc hơn rất nhiều người thường, vì lẽ anh đã ?osờ? được nó.
    PV: Nhưng một đứa học sinh thì rất khó. Thêm nữa, ?ochiến tranh? trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lại đã quá xa cả về thời gian và ?.. địa điểm.
    Hoa: Dừng lại ! Nhà báo muốn bỏ các bài văn học sử sao ?
    PV: Tôi không điên mà nói thế. Nhưng khi giảng dạy các bài văn sử, những nhà giáo dục phải biết được yếu tố nào cần chọn lọc hơn yếu tố nào. Do đó, việc chọn ?ovẻ đẹp? trong bài ?ovăn tế? để đánh giá nhận thức của thí sinh là một việc làm ?.. cẩu thả. Nó chẳng khác nào bắt trẻ con chưa bao giờ ra biển phải miêu tả cá voi sau khi được ?.. đọc (chứ không phải được nhìn) tận mắt.
    Hoa: Thế ta tại sao bao nhiêu năm nay học sinh vẫn miêu tả ?
    PV: Thứ nhất, chúng có miêu tả gì đâu. Chúng chỉ chép lại sự miêu tả của các thầy trong sách ( không loại trừ thầy nọ chép của thầy kia). Thứ hai, đấy cách duy nhất và nhanh nhất để có điểm. Thứ ba (cái này mới kinh) chúng tưởng như thế là đúng.
    Hoa: Còn học sinh Nguyễn Phi Thanh ?
    PV: Thì cô bé đã không thấy đúng, và cô bé đã dám phát biểu nó lên. Tôi xin nói phỏng ý một nhà triết học ?orất nhiều người nghiên cứu về văn chương, nhưng cái quan trọng là thay đổi nó?.
    Hoa: Sau khi sự kiện xảy ra, có một giáo sư uy tín đã nghĩ rằng ?ocô bé Phi Thanh thấy bài văn không hay là do hiểu lầm ?..?
    PV: Tôi đồng ý hoàn toàn với giáo sư là việc dạy và học bài này có vẻ là quá sức đối với học sinh và giáo viên phỏ thông. Nhưng vấn đề đặt ra trong đề của em Thanh thi đâu phải ?ohay?. ?oĐẹp? cơ mà.
    Coi thường việc cảm nhận cái đẹp một cách trực quan, cứ thiên về những cái đẹp do tuyên truyền chính là căn bệnh gốc của nền giáo dục chúng ta.
    Hoa: Nhưng cũng có những ý xác đáng nói rằng một lớp trẻ thơ không thừa kế được cảm xúc của ông cha là rất đáng lo ngại.
    PV: Đúng. Nhưng theo tôi không nên chụp mũ các em như vậy! Vấn đề là ở cách dạy văn của chúng ta.
    Lê Thị Liên Hoan
  3. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Pearl hay mua báo Thể Thao & Văn Hóa (cái tên tờ báo vậy á ) - vừa đọc điểm tin, bình luận thể thao vừa biết tin văn hóa trong nước và thế giới. Ngoài ra, Pearl thích đọc mục "Phản Chiếu" do tác giả Lê Thị Liên Hoan phụ trách. ( Hì, đọc bút danh thấy .....vui rồi hen ).
    Cái chất trào phúng trong những bài viết dưới dạng "một cuộc phỏng vấn" của ông đạo diễn phim này luôn làm cho độc giả ... thú vị và bất ngờ !
    Pearl gõ lại bài viết này từ báo Thể Thao & Văn Hóa số ra ngày 17/05/2005. Mọi người đọc hen:
    PHỎNG VẤN MỘT BÔNG HOA
    PV: Thưa cô, điều gì khiến cô có vẻ buồn thế ?
    Hoa: Tôi vừa bị tưới một gáo nước
    PV: Ai tưới ?
    Hoa: Một cô học sinh lớp 11 trường Việt Đức, Hà Nội, tên Nguyễn Phi Thanh.
    PV: Ơ, đáng ra hoa gặp nước phải vui.
    Hoa: Nhưng nước này rất lạnh !
    PV: Tại sao lạnh ?
    Hoa: Tại trong kỳ thi giỏi các lớp không chuyên, trước đề thi văn ?oHãy giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?.? em Thanh đã dành toàn bộ các tay viết của mình để ?otuyên bố? rằng ?oem không hề thích tác phẩm này ?..Em chắc rằng trong 10 học sinh như em thì cũng có 9 người không thích tác phẩm này, đơn giản vì bọn em không sống trong chiến tranh ?.Dường như học sinh bọn em chỉ có quyền khen mà không có quyền nói lên chính kiến ?..?
    PV: Trời ơi, có chuyện đó sao ?!
    Hoa: Có. Và đây là lần thứ hai. Cách trước chừng một năm, một thí sinh đã bỏ toàn bộ bài thi văn để viết những cái không hay và dạy văn trong nhà trường.
    PV: Hoa ơi, thế thì cô phải tươi lên !
    Hoa: Tươi ?
    PV: Bởi theo tôi, cô không phải bị tưới nước lạnh, mà nước ? mát. Theo tôi, em học sinh ấy đã nói lên một thực tế ?
    Hoa: Thực tế ở chỗ nào ?
    PV: Ở chỗ những người ra đề thi đã ?..sai. Tại sao lại bắt trẻ con (trẻ con chứ còn gì ) phân tích ?ovẻ đẹp? trong một bài văn tế.
    Hoa: Bài ấy không đẹp sao ?
    PV: Có chứ. Nhưng ?ocái đẹp? ở đó chắc chắn ít hơn cái chân thực, cái anh hùng, cái đau xót ?.. là những cái đáng được nói hơn và dễ thấy hơn trong trường hợp với một ?.. đứa trẻ con (tôi xin nhắc lại chữ trẻ con lần nữa).
    Hoa: Nhưng nếu những người ra đề cứ muốn học sinh giới thiệu về đặc điểm ấy thì sao. Họ vẫn có quyền.
    PV: Phải, họ có quyền (như xưa nay vẫn thế). Họ chỉ thiếu kiến thức mà thôi.
    Hoa: Nhà báo dám nói những người ra đề thi ấy như thế sao ?
    PV: Tôi dám đấy.? Ôi một khi đứa trẻ đã dám làm như thế, thân ta còn sợ nỗi gì? (tiếng nội tâm!)
    Hoa: Họ thiếu kiến thức ở chỗ nào ?
    PV: Chỗ này nè: vẻ đẹp không thể chỉ nhận biết bằng giáo dục ( đặc biệt khi giáo dục chưa hoàn hảo !). Nó còn phải được ?othấy? bằng cảm nhận.
    Hoa: Ví như người ta chỉ nhận thức được toàn bộ vẻ đẹp của hoa hồng, chẳng hạn, khi vừa đọc các bài thơ hoa, được nghe các bản nhạc hoa, được ngửi tinh dầu hoa?.. song song với cầm lấy và sờ lên hoa.
    PV: Đồng ý.Nhưng đây là văn cơ mà.
    Hoa: Văn cũng là một dạng hoa thôi. Và ở đây, cảm nhận thực tế chính là hoàn cảnh sống.
    PV: Xin cô nói rõ hơn.
    Hoa: Rõ hơn là thế này: Một anh lính trải qua chiến tranh đọc tác phẩm về chiến tranh hoặc xem phim chiến tranh sẽ cảm xúc hơn rất nhiều người thường, vì lẽ anh đã ?osờ? được nó.
    PV: Nhưng một đứa học sinh thì rất khó. Thêm nữa, ?ochiến tranh? trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lại đã quá xa cả về thời gian và ?.. địa điểm.
    Hoa: Dừng lại ! Nhà báo muốn bỏ các bài văn học sử sao ?
    PV: Tôi không điên mà nói thế. Nhưng khi giảng dạy các bài văn sử, những nhà giáo dục phải biết được yếu tố nào cần chọn lọc hơn yếu tố nào. Do đó, việc chọn ?ovẻ đẹp? trong bài ?ovăn tế? để đánh giá nhận thức của thí sinh là một việc làm ?.. cẩu thả. Nó chẳng khác nào bắt trẻ con chưa bao giờ ra biển phải miêu tả cá voi sau khi được ?.. đọc (chứ không phải được nhìn) tận mắt.
    Hoa: Thế ta tại sao bao nhiêu năm nay học sinh vẫn miêu tả ?
    PV: Thứ nhất, chúng có miêu tả gì đâu. Chúng chỉ chép lại sự miêu tả của các thầy trong sách ( không loại trừ thầy nọ chép của thầy kia). Thứ hai, đấy cách duy nhất và nhanh nhất để có điểm. Thứ ba (cái này mới kinh) chúng tưởng như thế là đúng.
    Hoa: Còn học sinh Nguyễn Phi Thanh ?
    PV: Thì cô bé đã không thấy đúng, và cô bé đã dám phát biểu nó lên. Tôi xin nói phỏng ý một nhà triết học ?orất nhiều người nghiên cứu về văn chương, nhưng cái quan trọng là thay đổi nó?.
    Hoa: Sau khi sự kiện xảy ra, có một giáo sư uy tín đã nghĩ rằng ?ocô bé Phi Thanh thấy bài văn không hay là do hiểu lầm ?..?
    PV: Tôi đồng ý hoàn toàn với giáo sư là việc dạy và học bài này có vẻ là quá sức đối với học sinh và giáo viên phỏ thông. Nhưng vấn đề đặt ra trong đề của em Thanh thi đâu phải ?ohay?. ?oĐẹp? cơ mà.
    Coi thường việc cảm nhận cái đẹp một cách trực quan, cứ thiên về những cái đẹp do tuyên truyền chính là căn bệnh gốc của nền giáo dục chúng ta.
    Hoa: Nhưng cũng có những ý xác đáng nói rằng một lớp trẻ thơ không thừa kế được cảm xúc của ông cha là rất đáng lo ngại.
    PV: Đúng. Nhưng theo tôi không nên chụp mũ các em như vậy! Vấn đề là ở cách dạy văn của chúng ta.
    Lê Thị Liên Hoan
  4. polman

    polman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tại VN, không phải chỉ có giáo dục mới có vấn đề. Hầu hết các bộ, các ngành đều thiếu, đều yếu về lực lượng quản lý. Đơn cư như vụ thua kiện về "con các ba sa" rồi về "con tôm", đến vụ "đền cho HLV Letard 3 tỉ"....
    Nhưng trong chủ đề này, mình xin chỉ nói về nền giáo dục VN.
    Mình không so sánh với bất kỳ nền giáo dục nước nào cả. Vì mọi sự so sánh đều khập khiểng. Mà mình chỉu phân tích và nêu ra ý kiến của mình thôi !
    Từ thời học mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp PTTH mình chỉ học những trường bình thường thôi. Tiêu chuẩn chọn trường của nhà mình là gần nhà là ưu tiên số một. Vì vậy, mình không có cơ hội tham gia các đội gà chọi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mình cũng vài lần tham gia đội gà chọi của trường mình. Nhưng hầu như lần nào mình cũng bỏ thi hết vì mình chỉ thích học mà không thích thi.
    Hiện nay đang học năm cuối ĐH ở Tp.HCM, mình thấy rằng nền giáo dục VN đã cải cách quá nhiều lần nhưng vẫn không thoát khỏi những hạn chế cố hữu. Những hạn chế đó chủ yếu xuất phát từ suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách giáo dục VN. Theo mình, những người đó luôn mang suy nghĩ là phải dạy cho những đứa trẻ này thành những con người hoàn thiện với những tiêu chí do họ quyết định. Những tiêu chí đó là những học sinh khi tốt nghiệp PTTH phải ... (vấn đề nhạy cảm, khó nói - xin mọi người tự hiều, nếu là các anh chị ở nước ngoài thì có thể tìm hiểu qua người quen).
    Và mặt hạn chế trong suy nghĩ của học lại nằm ở cách học quanlý, giám sát việc thực hiện ý đồ giáo dục đó. Họ cổ vũ các trường học, giáo viên bằng các cuộc thi nặng về hình thức, kèm theo đó là những lời hăn he xử phạt đối với các hiệu trưởng, giáo viên không tham gia các cuộc thi của họ. Khiến cho hầu như tất cả hiệu trưởng các trường đều chạy theo thành tích. Mình vẫn nhớ rõ ong hiệu trưởng trường mình học cấp 3. Bình thường, khi đối với những học sinh bình thường, những người mà ổng cho là nếu tụi nó rớt tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cái ghế của ổng thì ông luôn nhăn mặt, chử rủa, hăn he. Nhưng khi nói chuyện với những học sinh trong đội gà chọi của trường thì lại nói những lời sáo rỗng, kêu gọi, cổ vũ là khi đi thi thì nhớ cố gắng vì đó là danh dự của trường, là nếu có giải thì trường sẽ thưởng ra sao,...
    Đến khi cải cách mở cửa giáo dục, những nha lãnh đạo lại thả nổi một cách vô trách nhiệm cho các trường dân lập muốn làm gì thì làm. Nên mới xuất hiện vụ trường ĐH Đông Đô (ở Hà Nội), ĐH Hùng Vương (ở Tp.HCM),...Mà các trường công lập cũng chưa hẳn đã sạch sẽ.
    Về giáo viên, d8ây là vấn đề đạo đức các nhân, nó phụ thuộc vào hoành cảnh của mỗi người nên chứng ta không thể phán xử một cách chung chung.
    Về chươngt rình học, rõ ràng có quá nhiều bất cập. Có qua nhiều môn vô ích, bất hợp lí xuất hiện. Chương trình học các môn lại không hợp lý. Vi dụ như, chương trình học môn Sử, ở cấp 2 học những gỉ thì lên cấp 3 học y nguyên, chỉ thêm chút ít gia vị, và cách dạy cũng y nguyên. Thầy cô đọc, trò lặng lẽ ngồi chép để học và thi, nếu có hé răng,hay nhúc nhích cục cựa gì là bị xử ngay. Còn môn văn thì khỏi chê. đối với mình, đó là giờ ngủ lí tưởng nhất. Và trong tất cả các môn xã hội, các thầy cô đều dạy học sinh với tư tưởng gò ép học sinh phải hiểu và chấp nhận cách nhìn phiến diện. Đề thi luôn yêu cầu nêu cái đẹp cái tốt của một nhân vật, một tác phẩm, một sự kiện chứ không bao giờ yêu cầu, cho phép học sinh trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình, trình bày ở một góc độ khác. Điều này chính là bóp chết những ý tưởng sáng tạo của học sinh.
    Còn nhiều vấn đề nhức nhối khác...Nếu anh chị nào thấy hứng thú thì mình lại bàn tiếp, nếu không thích thì mình xin thôi ! Và xin cáo lỗi !! Vì đã làm phiền !
  5. polman

    polman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Tại VN, không phải chỉ có giáo dục mới có vấn đề. Hầu hết các bộ, các ngành đều thiếu, đều yếu về lực lượng quản lý. Đơn cư như vụ thua kiện về "con các ba sa" rồi về "con tôm", đến vụ "đền cho HLV Letard 3 tỉ"....
    Nhưng trong chủ đề này, mình xin chỉ nói về nền giáo dục VN.
    Mình không so sánh với bất kỳ nền giáo dục nước nào cả. Vì mọi sự so sánh đều khập khiểng. Mà mình chỉu phân tích và nêu ra ý kiến của mình thôi !
    Từ thời học mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp PTTH mình chỉ học những trường bình thường thôi. Tiêu chuẩn chọn trường của nhà mình là gần nhà là ưu tiên số một. Vì vậy, mình không có cơ hội tham gia các đội gà chọi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mình cũng vài lần tham gia đội gà chọi của trường mình. Nhưng hầu như lần nào mình cũng bỏ thi hết vì mình chỉ thích học mà không thích thi.
    Hiện nay đang học năm cuối ĐH ở Tp.HCM, mình thấy rằng nền giáo dục VN đã cải cách quá nhiều lần nhưng vẫn không thoát khỏi những hạn chế cố hữu. Những hạn chế đó chủ yếu xuất phát từ suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách giáo dục VN. Theo mình, những người đó luôn mang suy nghĩ là phải dạy cho những đứa trẻ này thành những con người hoàn thiện với những tiêu chí do họ quyết định. Những tiêu chí đó là những học sinh khi tốt nghiệp PTTH phải ... (vấn đề nhạy cảm, khó nói - xin mọi người tự hiều, nếu là các anh chị ở nước ngoài thì có thể tìm hiểu qua người quen).
    Và mặt hạn chế trong suy nghĩ của học lại nằm ở cách học quanlý, giám sát việc thực hiện ý đồ giáo dục đó. Họ cổ vũ các trường học, giáo viên bằng các cuộc thi nặng về hình thức, kèm theo đó là những lời hăn he xử phạt đối với các hiệu trưởng, giáo viên không tham gia các cuộc thi của họ. Khiến cho hầu như tất cả hiệu trưởng các trường đều chạy theo thành tích. Mình vẫn nhớ rõ ong hiệu trưởng trường mình học cấp 3. Bình thường, khi đối với những học sinh bình thường, những người mà ổng cho là nếu tụi nó rớt tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cái ghế của ổng thì ông luôn nhăn mặt, chử rủa, hăn he. Nhưng khi nói chuyện với những học sinh trong đội gà chọi của trường thì lại nói những lời sáo rỗng, kêu gọi, cổ vũ là khi đi thi thì nhớ cố gắng vì đó là danh dự của trường, là nếu có giải thì trường sẽ thưởng ra sao,...
    Đến khi cải cách mở cửa giáo dục, những nha lãnh đạo lại thả nổi một cách vô trách nhiệm cho các trường dân lập muốn làm gì thì làm. Nên mới xuất hiện vụ trường ĐH Đông Đô (ở Hà Nội), ĐH Hùng Vương (ở Tp.HCM),...Mà các trường công lập cũng chưa hẳn đã sạch sẽ.
    Về giáo viên, d8ây là vấn đề đạo đức các nhân, nó phụ thuộc vào hoành cảnh của mỗi người nên chứng ta không thể phán xử một cách chung chung.
    Về chươngt rình học, rõ ràng có quá nhiều bất cập. Có qua nhiều môn vô ích, bất hợp lí xuất hiện. Chương trình học các môn lại không hợp lý. Vi dụ như, chương trình học môn Sử, ở cấp 2 học những gỉ thì lên cấp 3 học y nguyên, chỉ thêm chút ít gia vị, và cách dạy cũng y nguyên. Thầy cô đọc, trò lặng lẽ ngồi chép để học và thi, nếu có hé răng,hay nhúc nhích cục cựa gì là bị xử ngay. Còn môn văn thì khỏi chê. đối với mình, đó là giờ ngủ lí tưởng nhất. Và trong tất cả các môn xã hội, các thầy cô đều dạy học sinh với tư tưởng gò ép học sinh phải hiểu và chấp nhận cách nhìn phiến diện. Đề thi luôn yêu cầu nêu cái đẹp cái tốt của một nhân vật, một tác phẩm, một sự kiện chứ không bao giờ yêu cầu, cho phép học sinh trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình, trình bày ở một góc độ khác. Điều này chính là bóp chết những ý tưởng sáng tạo của học sinh.
    Còn nhiều vấn đề nhức nhối khác...Nếu anh chị nào thấy hứng thú thì mình lại bàn tiếp, nếu không thích thì mình xin thôi ! Và xin cáo lỗi !! Vì đã làm phiền !
  6. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Hoan nghinh bạn Polman . Xin cứ việc bàn tiếp . Không biết người khác sao chứ Thuyền khoái nghe và bàn về các vấn đề này lắm !
    Riêng Thuyền, có dịp được đọc các sách textbooks bên VN của môn văn chương , gọi là Giảng Văn thì phải, Thuyền thấy văn chương quá ư nặng mùi "tuyên truyền" y đúng như phóng viên Liên Hoan trong báo Thể Thao & Văn Hóa mà cô Pearl kỳ cục chép ra cho mọi nguoi đọc .
    Tiện đây, cám ơn Pearl nha ... Bài viết hay lắm !
    Thuyền nghĩ, "văn chương" thì nên giảng và học theo nghĩa văn chương và nên để học sinh mê nó quá cái cảm nhận thơ văn . Tại sao các chương trình học của các lớp cứ lập đi lập lại một cái sự gọi là "depression" (Thê thảm hoá) và hận thù vậy nhỉ ! Đã đành là không thể đánh mất những trang van hóa thời đó, nhưng chỉ nên dạy cho nguoi ta biết chứ đừng nên nhồi sọ quá đáng . Vì đến lúc nào đó, sẽ có một thế hệ chợt trở nên ghét căm ghét thù cái nhồi sọ đó mà thôi ...
    Thuyền nghĩ là, các bậc đàn anh trong hệ thống giáo dục VN, nên nghĩ lại và tổ chức chuong trình dạy văn chương cho toàn diện và bớt bớt phi chính trị đi thì hơn .
    Cái cô bé nào đó lớp 11 viết bài thi không đúng đề bài cũng không đúng đâu, theo Thuyền nghĩ .
    Vì là, Thuyền thấy là, ở bên Mỹ này, hồi học lớp 9, lớp 10, môn văn chương, bọn Thuyền cũng phải ngồi bình luận mấy cuốn sách xưa lắc xưa lơ của Shakespeare . Ui chu choa, sao mà Thuyền ghét kinh khủng luon khi phải nhai đi nhai lại mấy cuốn truyện Kinh Lear, MacBeth etc với lối English cổ xưa chả còn ai xài đến bây giờ cả . Nhưng ghét là vậy , vẫn phải học thôi ...
    Lịch sử thì cũng vậy nữa . Phải học mấy cái chán rích của sử nước Mỹ, tối ngày chính trị với hiếp pháp . Không có hấp dẫn như "Vua Quan Trung đại phá quân Thanh" của VN đâu nha ...
    Tuy nhiên, chưong trình học bên Mỹ này, học sinh có quyền chọn lựa môn để học và thời điểm để lấy ! Không có cứng ngắc như bên VN . Khi lên lớp 10 lớp 11 hay lớp 12, khi học sinh đủ lớn và đủ tuổi để chọn lựa cái ưa thích của mình, chuong trình học rộng rãi và flexible cho phép hoc sinh senior chọn cái mình thich để học .
    Ấy ấy, các ông các bà quyền cao chức trọng, sao họ không tìm hiểu chuong trình giáo dục ở nước ngoài và đi bă"t chước cái hay nhỉ ! (hay là ... họ cần phải đi học English bổ túc để mới tham khảo được cái hay xứ người ?)
    Hy vọng, con cháu họ có cơ hội du học ở xứ nguoi, biết mang cái hay về để cải cách nền giáo dục ở quê hương . Đó là : Khi học sinh còn nhỏ thì phải cho chúng vào lề luật, định hướng cho chúng học chứ không nhồi sọ . Khi chúng lớn khôn và có tư duy, có sự thích và ghét, biết chọn lựa thì phải có hệ thống vững vàng và toàn diện để chúng có sự chọn lựa và từ đó đi chuyên ngành càng sớm càng tốt !
    Lấy thí dụ, một học sinh có thiên phú về kiến trúc, học sinh đó sẽ tự chọn môn hình học không gian cho mình khi đăng ký các cua học ở lớp 10, 11 & 12 . Hay một học sinh mơ ước trở thành một chính trị gia, học sinh đó sẽ bớt đi các môn toán hóc búa để lấy các môn xã hội lich sử nhân văn nhiều hơn . Chương trình học cứ đủ các cre*** là được ra truong . Ngoài các môn học được phép chọn lựa, sẽ có một số môn core mà ai cũng bắt buộc phải lấy .
    À, bên này còn có thể cho phép học sinh đi học hè hay di học buổi tối để rút ngắn con đường bước vào đại học luôn . Đa số nhóm bạn bè của Thuyền hồi còn đi học ở duoi trung học, vì ham mê học nên ai cũng rút ngắn được 2 năm dưới high school và vô đại học hồi 16t cả !
    Viết về giáo dục bên Mỹ, quả là xứ Mỹ là "thiên đường của tuổi thơ, chiến trường của tuổi trẻ", quả là không ngoa 1 tí nào ...
    Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ nha ....
  7. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Hoan nghinh bạn Polman . Xin cứ việc bàn tiếp . Không biết người khác sao chứ Thuyền khoái nghe và bàn về các vấn đề này lắm !
    Riêng Thuyền, có dịp được đọc các sách textbooks bên VN của môn văn chương , gọi là Giảng Văn thì phải, Thuyền thấy văn chương quá ư nặng mùi "tuyên truyền" y đúng như phóng viên Liên Hoan trong báo Thể Thao & Văn Hóa mà cô Pearl kỳ cục chép ra cho mọi nguoi đọc .
    Tiện đây, cám ơn Pearl nha ... Bài viết hay lắm !
    Thuyền nghĩ, "văn chương" thì nên giảng và học theo nghĩa văn chương và nên để học sinh mê nó quá cái cảm nhận thơ văn . Tại sao các chương trình học của các lớp cứ lập đi lập lại một cái sự gọi là "depression" (Thê thảm hoá) và hận thù vậy nhỉ ! Đã đành là không thể đánh mất những trang van hóa thời đó, nhưng chỉ nên dạy cho nguoi ta biết chứ đừng nên nhồi sọ quá đáng . Vì đến lúc nào đó, sẽ có một thế hệ chợt trở nên ghét căm ghét thù cái nhồi sọ đó mà thôi ...
    Thuyền nghĩ là, các bậc đàn anh trong hệ thống giáo dục VN, nên nghĩ lại và tổ chức chuong trình dạy văn chương cho toàn diện và bớt bớt phi chính trị đi thì hơn .
    Cái cô bé nào đó lớp 11 viết bài thi không đúng đề bài cũng không đúng đâu, theo Thuyền nghĩ .
    Vì là, Thuyền thấy là, ở bên Mỹ này, hồi học lớp 9, lớp 10, môn văn chương, bọn Thuyền cũng phải ngồi bình luận mấy cuốn sách xưa lắc xưa lơ của Shakespeare . Ui chu choa, sao mà Thuyền ghét kinh khủng luon khi phải nhai đi nhai lại mấy cuốn truyện Kinh Lear, MacBeth etc với lối English cổ xưa chả còn ai xài đến bây giờ cả . Nhưng ghét là vậy , vẫn phải học thôi ...
    Lịch sử thì cũng vậy nữa . Phải học mấy cái chán rích của sử nước Mỹ, tối ngày chính trị với hiếp pháp . Không có hấp dẫn như "Vua Quan Trung đại phá quân Thanh" của VN đâu nha ...
    Tuy nhiên, chưong trình học bên Mỹ này, học sinh có quyền chọn lựa môn để học và thời điểm để lấy ! Không có cứng ngắc như bên VN . Khi lên lớp 10 lớp 11 hay lớp 12, khi học sinh đủ lớn và đủ tuổi để chọn lựa cái ưa thích của mình, chuong trình học rộng rãi và flexible cho phép hoc sinh senior chọn cái mình thich để học .
    Ấy ấy, các ông các bà quyền cao chức trọng, sao họ không tìm hiểu chuong trình giáo dục ở nước ngoài và đi bă"t chước cái hay nhỉ ! (hay là ... họ cần phải đi học English bổ túc để mới tham khảo được cái hay xứ người ?)
    Hy vọng, con cháu họ có cơ hội du học ở xứ nguoi, biết mang cái hay về để cải cách nền giáo dục ở quê hương . Đó là : Khi học sinh còn nhỏ thì phải cho chúng vào lề luật, định hướng cho chúng học chứ không nhồi sọ . Khi chúng lớn khôn và có tư duy, có sự thích và ghét, biết chọn lựa thì phải có hệ thống vững vàng và toàn diện để chúng có sự chọn lựa và từ đó đi chuyên ngành càng sớm càng tốt !
    Lấy thí dụ, một học sinh có thiên phú về kiến trúc, học sinh đó sẽ tự chọn môn hình học không gian cho mình khi đăng ký các cua học ở lớp 10, 11 & 12 . Hay một học sinh mơ ước trở thành một chính trị gia, học sinh đó sẽ bớt đi các môn toán hóc búa để lấy các môn xã hội lich sử nhân văn nhiều hơn . Chương trình học cứ đủ các cre*** là được ra truong . Ngoài các môn học được phép chọn lựa, sẽ có một số môn core mà ai cũng bắt buộc phải lấy .
    À, bên này còn có thể cho phép học sinh đi học hè hay di học buổi tối để rút ngắn con đường bước vào đại học luôn . Đa số nhóm bạn bè của Thuyền hồi còn đi học ở duoi trung học, vì ham mê học nên ai cũng rút ngắn được 2 năm dưới high school và vô đại học hồi 16t cả !
    Viết về giáo dục bên Mỹ, quả là xứ Mỹ là "thiên đường của tuổi thơ, chiến trường của tuổi trẻ", quả là không ngoa 1 tí nào ...
    Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ nha ....
  8. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Có tin đâu đó rằng cô học trò Nguyễn Phi Thanh vì ..........không thuộc bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" nên ....không thể làm bài. Vì thế mới viết ra như thế để ..... khỏi phải bỏ giấy trắng.
    Hì hì, học sinh bảo không thích sao lại bị bắt học và phân tích cái đẹp ........., thế là .....đụng chạm nhiều người rồi ........Đụng từ cấp trên cao cao tít đến các thầy cô giảng dạy em ...............Đấy !
    Không phải cô bé Thanh hoàn toàn đúng khi nghĩ và trình bày về vấn đề học và dạy văn như thế. Tuy nhiên, đừng quên là em chỉ mới học lớp 11, cái tuổi còn nhỏ để có thể tư duy, lý luận một cách sắc bén không một chỗ hở nào.
    Cái chính là ..... điều gì đáng nói, đáng làm sau những "sự kiện động trời" như thế ?! ( hihi, dùng từ như cánh báo chí vẫn hay dùng mà ).
    Điều gì nhức nhối, điều gì .......muôn thuở ..............
    Cứ sau mỗi chuyện HOT như thế, là ..... mọi thứ vẫn "vũ như cẫn" ( nói láy lại là "vẫn như cũ" í mà ) .........
    Ôi, bài ca muôn thuở - bài ca chưa viết hết lời .............
    Thôi không thèm ca nữa ............
  9. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Có tin đâu đó rằng cô học trò Nguyễn Phi Thanh vì ..........không thuộc bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" nên ....không thể làm bài. Vì thế mới viết ra như thế để ..... khỏi phải bỏ giấy trắng.
    Hì hì, học sinh bảo không thích sao lại bị bắt học và phân tích cái đẹp ........., thế là .....đụng chạm nhiều người rồi ........Đụng từ cấp trên cao cao tít đến các thầy cô giảng dạy em ...............Đấy !
    Không phải cô bé Thanh hoàn toàn đúng khi nghĩ và trình bày về vấn đề học và dạy văn như thế. Tuy nhiên, đừng quên là em chỉ mới học lớp 11, cái tuổi còn nhỏ để có thể tư duy, lý luận một cách sắc bén không một chỗ hở nào.
    Cái chính là ..... điều gì đáng nói, đáng làm sau những "sự kiện động trời" như thế ?! ( hihi, dùng từ như cánh báo chí vẫn hay dùng mà ).
    Điều gì nhức nhối, điều gì .......muôn thuở ..............
    Cứ sau mỗi chuyện HOT như thế, là ..... mọi thứ vẫn "vũ như cẫn" ( nói láy lại là "vẫn như cũ" í mà ) .........
    Ôi, bài ca muôn thuở - bài ca chưa viết hết lời .............
    Thôi không thèm ca nữa ............
  10. rov200x

    rov200x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tồi tệ đến thế là cùng.Một lũ phá hoại đất nước

Chia sẻ trang này