1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giáo dục ý thức TẠI SAO KHÔNG ?

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi ngantamtieuly, 19/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bmh511

    bmh511 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    mình nghĩ tại sao chỉ là giao thừa sạch. mà có lẽ nên mở rộng thành " mỗi ngày đều là một ngày sạch". những việc tưởng chừng như đơn giản như không xả rác, phóng uế bừa bãi... không thực hiện được do ý thức là chính, ngoài ra còn do cơ sở để thực hiện những việc đó còn chưa tốt ở nước ta như hệ thống thùng rác, thu gom rác, xử lý rác, các nhà vệ sinh công cộng...Sự giáo dục cũng rất cần thiết bắt đầu là từ gia đình.
  2. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rất đúng, nhưng vì tớ không thể làm một dự án đi vận động từng nhà được nên muốn chọn thời điểm Giao Thừa vì đây là thời gian có ý nghĩa, vả lại ý tưởng này nảy sinh cũng là do cách đây 2 năm tớ đi chơi GT về thấy xấu hổ không biết chui đi đâu vì mọi người xả rác nhiều quá. Hơn nữa, chuyện xả rác này cũng không ai, không dự án nào có thể làm thay đổi một sớm một chiều được nên mỗi người một công một sức, làm được gì thì làm thôi.
    Vì sao chỉ là GTS thôi ấy hả, vì để có được một GTS thật khó khăn, nếu làm được có nghĩa là ý thức người dân đã được cải thiện rất nhiều rồi!
  3. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Đúng thế , để thay đổi ý thức của mỗi người không phải là 1 sớm 1 chiều , cần có thời gian để từng hành động , từng cử chỉ đi sâu , thấm nhuần vào từng ý thức của con người , và thanh niên như chúng ta càn phải đi tiên phong trong vấn đề này , 6HsangHN với hy vọng làm được điều gì đó cho môi trường , đã nẩy ra ý tưởng này , tuy pham vi thời gian của nó chỉ dừng lại ở đêm giao thừa , nhưng sức ảnh hưởng và ý nghĩa của nó không nhỏ , thiết nghĩ nếu nếu ta thay đổi được ý thức của người dân chỉ trong thời điểm giao thừa thì đó là 1 thành công lớn , ý thức được trong 1 khoảng thời gian nghĩa là ý thức được trong các khoảng thời gian khác , tất cả phụ thuộc vào chính con người chúng ta .
    Nghe nói năm nay 6HsangHN sẽ không đứng ra thực hiện chương trình này nữa , vậy đã có ai thực hiện thay cho bạn chưa? không thể dừng ở đây được đúng không .
  4. sand_vbx

    sand_vbx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng thấy vậy các bạn thấy gì sau những buổi tiệc vui một buổi dạ hội, hay ca những cuộc gặp mặt quan trong, " rác để lại rất nhiều" vì vậy theo mình nghĩ y tương thi moi j người rất nhiều nhung những cái gần nhất mà mình co thể làm như : một ngày bạn hạn chế tối đa dung bao nilon chẵng hạn, hay mot buổi tiệc sinh nhật mà sau bửa tiệc chủ nhân ko phải dọn xi rác nào heeeeee.một vài ý kiến của mình" SINH NHẬT SẠCH "
    có gì đẹp trên đời hơn thế nửa
    người yêu người sống để yêu nhau
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    http://www.nea.gov.vn/tapchi/sotc.asp?sotc=7/2004
    http://www.nea.gov.vn/tapchi/sotc.asp?sotc=8/2004
    BÀN VỀ HÀNH VI ỨNG XỬ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
    GS .TSKH LÊ HUY BÁ
    Đại học Quốc gia TP HCM

    Thế giới đang đứng trước một thời điểm cực kỳ quan trọng của sự phát triển hay diệt vong, khi m. Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên ngày một suy thoái nghiêm trọng. Để có một tương lai an toàn hơn, tránh các hiểm họa cho toàn cầu, chúng ta không chỉ khắc phục về các kỹ thuật xử lý, mà vấn đề sâu xa hơn là phải điều chỉnh, thay đổi các h.nh vi ứng xử, có thái độ đúng đắn đối với môi trường, xem đó l. tiêu chuẩn để đánh giá về mặt đạo đức, tr>nh độ văn minh, phẩm chất của mỗi con người sống trTn Trái đất, ngôi nh. chung này.
    Một số cách suy nghĩ và hành vi lệch lạc, hạn chế
    Nhà kinh tế học Kennneth Boulding (2001), nhà sử học Roderick Nash (2001) và những người khác đã mô tả Thế giới công nghiệp hiện nay hoạt động mạnh mẽ và rộng lớn, nhưng hành vi môi trường và tư duy lại hạn chế, biểu hiện:
    - Thứ nhất, họ quan niệm rằng, Trái đất có nguồn t.i nguyên vô tận cho phép con người sử dụng, không cần phải để d.nh cho các thế hệ khác. Một phần của quan điểm n.y xuất phát từ việc cho rằng Trái đất có khả năng vô hạn trong việc tự l.m sạch. Liên hệ với ta, đã có thời kỳ chúng ta giáo dục con em: "Đất nước ta giàu và đẹp, rừng vàng biển bạc, những cánh đồng c^ bay thẳng cánh, đâu đâu cũng có cây trái xanh tươi...". Việc giáo dục như vậy có thể mang đến cho thế hệ trẻ niềm tự h.o dân tộc, nhưng lại cũng tạo ra suy nghĩ ảo vọng, ỷ lại và cách ứng xử với tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ không đúng. Người Nhật luôn dạy con cháu họ "Đất nước ta nghčo tài nguyên, thiên tai luôn uy hiếp...", để con cháu họ lo mà bảo vệ môi trường, giữ gìn và sử dụng hợp lý tài nguyên và chăm lo sáng tạo để bů đắp cho sự thiếu thốn n.y.
    - Thứ hai, tự nhiên là một cái gì đó bị chế ngự. Công nghệ trở thành công cụ để con người chinh phục tự nhiên, câu trả lời này mặc dù có thể đúng với thực tại của nền văn minh đương đại. Thế nhưng, nó có nhiều điều mâu thuẫn với sự phát triển bền vững, v> phát triển bền vững không có nghĩa là con người phải chế ngự tự nhiên mà là phải tôn trọng sự tồn tại và phát triển của tự nhiên như là một tất yếu.
    - Thứ ba, suy nghĩ bảo thủ, ỷ lại và bóc lột thiên nhiên thể hiện trong hàng chục ngàn năm lịch sử, con người săn bắn, hái lượm v. sau đó, các hoạt động nông nghiệp. Việc di dân đến lập nghiệp tại những vůng đất mới, chặt phá rừng để gieo cấy můa màng, cho đến khi đất bị cạn kiệt đi v> mất chất dinh dưỡng hay bị xói mòn vì mưa, họ lại di chuyển đến vùng đất mới và bắt đầu lặp lại chu trình như vậy. Họ tự biện bạch một cách sai lầm: "Cần gì mà phải lo lắng vì sự xói mòn đất và sự ô nhiễm môi trường, trong khi đất đai mTnh mông và nguồn nước là vô tận."
    - Thứ tư, họ cho rằng, con người đứng ngo.i tự nhiên và thống trị tất cả các dạng sinh vật sống khác, nhiều xã hội vẫn tiếp tục tìm kiếm sự thống trị tự nhiên. Quan điểm này ngày nay vẫn thịnh hành, nó được diễn đạt bởi nh. thơ người Anh Matthew Arnold vào thế kỷ 19 "Thiên nhiên và con người có thể không bao giờ thân thiện nhau". Thái độ của kẻ thống trị đó đă cho ra đời h.ng loạt các công cụ nhằm chế ngự thiên nhiên. Việc cố gắng thống trị thiên nhiên sẽ dẫn đến các lỗ hổng lớn về mặt sinh thái. Kinh nghiệm cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, việc dung hòa cuộc sống giữa con người với môi trường tự nhiên sẽ tốt hơn cho cả hai phía. Thí dụ: không xây dựng nhà ở trên các con sông, ngăn cản việc đốt cháy rừng tự nhiTn...
    - Thứ 5, thái độ b.ng quan với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều người vẫn thờ ơ đối với các quá trình diễn biến xã hội, trong khi đó họ hiểu rằng Trái đất chỉ có hạn. Họ xem sự giới hạn của t.i nguyên và sự ô nhiễm môi trường như là một vấn đề đối với người khác chứ không phải của m>nh.
    Sự hờ hững đến từ nơi n.o? Nhiều người trong chúng ta do cách giáo dục hay do điều kiện sống trở nên hờ hững, có thể dùng máy móc hay khả năng sẵn có để san bằng một khu rừng được yTu thích, để xây dựng nTn một nhà hàng karaoke, phá hoại sự yên tĩnh của cha mẹ và láng giềng họ. Chúng ta căm phẫn thốt lên "Đó là cái giá của sự tiến bộ xã hội chăng?"
    Các cấp chính quyền và các thầy cô giáo trong nhà trường cũng có trách nhiệm đối với những thiếu sót trong việc dạy dỗ học sinh về các hành vi ứng xử môi trường này. Một số người quan niệm và hành động lệch lạc "dân chủ" đồng nghĩa với "tự do", và tự do là nguồn gốc của sự hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
    Người ta đă vẽ được đường cong lý thuyết dạng Hypebol tương tác giữa sự hờ hững con người với nguồn t.i nguyên thiên nhiên.
    - Thứ 6, hành vi ứng xử tự cho mình là trung tâm. Nền kinh tế thị trường và phúc lợi xã hội chi phối các hoạt động của họ. Họ mua loại nhà nào? Họ có thể mua xe kích cỡ bao nhiêu? Bao nhiêu là thứ xa hoa vây quanh họ... Nhà phê bình xã hội Tomk Wolfe đặt ra từ "Me- generation" để mô tả những người sống v.o những năm 1980, chỉ chăm chú v.o việc nuông chiều bản thân mình. Họ mua bất cứ cái gì mà mình thích và có khả năng. Hậu quả của chủ nghĩa "bản thân mình là trung tâm" dẫn đến một lối sống tạo nguy cơ ô nhiễm môi trường toàn cầu. Câu tục ngữ "Có tiền mua tiên cũng được" đă bị lạm dụng.
    Như Jonh Locke, nhà triết học vĩ đại người Anh đă nói, chúng ta phải làm chủ tương lai mà cha ông chúng ta đã giao lại. Nhà tâm lý học Alan Watts đặt ra thuật ngữ định r' quan điểm "cái tôi" của một số người. Cái g> bên trong lớp da là "tôi", và cái gì bên ngoài lớp da "không phải là tôi". Vì vậy, họ hoạt động với cái nhìn tự nhiên như "không phải là tôi", độc lập với các tiến trình tự nhiên. Đây là cái nhìn vị kỷ nhưng khá phổ biến.
    - Thứ 7, cách suy nghĩ vai trò cá nhân không là gì cả. Ngược lại với chủ nghĩa "cá nhân là trung tâm", không ít người cho rằng, vai trò của cá nhân mình lại quá nhỏ bé như "muối bỏ biển" mà thôi. Họ tự hỏi: " Có gì tạo nên sự khác biệt nếu như tôi chạy xe gắn máy và thải ra một ít khí thải? Tôi chỉ là một trong 80 triệu người Việt Nam. Tôi chỉ góp phần rất nhỏ không đáng kể". Thực ra, rắc rối bắt đầu từ đây, nếu mọi người trong 80 triệu người Việt v. hơn 6 tỷ người trên thế giới này đều suy nghĩ như vậy, hoạt động của họ đă tạo ra ô nhiễm môi trường khắp nước và toàn cầu, rồi chúng ta sẽ tự hủy diệt mình. Để sửa chữa, chúng ta có cách giải quyết riêng trong nhiều vấn đề. Ví dụ: nếu tôi chạy xe với tốc độ hạn chế v. giữ cho bộ điều chỉnh nhiệt của tôi ở nhiệt độ vừa phải, không xả rác, không phóng uế b?a bãi, nó sẽ giảm thiểu ô nhiễm rất nhiều. Và sự đóng góp của 80 triệu người như tôi sẽ là không nhỏ trong bảo vệ môi trường.
    - Thứ 8, hành vi môi trường bị giới hạn trong thời đại. Như chúng ta đă thấy, các mối liên quan của phần lớn con người bị giới hạn trong tự bản thân mình, gia đình, cộng đồng và thời gian sống. Cách suy nghĩ bị giới hạn này có thể gây tổn hại đến xã hội hiện đại khi dân số tăng nhanh, nguồn t.i nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. Cả 3 vấn đề này đều xoay quanh điểm uốn của đường cong hàm số mũ. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ra sự ô nhiễm môi trường con người chúng ta phải trả giá.
    - Thứ 9, hành vi môi trường bị hạn chế trong một xã hội ít tính cộng đồng. Cách suy nghĩ hạn chế, cơ chế thị trường, lối sống "hiện đại", cá nhân ích kỷ tạo ra một xã hội hợp đồng kém. Mặt khác, các nhà độc chất học sử dụng thuật ngữ "sự hiệp đồng" mô tả một hiện tượng m. trong đó hai chất độc riTng rẽ nếu tương tác với nhau sẽ tạo ra một độ độc lớn hơn nhiều do tổng các ảnh hưởng riTng rẽ cộng lại. Xã hội loài người khởi thủy là xã hội hiệp đồng cao. Ngày nay, con người với công nghệ tiên tiến nhưng sự hợp đồng lại thấp, tạo ra sự ô nhiễm môi trường lớn, hủy diệt hệ sinh thái của Thế giới. Không khí, nước, đất bị suy kiệt khi h.m lượng ô nhiễm vượt xa khả năng chứa v. khả năng tự l.m sạch của Trái đất. Xây dựng lại một xă hội hợp đồng cao hay xă hội bền vững dưới điều kiện mới của nền văn minh nhân loại đ^i hỏi nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế v. quản lý, bên cạnh sự thay đổi về đạo đức, h.nh vi ứng xử.
    - Thứ 10, Con người hiện nay đă quá lạm dụng kỹ thuật. Nhiều vấn đề của ng.y hôm nay là kết quả của sự phát triển và áp dụng công nghệ một cách thiếu suy nghĩ, từ "chủ nghĩa lạc quan kỹ thuật" về khả năng của công nghệ để giải quyết các vấn đề. Điều n.y đang xảy ra khắp mọi nơi. Thí dụ như trong nỗ lực l.m giảm sự hủy diệt lớp ôzôn ở tầng bình lưu, DuPont và các công ty khác tìm kiếm sự thay thế chất Chlorofluorocarbons (CFC), chất thay thế như là một giải pháp về mặt kỹ thuật, chất HCFC-22, làm giảm 20 lần so với mức độ t.n phá của chất CFC. Nhưng một cuộc điều tra gần đây cho thấy chất n.y cũng lại là loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Điều tệ hại hơn, HCFC lại có tác hại làm nóng bầu khí quyển hơn chất CO2. Hay nói cách khác, việc cố gắng giải quyết bằng kỹ thuật này, lại có thể tạo ra vấn đề khác tồi tệ hơn.
    Một thí dụ khác, để giải quyết ô nhiễm môi trường, cạn kiệt t.i nguyên và hiệu ứng nhà kính, một số chuyên gia hướng tới việc thay thế các nhà máy chạy bằng năng lượng dầu, khí thiên nhiên, than bằng năng lượng hạt nhân. Mới nghe th> điều n.y giống như một cách giải quyết hợp lý, nhưng năng lượng hạt nhân l. điều bí ẩn với nhiều vấn đề. Hơn nữa, việc thay thế tất cả các nh. máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch này bằng nhà máy mới sử dụng năng lượng hạt nhân thì đòi hỏi hỏi cứ 2,5 ngày phải xây dựng một nhà máy mới trong vòng 38 năm. Thêm vào đó nếu thay thế hết tất cả các nhà máy này thì cũng chỉ giảm được khoảng 4% lượng thải CO2 mà thôi. Đó là chưa nói đến việc khi nhà máy điện nguyên tử hết tuổi thọ (50-60 năm) th> sẽ xử lý ra sao, thậm chí quá trình vận hành có rò rỉ hay nổ phóng xạ thì nguy hiểm chừng nào, điều mà nhà nước ta đang phải cân nhắc có nên xây nhà máy điện hạt nhân hay không?
    Trong khi nhiệt tình tìm ra các giải pháp kỹ thuật cao, hợp lý và không đắt so với các giải pháp kỹ thuật thấp, chúng ta thường quá xem nhẹ việc bảo tồn. Chẳng hạn như, sự bảo tồn là cách có hiệu quả hơn trong việc giảm lượng CO2 toàn cầu và rẻ hơn so với việc nhắm tới giải pháp năng lượng hạt nhân. Thực tế cho thấy một đô la đầu tư v.o việc bảo tồn sẽ làm giảm lượng CO2 thải ra ngoài xuống 6 lần so với một đô la đầu tư v.o năng lượng hạt nhân. Tái sử dụng, tái chế sẽ l. giải pháp tốt hơn trong việc đốt hủy chất thải kỹ thuật cao. Thế nhưng nhiều nơi đang xây dựng các lò đốt. Thật không may, sự lạc quan tuyệt đối của chúng ta trong giải pháp công nghệ đă làm cho chúng ta không thấy được cách giải quyết trong tầm tay của chúng ta. Qua một thời gian, ngày càng có nhiều người nhận thấy được ảo tưởng của chủ nghĩa lạc quan kỹ thuật và kêu gọi hãy tìm giải pháp đơn giản hơn, có hiệu quả hơn và điều này phụ thuộc vào các hoạt động và trách nhiệm của mọi người.
  6. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnn.vn/vanhoa/tintuc/2005/12/521131/
    Bốp ... Huỵch ... bốp, huỵch, bốp, bốp ...
    Keng ... Chát ... keng, keng, keng ...
    Click ... Đoàng ... tạch, tạch, đoàng đoàng ...
    Ầm ... Ầm ...
    ?o... tất cả đều đã thay đổi, chỉ riêng nếp nghĩ của con người thì không.?
    (Phát biểu của Einstein sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản)

    Bài viết tuy không xuất sắc lắm nhưng đọc cũng được.
  7. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Bạn không tham gia Green Ocean chứ? Nếu không tham gia thì gửi cho mình địa chỉ mail. Mình sẽ gửi cho bạn bản dự thảo Giao thừa sạch năm nay.

Chia sẻ trang này