1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giao hưởng 7 chương hay nhà báo với Nhạc Cổ Điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi cobeo, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Vụ Mezzo_alto thì em nghĩ k0 nên trách nhà báo, bởi vì lúc viết bài, rất có thể nhà báo phỏng vấn ca sĩ hoặc ban tổ chức (là những người trong ngành) Em vừa mới xem lại , có lẽ, các bác ấy bị nhầm lẫn đôi chút.
    Theo 1 số tài liệu cũ của Pháp(hoặc Nga): thì vẫn có giọng Mezzo Alto : vơi miêu tả là: ?ogiọng dày hơn nữ trung, ấm áp, 2/3 âm vực là giọng ngực. Nghe âm thanh của giọng này có cảm giác giống giọng nam cao?(giống với sự miêu tả giọng Alto ngày nay).Tài liệu đó cũng nhắc đến Alto nhưng với miêu tả là: ?ogiọng đặc biệt dày và khỏe, toàn bộ âm vực hát giọng ngực - là giọng duy nhất của nữ hát được các âm trầm,dày và khỏe?(giống với miêu tả giọng Contralto ngày nay). Các tài liệu ngày nay, k0 dùng cụm từ (Mezzo- alto) này nữa mà chỉ dùng Mezzo, Alto, Contralto(Contralto chỉ khác Alto là có âm vực rộng hơn, âm sắc rất trầm), bởi vì thực tế là không có 1 tác phẩm thanh nhạc hay 1 vai opera nào viết cho giọng ?omezzo-alto? cả. Thay vào đó khi người ta nói giong nữ trung-trầm (Mezzo ?" Contralto), là chỉ 1 ca sĩ có âm vực rất rộng , có khả năng lên cao như Mezzo và xuống thấp như Contralto , thể hiện dc tất cả các tác phẩm viết cho cả 2 loại giọng này(Vd:Janet Baker). Từ đó suy ra, theo sự mô tả tài liệu ấy thì Mezzo-alto chính là Alto, còn Alto chính là Contralto, như vậy có thể kết luận Tố uyên là giọng Alto.
    Thế nhưng , (chỗ này mới rắc rối đây), qua xem Uyên biểu diễn thực tế, thì lại thấy rằng Uyên có thể biểu diễn các tác phẩm cho Mezzo dù hát cao k0 tốt như Mezzo thuần chủng, còn những nốt trầm lại k0 dày và ấm như yêu cầu chất giọng Alto vốn có của cô (so sánh hơi khập khiễng nhưng với cái tai trâu của YIH thì thậm chí Tố uyên hát những nốt trầm k0 đẹp bằng ?Thanh Lam). Nhưng chẳng nhẽ giọng Tố Uyên dở thế lại dc giải nhất hát thính phòng toàn quốc sao, vấn đề là ở chỗ này, thế mạnh của cô chính là khu trung âm, kiểm sóat khá tốt (Thêm 1 lí do nữa là Vn chưa bao giờ có nữ ca sĩ cổ điển có giọng trầm). Uyên hát cao k0 tới, hát thấp k0 tới, nhưng cái đoạn giữa giữa đó thì lại hát tốt. Thế nên mới sinh ra cái cụm từ Mezzo-Alto (k0 biết do ai , do bác Kiên, do nhà báo hay do chính Uyên nghĩ ra). Nguyên do cũng chỉ tại âm vực của Tố uyên quá ngắn, nên mới có sự nhầm lẫn đáng tiếc như vậy (1 anh bạn của YIH cũng là opera fan khi nghe năm nay có 1 giọng Meszzo-Alto thi thì cũng sửng sốt: ?ogiọng cô này rộng quá nhỉ?- chắc tưởng là VN xuất hiện thêm 1 J.Baker hay J.Norman nữa cũng nên! hehe).
    Hi vọng Tố Uyên còn rèn luện, mở rộng âm vực để có thể là 1 Alto thuần chủng hoặc Mezzo thuần chủng , chứ kh0 phải là loại giọng được báo chí xưng tụng là ?ocực kì quí hiếm ở VN? như vậy (nửa nạc nửa mỡ như thế thì quí hiếm số 1 thế giới còn gì, chứ đâu phải chỉ riêng VN).
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bản số 1 E major (với phần hợp xướng chương cuối) có 6 chương
    Bản số 2 C minor có 5 chương
    Đâu phải nhọc công gì đâu, toàn mấy tác giả quen thuộc: Schubert, Bruckner, Mahler, Klemperer. Chỉ có bản 7 chương và 9 chương là lạ thôi, chả thấy ở đâu bán cả.
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Mới nhớ ra là Shostakovich có bản giao hưởng số 3 "The First of May" (không nổi tiếng cho lắm) có 6 chương và bản giao hưởng số 14 cho soprano, bass, strings và percussion có đến 11 chương. Bản số 2 op. 14 thì có 2 chương, op. 14b (thêm đoạn chorus) thì đủ 4 chương. Ngoài ra còn bản số 4 và 6 có 3 chương, bản số 8 có 5 chương nữa.
    Ở đây có ai nghe Shostakovich không nhỉ?
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 10/03/2005
  4. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cái lão Anh Ngọc của báo TTVH ngày càng lộ rõ trí tuệ "uyên bác" của mình. Hết vụ giao hưởng của Verdi lại đến vụ ballet của Mascagni (TTVH ra sáng nay 11/3). Kiểu này chắc y học bó tay rồi. Bác nào có số Tel của đ/c này thì cho em biết với để em còn đến "tầm sư học đạo".
    Hôm qua đọc báo Văn nghệ Công an nhân dân thấy có bài về nghệ sỹ Trumpet số 1 Việt Nam (Vũ Tiến Tôn thì phải, em cũng không rõ lắm). Có một chi tiết em nhớ nhất là nghệ sỹ này đoạt giải nhất một cuộc thi gì đó với tác phẩm Concerto for trumpet của Johannes Brahms???
    Các bác nghĩ sao?
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hi, dung la lao AN gioi that, toi cung khong hieu tai sao lao nay lai "boi" ra ballet cua Mascagni . Hinh nhu Mascagni chi viet opera thoi thi phai? Dung khong bac cobeo?
    va concerto cho ken trumpet cua Brahms nua. Dung la nguy hiem that. Khong biet gi cu phan bua!
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    TUy nhien, cac bac yen tam di, AN se duoc "chinh huan" mot tran trong mot vai ngay toi. Chac se khong tai dien canh tu phong dang xau ho nhu the nay nua tren bao TTVH
  7. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
  8. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Khi mình nói thế là mình muốn nói đến một số string quartet của ông vào cuối đời. Mình không có ý nói nhạc của Shostakovich là u ám và đen tối, nhưng không ai diễn tả được sự đau buồn của cuộc sống bằng ông. Bạn thử nghe bản quartet số 7 (đặc biệt là chương III) mả ông viết cho người vợ đã mất của mình, các quartet từ 12-15 được viết trong thời gian ông ở trong bệnh viện và một số tác phẩm khác trong thời gian này. Mình chưa thấy ai sáng tác những bản nhạc "quằn quại" và "đau thương" như ông.
    Mình đồng ý với bạn về nhận xét các tác phẩm của Shostakovich. Asafiev đã từng nói Shostakovich là: "nhạc sĩ nhạy cảm nhất đối với những hiện tượng của hiện thực..." Điều này rất đúng với bản giao hưởng số 7 lịch sử "Leningrad" được sáng tác khi Leningrad bị bao vây bởi quân thù và sư đoàn xe tăng của tướng Heinz Guderian đã tiến sát ngoại ô Matxcơva. Bản giao hưởng số 8 mang nhiều màu sắc u ám được sáng tác trong thế chiến thứ 2. Các bản giao hưởng số 5 và 6 tuy có vui tươi và nhộn nhịp nhưng lại có một chút lo âu và đau buồn được sáng tác trước ngày chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Cảm hứng các sáng tác ủa Shostakovich bắt nguồn từ những xung đột trong cuộc sống và được ông nắm bắt vào trong các tác phẩm của mình.
  9. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    [quote apomete viết lúc 00:50 ngày 12/03/2005:
    [/QUOTE]
    Khi mình nói thế là mình muốn nói đến một số string quartet của ông vào cuối đời. Mình không có ý nói nhạc của Shostakovich là u ám và đen tối, nhưng không ai diễn tả được sự đau buồn của cuộc sống bằng ông. Bạn thử nghe bản quartet số 7 (đặc biệt là chương III) mả ông viết cho người vợ đã mất của mình, các quartet từ 12-15 được viết trong thời gian ông ở trong bệnh viện và một số tác phẩm khác trong thời gian này. Mình chưa thấy ai sáng tác những bản nhạc "quằn quại" và "đau thương" như ông.
    Mình đồng ý với bạn về nhận xét các tác phẩm của Shostakovich. Asafiev đã từng nói Shostakovich là: "nhạc sĩ nhạy cảm nhất đối với những hiện tượng của hiện thực..." Điều này rất đúng với bản giao hưởng số 7 lịch sử "Leningrad" được sáng tác khi Leningrad bị bao vây bởi quân thù và sư đoàn xe tăng của tướng Heinz Guderian đã tiến sát ngoại ô Matxcơva. Bản giao hưởng số 8 mang nhiều màu sắc u ám được sáng tác trong thế chiến thứ 2. Các bản giao hưởng số 5 và 6 tuy có vui tươi và nhộn nhịp nhưng lại có một chút lo âu và đau buồn được sáng tác trước ngày chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Cảm hứng các sáng tác ủa Shostakovich bắt nguồn từ những xung đột trong cuộc sống và được ông nắm bắt vào trong các tác phẩm của mình.
    [/quote]
    Uh, mình cũng nghĩ là như vậy, các tứ tấu đó hay như violin concerto số 1, thật sự day dứt và bi thương, đưa người ta vào một ko gian thật tĩnh lặng và u ám, triền miên trong suy nghĩ, lúc lại là sự vận động dữ dội của nội tâm. Mà mình rất ấn tượng ở các tứ tấu, (nhất là số 8) đôi lúc violin solo những âm thanh mà làm người ta như ngỡ ngàng như lần đầu nhận ra phần u buồn của cây đàn mà thường ko biết tới, nó là những vết cứa thật sâu vào trong tâm trí người nghe khiến ta ko thể quên được, hoặc cũng phải day dứt, hoảng hốt tự hỏi liệu nhạc sĩ đã gặp phải điều gì? Còn những lúc trùng tấu của cả 4 cây đàn thì thật sự hiệu quả ko khác một giàn nhạc giao hưởng lớn, ko kém những âm thanh sôi sục ta nghe được trong gh số 12, một động lực lớn lao, dồn nén hoặc cuốn người ta theo nó. mình cũng ko biết tả thế nào, nhưng thật sự là "deeply move"(như Shos nhận xét về Borodinquater khi chơi Stringquater no 8) hoặc là chôn chặt tại một chỗ.
    Tớ cũng đồng ý với Apo, nhưng nếu chỉ nhìn vào những tứ tấu cuối đời, với nỗi đau mất người thân và bệnh tật (mà là già thì bệnh thôi) mà nói về Shos như vậy thì dễ làm người ta hiểu lầm lắm, Beethoven mấy tứ tấu cuối đời cũng đau buồn và thái quá về cảm xúc, nhưng người ta đâu có nghĩ về Beethoven với hình ảnh của nỗi đau, và còn nhiều người khác trong lĩnh vực sáng tác cũng như vậy.... Và nếu chỉ dừng lại ở việc coi SHos như một thứ thật nhạy cảm và nội tâm, phản ánh hiện thực theo chiều hướng tự nhiên với tài năng của mình, lấy tất cả những xung đột đó để tạo nên sức sống cho tác phẩm (bởi sự mâu thuẫn và xáo động luôn luôn có) hay một chiều sâu và những suy ngẫm do mỗi người nghe tự cảm nhận theo cách riêng thì hoàn toàn đơn giản và thiếu sót.
    Trong một số gh, như số 7, số 11 và 12, ta đều có thể thấy một sự chủ động trong cấu trúc cũng như giai điệu, trong khi cuốn theo cái khí thế hừng hừng của chương 1 gh số 12, thì ta tự thấy rằng mình đang rất chủ động trong một biến động lớn như thế, chứ ko phải là đang hoang mang đứng nhìn, hay lo sợ trước những xung đột đang diễn ra trước mắt ta, bị động trước những luồng sức mạnh đáng sợ mà ta ko thể cưỡng lại được. Rồi đến chương 2 hay 3, thì như một lời nhắn nhủ của người bạn đầy tin tưởng "hãy yên tâm, bình tĩnh và sẵn sàng". Chương 3 là một sự chờ đợi thật khó quên, trong cái tĩnh lặng mà sôi động, như một mạnh nước ngầm đang cuộn chảy, ta ko chờ đợi một điều bất ngờ với bao âu lo, mà là như đón buổi "bình minh" đầu tiên với một cơ thể mới khoẻ mạnh... điều này mình muốn nói ông ko phải nạn nhân mà là một người hoàn toàn biết mình đang đứng ở đâu và phải làm gì.
    .Có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác những tp hay và độc đáo, đầy sáng tạo mà sau này ý nghĩa tồn tại của nó như một sản phẩm nghệ thuật độc lập, làm cho cuộc sống phong phú hơn, đẹp đẽ hơn, thoả mãn nhu cầu về chiều sâu mỹ cảm của người nghe, đôi khi họ viết dựa trên một câu chuyện hay một chủ đề nhưng bản thân chúng chỉ là chất liệu, chất xúc tác để sáng tạo ra những giai điệu cuốn hút, hoặc như Richard Strauss viết về Zarathustra hay Elensilgen... với những mối quan tâm thực sự sâu sắc nhưng đó chỉ là mối quan tâm rất cá nhân của một người nghệ sĩ, rất khác người mà cái mang lại đối với người nghe vẫn là một bản nhạc có giai điệu độc đáo, nhưng với SHostakovich thì ko phải trong số đó. Shostakovich quan tâm nhiều đến điều mình định phản ánh, điều mình muốn chuyển tải đến người nghe hơn là âm nhạc tự thân của ông, từ nội dung mà lựa chọn hình thức cho phù hợp. Cái trăn trở và day dứt, đau đáu với một suy nghĩ, với một vấn đề hay sự kiện mà ông quan tâm với những ý nghĩa và ảnh hưởng của nó chắc chắn đã điều thấy rõ nhất ở Shos, và cũng là điều ông muốn người nghe suy nghĩ về nó như vậy, chứ ko phải là thói quen tìm hiểu nội dung chỉ để phục vụ cho việc cảm nhận âm nhạc, để nhìn được cái màu nhiệm của âm nhạc, với tất cả sự phức tạp thú vị của nó
    Chất lý trí thể hiện là rất rõ, ngay cả với nỗi buồn đặc trưng bởi các gia điêu của những bản tứ tấu, thì như chủ đề mang tính tự thuật của ông trong Tứ tấu sô 8 thì được nhắc đến trước đó trong gh số 10, một chủ đề phụ của tứ tấu này cũng từng là chủ đề chính của chương 1 cello concerto số 1, và gia điệu đó ta còn gặp trong một vài tp thính phòng khác của ông nữa, mình cũng chưa hiểu rõ điều này lắm, nhưng nó cho thấy là Shostakovich luôn rất "cân nhắc" kể cả trong các tp thính phòng có tính riêng tư?

    Swordriver</FONT>
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 12/03/2005
    Được cuc_sat sửa chữa / chuyển vào 08:48 ngày 12/03/2005
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Hôm qua đi nghe nhạc cùng box,hơi buồn cho trình độ nghệ sĩ Vn mà cụ thể là bà Thu Hà chơi Piano hôm qua.Thà như là 1 người không tên tuổi gì đã đành đằng này học hàm học vị bà đều có cả.Gì nhỉ:Giáo sư,tiến sĩ,nhà giáo nhân dân,giáo sư chính khoa Piano Nhạc viện HN,giám đốc NVHN.
    Hic quả thực khi nghe những tiếng đệm đầu tiên phát ra từ cây đàn Piano ở tác phẩm Ave Maria hôm 10/3/05 (Hôm đó mình đi xem 1 mình) mình đã giật mình không dám tin vào tai mình nữa,tiếng đàn đơn điệu và yếu ớt 1 cách kỳ lạ,như kiểu của 1 người mới học nhắm mắt vào rồi thì chẳng phát hiện ra được là có tiếng Piano đang đệm cho dàn nhạc.Không biết thể hiện thế nào chỉ biết nói rằng:Thật sự là kinh khủng.
    Nhớ lại các học hàm học vị của bà mà sợ,không dám phê bình tiếng đàn của bà nữa.Thôi thì ra ngoài sảnh ngồi nói chuyện vậy.Chẳng nhẽ những tài năng của VN là thế này sao?
    P/S:Cô này là vợ của NSND Trung Kiên,hồi trước là thứ trưởng Bộ Văn hoá TT nay chẳng hiểu làm chức gì rồi

Chia sẻ trang này