1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giao hưởng 7 chương hay nhà báo với Nhạc Cổ Điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi cobeo, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ong Trung Kien thoi chuc nay tu lau roi, bay gio o nha chi di day thoi.
  2. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Chị mèo ngoan ơi! Cái vụ chỉnh huấn lão AN thế nào đấy? Chị cho em tham gia với!
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn về bài trả lời của bạn cuc_sat. Chắc bạn là một trong những người nghe Shostakovich nhiều nhất ở đây. Mà bạn cuc_sat là nữ à. Giống như một người bạn của mình từng nhận xét là không hiểu sao mấy ông thường không thích nghe Shostakovich nhưng con gái thì nghe nhiều lắm.
    Mình chỉ đề cập về cách Shostakovich miêu tả những đau thương và u uất trong các tác phẩm của ông chứ không có ý lấy đó là phong cách sáng tác của ông. Shostakovich là người nhạy bén với thời cuộc, ông thể hiện thái độ của mình với chiến tranh và hiện thực qua những tác phẩm của mình. Ông muốn dùng âm nhạc để truyền tải nội dung đến cho người nghe (cũng có phần giống với Bernstein) và khiến người nghe suy nghĩ về nó như bạn nói.
    Không biết có phải chính cái nỗi buồn đặc trưng trong các tác phẩm thính phòng của Shostakovich như bạn nhận xét mà nhiều người không thích nghe Shostakovich lắm. Tuy phần lớn các giao hưởng của Shostakovich đều có phần hơi đau buồn, lo lâu nhưng các chương cuối đều sôi nổi tràn đầy sức sống, một số bản còn có tính chất nhảy múa như bản số 6 và 10.
    Có lẽ bạn rất thích bản số 11 và bản 12. Bản giao hưởng số 12 Shostakovich viết để tưởng nhớ Lenin và là một trong những bản giao hưởng nổi tiếng nhất của ông. Chương III Aurora (nữ thần Rạng Đông) chính là muốn nói đến chiến hạm Rạng Đông. Một chương tuyệt đẹp trong bản giao hưởng, khi trong bóng tối yên lặng dần hiện ra bóng dáng của chiếc chiến hạm vĩ đại. Và chương IV "Bình minh của loài người" mang một niềm hân hoan khó tả, lúc thì thanh bình yên ả, lúc lại nhiệt tình sôi nổi.
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    HI, bi mat!
    Co ai hay vao trang www.vnn.vn khong? HOm no co bai phong su ve lang choi dan violon, lai pham phai sai lam viet la "dan nhac giao huong lang" trong khi chi co hon 10 chiec violon. Chan the!
  5. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Giao hưởng số 9 chương final là mang tính nhảy múa rõ ràng nhất.( Chương final g/h 7 của Prokofiev rất giống chương này).
    Còn về g/h 10 hình như chương 4 không phải nhảy múa. Để xem nào: chương 1 thì cũng giống phong cách của shostakovich là nhạc trong chiến tranh. Chương 2 phong cách nhạc cơ khí. Chương 3 giống chương 1.Chương 4 nhảy múa??? Có thể múa được với nhạc như chương này sao? Có 1 motif lập lại 22 lần RE MÍb ĐỒ SÌ :motif của chúa ,nghe thấy khá rùng rợn. Có thể đấy là hình ảnh của kẻ thù(xấu xa) chăng( Vẫn lởn vởn khi con người đang nhảy múa). Nhưng tôi nghĩ là shostakovich thiếu gì melodi trong đầu tại sao lại phải lấy motif chúa của Bach làm motif kẻ thù. Hay là nhảy múa trước Chúa nhỉ? Thế là die rồi..
    Nhạc Shostakovich toàn chiến tranh hiện thực khổ quá.
    Tôi thích nguyên tắc viết nhạc của Skryabin hơn.
    Lần đầu tiên nghe chương 1 gh số 1 sẽ có cảm giác bay vào 1 thế giới khác, đẹp lung linh huyền ảo. chương 3 số 2 & chương 2 số 3 cũng như vậy. Nên Scriabin đặt tên cho 1 số củ đề của mình là chủ đề bay (tema polot)........
    <------ Muzei Skryabina Apomethe đã vào chưa?
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Muzei đấy ở đâu vậy ? Bạn maytroiqua có vẻ mơ mộng thích bay bổng nhỉ . Mà bạn làm gì post bài lúc 4h sáng thế này, đang bay bổng với Scriabin à? Cái bản số 10 đấy vẫn có nhảy múa một tí đấy chứ, tuy không vui tươi như cái bản số 9 kia thôi. Cái motif của bạn nói là hình như nó đã được lấy từ chủ đề 2 của chương III rồi thì phải.
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 14/03/2005
  7. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Báo Tiền Phong số ra gần đây có bài về "thần đồng" thơ Hoàng Lê Quỳnh Như còn khen cô bé này "chơi pianô giao hưởng".Những thí dụ như thế này trên báo thì vô số.Bó tay.
    baolink.
  8. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Em đề nghị bác nào phát hiện ra những lỗi dù nhỏ dù lớn thì giữ lại tờ báo đó làm bằng chứng để anh em cùng xử lý.
  9. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy là chương 4 gh số 7 của Prokofiev cũng ko giống với chương cuối gh số 9 đâu. Cả 2 đều có một giai điệu tươi vui, nghịch ngợm mang lại một cảm giác rất giống nhau (thì đây vốn là điểm chung của 2 tác giả này, ở giai điệu lúc vui) nhưng gh số 9 của Shostakovich chỉ dừng lại ở một niềm vui nhẹ nhàng, về cuối gần giống như một hành khúc chiến thắng với bộ hơi và trống dồn dập, đây là tp gh được coi là thanh thản nhất của Shostakovich. So với gh cuối cùng của Prokofiev thì ở chương cuối tính trữ tình hiện rõ hơn, sau những âm thanh rộn ràng vui vẻ là giai điệu say đắm, gợi nên một ước mơ cao đẹp, niềm tin và hy vọng, có một chiều sâu rất lớn.
    Chương 4 gh số 10 có 2 chủ đề chính, một đúng là có giai điệu mang tính nhảy múa, rất uyển chuyển, linh hoạt và du dương, ban đầu chỉ được gợn lên rất nhẹ, sau đó rõ lên dần và trở thành chủ đạo, bên cạnh là một giai điệu rất sôi nổi, hối hả được đẩy lên cao dần cùng với cả dàn nhạc nhưng đến phần giữa thì chuyển tiếp đột ngột qua chủ đề có tính chất gần như bi kịch, báo hiệu một điều gì đó như vừa bất ngờ ập tới, nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như lời bạn mây trôi qua nói, lúc thì làm nền cho motif nhảy múa kia, lúc lại đột ngột vang lên thật đáng sợ. Có đoạn 2 chủ đề nối tiếp nhau rất "êm" mà lại tương phản thật mạnh mẽ và kết thúc là dư âm kinh hoàng của chủ đề bi kịch diễn tấu với sức mạnh của cả dàn nhạc. Nói đến gh này người ta thường đề cập đến mối quan hệ giữa Shostakovich và Stalin, vì cùng năm này (1953) thì Stalin từ trần, mâu thuẫn giữa một bên là nhà cầm quyền cứng rắn và một bên là người nghệ sĩ tự do (!?) mà xuất phát là từ vụ vở "Lady Macbeth..." bị phê bình rồi ngừng diễn từ năm 36. Mâu thuẫn có tính đối kháng ở đây hoàn toàn có thể là sự suy diễn ko chính xác nhưng việc bản gh có liên quan tới việc Stalin ra đi là hoàn toàn có thể. Chủ đề bi kịch ở trên được coi là levmotif của chính Shostakovich, bởi nó được sử dụng lại trong Tứ tấu số 8 có tính tự thuật về cuộc đời của nhạc sĩ (sáng tác cuối năm 61). Nó được vang lên ngay từ những âm đầu tiên của chương 1 và được nhắc đi nhắc lại trong sự day dứt trong suốt 4 chương của bản tứ tấu. (trên bia mộ của Shostakovich cũng có khắc 4 nốt nhạc này) Vì chủ đề này được nhắc lại nhiều lần, gắn với âm nhạc của Shostakovich về cuối đời, nên chương 4 gh số 10 vẫn mang tính bi kịch nhiều hơn, nó dường như chưa kết thúc ở đó mà là mở màn cho nhiều tp thính phòng u buồn về sau.
    Nói chung đây ko liên quan gì đến Bach hay Chúa mà hoàn toàn là "made by Shostakovich" gắn với "hiện đại" chứ ko có tôn giáo hay một mối quan tâm về đề tài xưa cũ chi cả. Còn ông cũng có sư dụng các giai điệu có sẵn, như ở chương 1 gh số 15 có chủ đề lấy từ overture WilliamTell của Rossini, đoạn hành khúc rất nổi tiếng. Còn trong sáng tác rất đặc sắc của Shostakovich là gh số 11"Năm 1905" ông đã lấy các giai điệu của 6 bài hát cách mạng thời kỳ năm 1905 để làm nên gh đồ sộ này, có ý nghĩa lấy chính bài hát quen thuộc của giai cấp công nhân và nông dân để làm motif tương trưng cho họ, bởi hình tượng nhân dân là trung tâm xuyên suốt cả tp, lúc phải chịu sự đàn áp đẫm máu, chìm trong bi thương đau khổ (giai điệu bài "Các anh đã ngã xuống", "Hãy ngả mũ") rồi động viên thúc dục cùng nhau đứng lên (bài "hãy dũng cảm tiến bước") hay ở chương 4 là những âm thanh bão tố của giai điệu lấy từ bài "bọn bạo cháu hãy run lên" và tiếng nói của tự do".
    to Apomete: rất vui vì bạn cũng cảm nhận như vậy, đôi khi mình thấy khó chịu khi đọc trên mạng về Shostakovich lúc nào cũng là tragedy với cả horror gì gì đấy, có vẻ người ta luôn thích những câu chuyện bi kịch vì nghĩ như thế hiện thực hơn.
  10. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Đoạn báo Tiền Phong đó đây này :
    "Trao đổi với chúng tôi, Hoàng Lê Quỳnh Như vẫn xem chuyện em làm thơ và đánh đàn piano (Như có thể lướt từng ngón tay thoải mái trên phím đàn, chơi được cả những bản giao hưởng cổ điển), chỉ là thú vui giải trí. Con đường mà em chọn vẫn là học thật giỏi để sau này làm bác sĩ giống như ba mẹ em. "
    Nhà báo Hữu Vinh.
    Chi tiết xem trong:
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=3913&ChannelID=7

Chia sẻ trang này