1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giao hưởng 7 chương hay nhà báo với Nhạc Cổ Điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi cobeo, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thì tất nhiên chủ đề Shos vẫn là chủ đề chính rồi, phần có tính chất vũ khúc chỉ mang nghĩa tạo tương phản và làm nền. Bạn nói cứ như đùa, Rach viết concerto số 3 hay nhạc sĩ viết nhạc nói chung đâu như hoạ sĩ vẽ truyện tranh nghĩ cho ra vài tập truyện rồi thấy ăn khách mới ra tiếp?!... nên có chuyện tình tiết nghĩ ra trước và tình tiết nghĩ ra sau, cách phân tích chẳng có gì mới lạ ở điểm này mà đơn giản là ...buồn cười. mình ko hiểu người ta sáng tác nhạc ra sao, nhưng trước sau gì cũng giống như việc vẽ tranh hay làm một tác phẩm nghệ thuật tạo hình nào đó, hình ảnh, ý tưởng này hoặc khác có thể nảy sinh ra trước hoặc sau, nhưng đến cuối cùng vẫn phải thống nhất tất cả chúng lại, cắt bỏ phần thừa, thêm vào những đoạn nhạc để nối hay nhắc lại... một tp ko chỉ thống nhất trong một chương, mà phải là giữa các chương với nhau, đồng thời vẫn phải đa dạng và phong phú về giai điệu, với những điểm nhấn (như trong concerto là các candeza...)...tóm lại thống nhất và đa dạng là nguyên tắc cơ bản và cuối cùng của sáng tạo. Có nhiều trường hợp tp được sáng tác trước 1 hay 2 chương nhạc (ko nhất thiết là theo thứ tự 1,2,3...) rồi trình diễn và sau đó mới viết tiếp (như gh số 7 của Shos...) nhưng khi đó người ta vẫn phải đối chiếu chúng với nhau để làm nên một tp thống nhất. Cách suy nghĩ theo lối trước sau đó chỉ có thể áp dụng cho tp này và tp kia thuộc các giai đoạn khác nhau của 1 người nghệ sĩ, chứ ko thể xét trong từng tp được, như thế sẽ dẫn đến mỗi người một ý mà chẳng có ý gì thật nghiêm túc và thận trọng.
    Ko biết giai điệu bạn cho là giống của Bach là ở trong tp nào của ông, mà giống thì là chuyện ko lạ, nếu thế bạn có thể kể giai điệu chủ đề phát xít Đức trong gh số 7 của Shos giống với một chủ đề trong "concerto cho dàn nhạc" của Bela Bartok ở chương 5, nhưng tất nhiên nó khác về vị trí, cấu trúc... nhưng có người lại cho là giống cấu trúc nhắc đi nhắc lại của Bolero...
    Bạn cũng ko nên gọi nó là chủ đề Chúa gì đó vì nó chẳng liên quan gì cả. Nếu chưa chắc chắn thì chỉ nên gọi nó theo tính chất mà mình cảm nhận được, còn ko thì đừng, như thế cũng sẽ đỡ bắt bẻ nhau những chuyện nhỏ nhặt.
  2. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ là CĐ chúa ở C4 mới là chủ đề gốc, tức là shostakovich nghĩ ra CĐ này trước khi viết chương 3. Chủ đề ở chương 3 lải nhải, còn chương 4 thì nén chặt tối đa như là 1 yadro.
    Giao hưởng Tchai số 6 cũng thế đoạn giữa C2 cũng là biến tấu của CĐ 1 chương 4.
    Concerto 3 Rachmaninov hình như phần chuẩn bị lên cao trào chương Final được nghĩ trước, từ lúc viết C1 & cho vào cả 2 cadenza ở C1.
    "Hình như mình post mình xem?!"
    [/quote]
    Thì tất nhiên chủ đề Shos vẫn là chủ đề chính rồi, phần có tính chất vũ khúc chỉ mang nghĩa tạo tương phản và làm nền. Bạn nói cứ như đùa, Rach viết concerto số 3 hay nhạc sĩ viết nhạc nói chung đâu như hoạ sĩ vẽ truyện tranh nghĩ cho ra vài tập truyện rồi thấy ăn khách mới ra tiếp?!... nên có chuyện tình tiết nghĩ ra trước và tình tiết nghĩ ra sau, cách phân tích chẳng có gì mới lạ ở điểm này mà đơn giản là ...buồn cười. mình ko hiểu người ta sáng tác nhạc ra sao, nhưng trước sau gì cũng giống như việc vẽ tranh hay làm một tác phẩm nghệ thuật tạo hình nào đó, hình ảnh, ý tưởng này hoặc khác có thể nảy sinh ra trước hoặc sau, nhưng đến cuối cùng vẫn phải thống nhất tất cả chúng lại, cắt bỏ phần thừa, thêm vào những đoạn nhạc để nối hay nhắc lại... một tp ko chỉ thống nhất trong một chương, mà phải là giữa các chương với nhau, đồng thời vẫn phải đa dạng và phong phú về giai điệu, với những điểm nhấn (như trong concerto là các candeza...)...tóm lại thống nhất và đa dạng là nguyên tắc cơ bản và cuối cùng của sáng tạo. Có nhiều trường hợp tp được sáng tác trước 1 hay 2 chương nhạc (ko nhất thiết là theo thứ tự 1,2,3...) rồi trình diễn và sau đó mới viết tiếp (như gh số 7 của Shos...) nhưng khi đó người ta vẫn phải đối chiếu chúng với nhau để làm nên một tp thống nhất. Cách suy nghĩ theo lối trước sau đó chỉ có thể áp dụng cho tp này và tp kia thuộc các giai đoạn khác nhau của 1 người nghệ sĩ, chứ ko thể xét trong từng tp được, như thế sẽ dẫn đến mỗi người một ý mà chẳng có ý gì thật nghiêm túc và thận trọng.
    Ko biết giai điệu bạn cho là giống của Bach là ở trong tp nào của ông, mà giống thì là chuyện ko lạ, nếu thế bạn có thể kể giai điệu chủ đề phát xít Đức trong gh số 7 của Shos giống với một chủ đề trong "concerto cho dàn nhạc" của Bela Bartok ở chương 5, nhưng tất nhiên nó khác về vị trí, cấu trúc... nhưng có người lại cho là giống cấu trúc nhắc đi nhắc lại của Bolero...
    Bạn cũng ko nên gọi nó là chủ đề Chúa gì đó vì nó chẳng liên quan gì cả. Nếu chưa chắc chắn thì chỉ nên gọi nó theo tính chất mà mình cảm nhận được, còn ko thì đừng, như thế cũng sẽ đỡ bắt bẻ nhau những chuyện nhỏ nhặt.
    [/quote]
    Ok là các chương thống nhất với nhau
    Nhưng mà khi tôi biết được ý tưởng của tác giả (ý tưởng nào nghĩ ra trước, ý tưởng nào có sau, giai điệu nào xuất hiện trước, gđiệu nào xuất hiện sau ) thì tôi thấy rất vui & thú vị. (Vì đôi khi cái nghĩ ra trước lại cho vào chương sau, cái có sau lại xuất hiện trước), có khi nghĩ ra từ lúc trẻ, đến giao hưởng cuối đời mới được xuất hiện...
    Mà vui thì tất nhiên tôi cũng cười hi`hi` :D
    Tôi muốn hỏi cusat 1 câu: bạn có thấy gì điều gì thú vị khi nghe giao hưởng số 1 của Brahms, chương 2 : chủ đề 1 ở phần trình bày và chủ đề 1 ở phần tái hiện không?
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Le ra de topic nay roi vao quen lang vi nhieu nguyen nhan. Nhung hom nay doc mot loat bai ve le ky niem chien thang phat xit, thay gon len o bai "Ngày châu Âu đặc biệt tại Việt Nam" tren vietnamnet: http://www.vnn.vn/thegioi/2005/05/424238/
    "Buổi lễ đã diễn ra ngắn gọn, đơn giản trong không khí thoáng mát bên bờ Hồ Tây, trong nền nhạc êm dịu của những bản giao hưởng quen thuộc như Phiên chợ Ba Tư, Bản giao hưởng Bốn mùa, Sonata ánh trăng... Buổi lễ còn là dịp gặp gỡ và trao đổi thân mật giữa các quan khách ngoại giao đang có mặt tại Hà Nội".
    Khong con gi de noi nua.
  4. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Nói gì thì nói chứ âm nhạc cổ điển còn quá xa lạ với người Việt . Ngay cả bản thân vốn âm nhạc truyền thống của dân tộc mình , người Việt cũng còn thờ ơ nữa là âm nhạc cổ điển của những nền văn hoá bên kia địa cầu .
    Thực tế mà nói , về âm nhạc thì người Việt đang chối bỏ cả truyền thống lẫn hiện đại , để chạy theo một thứ âm nhạc dễ dãi , trống ta kèn Tây lẫn lộn , đạo nhạc nhiều vô kể ...Đến cả những bản nổi tiếng như Hồ Thiên Nga mà còn bị đạo nhạc thì đúng là không còn gì để nói nữa .
    Văn hoá thưởng thức âm nhạc đã thế thì kiến thức âm nhạc sai lệch đến mức hài hước xem ra cũng là một lẽ tự nhiên thôi .

Chia sẻ trang này