1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giao lưu Hải Phòng - Miền Tây : Gắn kết tình anh em của 2 đầu Bắc Nam ! hihi

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi thankiemvdk, 27/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caothu_hocnghe

    caothu_hocnghe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    4.719
    Đã được thích:
    11
    Trước tiên tớ giới thiệu với các bạn Miền Tây về Tp Hải Phòng chúng tớ nè ... ( đó là giao lưu địa lý trước )
    Bản đồ địa lý Tp Hải Phòng và các quận huyện
    [​IMG]
    Sơ lược về TP Hải Phòng : http://www.haiphong.gov.vn/upload-images/advertising57.swf
  2. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    cho tớ hỏi chút được ko các bạn Miền Tây ơi ...
    Hôm nay xem phim ở HTV9 tớ thấy có nhiều người hay hát " Đàn ca tài tử" vậy tớ hỏi nha :
    "Đàn ca tài tử " và "Cải lương" thì khác nhau và giống nhau ở điểm nào vậy?
  3. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Có 1 website về cải lương này
    http://www.cailuongvietnam.com/
  4. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Xấu hổ quá, tớ chẳng bao giờ xem thì lấy quái gì mà phân biệt, hu hu ... mất gốc gòi
    Nhưng theo tớ thì Cải Lương là một trích đoạn, 1 vở dài có thể có nhiều nhân vật hoặc 1 nhân vật.
    Còn Đàn ca tài tử thì thường gồm 1 bài nhiều câu (đoạn) theo 1 chủ đề nào đó, do 1 hay 2 người ca .
    Ui, nói đi nói lại cũng giống hệt nhau thì phải
    Thôi, bác vào đây xem anh khongtenso0 có viết gì mà bác cần không nà :
    http://www9.ttvnol.com/forum/mientay/878643.ttvn
    u?c meoCara s?a vo 10:06 ngy 09/02/2007
  5. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Ặc..ráng mò lên google tìm kiếm một số thông tin để mà trả lời bạn:
    link cụ thể : http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacviet/2006/01/531989/
    Trích từ bài viết của GSTS Trần Văn Khê
    Đờn ca tài tử trong không gian văn hóa Nam bộ
    Vài nét về đờn ca tài tử
    Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam bộ. Các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống Ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Nhưng khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi rất nhiều, thậm chí một số bài bản tuy mang cùng tên mà nét nhạc đã khác xa. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không còn y khuôn bản gốc ngày xưa. Người đờn người ca không muốn giữ nguyên xi như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, đưa một chút ta hòa vào trong chúng ta khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn. Mặt khác, do lòng luôn luôn thương nhớ cội nguồn nên các điệu các hơi của đờn ca tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được người mộ điệu ưa thích.
    Có người cho rằng chữ ?otài tử? có nghĩa là không chuyên nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra ý nghĩa chữ ?otài tử? ở đây là ?ongười có tài? như trong câu dập dìu tài tử giai nhân (Kiều). Ngoài ra, ?otài tử? còn ám chỉ việc không lấy đó làm nghề, không dùng tiếng đờn giọng hát làm kế sinh nhai mà chỉ để giải trí, để gởi gắm tâm sự riêng, hay cùng với bạn đồng điệu hòa đờn cho người mộ điệu thưởng thức.
    Nhưng không phải vì vậy mà những người đờn ca tài tử có trình độ nghệ thuật thấp. Ngược lại họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, phải rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Vì vậy muốn trở thành một người đờn ca tài tử đúng nghĩa phải trải qua một thời gian luyện tập khá công phu.
    Dàn nhạc tài tử sử dụng đờn kìm và đờn tranh, thường thì lựa tiếng thổ hòa với tiếng kim, mà nếu có thêm cây đờn cò thì càng hay. Có thể thêm đờn độc huyền, đờn tỳ bà, đờn tam. Ống sáo, ống tiêu thường dùng trong các bài buồn như Tứ đại oán hay Văn thiên tường. Và đặc biệt là song lang (có nghĩa là hai thanh tre già) dùng để gõ vào nhau khi câu nhạc đến nhịp quan trọng.
    Đờn tài tử mở đầu với những câu ?orao? để thử dây đồng thời thử đờn, giống như kỵ mã trước khi cưỡi ngựa ngồi ướm thử xem yên cương có đặt đúng chỗ và con ngựa có nổi chứng gì không. Câu rao của mỗi người hoàn toàn theo ngẫu hứng nên có thể đờn một cách khác nhau, chỉ cần theo đúng điệu thức đã chọn lựa. Sau đó mới lần lần đưa người nghe đi vào điệu thức, giống như hướng dẫn viên đưa du khách từng bước đi vào ngắm một căn nhà đẹp hay một khu vườn nhiều kỳ hoa dị thảo.
    Về bài bản thì đờn ca tài tử có rất nhiều, nhưng đại đa số các ?othầy đờn? đều cho rằng có 20 bài tổ gồm 6 Bắc (Tây thi, Cổ bản, Lưu thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn hay Xuân tình điểu ngữ), 3 Nam (Nam xuân, Nam ai, Nam đảo hay Đảo ngũ cung), 4 Oán (Tứ đại oán, Phụng cầu, Giang nam, Phụng hoàng), 7 bài lớn (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá).
    Đờn tài tử có khi đờn một mình như độc tấu đờn kìm hay đờn tranh. Khi hòa đờn, nếu chỉ có hai nhạc cụ thì thông thường là đờn tranh hòa với đờn kìm hoặc đờn cò. Nếu ba cây hòa chung (tam tấu) gồm đờn tranh, đờn kìm và đờn cò. Năm cây - gọi là ngũ tuyệt - gồm đờn tranh, kìm, cò, độc huyền và tỳ bà. Thỉnh thoảng lại có ống sáo hay ống tiêu cùng hòa và về sau có thêm ghi-ta phiếm lõm. Hiếm khi hòa đờn mà không có ca, vì vậy người ca đóng vai trò rất quan trọng.
    Điểm độc đáo của cách hòa đờn trong ca tài tử là áp dụng nguyên tắc học chân phương, đờn hoa lá ngang qua lăng kính của dịch học, phù hợp với quy luật biến dịch trong vũ trụ.
    Con người và sự vật luôn luôn thay đổi không ngừng, mỗi giây phút trôi qua trong cơ thể chúng ta có hằng trăm ngàn tế bào cũ chết đi và cũng chừng đó tế bào mới được sản sinh. Tuy nhiên sự thay đổi đó không làm chúng ta biến dạng bởi bên trong vẫn tồn tại những yếu tố căn bản không thay đổi, nghĩa là có biến dịch mà cũng có bất dịch. Cũng vậy, trong đờn tài tử thì nét nhạc, chữ nhấn, chữ chuyền của mỗi câu trong bài bản có thể thay đổi tùy trường phái hay người đờn nhưng lòng bản thì không thể thay đổi. Nhờ vậy, dầu cho người đờn có thêm chữ chuyền, có đổi nhịp nội ra nhịp ngoại, người nghe vẫn nhận ra bản đờn.
    Ngoài biến dịch và bất dịch còn có quy luật giao dịch. Trong cuộc sống khi có sự gặp gỡ của hai yếu tố thì các yếu tố đó phải thay đổi để không trở thành xung đột. Khi hòa đờn cũng vậy, nếu tỳ bà hòa với đờn kìm, do hai tiếng đờn có màu âm gần giống nhau nên thông thường đờn kìm đờn nhịp nội trong khi tỳ bà đờn nhịp ngoại: sự thay đổi này chính là tinh thần giao dịch để có được sự hòa hợp.
    Khi hòa đờn, người đờn tranh thường dùng những chữ đặc biệt như chữ ?oÁ? (ngón tay cái của bàn tay mặt kéo rải dài từ dây đờn giọng cao xuống dây đờn giọng thấp), trong khi đó tiếng đờn kìm khảy chững chạc, nghiêm trang, chậm rãi, còn đờn cò thì dùng nhiều chữ vuốt. Ba cách đờn thay đổi để không bị đồng điệu, phối hợp môt cách nhuần nhuyễn, không bị trùng lắp và không làm biến dạng nhau, hoàn toàn đúng với quan điểm giao dịch.
    Rõ ràng phong cách đờn ca tài tử rất phù hợp với triết lý dân gian của người Việt Nam chúng ta.

    Đờn ca tài tử trong ?oKhông gian văn hóa Nam bộ?
    Trải qua nhiều biến chuyển, đến nay đờn ca tài tử vẫn giữ được phần nào bản sắc dân tộc, không bị bên ngoài tác động làm mất đi cái hay của nó. Do rất ?onặng tình? với đờn ca tài tử nên - như nhiều người yêu âm nhạc khác tại miền Nam - từ lâu tôi đã ước mong bộ môn này được đứng vào hàng ngũ các di sản phi vật thể của nhân loại.
    Tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa thể thực hiện được, vì nhiều lý do. Trước tiên, tuy cho rằng đờn ca tài tử đã ra đời từ thế kỷ XIX hoặc trước đó, nhưng trên thực tế chúng ta chưa có nhiều sử liệu hay hiện vật chứng minh một cách chính xác và cụ thể. Ngoài ra, về mặt ngôn ngữ âm nhạc, thang âm, điệu thức, tiết tấu thì bộ môn này tuy có một số nét đặc thù nhưng chưa có được bề sâu nghệ thuật đặc sắc như yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, tuy không còn thông dụng như xưa nhưng đờn ca tài tử vẫn chưa đứng trước nguy cơ tàn lụi, khá nhiều địa phương trên cả nước đều có thành lập các câu lạc bộ, cũng như các liên hoan ca nhạc tài tử vẫn liên tục được tổ chức.
  6. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Cải lương
    Cải lương là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ XX. Nguồn gốc của cải lương là những bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ.
    Từ những hình thức ca nhạc thính phòng, tiến tới các diễn xướng, vừa hát, vừa biểu diễn bằng động tác để minh hoạ, gọi là ca ra bộ. Ca ra bộ là cây cầu nối giữa đàn hát thính phòng và sân khấu hát kịch cải lương sau này. Khi mới ra đời cải lương gắn với người những dân Nam bộ, do đặc điểm phát âm ngọt ngào nên giọng Nam bộ ca cải lương rất "mùi mẫn". Dần dần cải lương phát triển rộng ra cả nước.
    Cũng như các nghệ thuật kịch hát dân tộc khác, cải lương bao gồm múa, hát, âm nhạc (không kể kịch bản tích trò). Dàn nhạc cải lương không dùng bộ gõ như tuồng, chèo mà đàn guitar phím lõm và đàn nguyệt là hai nhạc cụ chủ đạo.
    Mặc dù sinh sau nhưng sân khấu cải lương nhanh chóng tạo cho mình khối lượng kịch mục phong phú. Nhiều vở diễn được các tác giả cho ra đời đã nhanh chóng được công chúng đón nhận: Lục Vân Tiên, Lưu Bình - Dương Lễ, sau này chuyển từ đề tài lịch sử, xã hội mở ra các vở diễn chuyển thể từ tiểu thuyết lãng mạn đương thời có nhiều tình tiết ly kỳ, hoặc các lớp "Nhảy cửa sổ đấu giao găm"...
    Sân khấu cải lương hình thành, đáp ứng thị hiếu của công chúng đô thị và ngày càng pháp triển mạnh mẽ. Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng nghệ thuật cải lương có một sức sống kỳ diệu nhiều khi muốn lấn át cả hai loại hình kịch hát dân tộc đàn anh. Trong tiến trình hoàn thiện và pháp triển, cải lương đã trải qua những thể nghiệm đổi mới về âm nhạc và một bộ môn sân khấu được công chúng mến mộ.
  7. trungtruc2005

    trungtruc2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Hỗ trợ cho meo nè :
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=185950&ChannelID=62
    Có câu hỏi của tui nữa đó
  8. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    ui ui ...cám ơn các bạn nha ..
    hhi hi ..các bạn có tin là mình cũng biết hát cải Lương không? hihi ( nghe thấy 1 thằng con trai miền Bắc mà lại trẻ tuổi hát Cải Lương chắc ..mọi người thấy lạ lắm nhỉ ... tớ xem mấy cái VCD của Mạnh Quỳnh và đi hát Karaoke thử .thấy cũng ổn lắm he he )
  9. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Hình như là cải lương hiện nay ở miền bắc phát triển cũng mạnh lắm mà.
    Cải lương thì ở pà con cả nước ai cũng có thể hát, chứ hát chèo thì pó tay.
  10. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Có một cô gái Úc luyến láy chèo, tuồng... tài tình như thế này
    [​IMG]
    Eleanor Claphan sinh năm 1983 tại Canberra, bố mẹ cô là luật sư nhưng anh và em trai cô đều hoạt động nghệ thuật. Tốt nghiệp ĐH Wollongong chuyên ngành opera và ballet, do yêu thích nghệ thuật truyền thống VN nên cô đã tự học tiếng Việt trong vòng hai tháng (một thời gian ngắn kỷ lục đối với người nước ngoài nếu muốn nói được tiếng Việt) trước khi sang VN thọ giáo các thầy cô hiện đang giảng dạy các bộ môn nghệ thuật truyền thống tại Trường ĐH Sân khấu điện ảnh.
    Hiện Eleanor dạy thêm các môn nghệ thuật truyền thống của VN cho con em một số gia đình Việt kiều và người nước ngoài tại Hà Nội mà theo cô, ?ovừa để rèn nghề vừa kiếm thêm thu nhập vì đã ?ora riêng? rồi nên phải chi tiêu nhiều lắm...?. ?oRa riêng? là từ mà các bạn VN dạy cho Eleanor chứ thật ra cô chỉ thuê một căn phòng nho nhỏ trên phố Cao Bá Quát để làm việc và học tập. Hằng ngày Eleanor vẫn đạp xe đến nhà cô giáo Thanh Tuyết ở khu tập thể Đồng Xa (Mai Dịch) để học nghề.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174460&ChannelID=10

Chia sẻ trang này