1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giao lưu !!!!Khắp nơi - Chuyển từ Cần Thơ- From Huế- From Thái Bình-From Nghệ An-Hà Tĩnh - From Than

Chủ đề trong 'PTTH Đào Duy Từ - Thanh Hoá' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    vậy hình như người HN em không có xuất ở đây rùi.
    MẶT TRỜI MỌC RỒI MẶT TRỜI LẠI LẶN
  2. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    hà nội cung tham gia được ma` có sao đâu. càng đông càng vui ma`
    tham gia luôn đi cobehanoi84.
    lionesse
  3. Dark_Wizard

    Dark_Wizard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình xin nhiệt liệt chào mừng các bạn.
    Hi vọng Topic này sẽ là nơi giao lưu giữa chúng ta.
  4. Dark_Wizard

    Dark_Wizard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Đây là một số cái nhất của Thái Bình, mời các bạn cùng đọc:

    Về cái hay:
    - Thái Bình là một trong những nơi đầu tiên đánh lên tiếng trống quật khởi (Tiền Hải những năm 1930)
    - Người đầu tiên xông vào vào hầm bắt sống tướng Đờ-cát ở Điện Biên Phủ là người Thái Bình (Tạ Quốc Luật)
    - Người đầu tiên treo cờ trên dinh Độc Lập cũng là người Thái Bình (Nguyễn Quang Thận)
    - Người Việt Nam đầu tiên bay lên vũ trụ là người Thái Bình (Phạm Tuân)
    - Người phụ nữ đầu tiên tay không bắt sống lính Pháp là người Thái Bình (Nguyễn Thị Chiên)
    - Thái Bình là nơi đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha
    - Thái Bình là địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào làm đường giao thông nông thôn.
    Về mặt địa lý:
    - Thái Bình là tỉnh duy nhất (trừ các đảo) bị vây quanh 4 mặt bởi nước (3 mặt sông, 1 mặt biển)
    - Thái Bình là tỉnh đồng bằng duy nhất trong cả nuớc, thực sự là đồng bằng. Nếu tôi không nhầm, cả tỉnh Thái Bình chả có quả đồi, quả núi nào cả.
    Và một số cái tớ cũng chả muốn kể ra, nhưng mà vẫn phải nói cho nó đầy đủ:
    - Vụ vỡ tín dụng đầu tiên, bị cáo bị tuyên án sơ thẩm tử hình xảy ra ở Thái Bình.
    - Kẻ cầm đầu vụ buôn bán ma tuý lớn bị phát hiện đầu tiên cũng là người Thái Bình (Vũ Xuân Trường)

    (Trích từ bài của bác buiviet74)
    Được Dark_Wizard sửa chữa / chuyển vào 24/06/2002 ngày 13:57
  5. Timvo

    Timvo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2001
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    rất là trung thực, hoan hô bác, sẳn tiện kéo anh em vào Miền Tâym ghé thăm Cần Thơ nha.

    TIM VỠ

  6. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Cho anh em Nam Định góp vui chút nào. Xin kính các bác một vại nào Dzô! Dzô! .
    Em xin chuyển tiếp nhé!
    ________________________
  7. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    Một chút về Huế
    LỄ HỘI DÂN GIAN
    Thừa Thiên Huế nguyên là đế đô của cả nước trong 143 năm (1802 - 1945), là một trong ba trung tâm văn hoá và du lịch lớn hiện nay cũng là nơi tập trung nhiều lễ hội .
    Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hoá, tuy không lâu đời như miền Bắc nhưng cũng có 700 năm lịch sử (1306 - 1997). Từ khi chúa Nguyễn đặt thủ phủ tại đây cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945), có thể nói Huế là nơi hội tụ những con người hoạt động văn hoá có tầm cỡ, là nơi gặp gỡ các luồng tư tưởng Ðông Tây kim cổ. Văn hoá Huế có truyền thống từ Bắc tràn vào theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hoá riêng chịu ảnh hưởng khá sâu đậm nền văn hoá ấn Ðộ. Và sau này văn hoá phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn.
    Lễ hội dân gian truyền thống được duy trì, phát triển từ những nguồn văn hoá ấy.
    Phương thức tổ chức và nội dung thể hiện của lễ hội dân gian ở Huế nặng về tính chất tín ngưỡng và thường thiên về lễ hơn hội. Có thể phân chia lễ hội ở Thừa Thiên Huế theo nhiều loại sau:
    Lê hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành hoàng làng: lễ thu tế làng Xuân Hoà (Huế); Lễ cầu ngư ở An Bằng; Lễ hội làng Chuồn, Lễ khai canh bổn thổ làng Mỹ Lợi ...
    Lễ hội tưởng niệm các vị ***** ngành nghề: lễ hội ngành rèn (Hiền Lương, huyện Phong Ðiền); tổ ngành điêu khắc chạm trỗ (Mỹ Xuyên, huyện Phong Ðiền); tổ ngành kim hoàn (Huế); tổ ngành ca nhạc Huế, ngành tuồng Huế, lễ tế ***** thợ nề, lễ tế ***** nghề thêu...
    Lễ hội tín ngưỡng tôn giáo: Lễ Phật Ðản; lễ Vu lan; lễ Giáng Sinh; Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô 23 tháng 5 Âm lịch, Lễ hội Ðiện Hòn Chén...
    Lễ hội theo tục lệ, cầu an theo mùa vụ: Tục hát sắc bùa ngày Tết ở Phò Trạch; lễ rước hến; lễ thu tế ở An Truyền; ...
    Lễ tế tưởng nhớ các danh nhân, anh hùng lịch sử: lễ tế bà Trần Thị Ðạo; ông Võ Ðại Nho...
    Hiện nay lễ hội dân gian ở Huế vẫn còn mang tính thời sự, liên quan đến các vấn đề văn hoá và du lịch được nhiều người quan tâm. Những lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển về quy mô, hình thức tổ chức là những lễ hội tưởng nhớ những vị khai canh làng và tổ các ngành nghề.. Các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được đông đảo tín đồ tham dự bởi Thừa Thiên Huế là nơi mà hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt vào một nơi trang trọng trong nhà. 80% dân ở Huế theo Phật giáo, tín ngưỡng thờ cũng các phúc thần như Thiên Y A Na, thần Bếp, thần Cá Voi..vẫn còn được một số người xem trọng, đặc biệt là lớp người lớn tuổi.
    Các sinh hoạt văn nghệ, thể thao trong các lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị khai canh, Thầnh hoàng làng hay tưởng niệm các vị ***** ngành nghề thuộc phạm trù tín ngưỡng dân gian như: bơi trải, đấu vật...Những lễ hội ấy không phải là sinh hoạt thể thao văn nghệ thuần tuý mà còn biểu hiện những ý nghĩa gắn liền với lễ hội mang tính địa phương một cách sắc nét. Khuynh hướng vừa bảo tồn vừa cách tân được thể hiện trong các lễ hội dân gian hiện đại ở TTHuế.
    Chỉ dẫn:
    Các lễ hội dân gian ở Huế được tổ chức vào các thời gian nhất định trong năm. Là người Huế hay là du khách bạn đều có thể đăng ký tham dự để thấy được tường tận các nghi lễ trang trọng, các sinh hoạt đầy tính hấp dẫn của những ngày lễ hội này.
    Vào mùa xuân khi cây trái đâm chồi nảy lộc, công việc đồng áng của nhà nông đã tạm ổn và hương vị Tết vẫn còn đâu đây ở từng thôn xóm. Người ta tổ chức các lễ hội như:
    - Hội vật làng Sình vào ngày mồng 10 tháng giêng
    - Lễ cầu ngư ở Thuận An tổ chức từ ngày 10-12/1 âm lịch
    - Lễ thần cá Voi 9/2 âm lịch; Lễ hội cầu an theo mùa vụ (13/2 âm lịch)...
    Huế là một trong những nơi còn bảo lưu khá đầy đủ những nét văn hoá truyền thống. Do vậy các lễ hội hàng năm ở vùng đất này cũng khá phong phú. Vào các mùa khác trong năm nếu muốn tìm hiểu những nét văn hoá dân gian ở đây bạn có thể ghé thăm các đình làng vào các ngày lễ hội như: lễ tưởng niệm các vị khai canh, khai khẩn, thành hoàng làng (còn gọi là xuân tế, thu tế):
    - Lễ tế làng Phó ổ (13-15/2 âm lịch)
    - Lễ cầu an làng Bao Vinh hạ (9-11/1 âm lịch)
    - Lễ hội truyền thống làng Dạ Lê thượng (15-16/8)
    Hay lễ hội các ***** ngành nghề:
    - 27/2 âm lịch giỗ tổ nghề Kim Hoàn tại phường Trường An, Phú Cát
    - 5/11 lễ tế ngài khai canh tổ nghề gốm được cử hành tại làng Phước Tích , xã Phong Hoà, huyện Phong Ðiền
    Lễ hội theo tục lệ, cầu an theo mùa vụ:
    - Hội đua ghe truyền thống (2/9 dương lịch) tại Sông Hương
    - Hội thả diều Huế tổ chức vào ngày 26/3 dương lịch tại sân Ngọ Môn.
    Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo
    - Nghi lễ đám tang cá ông voi (từ 9-11/2 âm lịch) tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang
    - Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô (23/5 âm lịch) tổ chức tại các am, miếu trong thành phố Huế đặc biệt là ở miếu Âm hồn góc đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn.
    - Lễ cô đàn ở Thủ Lễ (15-17/6 âm lịch) tại đình làng Thủ Lễ xã Quảng Phú, huyện Quảng Ðiền.
    Ðặc biệt vào tháng 7 âm lịch nơi đây tập trung nhiều lễ hội lớn như:
    - Lễ thu tế làng Dương Nỗ tổ chức vào tháng 7 âm lịch hàng năm
    - Hội vật làng Sình tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm
    - Lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
    - Lễ Phật đản rằm tháng 4 âm lịch
    - Lễ hội điện Hòn Chén vào rằm tháng 3 và tháng 7 âm lịch...
    lionesse
  8. sanu

    sanu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    2.493
    Đã được thích:
    0
    Để nói về bản sắc riêng của NA-HT thì có lẽ rất nhiều ,song với chúng tôi chúng tôi luôn mong là bạn của tất cả các bạn.Mảnh đất chúng tôi sinh ra là mảnh đất địa linh nhân kiệt ,chúng tôi luôn mở rộng vòng ta chào đón các bạn .Mong cho tình hữu nghị giữa các BOX luôn luôn tốt đẹp ,bền vững !
    Mở rộng giao lưu học hỏi luôn là điều mà chúng ta mong muốn ,không chỉ vì chúng ta có thêm nhiều kiến thức mới ,mà quan trọng hơn chúng ta có thêm nhiều người bạn mới !Với tư cách là một thành viên box NT,mình rất mong chúng ta sẽ là bạn của nhau ,sẽ hiểu về nhau ,về những mảnh đất mà tất cả chúng ta đang sinh sống và học tập!
    Thân ÁI !

    sanu
  9. LUMBER

    LUMBER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    0
    Hê ! các bác giao lưu hay khoe của thế huh ? Gớm , hãi quá đi mất .
    À , em hỏi khí không phải ,hình như dân TB còn gọi nà dân cái nọ phải không nhỉ ? hèhè
    [​IMG] [​IMG][​IMG]
  10. tvtcnttdhbk

    tvtcnttdhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hi all!
    Tui là dân Xứ Nghệ xin chào tất cả
    Rất mong được bắt tay lam quyen với các bạn
    Bạn gì ở Cần Thơ ơi bạn có thể gới thiêu qua về CT và bản thân bạn được ko vậy vì CT là trung tâm của Tây Đô đúng ko vậy

    Nếu tự cho mình là người thông minh nhất thì bạn đừng hỏi tại sao mọi người không thể hiểu bạn

Chia sẻ trang này