1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIAO LƯU THƯ PHÁP HIỆN ĐẠI VIỆT - NHẬT

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi dungsino, 07/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungsino

    dungsino Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    GIAO LƯU THƯ PHÁP HIỆN ĐẠI VIỆT - NHẬT

    Thông cáo báo chí: giao lưu thư pháp hiện đại Nhật - Việt


    Nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản Việt Nam, buổi giao lưu biểu diễn và diễn giảng Thư pháp hiện đại Nhật Bản- Việt Nam sẽ được tổ chức từ 14h đến 17h ngày mùng 8.11.2008 tại Thiền viện Ngọc Quán (Chùa Cót, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), giữa Hiệp hội Thư pháp Đông Dương với sự có mặt của hơn 20 Thư pháp gia Nhật Bản và nhóm Thư pháp Tiền Vệ Việt Nam Zen?Tei Gang of Five. Trọng tâm buổi giao lưu nhấn mạnh sự chuyển biến bản sắc Thư pháp của các nước đồng văn từ truyền thống đến hiện đại và sự vươn ra bắt nhịp với trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.
    Giao lưu biểu diễn và thuyết giảng Thư pháp hiện đại lần này do Hiệp hội thư pháp Đông Dương (東人?^) chủ trì với mục đích lớn lao là thúc đẩy giao lưu quốc tế thông qua hoạt động nghệ thuật Thư pháp, mà hội vốn có bề dày hoạt động hơn hai mươi năm qua, kể từ cuộc triển lãm đầu tiên tại Bắc Kinh và liên tiếp 25 cuộc giao lưu tại 10 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, Singapore...
    Kể từ khi Hiệp hội Thư pháp Mainichi ra mắt triển lãm và biểu diễn Thư pháp hiện đại lần đầu tiên tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đến nay, Thư pháp Đông Dương là Hiệp hội thứ 2 của Nhật Bản chủ động sang Việt Nam giới thiệu triển lãm và giao lưu với ?ohy vọng sẽ nhận được sự sẻ chia về ý nghĩa cũng như sự cộng cảm của khán giả Việt Nam? (Segita Kouzan- trưởng ban tổ chức). Bởi, đặc trưng của thư pháp như Akahira Taisho từng nói là ?otrường phái vẽ tâm hồn? hay ?oở đó (thư pháp) những cảm giác dựa trên quan niệm thẩm mỹ của tác giả được biểu hiện đa dạng thông qua những hình tượng chữ viết. Trong các tác phẩm thư pháp, tính nhân văn được thể hiện một cách thuần tuý, nguyên vẹn; và cách sống, cách suy nghĩ, cũng như nhân cách của tác giả cũng được phản ánh trong đó. Thư pháp đòi hỏi người viết cũng như người xem một cách sống nhân bản.? Hoặc nói như ngài Tankyu Sano - chủ tịch hiệp hội thư pháp Đông Dương: ?othư pháp đương đại là một cách biểu đạt của cuộc sống và cũng là cách viết về cuộc sống và tâm hồn??
    Đây là lần đầu tiên hiệp hội thư pháp Đông Dương Nhật Bản chủ động giao lưu với nhóm Thư pháp hiện đại duy nhất ở Việt Nam - Zen?Tei Gang of Five (gồm Trần Trọng Dương sn1980, Phạm Văn Tuấn sn1979, Nguyễn Đức Dũng sn1978, Nguyễn Quang Thắng sn1973 và Lê Quốc Việt sn1972). Nhóm lấy chữ Hán và chữ Nôm làm chất liệu và không ngừng tiếp thu chủ thuyết nghệ thuật hậu hiện đại, mà trọng tâm là nghệ thuật trừu tượng biểu hiện phương Tây và Thư pháp Thiền Nhật Bản. Từ cuối 2006, nhóm đã có những động thái kết hợp Thư pháp với một số loại hình nghệ thuật đương đại mang tính truyền thông đa phương tiện (multimedia). Đây là bước ngoặt trong lịch sử Thư pháp Việt Nam, bẻ ghi từ truyền thống sang hiện đại, từ phép viết chữ sao chép thông thường tới sự biểu hiện của tâm hồn và nhân cách, được cụ thể hoá qua các cuộc triển lãm trong nước như ?oHồn Thu thảo?(Văn miếu, 2007), Chữ?(Tho Studio, 2007), ?oVũ hội chữ?(Maison des art, 2008), ?o ?oTôi nghe như thế này?(Art Vietnam gallery, 2008), gần đây nhất là biểu diễn Thư pháp hành vi tại Thiền Quán 365 Nguyễn Khang và triển lãm sắp đặt Thư pháp ?oĐiện tâm đồ? tại L?TEspace .
    Trong cuộc giao lưu văn hóa Nhật- Việt lần này, nhóm Zen?Tei Gang of five sẽ giới thiệu cho các Thư pháp gia Nhật Bản và khách thưởng ngoạn về lịch sử Thư pháp Việt Nam trong 1000 năm qua, kiến giải cảnh huống và đặc trưng riêng của Thư pháp hiện đại Việt Nam - nhất là Thư pháp chữ Nôm - thứ văn tự truyền thống duy nhất do chính người Việt sáng tạo. Các thành viên của nhóm thư pháp Tiền Vệ Việt Nam sẽ cùng các thư pháp gia Nhật Bản biểu diễn thị phạm 20 bức thư pháp hiện đại cỡ lớn. Đây là phần thú vị và ngẫu hứng nhất của cuộc giao lưu, hứa hẹn những khoảnh khắc xuất thần cống hiến khoái cảm cho người thưởng lãm.
    Một điều đáng chú ý khác nữa, đây là lần đầu tiên một cuộc giao lưu biểu diễn thư pháp được tổ chức trong không gian u tịch của một ngôi chùa thuộc Thiền phái Tào Động - Thiền viện Ngọc Quán (chùa Cót) Đây là một ngôi chùa đẹp đã hun đúc ra nhiều nghệ sỹ và lưu giữ nhiều tác phẩm thư pháp nằm ngay giữa làng Hạ Yên Quyết trong nội thành Hà Nội. Không gian tĩnh lặng của tôn giáo kết hợp với triết thuyết của người xưa luôn là duyên cớ để sản sinh ra nghệ thuật đỉnh cao. Phải chăng đây là lý do khiến các thư pháp gia Nhật - Việt đi fìm một không gian khá lý tưởng cho những hoạt động giao lưu và trình diễn thư pháp. Có người từng ví von, chùa Việt là một bảo tàng sống của văn hóa Việt. Việc tổ chức giao lưu thư pháp tại không gian chùa là một cách rất hiệu quả để giới thiệu văn hóa truyền thống Việt Nam cho các bạn Nhật Bản cũng như du khách trong và ngoài nước. Mặt khác, đây cũng là một không gian khá lý tưởng cho những hoạt động giao lưu và trình diễn thư pháp.
    Cuộc giao lưu thư pháp này là lần đầu tiên nhóm thư pháp Tiền Vệ Việt Nam được tiếp xúc và trao đổi học thuật trực tiếp với các thư pháp gia Tiền Vệ Nhật Bản. Trước đây, những ảnh hưởng của thư pháp hiện đại Nhật Bản đến Việt Nam hầu như thông qua sách vở, mạng internet và các kênh thông tin khác. Là những người say mê với những kỹ pháp của thư pháp hiện đại, nhất là các kỹ pháp của Nhật Bản, nhóm Tiền Vệ hy vọng trong lần giao lưu này sẽ học hỏi thêm được những điều mới. Nhưng quan trọng hơn cả là cá tính sáng tạo và tính trừu tượng vốn nằm sẵn trong giấy bút mực nghiên. Như nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng từng nhận xét về thư pháp Tiền Vệ: ?onét và sự biến đổi không cùng của nét trong quá trình trừu tượng hóa tự sự vật cụ thể là một thành tựu của thư pháp, tuy nhiên để cho chữ mang ngữ nghĩa nét trong chữ không thể phát triển đến mức phi lý, đây chính là cái giới hạn mà các họa gia muốn vượt qua để đi đến cái đẹp thuần túy hoặc mang tính biểu hiện. Như vậy vốn thư pháp sinh ra từ tượng hình có cơ hội quay trở lại các hình thức mô tả hoặc tượng trưng, và càng làm rõ cái nghĩa thư họa đồng nguyên. Mực lan tỏa tự do trên giấy, với độ ngấm nước và độ nhòe nào đó tạo ra các mảng đẹp, dù không có mầu nhưng có sắc độ. Nét đi với mảng tạo ra nhiều tương phản đậm nhạt khác nhau, và nếu người vẽ, viết có sự sâu xa về tinh thần, sự điêu luyện của bút lực thì bức thư họa không cần đến nội dung, mà đã có vẻ đẹp chân thiện? Tuy nhiên, sự tiến đến trừu tượng đã trở thành một trào lưu lớn của thư pháp đương đại, nó quyết không chui vào cái ***g ngũ thể (năm kiểu chữ) nữa, để dẫu có viết đẹp cũng chẳng hơn cổ nhân. Từ thư pháp tĩnh tại, viết trên giấy thuần túy, tiến đến nghệ thuật hành vi, chỉ có một bước. Nhà nghệ thuật không quan trọng ở sản phẩm, mà quan trọng ở hành động sáng tạo, và sáng tạo ở bất cứ đâu, vật thể nào, mặt phẳng nào, cứ gì phải là bút nghiên mực giấy.?

    Đây chắc chắn sẽ là một bữa tiệc văn hóa Nhật - Việt mang đậm tinh thần và phong cách Á Đông. Buổi giao lưu sẽ góp phần tích cực tăng cường sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam.


    http://moderncalligraphy.vn/vi/libdetail/p0/c19/59/Thong-cao-bao-chi-giao-luu-thu-phap-hien-dai-Nhat-Viet.html

Chia sẻ trang này