1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi duyhaopt, 23/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhaopt

    duyhaopt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    giáo sư Nguyễn Lân Dũng

    Xin lỗi cho tôi hỏi địa chỉ email của giáo sư Nguyễn Lân Dũng . Có ai biết nói giùm cho tôi biết được không (tôi có một vấn đề rất cần hỏi giáo sư )
    Chân thành cảm ơn
  2. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Vì trả lời ngay cho bạn nên có thể không chính xác lắm. Hình như là landungnguyen@hn.vnn.vn và landungng@hn.vnn.vn. Bác có ít nhất là hai email này. Để tôi về xem lại rồi trả lời thêm cho bạn.
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Chính xác là dungnguyenlan@hn.vnn.vn. Bạn có thể thấy địa chỉ này trong mục Hỏi gì đáp nấy trên báo Nông nghiệp Việt Nam.
  4. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Nói đến CNSH ở VN, không ai không biết đến Ông GS này. Ông không chỉ nổi tiếng giữa những người làm công tác KH mà cả các bà nông dân "chân đất" cũng biết tiếng Ông. Không phải họ chỉ biết Ông vì Ông là đại biểu Quốc hội, hay trả lời các câu hỏi khoa học hắc búa trên ti vi, mà nông dân còn biết được Ông qua những nhà xưởng, công trình được xây dở dang qua các khuyến cáo khoa học và tư vấn trực tiếp của Ông. Không hiểu tại sao, hình như chính sách của Nhà nước khuyến khích như vậy hay sao mà hầu như tại địa phương nào Ông cũng để lại được "dấu ấn". Nếu ai chịu khó đi làm 1 cuộc điều tra thì chắc sẽ thấy phần lớn các công trình nửa vời ấy (tảo, nấm, phân vi sinh) chưa bao giờ cho ra một sản phẩm nào! Nông dân chỉ còn cách bảo nhau "ngu thì phải chịu", may cho các nhà KH nửa mùa thật, không biết ở nước ngoài thì như thế nào?
    Gần đây nhất là con chuột hải ly. Khổ thân cho Cty Nấm Thiên Tân (lại lầ 1 Cty nấm), đáng nhẽ họ sẽ gặt hái ùm ùm thì Thủ tướng Ng: Công Tạng lại nghỉ hơi sớm để có 5 ngày sau đó Nhà nước quyết định tiêu hủy hết chuột hải ly. Khi đó họ mới bán được có mấy trăm đôi chuột giống, lãi chưa được bao nhiêu, không biết có đủ trả tiền công tuyên truyền cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hay không?
  5. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Phê phán có cái hay của nó. Với cách hành văn của bạn, chưa chắc bạn đã phê phán mạnh hơn tôi đâu. Và nữa, tôi chưa bao giờ gõ sai tên người, nhất là một nguyên phó Thủ tướng Chính phủ.
    Về GS Nguyễn Lân Dũng, tôi cũng có biết một vài dự án ... thất bại của ông. Dù lúc đó quy trách nhiệm là ... trách nhiệm chung. Nhưng tôi thực sự không muốn nhắc lại chuyện đó ở đây. Tôi nghĩ, phê phán đi kèm theo là giải pháp tháo gỡ sẽ mang tính xây dựng nhiều hơn là chỉ công kích để mà công kích. Thân.
  6. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Cám ơn bạn đã góp ý! Tôi cũng không thuộc type người mặc quần chùng, áo dài đứng ngoài chỉ trích. Thực sự phê phán dễ hơn thực hiện. Bạn nói chỉ ra cách tháo gỡ thì tốt hơn phê phán... Tớ cũng hoàn toàn đồng ý!
    Nhưng thực sự khi nhà xưởng đã được xây (trong đó có cả cơ quan cũ của tớ) thì ai chả muốn tháo gỡ. Nhưng ngay cả ý chí tận dụng được đến đâu hay đến đấy cũng trở thành bất khả thi thì thực sự người ta phải đánh giá cái "nhà khoa học" ấy như thế nào. Ai cũng biết từ kết quả một công trình nghiên cứu cho đến lúc nó được ứng dụng còn đòi hỏi giải pháp công nghiệp. Thực sự thì giải pháp công nghiệp cũng là những công trình nghiên cứu. Nhưng khi ngay cả kết quả của nghiên cứu chính cũng chưa hoàn thiện, thì làm sao có được các công đoạn sau. Ví dụ như việc nuôi tảo Torula để làm thức ăn gia súc. Những nhà máy sản xuất tảo tôi đã được thăm quan ở nước ngoài, nhưng họ cũng gặp rất nhiều giới hạn trong sử dụng do hệ số tiêu hóa thấp trong hầu hết các loại vật nuôi, tỷ lệ giới hạn rất thấp trong hỗn hợp... Trong khi đó (nhất là vào đầu những năm 90'' ở VN), ta chưa có một thiết bị sấy khô cụ thể nào mà đã triển khai hàng loạt các cơ sở nuôi cấy. Vậy khăc phục để sử dụng cái hỗn hợp 98% nước ấy như thế nào? GS Ng; Lân Dũng giải quyết bằng trộn trực tiếp vào thức ăn khô! Không biết giá trị của cái hỗn hợp nước-tảo ấy là bao nhiêu, nhưng 1 bao thức ăn hỗn hợp lúc đó đã bằng 1 tháng lương kỹ sư I, hoặc lượng dầu để sấy khô để có 1 kg tảo cũng hơn 2 tháng lương vị kỹ sư kia (nếu những cơ sở ấy có thiết bị sấy)... Cũng may hiện tại gỉ đường lại không có đủ để cung cấp cho cáp hợp đồng từ TW để họ làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp vi sinh (ví dụ như sx mì chính...).
    Tớ cũng xin lỗi, thật sự tớ cũng chẳng thuộc tên hết các vị lãnh đạo chứ đừng nói đến viết tên đúng của họ!! Thực sự chính trị cũng chỉ là một nghề (), thật quan tâm thì biết, không thì thôi, chắc đấy không phải là lỗi (nhưng có khi tiểu sử các vị tướng lĩnh trong kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp thì tớ lại thuộc tương đối đấy-sở thích sư tầm thôi, không liên quan gì đến CNSH).

Chia sẻ trang này