1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giao tiếp xã hội của người Hà nội

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi mh39c1, 27/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    Giao tiếp xã hội của người Hà nội

    Giao tiếp xã hội của người Hà nội
    From VASC

    "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
    Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
    "

    Thượng Kinh tức là kinh đô Thăng Long. Câu ca cổ khẳng định nếp sống thanh lịch truyền thống của người Thủ đô từ bao đời nay. Sự thanh lịch ấy thể hiện trước hết ở lời nói :

    "Người thanh tiếng nói cũng thanh
    Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
    Chim khôn kêu tiếng rảng rang,
    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
    "

    Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Hà Nội ở đây là nói trong diện hẹp, vùng 36 phố phường xưa - nội thành hôm nay. ở ven ngoại thành, về phía Nam như làng Sét (Thịnh Liệt), làng Đơ Đồng (Triều Khúc), phía Tây Bắc như kẻ Bưởi, kẻ Noi (Cổ Nhuế), phía Tây như làng Dần (Trung Kính), tất nhiên cách phát âm cũng có khác.

    Kẻ chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc cả tiếng nói của bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất, đẹp nhất.

    Cái đẹp của tiếng nói Hà Nội còn ở chỗ biết cách sử dụng trong mối giao tiếp xã hội. Người Hà Nội có vốn từ giàu có, nhưng điều quan trọng là cách dùng từ đúng chỗ và cách ăn nói tế nhị, lịch sự, có ý thức về lời ăn tiếng nói của mình:

    "Lời nói không mất tiền mua,
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
    ."

    Lời ăn tiếng nói là biểu hiện đầu tiên của giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, giao tiếp xã hội không phải chỉ là lời ăn tiếng nói mà còn đẹp ở thái độ, cử chỉ, cùng toàn bộ những tập tục trong nếp sống hàng ngày.

    Trong quan hệ với bạn bè, khách khứa, người Hà Nội bao giờ cũng có một thái độ hiếu khách truyền thống, nồng nhiệt mà không thô bạo, niềm nở mà không suồng sã. Khi khách đến nhà, người chủ dù bận việc cũng phải đứng dậy mời chào, nếu đang mặc quần áo ở nhà, thì phải "xin lỗi" khách mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh rồi mới tiếp khách. Khi khách ra về, bao giờ chủ nhà cũng đưa tiễn khách ra tận ngoài cổng...

    Khi tham dự các cuộc ăn uống, người Hà Nội bao giờ cũng giữ nền nếp "ăn trông nồi, ngồi trông hướng" và luôn luôn tuân thủ những tập tục thanh lịch cổ truyền như so đũa trước khi ăn, mời người già, người cao tuổi gắp món ăn trước rồi mình mới gắp theo, có miếng ngon thì lưu ý tiếp cho khách trước, người Hà Nội thường ăn uống từ tốn.

    Khi ra đường, người Hà Nội biết kính già, giúp trẻ, nhường nhịn phụ nữ Khi có việc đến nhà ai, người Hà Nội thường có thói quen gõ cửa, "đánh tiếng" và chào hỏi nhã nhặn, chứ không xồng xộc bước vào nhà người ta; khi chưa gặp chủ nhà, nếu gặp những người hàng xóm, thì không bao giờ "giương mắt nhìn" hoặc "lầm lũi bước" mà không chào hỏi.

    Tóm lại, đó chính là nếp sống thuần hậu, khiêm nhường, thanh lịch của người Thăng Long - Hà Nội mà xưa kia Phạm Đình Hổ từng ca ngợi trong Vũ Trung tuỳ bút. Ông cho biết vào thời ông còn nhỏ, tức thời Lê Cảnh Hưng, "Phong tục chuộng thói trung hậu, mọi người hàng ngày giao tiếp với nhau có ý khoan dung, bình dị, giữ thói khiêm nhường. Nếu ai có điều gì sằng bậy, thì chỉ sợ người ta biết mà chê cười. Đến như những kẻ hoạn quan, quí thích và những kẻ con em vô lại rong chơi, cũng chưa dám công nhiên làm càn. Nếu có kẻ nào không theo lễ phép mà làm sằng, thì những bậc phụ lão nhà lương gia lại ngầm đem chuyện ấy để răn bảo con cháu".
    Từ ngàn xưa, người Thăng Long - Hà Nội đã có nếp sống "có lịch có lề". Đó chính là truyền thống văn minh - văn hiến ngàn năm trong thế ứng xử của người Hà Nội.

    Đó là sự dung hợp giữa cái "đất lề, quê thói" của người nông dân thuần hậu chốn làng quê với cái "đất lề, kẻ chợ?T của người Thợ thủ công tinh tế lịch lãm chốn thị thành, phường phố Thăng Long văn vật.

    Đó chính là những gì tiêu biểu nhất và mẫu mực nhất của thế ứng xử Việt Nam.



    Đại Ca
  2. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Đại ca tài quá, copy n'' paste không biết mỏi mệt thế này, Đại ca dịch cho em câu này nhé:
    Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung
    Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu
    Đại (ca) xử tiểu (đệ) cạo, tiểu (đệ) bất cạo bất ???
    Được long40d sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 27/10/2003

Chia sẻ trang này