1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giấy miễn thị thực 5 năm

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi missakana, 01/04/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kirstan

    kirstan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái này hơi bị quay quay
    Hỏi: Tôi lấy chồng người nước ngoài. Nếu tôi muốn bảo lãnh chồng tôi về Việt Nam sinh sống với tôi, thì cần những thủ tục gì, làm thế nào và ở đâu?
    Trả lời:
    Việc bảo lãnh cho chồng bà về Việt Nam sinh sống, phải thực hiện những thủ tục sau đây: bà phải cung cấp giấy tờ chứng minh việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài cho Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao để hợp pháp hoá (Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/07/2002). Kèm theo giấy tờ này, người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam được thực hiện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).
    Sau khi chồng bà được tạm trú tại Việt Nam, bà phải thực hiện thủ tục xin thường trú cho ông ta. Thủ tục này được thực hiện tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    Hồ sơ xin thường trú bao gồm:
    * Ảnh và đơn xin thường trú theo mẫu do Bộ Công an quy định;
    * Lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà chồng bà là công dân;
    * Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà chồng bà là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho ông ta được thường trú tại Việt Nam;
    * Giấy tờ chứng minh việc đăng ký kết hôn giữa bà với người nước ngoài đã được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hoá và Bản chụp hộ chiếu của ông ta.
    Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định việc xin thường trú của chồng bà.
    Sau khi đã được cấp thẻ thường trú, định kỳ 3 năm 1 lần, người nước ngoài thường trú phải trình diện tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi trình diện phải xuất trình Thẻ thường trú và nộp ảnh để được đổi thẻ mới. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện ngay việc cấp đổi thẻ mới, miễn phí (Nghị định 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/05/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).
  2. kirstan

    kirstan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    0
    Lại có tiết mục này nữa này
    Có thể bảo lãnh cho bạn tôi là người nước ngoài đến VN sinh sống không?

    Hỏi: Tôi có người bạn 19 tuổi và em gái 16 tuổi hiện đang sống ở Cộng hòa Côte d''Ivoire, hiện chỉ còn 2 anh em sống với nhau do bố mẹ vừa qua đời. Liệu tôi có thể bảo lãnh hay làm gì để giúp bạn tôi qua Việt Nam sinh sống hay không? Nếu được thì tôi phải làm gì? Hiện tôi 23 tuổi và đang làm nhân viên kinh doanh. Mong nhận được hồi âm sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Trả lời:
    Điều 2 Pháp lệnh số 24/1999/ PL?"UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ngày 28/04/200 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định:
    ?Cơ quan, tổ chức Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được mời người nước ngoài vào Việt Nam.
    Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm mục đích nhập cảnh của người nước ngoài; bảo đảm tài chính và cộng tác với các cơ quan nhà nước giải quyết các sự cố phát sinh đối với người nước ngoài?.
    Áp dụng quy định pháp luật trên đây đối với trường hợp bạn nêu, bạn có thể giúp bạn của mình bằng cách mời họ qua Việt Nam sinh sống. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam, bạn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nhập cảnh và cư trú. Cụ thể như sau:
    - Khi mời người nước ngoài vào Việt Nam, bạn phải làm đơn và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh (bạn có thể xin mẫu đơn tại cơ quan quản lý xuất nhâp cảnh). Đơn phải có xác nhận theo quy định sau đây:
    ?oNếu người mời là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
    Nếu người mời là người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên, thì đơn phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập?.
    (điểm b, mục 2, Phần I Thông tư Liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao ngày 29/01/2002 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/05/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư Liên tịch số 01/2007/TTLT-BCA-BNG của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao ngày 03/01/2007 liên quan đến vấn đề này).
    - Cục Quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn hoặc đơn đề nghị (điểm c, mục 2, Phần I Thông Liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG) .
    Khi được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận cho bạn mời người nước ngoài vào Việt Nam, bạn phải giúp bạn của mình thực hiện thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
    Hồ sơ xin cấp thị thực gồm: một đơn (xin tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại) kèm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (Điều 4 Pháp lệnh số 24/1999/ PL?"UBTVQH10 và mục 1, Phần II Thông Liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG).
    Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, bạn của bạn phải khai báo tạm trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Thủ tục khai báo tạm trú gồm: xuất trình hộ chiếu, tờ khai nhập xuất cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực; khai vào phiếu khai báo tạm trú theo mẫu do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành (Điều 11 Pháp lệnh số 24/1999/ PL?"UBTVQH10 và mục 2, Phần III Thông Liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG).
  3. kirstan

    kirstan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    0
    Còn một số vấn đề về người NN làm việc ở VN, DKKD ở VN v.v cũng có trong quehuong.org.vn, vô mục hỏi-đáp, bạn nào có nhu cầu hỏi sẽ được đáp (Ai chủ xị trang web này còn không biết chia tiền cò cho mình hí hí )
  4. janiloveyou

    janiloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Bài viết:
    1.125
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  5. ngoc_tama4406

    ngoc_tama4406 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Thanks sis Kirstan nhiều (mặc dù còn lâu nữa mình mới xài cái này :D )
  6. cuchidatthep

    cuchidatthep Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    Trước đây không có thẻ tạm trú thì cứ gia hạn visa theo dịch vụ, nên cũng chả care, 195 US/1 năm. 100US/ 6 tháng
    Đùng một cái họ không cho gia hạn nửa, phải ra khỏi VN sau đó nhập lại bằng đường không 95 US/ 3 tháng, hết 3 tháng rồi lại ra, lại nhập... sống sao nổi đây hả giời?
    muốn có thẻ tạm trú phải có một trong những thứ sau đây:
    - giấy kết hôn, kèm theo tài sản của người bảo lảnh như nhà cửa, đất đai, việc làm ổn định và những thứ lằng nhằng khác.
    - giấy phép lao động ( coppy từ web sở lao động)
    HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

    SỐ BỘ HỒ SƠ: 01

    THÀNH PHẦN HỒ SƠ:
    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu số 4
    2. Một trong các loại văn bản tương ứng với các trường hợp sau:
    - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu số 1 đối với trường hợp người nước ngoài được tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động;
    - Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam đối với trường hợp người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
    - Hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài đối với trường hợp người nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam vào Việt nam thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao kèm theo văn bản của phía nước ngoài xác nhận người nước ngoài có thời gian làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài từ 02 năm trở lên;
    - Giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam đối với trường hợp người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
    3. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp.
    4. Bản lý lịch tự thuật có dán ảnh của người nước ngoài theo mẫu số 2.
    5. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì do Bệnh viên Đa khoa cấp tỉnh hoặc do một trong 05 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh sau đây cấp:
    - Bệnh viện Chợ Rẫy;
    - Phòng khám đa khoa quốc tế Columbia;
    - Bệnh viện Thống Nhất;
    - Bệnh viện Việt ?" Pháp;
    - Phòng khám đa khoa quốc tế Oscat/AEA.
    6. Một trong các loại bản sao văn bản chứng nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật tương ứng với các trường hợp sau:
    - Chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
    - Giấy xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động đối với trường hợp người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý nhưng không có chứng chỉ, bằng công nhận.
    - Bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó đối với trường hợp người nước ngoài được tuyển dụng làm cầu thủ bóng đá cho các câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam.
    7. 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.
    8. Một trong các loại chứng từ về tuyển dụng lao động đối với trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam tuyển dụng lao động nước ngoài như sau:
    - Bản sao chứng từ đăng thông báo tuyển dụng lao động vào làm việc tại vị trí dự kiến tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc trên báo của trung ương hoặc báo của địa phương, thời điểm thông báo phải trước khi tuyển dụng ít nhất là 30 ngày.
    - Bản sao chứng từ tuyển dụng lao động là người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm tại Việt Nam.
    Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt;
    Phiếu lý lịch tư pháp; giấy chứng nhận sức khỏe; giấy xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận; văn bản chứng nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật (bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt;
    Bản dịch, bản sao phải được công chứng Việt Nam công chứng.

  7. cuchidatthep

    cuchidatthep Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    DANH MỤC TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG


    I. Doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về tuyển dụng, quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    1. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;
    2. Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam;
    3. Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế;
    4. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ;
    5. Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
    6. Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập;
    7. Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam;
    8. Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;
    9. Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    10. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

    II. Những trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không cần phải có giấy phép lao động

    1. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
    2. Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
    3. Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    4. Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
    5. Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
    6. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian không quá 03 (ba) tháng;
    7. Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
    8. Người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
    - Học sinh, sinh viên;
    - Phu nhân, phu quân của người nước ngoài làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; người giúp việc gia đình.
    9. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không theo các hình thức sau:
    - Thực hiện hợp đồng lao động;
    - Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam;
    - Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế;
    - Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
    - Chào bán dịch vụ;
    - Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  8. Aasthaa

    Aasthaa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Trời, sao cái trích dẫn của chị V lằng nhằng dữ dội zị. Để e check lại coi sao. Trường hợp xin tạm trú dài hạn cho vợ/chồng mà cũng đòi work permit là k hợp lý, vì có thể nhiều trường hợp vợ/chồng là người phụ thuộc và k làm việc thì lấy đâu ra work permit
  9. cuchidatthep

    cuchidatthep Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    Ngày mai là ngày cuối cùng visa của chồng, hai đứa mua vé chạy qua Thai vài ngày rồiqua lại VN đời khổ thế đó..... đang rối như canh hẹ, về lại VN mới làm thủ tục lảnh chồng ở lại VN, điều này lẽ ra làm lâu rồi nhưng do chủ quan không làm,
    Sau bao nhiêu ngày vất vả mới tìm được đường binh cho ổng trở lại VN sớm, nhà mình phải chuẩn bị mọi cái trước khi đón chàng qua, đừng để như chị nước đến chân mới chạy mệt l81m, và tốn kém nửa.
    Hảy giải quyết từng khâu một, theo từng thủ tục
    - Giấy Đăng ký kết hôn
    - work permit
    - thẻ xanh
    Nếu không làm được những việc đó, thì khó lắm cho việc gia hạn visa, thủ thục gia hạn không còn dể như trước nửa.
  10. hasapa

    hasapa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2008
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Chị ơi!
    Đúng là đợt này visa có vẻ khó khăn thật, em thấy nhiều người chỉ xin được visa 1 tháng thôi nhá, khiếp nhờ, 1 tháng thì cứ phải đi nước ngoài suốt nhờ, tình hình chắc sẽ khôg kéo dài đâu chị.
    Đằng nào cũng phải làm thì cứ lạc quan lên mà sống. Chẹp, cứ coi dạo này mình vất vả nên hai vợ chồng phải đi Holiday ở Thái Lan :D , nhá! nhá!
    Đời có mấy tí mà cứ buồn lâu.
    Chúc hai anh chị có great time ở Thái Lan nhá.
    Giá chị đi sớm mấy ngày thì có khi mình đã gặp nhau để 888 ở sân bay
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này