1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gieo mầm chữ trên mảnh đất nghèo khó

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi M_n_M_new, 01/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. M_n_M_new

    M_n_M_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Gieo mầm chữ trên mảnh đất nghèo khó

    Gieo mầm chữ trên mảnh đất nghèo khó
    Vì chính thế hệ tương lai của Simacai
    Simacai là một huyện mới tách ra từ huyện Bắc Hà - Lào Cai nên còn rất khó khăn. Học sinh trong huyện đếm trên đầu ngón tay, không có nổi một trường trung học phổ thông. Tổng số giáo viên toàn huyện có 295 người. Cuộc sống khó khăn và cô quạnh nhưng họ vẫn hết mình vì học sinh thân yêu.

    Cái đói nghèo vẫn lẩn quất trong huyện, cả 13 xã đều đặc biệt khó khăn. Độ che phủ của rừng chỉ còn 15%, vẻn vẹn 714 ha canh tác được một vụ lúa nước, 3.000 ha ngô. Rừng kiệt, ruộng không có, tỷ lệ đói nghèo 45,6%. Đường ôtô chỉ vào được đến trung tâm xã, còn các thôn bản thì gần như không có.

    Mất gần trọn một buổi sáng đạp đá đến tứa máu chân, chúng tôi mới đến thôn Lù Dì Sán thuộc xã Sán Chải, một thôn nghèo vàõ khó khăn nhất huyện Simacai. Đây là vùng xa, sông cạn, hàng năm khô hạn, ngoài những bãi lau, tranh, sim là đồi núi trọc, đất sỏi vàng như gạch non. Cây cỏ chỉ sống về mùa xuân, mùa hè xơ xác khô rạc. Những mảnh ruộng khô cằn rúm ró, đất không trồng nổi lúa chỉ trồng được ngô và đậu. Thôn như một đảo ốc nhỏ, một bên là vách núi dựng đứng, dưới là dòng sông trắng ngăn cách với Trung Quốc, và một bên là huyện Xí Mần (Hà Giang). Từng nhà trát đất vắt bùn rơm. Gia đình nào cũng thừa nắng gió và thiếu thực phẩm ấm bụng, ấm người.

    Trường Lù Dì Sán nằm giữa thôn, là phân hiệu của trường tiểu học xã Sán Chải. Duy nhất chỉ có hai thầy giáo - một người Kinh và một là người dân tộc Mông, chỉ có 29 học sinh. Không có điện, không đài, không báo, trường cách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Thầy giáo Ngô Văn Tú, 23 tuổi quê ở ý Yên, Nam Định tâm sự: ?oƠ đây khó khăn nhất là ăn uống và đi lại. Chúng mình thay phiên nhau, mỗi tuần ra huyện mua thức ăn một lần phục vụ cả tuần, mỗi lần đi về phải nghỉ mất một ngày thì mới làm được việc?.

    Thầy Tú thổ lộ: ?oTrước đây có cô Hằng dạy được hơn một tháng, cô Huệ dạy được 14 ngày đã khóc bỏ về, không chịu được sự khắc nghiệt của khí hậu, nhất là cái lạnh lẽo cô đơn?. ở đây, niềm vui duy nhất của các thầy chính là những giờ lên lớp và soạn bài cùng với tiếng đàn ghita được dạo lên trong những lúc buồn và chán nản.

    Hầu hết các em ở đây không biết tiếng Kinh nên việc dạy của các thầy cũng gặp nhiều khó khăn. Thầy Giàng Seo Phủ cho biết, ngoài việc dạy học, sáng sáng phải đến từng nhà gõ mõ mời các em đi học. Trong đám học trò vây quanh chúng tôi đen nhẻm và lem luốc có em Ma Thị Váy, trên lưng đang địu em ngủ, được coi là học khá nhất và nói tiếng Kinh rất giỏi. Em cho biết: ?oNăm nay 10 tuổi, học lớp 4. Bố mẹ không bắt làm nương, rất thích đi học?. Còn em Lù Thị Mẩy, gầy guộc không biết tiếng Kinh. Em không nhớ nổi mình năm nay bao nhiêu tuổi. Em cho biết: ?oBố mẹ không cho đi học bảo bây giờ phải lo cái bụng đã?.

    Với tấm lòng vì học sinh, các thầy chấp nhận tất cả. Các thầy chia nhau đến từng gia đình động viên các em đi học. Có những gia đình khó khăn, neo người các thầy cùng xắn tay giúp trồng ngô. Với tấm lòng đầy nhiệt tình, không phụ công ơn, các học trò của thầy đều ham học. Hai chín em chia ra bốn lớp, có hai lớp 1, một lớp 4 và một lớp 5; lớp 2 và 3 được học dồn cùng với các lớp kia. Mặc dù còn khó khăn thiếu thốn, nhưng các em vẫn đi học đầy đủ, có những hôm mưa phùn gió rét tưởng phải nghỉ học, thế nhưng 7 giờ sáng cả lớp học đã đông đủ không thiếu một em. Nhìn lũ trẻ chân đất, em thì có mảnh áo mưa cũ, em thì ướt lướt thướt chân tay nhem nhuốc đất bùn tím bầm, hai thầy thương phát khóc, đốt lửa cho các em sưởi. Có em đứt gần hết cúc áo, phong phanh hở cả bụng và ngực, thầy khâu lại cẩn thận. Kiên nhẫn, các thầy đã dạy các em từng nét chữ tỷ mỉ chăm chút, có em ba buổi học mới thuộc được một chữ cái, vì chưa biết tiếng phổ thông. Em Lù Seo Chẩn, 16 tuổi học lớp 5, cho biết: ?oEm thích đi học, học đến bao giờ để trở thành chú bộ đội hoặc thầy giáo mới thôi?.

    Với 23 hộ dân, cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình của các thầy, họ đã ý thức được sự học. Chủ tịch huyện Giàng Seo Lừng cho biết: ?oLà huyện mới nên mỗi năm Nhà nước đầu tư 6 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ đầu tư cho 7 thôn khó khăn nhất huyện, trước hết là con đường đến thôn, sau đó là các dự án trồng lúa nước 2 vụ và tập trung vào trường học. Đến năm 2003 sẽ có trường THPT?. Ông Lừng cho biết, huyện chuẩn bị đầu tư làm trường Lù Dì Sán bằng gỗ, thay cho ngôi nhà dột nát. Được như vậy quả đáng mừng, sẽ mang lại cho các thầy hơi ấm, xoá đi cái lạnh lẽo buồn tẻ đang theo đuổi người dân nơi đây và bọn trẻ sẽ thấy ham học và đến trường đông hơn.

    Lý Hà

Chia sẻ trang này