1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gilles Deleuze & Felix Guattari, "Giới thiệu: Thân rễ".

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 08/09/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    .........................
    5 và 6, nguyên lí bản đồ học và thú chơi đề-can: thân rễ không tuân theo bất cứ mô hình cấu trúc hoặc sinh sản nào. Nó là kẻ xa lạ với bất cứ ý tưởng về trục di truyền tức cấu trúc chiều sâu nào. Một trục di truyền giống như một đối tượng đồng nhất trục mà các giai đoạn kế tiếp nhau được tổ chức trên đó; một cấu trúc có chiều sâu giống với một chuỗi cơ sở có thể bị gãy vỡ thành những phần tử nằm kề nhau, trong khi sự đồng nhất sản phẩm này chuyển sang một chiều kích khác mang tính biến đổi và chủ quan. Điều này không cấu thành một khởi điểm từ mô hình biểu đạt dạng cây, hay hệ rể – rễ cái tức những bó rễ (“cây” của Chomsky chẳng hạn, được kết hợp với chuổi cơ sở và biểu đạt quá trình của thế hệ của nó dưới dạng logic nhị phân). Một sự biến thiên ở hình thức tư tưởng xưa cũ nhất. Đó là quan niệm của chúng ta, rằng trục di truyền và cấu trúc thâm sâu là quan trọng hơn mọi nguyên lí tái sinh vô cùng tận của đồ hình. Mọi logic dạng cây đều là logic đồ hình và tái sinh. Trong ngữ học cũng như phân tâm học, đối tượng của nó là một tiềm thức vốn đại diện chính nó, được kết tinh thành những phức hợp có hệ thống, trải dọc theo trục di truyền và phân bố trong phạm vi cấu trúc cú pháp. Mục tiêu của nó là để mô tả một nguyên trạng, giữ cân bằng trong các quan hệ liên chủ thể, tức để thám sát một tiềm thức, nghĩa là nó đã có ở đó từ lúc khởi đầu, ẩn nấp nơi sấu kín tối tăm của trí nhớ và ngôn ngữ. Nó gồm có đồ hình, trên cơ sở một cấu trúc quá mã tức trục chống đỡ, một cái gì đó đã được làm sẵn. Cái cây khớp nối và sắp xếp các đồ hình theo thứ bậc; các đồ hình giống những chiếc lá trên cây.

    Thân rễ hoàn toàn khác biệt, là bản đồ, không phải đồ hình. Hãy lập một bản đồ chứ không phải một đồ hình. Phong lan không tái sinh đồ hình của ong vò vẽ; nó hình thành một bản đồ với con ong, trong một thân rễ. Cái phân biệt bản đồ với đồ hình là nó hoàn toàn hướng đến một thử nghiệm tiếp xúc với điều thực. Bản đồ không tái sinh một tiềm thức tiếp xúc với điều thực. Bản đồ không tái sinh một tiềm thức tiệm cận với chính nó; nó kiến tạo tiềm thức. Nó tăng cường những kết nối giữa các lĩnh vực, di dời những bế tắc của phi quan thể, mở toang chúng ra một mặt phẳng nhất quán. Nó chính là một phần của thân rễ. Bản đồ mở và kết nối ở mọi chiều kích của nó; nó có thể tách, đảo ngược, dễ sửa đổi. Nó có thể bị xé rách, đảo ngược, thích ứng với bất cứ sự lắp đặt nào, có thể được chỉnh sửa bởi một cá nhân, nhóm hay tổ chức xã hội. Nó có thể được vẽ trên tường, được quan niệm như một tác phẩm nghệ thuật, được kiến tạo thành một hành động chính trị hay trầm tư mặc tưởng. Có lẽ một trong những đặc tính quan trọng nhất của thân rễ là nó luôn có nhiều lối vào; trong ý thức này, hang hốc là một thân rễ động vật, và đôi khi nó duy trì khu biệt giữa các thăng tuyến là những lối nhỏ và kho lưu trữ hay địa tầng sống (ss. the muskrat). Một bản đồ có nhiều lối vào, là đối lập với đồ hình vốn luôn quay về với tính “đơn điệu”. Bản đồ phải liên quan đến việc thực thi, trong khi đồ hình luôn bao gồm một “thẩm quyền” được viện dẫn. Không giống như phân tâm học, thẩm quyền phân tâm học (thứ giam hãm mọi khát vọng và tuyên ngôn vào trục di truyền tức cấu trúc quá mã, và tạo nên hằng hà sa số, những đồ hình buồn tẻ của những giai đoạn trên trục đó tức những phần tử của cấu trúc đó), việc phân tích bệnh phân lập bác bỏ bất cứ ý tưởng nào về vận mệnh tiền nguyên, bất cứ tên gì được gán cho nó – thần thánh, thuyết thần bí, lịch sử, kinh tế, cấu trúc, di truyền hay đơn vị cú pháp (rõ ràng Melanie Klein không giải thích bản đồ học của một trong những đứa trẻ bệnh nhân của cô, Little Richard, và hài lòng với việc đồ lại những đồ hình tạo sẵn – Phức Cảm Oedipus, người cha tốt và người cha tồi, người mẹ tồi và người mẹ tốt – trong khi đứa trẻ nỗ lực tuyệt vọng thực thi điều mà nhà phân tâm học hoàn toàn hiểu sai). Những chiều hướng và đối tượng tùy nhiệm đều không phải là những giai đoạn trên trục di truyền, cũng không phải là những vị trí trong một cấu trúc có chiều sâu; chúng là những chọn lựa chính trị cho các vấn đề, chúng là những lối vào và ra, những ngõ cụt mà đứa trẻ vượt qua được một cách khôn ngoan, nói cách khác, với mọi tác động dục vọng của cha hay mẹ.


    Tuy nhiên, liệu chúng ta có trở lại thuyết nhị nguyên đơn sơ bằng cách tạo tương phản bản đồ với đồ hình, như giữa tốt và xấu hay không? Có phải bản đồ về cơ bản là có thể đồ được? Có phải thân rể về cơ bản là để phân cách rễ và đôi khi hợp nhất với chúng? Có phải bản đồ ngăn chặn hiện tượng thừa thải vốn giống những đồ hình của riêng nó? Có phải một đa trạng có các địa tầng mà trên đó những hợp nhất và liên kết, những đại chúng hóa, những cơ chế bắt chước, quyền lực tạo nghĩa sẽ tiếp quản, và những thuộc tính chủ quan bén rễ? Có phải ngay cả những thăng tuyến, do sự phân kỳ ngẫu nhiên của chúng, tái sinh chính những cơ cấu mà chức năng của chúng là để tháo dỡ hoặc công sườn? Nhưng mặt đối lập cũng đúng. Đó là vấn đề về phương pháp: đồ hình nên được đặt lại trên bản đồ, luôn thế. Hoạt động này và những hoạt động trước không chút đối xứng. Vì không chính xác khi nói rằng đồ hình tái sinh bản đồ. Nó, thay vì giống như một bức ảnh X quang bắt đầu bằng việc chọn lọc tức cách li, lại bắt đầu bằng những phương tiện nhân tạo như tô màu tức những thủ tục hạn chế, những gì nó định tái sinh. Kẻ bắt chước luôn sáng tạo mô hình, và thu hút nó. Đồ hình vốn đã biên dịch bản đồ thành một hình ảnh; nó cũng đã biến đổi thân rễ thành rễ và rễ mầm. Nó đã tổ chức, ổn định, trung lập hóa những đa trạng dựa theo những trục tạo nghĩa và chủ quan hóa vốn cũng thuộc về nó. Nó đã sản sinh, cấu trúc hóa thân rễ, và khi nó nghĩ nó đang tái sinh một cái gì đó nữa thì nó, quả thực, chỉ đang tái sinh chính nó. Đấy là tại sao đồ hình quá nguy hiểm. Nó bơm tiêm những dư thừa và nhân giống chúng. Những gì đồ hình tái sinh cho bản đồ tức thân rễ đều chỉ là những ngõ cụt, những phong tỏa, những phôi rễ cái, tức những điểm cấu trúc. Hãy nhìn vào phân tâm học và ngữ học: mọi thứ mà cái trước đã từng tạo nên, đều là những đồ hình tức ảnh chụp tiềm thức, và cái sau thuộc ngôn ngữ, cùng với mọi tiết lộ mà nó hàm ý (không ngạc nhiên rằng phân tâm học trói buộc số mệnh của nó vào số mệnh ngữ học). Hãy nhìn những gì đã xảy ra cho Little Hans, một ví dụ về phân tâm học trẻ em ở mức độ thuần túy nhất: họ đã liên tục PHÁ VỠ THÂN RỄ và BÔI BẨN BẢN ĐỒ của nó, gán cho nó điều nó không hiểu, khóa mọi ngõ ra của nó, cho đến khi nó bắt đầu khát khao sự hổ thẹn và tội lỗi của riêng nó, cho đến khi họ gieo mầm xấu hổ và tội lỗi vào nó, NỖI SỢ (họ ngăn cản nó khỏi thân rễ xây dựng, sau đó khỏi thân rễ đường phố, họ chôn chân nó trên giường của ba mẹ nó, họ cấy mầm vào cơ thể nó, họ gắn bó nó với Gíao sư Freud). Freud rõ ràng chiếu cố đến bản đồ học của Little Hans, nhưng luôn luôn và chỉ để đặt nó trở lại hình ảnh gia đình. Và hãy nhìn những gì Melanie Klein làm đối với những bản đồ địa chính của Little Richard: bà đã phát triển những hình ảnh từ chúng, tạo ra những đồ hình từ chúng. Làm dáng tức đi theo trục, giai đoạn di truyền tức số mệnh có cấu trúc – cách này hoặc cách khác, thân rễ của bạn sẽ bị phá vỡ. Bạn sẽ được phép sống và nói, nhưng chỉ sau khi mọi lối thoát đã tắc nghẽn. Một khi một thân rễ tắc nghẽn, cây hóa, thế là hết, không có dục vọng nào khuấy động; vì nó luôn nhờ thân rễ mà dịch chuyển và sinh sôi. Bất cứ khi nào dục vọng trèo lên cây, những tác động ngược bên trong ngáng ngang nó và nó ngã chết; thân rễ, mặt khác, tác động đến dục vọng bằng việc sản sinh chồi ngoài.

    Đấy là tại sao việc thử những hoạt động khác,đảo ngược nhưng phi đối xứng, là hết sức quan trọng. Cài lại những đồ hình vào bản đồ, kết nối những rễ hay cây vào lại thân rễ. Trong trường hợp Little Hans, việc nghiên cứu tiềm thức sẽ chứng tỏ nó cố gắng xây dựng một thân rễ như thế nào, không những với các thành viên gia đình mà còn với các thăng tuyến của cao ốc, đường phố v.v.; những tuyến này bị khóa như thế nào, đứa trẻ được tạo ra để bén rễ vào gia đình, được khuôn hình theo người cha, bị theo dấu trên giường người mẹ như thế nào; khi đó sự can thiệp của Giáo sư Freud sẽ đảm bảo một quyền lực tiếp quản bởi kí hiệu, một sự chủ quan hóa những ảnh hưởng; lối thoát duy nhất còn lại cho đứa trẻ là trở thành một con thú, được lĩnh hội như là điều đáng xấu hổ và tội lỗi (chứng sợ trở thành ngựa của Little Hans, một sự chọn lựa chính trị đích thực). Nhưng những bế tắc này phải luôn được tái định vị trên bản đồ, bằng cách đó mở chúng ra với những thăng tuyến khả dĩ. Tương tự áp dụng cho nhóm bản đồ: chỉ ra tại những điểm gì trong thân rễ đó hình thành hiện tượng đại chúng hóa, bộ máy quan chức, việc lãnh đạo, sự quyến rũ .v.v., những tuyến nào bất chấp để sống còn, ngầm dưới đất càng hay, tiếp tục tạo nên thân rễ trong tăm tối. Phương pháp của Deligny: lên bản đồ những cử chỉ và vận động của đứa trẻ tự kỉ, kết hợp nhiều bản đồ cho cùng một đứa trẻ, cho nhiều đứa trẻ khác nhau. Nếu sự thật bản chất của bản đồ tức thân rễ là có nhiều lối vào, thì điều hợp lí là ta thậm chí có thể bước vào chúng qua những đồ hình tức hệ rễ-cây, giả định rằng những phòng ngừa cần thiết đã được thực hiện (một lần nữa, ta phải tránh bất cứ nhị nguyên luận Manichaean nào). Chẳng hạn, ta sẽ thường xuyên bị buộc phải lâm vào đường cùng, phải làm việc với những khả năng có nghĩa và những cảm tác chủ quan, phải tìm một chỗ đứng trong cơ cấu phức cảm Oedipus tức hoang tưởng hoặc thậm chí xấu hơn, là tính lãnh thổ xơ cứng mà nó mở lối cho những hoạt động biến đổi khác. Thậm chí khả năng để phân tâm học phục vụ với tư cách một chỗ đứng, bất chấp chính nó. Ngược lại, trong những trường hợp khác, ta sẽ phải tự nâng đỡ trên một thăng tuyến cho phép ta thổi tung những địa tầng, cắt rễ, và tạo những kết nối mới. Như thế, có nhiều tập hợp bản đồ-đồ hình, thân rể-rể đa dạng, cùng những hệ số tháo dỡ biến thiên. Trong thân rễ cũng có những cấu trúc cây hay rễ; ngược lại, một nhánh cây hay đoạn rễ có thể bắt đầu đâm chồi như một thân rễ. Những tọa độ được quyết định không phải bằng những phân tích lí thuyết hàm ý những phổ quát mà bằng thực tế gồm những đa trạng tức kết hợp những cường lực. Một thân rễ mới có thể hình thành ở trung tâm của cây, trong hốc rễ, ở những đoạn uốn của cành. Hoặc nữa, nó là một yếu tố cực nhỏ của hệ rễ-cây, một rể mầm mà nó làm tăng năng suất thân rể.

    Những toan tính và bộ máy quan chức tiến về phía những đồ hình: chúng có thế bắt đầu đâm chồi, tuy nhiên, ở sau các cuống thân rễ, như trong một cuốn tiểu thuyết của Kafka. Một đặc điểm cường lực bắt đầu hoạt động vì chính nó, một nhận thức ảo giác, loạn cảm giác, sự đột biến tai quái, hay trò chơi hình ảnh tự giải thoát, thách thức quyền lãnh đạo của kí hiệu. Trong trường hợp đứa trẻ, những hệ thống cử chỉ, bắt chước, giải trí và dấu hiệu học khác giành lại tự do của chúng và giải thoát chính chúng khỏi “đồ hình”, nghĩa là, hình thành thẩm quyền ngôn ngữ thống trị của người thầy – một sự kiện cực nhỏ lật đổ cân bằng quyền lực địa phương. Tương tự, những cây tạo sinh được cấu trúc theo mô hình đơn vị cú pháp của Chomsky có thể mở ra mọi hướng, và lần lượt hình thành một thân rể. Trở thành dạng rể là để sản sinh những cuống và sợi giống như rể cây, hay tốt hơn là kết nối với chúng bằng cách thâm nhập thân cây, nhưng lại đưa chúng vào những mục đích mới lạ. Chúng ta mệt mỏi với những cái cây. Chúng ta nên chấm dứt tin tưởng vào cây, rễ, hoặc rễ mầm. Chúng làm chúng ta khổ sở quá nhiều. Tất thảy những văn hóa dạng cây đều được thiết lập trên chúng, từ sinh vật học cho đến ngữ học. Chẳng có gì đẹp đẽ, đáng yêu và chính trị ngoài những cuống ngầm và rễ trên không, những tăng trưởng ngẫu nhiên và những thân rễ ngẫu nhiên. Amsterdam, một thành phố hoàn toàn không có rễ, một thành phố-thân rể với hệ cuống-kênh đào, nơi tính thiết thực kết nối với sự điên rồ vĩ đạt nhất, tương quan với một cỗ máy chiến tranh thương mại.

    Tư tưởng không có dạng cây và bộ não không phải là chất liệu bám rể hay phân nhánh. Những gì được gọi một cách sai lạc là “nhánh thần kinh” không đảm bảo sự kết nối của những nơ-ron trong một kết cấu liên tục. Gián đoạn giữa các tế bào, vai trò của các sợi trục, hoạt động của những khớp thần kinh, tồn tại của các vết nứt siêu nhỏ của khớp thần kinh, bước nhảy mà mỗi thông điệp thực hiện qua những vết nứt này, tạo cho não một đa trạng mọc chìm trong một mặt phẳng nhất quán tức tế bào thần kinh đệm của nó, một hệ thống toàn thể bất định, mang tính xác suất (“hệ thống thần kinh bất định”). Nhiều người có một cái cây đang mọc trong đầu, nhưng bản thân bộ não thì giống một bãi cỏ hơn là một cái cây. “Sợi trục và sợi nhánh cuốn quanh nhau giống như bụi cây bìm bìm quấn quanh các bụi gai, cùng những khớp thần kinh tại mỗi chiếc gai”. Cùng một thứ được áp dụng cho trí nhớ. Bác sĩ thần kinh và nhà phân tâm học phân biệt giữa trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn (trong khoảng một phút). Khác biệt giữa chúng không là định lượng giản đơn: trí nhớ ngắn hạn thuộc về thân rễ tức dạng sơ đồ, còn trí nhớ dài hạn có dạng cây và được tập trung (vết in, vết tích, đồ hình, tức ảnh chụp). Trí nhớ ngắn hạn dễ dàng tuân theo qui luật cận kề tức trực tiếp với đối tượng của nó; nó có thể hành động ở một khoảng cách, đến hay trở lại một thời gian dài sau đó, nhưng luôn dưới những điều kiện gián đoạn, đứt gãy và đa trạng. Hơn nữa, những khác biệt giữa hai loại trí nhớ không phải là khác biệt giữa hai phương thức thời gian nắm bắt cùng một sự việc; chúng không túm lấy cùng sự việc, kỉ niệm hay ý tưởng. Vẻ lộng lẫy của Ý Tưởng ngắn hạn: ta viết bằng cách sử dụng trí nhớ ngắn hạn, và như thế, cũng là những ý tưởng ngắn hạn, cho dù ta đọc hay đọc lại bằng cách sử dụng trí nhớ dài hạn về những khái niệm dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn (gia đình, chủng tộc, xã hội hay văn minh) theo dấu và phiên dịch, nhưng những gì nó phiên dịch tiếp tục hành động trong nó, từ một khoảng cách, dị thường, trong một cách thức “không đúng lúc”, một cách không tức thời.

    Cây và rễ tạo hình ảnh ảm đạm về tư tưởng mà nó cứ mãi bắt chước bội số trên nền tảng đồng nhất trung tâm tức phân đoạn cao hơn. Nếu chúng ta xem tập hợp nhánh–rể, thân cây đóng vai trò phân đoạn đối lập đối với một trong những tập con chạy từ đáy lên đỉnh: loại phân đoạn này là một “lưỡng cực kết nối”, trái ngược với những “lưỡng cực đơn vị” hình thành bởi những nan hoa xòe ra từ một trung tâm đơn. Cho dù những kết nối tự chúng sinh sôi nảy nở, như trong hệ thống rể mầm, ta có thể không bao giờ vượt quá quan hệ Một-Hai, và những đa trạng giả. Những phục hồi, những tái sinh, luân hồi, thủy tức và sứa không đưa chúng ta đi xa hơn chút nào. Các hệ thống dạng cây là hệ thống thứ bậc với những trung tâm tạo nghĩa và chủ quan hóa, là những người máy trung tâm, như những bộ nhớ có tổ chức. Trong những mô hình tương ứng, một yếu tố chỉ nhận thông tin từ một đơn vị cao hơn, và chỉ nhận một tác động chủ quan dọc theo những đường mòn được thiết lập trước. Điều này là hiển nhiên trong những vấn đề hiện hành của khoa học thông tin và khoa học máy tính vốn vẫn bám víu lấy những phương thức tư tưởng xưa cũ nhất mà qua đó họ ban phát mọi quyền lực cho một bộ nhớ hay tổ chức tập trung. Pierre Rosenstiehl và Jean Petitot trong một bài báo tỉ mỉ đã lên án “hình tượng cây mệnh lệnh” (những hệ thống trung tâm tức các cấu trúc thứ bậc), không phảI “chấp nhận nguồn gốc cấu trúc thứ bậc chỉ để trao tặng cấu trúc dạng cây địa vị ưu tiên…”. Hình thức dạng cây chỉ thừa nhận một hàng xóm tích cực, thượng cấp theo thứ bậc của anh hay chị … Các kênh truyền phát đều đã được thiết lập trước: hệ thống dạng cây có trước cá thể, cá thể được tích hợp vào đó tại một nơi đã được phân công (tạo nghĩa và chủ quan hóa). Các tác giả chỉ ra rằng thậm chí khi ta nghĩ ta đã đạt đến một đa trạng, nó có thể là một đa trạng giả – là những gì chúng ta gọi là thể loại rễ mầm – vì hiện diện bề ngoài phi thứ bậc tức tuyên ngôn của nó quả thật chỉ chấp nhận giải pháp hoàn toàn có thứ bậc. Định lí hữu nghị nổi tiếng sau là một ví dụ: “Bất cứ hai cá thể nào đó trong xã hội mà có đúng một người bạn chung thì tồn tại một cá thể là người bạn của tất thảy những người khác”. (Rosentiehl và Petitot hỏi rằng ai là người bạn chung đó. Ai là “người bạn chung trong xã hội của những cặp đôi này: bậc thầy, giáo sĩ, bác sĩ? Những ý tưởng này, thật lạ, đã được tháo dỡ rất nhiều khỏi những tiên đề ban đầu”. Ai là người bạn này của nhân loại? Có phải là triết gia khi ông xuất hiện trong tư tưởng cổ điển, cho dù ông là sự đồng nhất bị sẩy thai chỉ tự cảm nhận qua sự khiếm diện tức chủ quan, nói hoài nói mãi, tôi không biết gì, tôi chẳng là gì?). Như thế các tác giả phát ngôn về những định lí chuyên chế độc tài. Đó quả thực là nguyên lí hệ rễ-cây, hay hậu quả của chúng: giải pháp rễ mầm, những cấu trúc của Quyền Lực.

    Đối với những hệ thống trung tâm này, tác giả tương phản với hệ thống phi tâm, những mạng lưới hữu hạn các máy tự động mà trong đó truyền thông chạy từ bất cứ đồng loại nào sang bất cứ đồng loại nào, những cuống tức kênh không tiền tồn, và mọi cá thể đều có thể thay thế nhau, chỉ được xác định bởi tình trạng của chúng trong một khoảnh khắc nhất định – đến khi mà những hoạt động địa phương được phối hợp và kết quả cuối cùng mang tính toàn cầu được đồng bộ hóa mà không có một cơ quan trung tâm nào. Việc truyền tính trạng của những trạng thái cường lực thay thế địa hình học, và “đồ thị điều hòa tuần hoàn thông tin theo cách đối lập với đồ thị thứ bậc…Không có lí do để đồ thị đó trở thành một cái cây” (chúng tôi gọi loại đồ thị này là bản đồ). Vấn đề của cỗ máy chiến tranh, tức đội hành quyết: là sự cần thiết chung cho n cá thể nhằm đảm bảo việc khai hỏa đồng loạt? Giải pháp không cần Tướng được tìm thấy trong một đa trạng phi tâm và nó sở hữu một số lượng có hạn các trạng thái cùng những tín hiệu để chỉ thị những tốc độ tương ứng, từ một thân rễ chiến tranh tức quan điểm logic du kích, không có bất cứ đồ hình nào, không có bất cứ sự sao chép nào về một trật tự trung tâm. Các tác giả thậm chí chứng minh rằng loại đa trạng máy móc, tập hợp, tức xã hội này loại trừ bất cứ kĩ thuật tự động hóa tập trung và hợp nhất nào, xem đó như một “sự xâm phạm phi xã hội”. Dưới những điều kiện này, n quả thực luôn là n-1. Rosentiehl và Petitot nhấn mạnh rằng đối lập trung tâm-phi tâm, ít hợp lí hơn khi nó chỉ định các sự việc so với khi nó là một phương thức tính toán áp dụng cho những sự việc đó. Những cái cây có thể tương ứng với thân rể, tức chúng có thể đâm chồi như một thân rễ. Sự thật là cùng một sự việc, nói chung, dễ bị ảnh hưởng bởi cả hai phương thức tính toán tức cả hai loại qui tắc, nhưng không phải là không trải qua một thay đổi về trạng thái. Hãy xem phân tâm học như một ví dụ nữa: nó đưa tiềm thức vào các cấu trúc dạng cây, các đồ thị thứ bậc, những kí ức thu gọn, những cơ quan trung tâm, những *********, *********-cây – không chỉ trong lí thuyết của nó mà còn trong thực hành tính toán và xử lí. Phân tâm học không thể thay đổi phương pháp về mặt này: nó đặt quyền lực độc tài của riêng nó lên một khái niệm độc tài về tiềm thức. Lề của cuộc thao diễn phân tâm học vì thế rất giới hạn. Trong phân tâm học lẫn đối tượng của nó luôn có một vị tướng, luôn có một lãnh đạo (Tướng Freud). Phân tích bệnh phân lập (schizoanalysis), ngược lại, xử lí tiềm thức như một hệ thống phi trung tâm, nói cách khác, như một mạng lưới cơ giới những chiếc máy tự động hữu hạn (một thân rễ), và vì thế nó đi đến một trạng thái tiềm thức hoàn toàn khác biệt. Cùng những nhận xét như thế đối với ngữ học; Rosentiehl và Petitot đều đúng khi đưa ra khả năng về một “tổ chức phi tâm của một xã hội của những tuyên ngôn”. Đối với cả những tuyên ngôn lẫn khát khao, vấn đề là không bao giờ làm giảm tiềm thức tức diễn giải nó tức làm nó có nghĩa theo mô hình cây. Vấn đề là sản sinh tiềm thức, và cùng với nó, những tuyên ngôn mới, những khát khao khác biệt: thân rễ đúng là sản phẩm này của tiềm thức.

    Thật kì lạ làm thế nào thuyết cây thống trị hiện thực phương Tây và tất thảy tư tưởng phương Tây, từ thực vật học đến sinh vật học và phẫu thuật học, cho đến giác ngộ, thần học, bản thể học, tất thảy về triết học…: nền móng-rễ, Grund, racine, nền tảng xã hội. Phương Tây có mối liên hệ đặc biệt với rừng, và phá rừng; những cánh đồng được chạm khắc từ rừng đều đông đúc thực vật hạt giống sản sinh từ canh tác trên cơ sở những giống loài thuộc dạng cây; trang trại gia súc, được thực hiện trên những cánh đồng hoang, chọn lọc các giống hình thành một dạng cây động vật hoàn toàn. Phương Đông hiện diện một dáng vẻ khác biệt: tương quan với đồng cỏ và vườn tược (hoặc một số trường hợp, sa mạc và ốc đảo), thay vì rừng và cánh đồng; trồng những thân củ bằng những mảnh vỡ của một cá thể; loại bỏ hay khoanh vùng trang trại gia súc, nó được giới hạn vào những không gian kín hay bị đẩy vào những thảo nguyên của người du cư. Phương Tây: nông nghiệp có nền tảng là một giống được chọn lọc gồm một số lượng lớn những cá thể khác nhau. Phương Đông: nghề làm vườn dựa trên một số lượng nhỏ những cá thể có nguồn gốc từ đủ loại “vô tính”. Phải chăng phương Đông, đặc biệt châu Đại Dương, đưa ra một cái gì đó tựa như mô hình thân rễ tương phản với mỗi khía cạnh của mô hình cây phương Tây? Andre Haudricourt thậm chí xem đây là cơ sở cho đối lập giữa các giáo lí tức các triết học siêu nghiệm thân thiện với phương Tây và những triết lí mang tính nội tại của phương Đông: Thượng Đế gieo hạt và thu hoạch, như đối lập với Thượng Đế trồng lại và đào xới (trồng lại những nhánh vũ sự với gieo hạt). Siêu nghiệm: một căn bệnh đặc trưng châu Âu. Âm nhạc cũng không như nhau, âm nhạc của trái đất là khác biệt, là hoạt động ********: thực vật hạt giống, thậm chí loại lưỡng tính trong cùng một cây, nô dịch hóa ******** bằng mô hình tái sinh; thân rễ, ngược lại, giải phóng ******** không những khỏi sự tái sinh mà còn khỏi cơ quan sinh dục ngoài. Ở đây phương Tây, cây đã tự nó khắc sâu vào thân thể chúng ta, làm xơ cứng và phân tầng thậm chí cả giới tính. Chúng ta đã đánh mất thân rễ, tức cỏ. Henry Miller: “Trung Hoa là cỏ dại trong miếng cải bắp con người … Cỏ dại là Nữ Thần Báo Thù (Nemesis) nỗ lực của con người …Trong mọi tồn tại ảo mà chúng ta qui cho thực vật, con thú và sao trời thì cỏ dại dẫn đến cuộc sống thỏa đáng nhất. Đúng, cỏ dại không sản sinh những cây huệ trắng, không chiến thuyền, không bài Thuyết Giáo trên Núi … Cuối cùng, cỏ dại đã trên cơ. Cuối cùng sự vật ngã về trạng thái Trung Hoa. Điều kiện này thường ám chỉ bởi những sử gia là Thời Kì Đen Tối. Cỏ là lối thoát duy nhất…Cỏ dại tồn tại chỉ để lấp đầy những không gian bỏ đi mà các khu vực trồng trọt để lại. Nó sinh trưởng giữa, trong số những vật khác. Huệ trắng đẹp, bắp cải làm thức ăn, cây anh túc làm phát điên – nhưng cỏ dại lại là sự tăng trưởng xum xuê…: nó vót nhọn giáo lí”. Thế Miller đang nói về Trung Hoa nào? Trung Hoa cổ, mới, một Trung Hoa ảo, hoặc một Trung Hoa khác trên bản đồ đang thay đổi?

    ........................
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    ........................
    Nước Mỹ là một trường hợp đặc biệt. Dĩ nhiên nó không miễn giảm khỏi sự thống trị của cây hay tìm kiếm rễ. Điều này là rõ ràng thậm chí trong văn chương, trong việc truy tìm sự đồng nhất quốc gia và thậm chí một tổ tiên châu Âu tức cây phả hệ (Kerouac khởi hành tìm kiếm tổ tiên mình). Tuy nhiên, mọi việc quan trọng đã xảy ra hay đang xảy ra đều theo lộ trình thân rễ Mỹ: những kẻ hip-pi lập dị, tổ chức ngầm, băng đảng và cướp giật, những chi nhánh phàm tục hết lớp nọ đến lớp kia kết nối trực tiếp với bên ngoài. Sách Mỹ khác sách châu Âu, thậm chí khi người Mỹ bắt đầu gia tăng việc theo đuổi mô hình cây. Khái niệm về sách là khác biệt. Những Chiếc Lá Cỏ. Và mọi hướng ở Mỹ đều khác biệt: việc tìm kiếm dạng cây và sự trở lại với Thế Giới Cũ đều thấy nằm ở phương Đông. Nhưng vẫn có phương Tây mang tính thân rễ, là những người Da Đỏ không có tổ tiên ở đó, là giới hạn luôn lùi xa mãi của nó, là những biên giới đang thay đổi và bị dịch chuyển. Có một “bản đồ” toàn bộ nước Mỹ ở phương Tây, nơi mà thậm chí những cái cây cũng hình thành thân rễ. Nước Mỹ đảo ngược các hướng: nó đặt phương Đông của nó vào phương Tây, như đúng là ở Mỹ trái đất đi đủ một vòng vậy; phương Tây của nó là rìa của phương Đông (Ấn Độ không là trung gian giữa phương Tây và phương Đông, như Haudricourt tin tưởng: Mỹ là một điểm trục và là cơ giới luận về sự đảo ngược). Ca sĩ Mỹ Patti Smith ca ngợi kinh thánh của nha sĩ Mỹ: Đừng tìm kiếm rễ, hãy theo con kênh…

    Có đúng là không có hai loại chế độ quan chức, hoặc thậm chí ba (hoặc còn hơn)? Chế độ quan chức phương Tây: ruộng đất của nó, những nguồn gốc địa chính; những rễ và cánh đồng; những cây và vai trò của chúng là những biên cương; cuộc điều tra dân số vĩ đại của William Kẻ Chinh Phục; chủ nghĩa phong kiến; những chính sách của vua nước Pháp; tịch thu tài sản sung công qũi Nhà Nước; vùng đất đang dàn xếp qua chiến tranh, tranh chấp kiện tụng, và hôn nhân cưới xin. Các vua nước Pháp chọn hoa huệ trắng vì nó là một thực vật có rễ sâu và bám chặt những sườn núi. Phải chăng chế độ quan chức cũng như thế ở phương Đông? Dĩ nhiên, tất thảy đều quá dễ để miêu tả một phương Đông của thân rễ và tính nội tại; mặc dù đúng là ở phương Đông Nhà Nước không hành động theo một giản đồ dạng cây với những tầng lớp đã tiền thiết, bén rễ, và cây hóa; chế độ quan chức của nó là một trong các kênh, như trường hợp đã thảo luận quá nhiều là về trậm thủy điện với “tài sản yếu kém”, trong đó Nhà Nước sinh ra những tầng lớp được định hướng và kênh hóa (ss: các khía cạnh chưa biện bác của công trình Wittfogel). Bạo chúa hành động như một dòng sông, không như một suối nguồn, vốn vẫn là một điểm, một cái cây – ngọn hay rễ; ông ta xuôi theo dòng chảy thay vì ngồi ở gốc cây; cây của Phật tự nó trở thành một thân rễ; sông của Mao và cây của Louis. Phải chăng nước Mỹ không đóng vai trò trung gian hòa giải ở đây cũng chẳng sao? Vì nó tiến lên bằng cả những thẩm tra nội bộ lẫn thanh toán (không chỉ người Da Đỏ mà cả những nông dân, vân vân) và còn những làn sóng nhập cư kế tiếp nhau từ bên ngoài. Dòng vốn sản sinh một kênh rộng lớn, một số lượng quyền lực cùng những “định lượng” tức thì, nơi mọi người trục lợi từ phân đoạn của dòng chảy tiền bạc theo cách riêng của ông hay bà (thế mới có thần thoại-hiện thực về người nghèo phất lên và sau đó lại rơi vào nghèo nàn): ở Mỹ mọi thứ đi với nhau, cây và kênh, rễ và thân rễ. Không có chủ nghĩa tư bản phổ quát, không có chủ nghĩa tư bản tự thân; chủ nghĩa tư bản ở tại những giao lộ của mọi loại cơ cấu, đó là chủ nghĩa tư bản mới từ bản chất. Nó phát minh bộ mặt phương đông và hoàn cảnh phương tây của nó, và tái định dạng cả hai – tất thảy vì điều xấu nhất.

    Đồng thời, chúng tôi theo dấu vết sai lầm cùng mọi phân bố địa lí này. Một ngõ cụt. Thế càng hay. Nếu đó là vấn đề để chứng tỏ rằng các thân rễ cũng có chế độ chuyên quyền và thứ bậc riêng, thậm chí cứng rắn hơn, thì cũng tốt đẹp thôi: vì không có nhị nguyên luận, không có nhị nguyên bản thể học giữa đó và đây, không có nhị nguyên tiên đề học giữa tốt và xấu, không có hỗn hợp hay tổng hợp Mỹ. Có những điểm nút thuộc dạng cây trong thân rễ, và những nhánh thân rễ trong rễ. Hơn nữa, có những tổ chức chuyên quyền nội tại và kênh hóa mang tính đặc trưng thân rễ, cũng như những biến dạng vô chính phủ trong những hệ thống siêu nghiệm của cây, rễ trên không và cuống ngầm. Điểm quan trọng là hệ cây-rễ và hệ kênh-thân rễ không phải là hai mô hình đối lập nhau: hệ thứ nhất hoạt động như một mô hình siêu nghiệm và đồ hình, cho dù nó sinh ra những lối thoát riêng cho nó; hệ thứ hai hoạt động như một quá trình nội tại, nó lật đổ mô hình và phác họa một bản đồ, cho dù nó kiến tạo những thứ bậc riêng, cho dù nó tạo nên một kênh chuyên quyền. Đó không phải là vấn đề nơi này nơi nọ trên trái đất, hay những khoảnh khắc nhất định trong lịch sử, hẳn cũng không phải phạm trù tư tưởng. Đó là vấn đề của một mô hình mà nó không ngừng kéo dài chính nó, đứt gãy và khởi động lại. Không, đây không phải là một nhị nguyên luận mới tức khác biệt. Vấn đề viết lách: để chỉ định một cái gì đó một cách chính xác thì những biểu lộ không chính xác là không thể tránh khỏi. Không phải vì ta cần phải bước tới, hay vì ta chỉ có thể tiến tới bằng cách ước lượng: tính chất không chính xác không hề là một sự ước lượng; ngược lại, nó là lối đi chính xác mà việc ước lượng đang được xúc tiến. Chúng ta viện dẫn một nhị nguyên luận nào đó chỉ để thách thức một nhị nguyên luận khác nữa. Chúng ta sử dụng một nhị nguyên luận về những mô hình chỉ để đi đến một quá trình mà nó thách thức mọi mô hình. Mỗi khi những hiệu chỉnh tinh thần là cần thiết để tháo gỡ những nhị nguyên luận thì chúng ta lại không muốn xây dựng mà chỉ muốn đi xuyên qua chúng. Đi đến một công thức ma thuật mà tất thảy chúng ta đều tìm kiếm – ĐA NGUYÊN LUẬN = NHẤT NGUYÊN LUẬN – qua mọi nhị nguyên luận vốn dĩ đều là kẻ thù, một kẻ thù hoàn toàn tất yếu, là trang bị mà chúng ta vẫn phải không ngừng sắp đặt lại.

    Chúng ta hãy tóm tắt những đặc tính chính của một thân rễ: không giống như cây hay rễ của chúng, thân rễ kết nối bất cứ điểm nào với bất cứ điểm khác, và những nét tiêu biểu của nó không nhất thiết được kết nối với những nét tiêu biểu của cùng một bản chất; nó phát huy chính những chế độ khác biệt của dấu hiệu, và thậm chí cả trạng thái phi dấu hiệu. Thân rễ không thể giảm về Một hoặc bội số. Nó không phải là Một trở thành Hai, hay thậm chí trực tiếp thành ba, bốn, năm,v.v. Nó không phải là một bội số xuất phát từ Một, tức Một được thêm vào (n+1). Nó được kết hợp không phải bằng những đơn vị mà bằng những chiều kích, hay đúng hơn là những hướng vận động. Nó không có bắt đầu lẫn kết thúc mà luôn ở giữa (môi trường), từ đó nó tăng trưởng và lan tràn. Nó xây dựng những đa trạng tuyến tính với n chiều kích, không có chủ thể lẫn khách thể, nó có thể trãi rộng trên mặt phẳng nhất quán, và từ đó Một luôn bị trừ (n-1). Khi một đa trạng thuộc loại này thay đổi chiều kích, nó tất yếu thay đổi cả về bản chất , qua một một sự biến dạng. Không giống một cấu trúc vốn bị giới hạn bởi một tập hợp các điểm và các vị trí, với những quan hệ nhị phân giữa các điểm và các quan hệ lưỡng đơn nghĩa giữa các vị trí, thân rễ được tạo chỉ bởi những tuyến: tuyến phân khúc và phân tầng là những chiều kích của nó, và thăng tuyến tháo dỡ là chiều kích cực đại mà sau nó đa trạng trải qua sự biến dạng, thay đổi về bản chất. Những tuyến này, tức những đường nét đặc trưng, không nên nhầm lẫn với dòng dõi dạng cây vốn đơn thuần là dòng dõi có thể định vị nằm giữa các điểm và vị trí. Không giống như cây, thân rễ không phải là đối tượng tái sinh: không phải tái sinh bên ngoài như hệ hình ảnh-cây, cũng không phải tái sinh bên trong như hệ cây-cấu trúc. Thân rễ chống lại phả hệ. Nó là trí nhớ ngắn hạn, hay chống trí nhớ. Thân rễ hoạt động bằng sự biến thiên, bành trướng, chinh phục, bắt giữ, phân nhánh. Không giống như nghệ thuật đồ họa, vẽ phác thảo hoặc nhiếp ảnh, không giống như những đồ hình, thân rễ gắn liền với một bản đồ mà nó phải được trình bày, được xây dựng, một bản đồ luôn có thể tách, nối, đảo ngược, sửa chữa, và có nhiều lối ra vào cùng những thăng tuyến riêng. Chính những đồ hình mới phải được đặt lên bản đồ, mà không phải là điều ngược lại. Tương phản với các hệ thống trung tâm (thậm chí đa tâm) với những phương thức truyền đạt có tính thứ bậc và những lối mòn được thiết lập trước, thân rễ là một hệ thống phi trung tâm, phi trật tự, vô nghĩa, nó không có một vị Tướng và không có một trí nhớ có tổ chức tức kĩ thuật tự động có trung tâm, nó chỉ được xác định bằng sự tuần hoàn của các trạng thái. Điều còn được đặt thành vấn đề về thân rễ là một tương quan với giới tính – mà cũng là với động vật, rau củ, thế giới, chính trị, sách vở, sự vật tự nhiên và nhân tạo – nghĩa là hoàn toàn khác biệt với quan hệ dạng cây: thảy mọi thể loại “đang-trở-thành”.

    Cao nguyên luôn ở giữa, không phải là điểm đầu hay cuối. Thân rễ được tạo bằng những cao nguyên. Gregory Bateson sử dụng từ “cao nguyên” để chỉ một cái gì đó hết sức đặc biệt: một vùng cường lực, liên tục, ngân nga mà sự phát triển của nó né tránh bất cứ sự định hướng nhằm đến một điểm cực hay kết thúc ở bên ngoài nào. Bateson trích dẫn văn hóa Bali làm ví dụ: trò chơi ******** mẹ-con, và thậm chí có những tranh cãi giữa đàn ông, phải trải qua sự ổn định hóa sâu sắc kì dị này. “Một loại cao nguyên mạnh mẽ đang tồn tại nào đó được thay thế cho (********) cao trào”, chiến tranh, tức một điểm cực. Nó là một đặc tính đáng tiếc của tinh thần phương Tây nhằm liên kết những biểu đạt và hành động với bên ngoài tức những mục đích siêu nghiệm, thay vì đánh giá chúng trên mặt phẳng nhấtquán dựa trên nền tảng giá trị bên trong của chúng. Ví dụ, một quyển sách được soạn thảo bằng các chương có các điểm cực và điểm kết thúc. Điều gì xảy ra trong một cuốn sách được soạn thảo bằng những cao nguyên mà chúng có thể truyền thông với một cuốn sách khác qua những kẻ nứt cực nhỏ, như trong một bộ não? Chúng tôi gọi bất cứ đa trạng nào kết nối với những đa trạng khác bằng những cuống ngầm trên bề mặttheo cách để thiết lập hay mở rộng một thân rễ, là “cao nguyên”. Chúng tôi đang viết cuốn sách này với tư cách một thân rễ. Nó được soạn thảo bằng những cao nguyên. Chúng tôi đã cho nó một hình thức loanh quanh, nhưng chỉ để cho vui. Mỗi sáng chúng tôi thức dậy, và mỗi chúng tôi sẽ tự hỏi rằng loại cao nguyên gì mà người đó sẽ thảo luận, viết năm dòng ở đây, mười ở kia. Chúng tôi có những trải nghiệm ảo giác, chúng tôi quan sát các tuyến rời khỏi một cao nguyên và đạt đến một cao nguyên khác giống như những đàn kiến bé tí. Chúng tôi tạo những vòng tuần hoàn hội tụ. Mỗi cao nguyên có thể được hiểu là bắt đầu bất cứ đâu và có thể liên quan đến bất cứ cao nguyên nào khác. Để có được bội số, ta phải có một phương pháp xây dựng nó hiệu quả; không có tài nghệ in ấn nào, không có sự nhanh nhẩu về từ vựng nào, không có sự pha trộn hay sáng tạo từ ngữ nào, không có sự táo bạo cú pháp nào, có thể thay thế nó. Quả thực, những thứ này không thường trực hơn những thủ tục bắt chước một cách đơn thuần vốn được sử dụng để truyền bá, tức phân tán một sự đồng nhất vốn được giữ lại trong một chiều kích khác biệt dành cho một hệ hình ảnh-sách. Hội chứng tự yêu theo kĩ nghệ. Những sáng tạo về in ấn, từ vựng hay cú pháp mà chúng chỉ cần thiết khi không còn thuộc về hình thức biểu lộ một sự đồng nhất ẩn giấu, đang trở thành chính những chiều kích của đa trạng đang xét; chúng tôi chỉ biết về một thành công hiếm hoi trong đây. Chúng tôi không thể tự thực hiện nó. Chúng tôi chỉ sử dụng các từ ngữ mà lần lượt chúng thực hiện thay chúng tôi với vai trò những cao nguyên. TÍNH CHẤT THÂN RỄ = PHÂN TÍCH BỆNH PHÂN LẬP = PHÂN TÍCH ĐỊA TẦNG = NGHIÊN CỨU THỰC DỤNG = VI CHÍNH TRỊ. Những từ này đều là những khái niệm, mà các khái niệm là tuyến, nghĩa là, đếm những hệ thống gắn với một chiều kích riêng của những đa trạng (những địa tầng, những chuỗi phân tử, những thăng tuyến hay gián đoạn, những vòng tuần hoàn hội tụ, v.v.). Không có nơi nào chúng tôi đòi hỏi những khái niệm của mình là mo65y tiêu đề khoa học. Chúng tôi không quen thuộc với tính chất khoa học hơn với ý thức hệ; mọi điều chúng tôi biết đều là những tập hợp. Và những tập hợp tốt nhất đều là những tập hợp cơ giới của khát vọng và tập hợp chung của những phát ngôn. Không tạo nghĩa, không chủ quan hóa: viết cho quyền lực vô biên (tất thảy những phát ngôn cá thể vẫn còn mắc kẹt trong phạm vi thống trị của tạo nghĩa, tất thảy những dục vọng có nghĩa đều được kết hợp với những chủ thể thống trị). Một tập hợp, trong đa trạng của nó, tất yếu tác động đến những dòng chảy dấu hiệu học, những dòng chảy vật chất, và những dòng chảy xã hội một cách đồng thời (độc lập với bất cứ bảntóm tắt nào tạo bởi chính nó nào có thể được tạo ra từ nó một tập sao lục lí thuyết tức khoa học). Không còn sự phân ba giữa phạm vi hiện thực (thế giới), phạm vi biểu đạt (sách) và phạm vi chủ quan (tác giả). Đúng hơn, một tập hợp thiết lập những kết nối giữa những đa trạng nhất định rút ra từ mỗi trong những trật tự này, vì thế sách không có đoạn kế tiếp, thế giới cũng không là đối tượng của nó, và một hay nhiều tác giả cũng không là chủ thể của nó. Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng ta không thể viết một cách đầy đủ nhân danh một cái bên ngoài. Cái bên ngoài không có hình ảnh, không có ý nghĩa, không có tính chủ quan. Sách là tập hợp cùng cái bên ngoài tương phản với sách là hình ảnh thế giới. Một hệ sách-thân rễ, không phải sách lưỡng phân, lõi, hay chùm. Đừng bao giờ tống rễ xuống dưới, tức trồng chúng, tuy nhiên cũng có thể khó mà tránh khỏi việc trở về những thủ tục cũ. “Những ý tưởng đó nảy ra trong tôi, nảy ra trong tôi không phải từ bộ rễ bị nhổ, mà đúng hơn chỉ từ một nơi nào đó gần với điểm giữa của chúng. Sau đó hãy để một người nào đó thử nắm lấy chúng, hãy để một người nào đó thử nắm lấy một lá cỏ và giữ chặt nó khi nó bắt đầu mọc ngay từ chính giữa ấy. Tại sao điều này quá khó?”. Vấn đề này là vấn đề của dấu hiệu học nhận thức trực tiếp. Thật không dễ nhìn vào giữa các sự việc, thay vì nhìn xuống chúng từ trên cao hay ngước nhìn chúng từ dưới, hoặc từ trái qua phải hay từ phải qua trái: hãy thử đi, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ thay đổi. Không dễ nhìn thấy mùa xuân giữa các sự vật và từ ngữ (tương tự, Nietzsche nói rằng một cách ngôn phải “được nhai lại”; không bao giờ có một cao nguyên tách biệt khỏi những con bò sinh sống ở đấy, tương tự với những áng mây trên bầu trời).

    Lịch sử luôn được viết từ quan điểm tĩnh tại và nhân danh bộ máy Nhà Nước trung ương tập quyền, ít nhất là một bộ máy có thể chấp nhận được, thậm chí khi vấn đề là người du cư. Những gì đang thiếu là một ngành Du Cư Học (Nomadology), một sự đối lập với lịch sử. Cũng có những thành công hiếm hoi trong ngành này, ví dụ, về chủ đề Những Cuộc Thập Tự Của Trẻ Con (Children’s Crusades): sách của Marcel Schwob nhân lên những tường thuật giống với rất nhiều cao nguyên cùng những số lượng biến thiên các chiều kích. Sau đó có sách của Andrzejewski, Những Cánh Cổng Thiên Đàng (Les pontes du paradis), được viết bằng một câu đơn không gián đoạn; một dòng trẻ con; một dòng người lững thững bước đi, tứ tán, và đổ xô về phía trước; dòng chảy dấu hiệu học những nhóm đức tin của tất thảy bọn trẻ, tiến lên vị tu sĩ già đang dẫn đầu đám rước để tuyên bố; một dòng chảy khát vọng và dục tính, mỗi đứa trẻ giũ bỏ tình yêu và ít nhiều được trực tiếp dẫn dắt bởi hậu vọng ấu dâm của bá tước vùng Vendome; tất thảy những điều này cùng với những vòng tuần hoàn hội tụ. Những gì không quan trọng không phải là dòng chảy cho dù nó có là “Một hay bội số” – chúng tôi đã qua điểm đó: có một tập hợp phát ngôn chung, một tập hợp cơ giới của khát vọng, cái này ở trong cái kia và cả hai được kết nối vào cái bên ngoài rộng lớn thành một đa trạng trong bất cứ trường hợp nào. Ví dụ gần đây hơn là sách của Armand Farrachi về Cuộc Thập Tự Thứ Tư, Sự Dời Chỗ (La dislocation), trong đó các câu đặt cách nhau bằng khoảng cách của chính chúng và tản mác, hay xô đẩy nhau và cùng tồn tại, và trong đó các chữ cái, là kĩ thuật in ấn bắt đầu nhảy múa như cuộc thập tự đang mỗi lúc một cuồng hơn. Đây là những mô hình viết có tính chất thân rễ và du cư. Việc viết kết hợp một cỗ máy chiến tranh và những thăng tuyến, bỏ lại những địa tầng, những phân khúc, sự tĩnh tại, bộ máy Nhà Nước. Nhưng tại sao một mô hình vẫn còn cần thiết? Phải chăng những cuốn sách này vẫn còn những “hình ảnh” về các cuộc Thập Tự? Phải chăng chúng không còn lưu giữ một sự đồng nhất, trong trường hợp Schwob, là sự đồng nhất trục, trong trường hợp Farrachi, là sự đồng nhất bị sẩy thai, và trong ví dụ đẹp nhất, Les porte du paradis, là sự đồng nhất của vị bá tước u buồn? Có chăng nhu cầu về một du cư luận thâm sâu hơn luận cứ của các cuộc Thập Tự, một du cư luận của người du cư thực sự, tức của những người mà họ thậm chí không còn dich chuyển hay bắt chước bất cứ thứ gì? Du cư luận về những người mà họ chỉ tập hợp. Làm thế nào quyển sách tìm thấy cái bên ngoài thích đáng mà cùng tập hợp với nó trong sự hỗn tạp, còn hơn một thế giới để tái sinh? Sách văn hóa tất yếu là một đồ hình: tự nó đã là một đồ hình, một đồ hình của cuốn sách trước của cùng một tác giả, một đồ hình của những cuốn sách khác, tuy nhiên, chúng có thể khác biệt, một đồ hình bất tận những khái niệm và từ ngữ đã được thiết lập, một đồ hình của hiện tại, quá khứ và tương lai thế giới. Thậm chí sách phản văn hóa cũng vẫn trĩu nặng bởi tải lượng văn hóa: nhưng nó sẽ sử dụng nó một cách tích cực, vì quên đi thay vì nhớ đến, vì chậm phát triển thay vì tiến triển theo hướng phát triển, thà trong du cư luận còn hơn tĩnh tại, nhằm tạo một bản đồ thay vì đồ hình. TÍNH CHẤT THÂN RỄ = PHÂN TÍCH NHẠC POP, cho dù người ta có những thứ khác để làm bên cạnh việc hiểu nó, cho dù những khối văn hóa hàn lâm tức khoa hoc giả tạo trong nó vẫn quá khó nhọc hay nặng nề. Vì khoa học sẽ hoàn toàn hóa điên nếu ở lại cùng những thiết bị của riêng nó. Hãy nhìn vào toán học: đó không phải là một khoa học, đó là một từ lóng quái vật, đó là du cư. Thậm chí trong vương quốc của lí thuyết, đặc biệt trong vương quốc lí thuyết, bất cứ cơ cấu nhất thời và thực dụng nào cũng tốt hơn các khái niệm đồ hình, cùng những đứt gãy và tiến triển của chúng, chẳng thay đổi gì cả. Gián đoạn không thể nhận thấy, không biểu thị sự đứt gãy. Người du cư phát minh cỗ máy chiến tranh nhằm đối lập với bộ máy Nhà Nước. Lịch sử chưa bao giờ lĩnh hội du cư luận, sách chưa bao giờ hiểu thấu đáo cái bên ngoài. Nhà Nước là mô hình cho sách và tư tưởng, nó có một lịch sử dài: thần ngôn, nhà triết học-vua, siêu nghiệm của Ý Tưởng, tính chất nội bộ của khái niệm, giới trí tuệ, tòa án của lí trí, những công chức của tư tưởng, người làm lập pháp và chủ thể. Kỳ vọng của Nhà Nước trở thành một trật tự thế giới và bén rễ con người. Quan hệ của cỗ máy chiến tranh với một cái bên ngoài không phải là một “mô hình” khác; nó là một tập hợp tự nó tạo nên tư tưởng du cư, và cuốn sách là một bộ phận hoạt động trong mọi cỗ máy lưu động, một cái cuống cho một thân rễ (Kleist và Kafka chống lại Goethe).

    Viết cho quyền lực vô biên, quyền lực thứ n-1, viết với những khẩu hiệu: Hãy tạo những thân rễ, không phải rễ, không bao giờ thực vật! Đừng gieo hạt, hãy trồng các nhánh! Đừng là một hay bội số, hãy là những đa trạng! Hãy vượt các tuyến, đừng bao giờ đánh dấu một điểm! Tốc độ sẽ xoay điểm đó vào một tuyến! Hãy nhanh lên, thậm chí khi đang đứng yên! Tuyến cơ may, tuyến hông, tuyến thăng. Đừng biểu lộ vị Tướng trong bạn! Đừng có những ý tưởng công bằng, chỉ nên có một ý tưởng (Godard). Hãy có những ý tưởng ngắn hạn. Hãy tạo những bản đồ, mà không là những ảnh chụp hay phác họa. Hãy là Con Báo Hồng và tình yêu của bạn sẽ như ong vò vẽ và phong lan, chú mèo và khỉ đầu chó. Như họ nói về dòng oldman:

    Anh không trồng khoai tây

    Không trồng cây bông vải

    Liền ông, liền bà trồng gì

    Rồi cũng sớm bị lãng quên

    Chỉ dòng oldman anh vẫn giữ cuộn xuôi chiều.

    Thân rễ không có khởi đầu hay kế thúc; nó luôn ở lưng chừng, giữa những sự vật, trung tồn, trung vừa. Cây là quan hệ dòng giống, nhưng thân rễ là liên minh, liên minh độc nhất vô nhị. Cây áp đặt động từ “tồn tại”, nhưng kết cấu của thân rễ là liên từ, “và…và…và…”. Liên từ này có đủ sức mạnh để rung lắc và nhổ bật động từ “tồn tại”. Bạn đang đi đâu? Bạn từ đâu đến? Bạn đang hướng về cái gì? Những điều này hoàn toàn là những vấn đề vô ích. Hãy vô tư làm lại cuộc đời, khởi hành tức bắt đầu từ zero mặt đất, tìm kiếm một khởi đầu tức một cơ sở – tất thảy đều hàm ý một khái niệm giả tạo về một chuyến du hành và vận động (một khái niệm có tính phương pháp, sư phạm, khai tâm, biểu tượng…). Nhưng Kleist, Lenz và Buchner có cách du hành và vận động khác: xuất phát từ giữa, xuyên qua giữa, đến và đi hơn là bắt đầu và kết thúc. Văn học Mỹ, và văn học Anh trước đó, biểu lộ xu hướng thân rễ này đến một phạm vi thậm chí to lớn hơn; họ biết cách làm thế nào để di chuyển giữa các sự vật, thiết lập logic VÀ , lật đổ bản thể học, phế bỏ những cơ sở, vô hiệu những kết cục và khởi đầu. Họ biết làm thế nào để thực hành thực tế. Lưng chừng không phải là một mức trung bình; ngược lại, đó là nơi các sự vật tăng tốc. Những sự vật ở giữa không chỉ rõ mối quan hệ địa phương hóa đi từ một sự vật đến một sự vật khác và quay lại, mà là một hướng trực giao, một vận động ngang mà nó quét sạch sự vật này và kia, một dòng chảy không có khởi đầu hay kết thúc, nó xói mòn đôi bờ và tăng tốc ở giữa.

    ……………………….

Chia sẻ trang này