Gió đưa cây cải vể trời Từ hồi còn học phổ thông có hai câu ca dao nghĩ mãi em vẫn không hiểu được: "Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay" và "Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm"Giờ thì câu thứ hai đã được giải thích rồi nhưng câu đầu tiên vẫn không hiểu. Có bác nào hiểu biết chỉ bảo giúp em với. Mà không biết ca dao có thuộc phạm vi box thi ca không nhỉ?
(Trích trong www.vnn.vn bài "Nghĩa địa... thơ" của Hồ Xuân Dung & Nông Huyền Sơn) "Nghĩa địa thơ" và thơ... "nghĩa địa" Bà Lê Thị Trứ, 94 tuổi, cư ngụ tại phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh kể: "Cực lạc Thái Bình có từ đầu thế kỷ 20. Thuở ấy nơi đây toàn là cây rừng, Cọp beo um suốt ngày. Lúc đầu chỉ là vài ngôi mộ lạc không bia, sau này, khi dân cư đông đúc dần lên, người ta mới quy hoạch thành Cực lạc. Ngôi mộ đầu tiên có đề thơ là của một ông đạo. Hồi còn sống ổng mê làm thơ lắm nên khi ổng qua đời con cháu mới lấy một bài thơ đục lên bia gỗ (thời ấy, đa số mộ chí, mộ bia đều làm bằng gỗ - NV). Tôi không nhớ hết nhưng nhớ mang máng thế này... mai này tôi có về miền Cực lạc/ Gởi lại nhân gian bia mộ trần gian... Tui hổng biết như vậy là thơ hay hay dở, nhưưng cũng thấy ngồ ngộ. Mấy hôm sau, một người đàn ông ghen vợ tự tử. Lúc đưa ma, người vợ bị thân nhân bên chồng không cho để tang, không cho lại gần mộ huyệt. Người vợ cho rằng mình bị chồng ghen oan, nhưng không biết làm sao minh oan. Chờ cho gia đình bên chồng đi khỏi, người vợ thuê người khắc lên bia câu ca dao "Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu đời đắng cay". Sau này, mấy tấm bia gỗ đó mục nát, không còn nữa nhưng người ta bắt chước đề thơ trên mộ bia bằng xi măng. Cha đề thơ khóc con, con đề thơ thương nhớ mẹ, vợ đề thơ khóc chồng... Người sống đề thơ khóc người trong mộ huyệt. Ngẫm nghĩ cũng thấy hay hay".