1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gió lốc, vì sao mà có??

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi RAGNAROK, 10/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Gió lốc, vì sao mà có??

    Câu hỏi này em đã thắc mắc từ lâu mà chưa tìm được câu trả lời đầy đủ. Các bác có thể trả lời cho em biết được không?
  2. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Mình có một ý kiến như sau: (Bản thân mình cũng chưa biết chính xác về khái niệm "gió lốc" nên chỉ đưa ra một vài ý kiến thôi. Hi vọng đem lại một chút gì đó cho lời giải đáp hoàn hảo)

    Bản chất của gió là sự chuyển rời của các dòng khí. Như vậy cần có những điều kiện để cho những luồng không khí chuyển động.
    Thứ nhất là nhiệt , thứ hai là áp suất, thứ ba là những chuyển động cơ học khác của các vật thể đủ lớn .... như Trái Đất, núi lửa hoạt động. sóng ngầm ...vv...
    Còn hiện tượng gió lốc theo mình hiểu là những luồng gió xoáy có vận tốc khá cao và thường thì có chiều từ dưới hướng lên trên.
    Nhìn vào ba hiện tượng , ngoclong thử tìm cahs giải thích từng hiện tượng một rồi tổng hợp lại để đưa ra một lý do.
    Thứ nhất là xoáy. Nếu coi như không khí là một hiện tượng chất lỏng, thì để tạo ra xoáy thì cần phải có vật cản, hoặc là có hai luồng gió ngược chiều nhau , cường độ gần như nhau và không cùng hương vào một tâm....vv...
    Như vậy khi luồng xaoy được tạo ra, những vật nặng hơn có quán tính cao hơn nên bị kéo vào giữa. (Lời giải thich không chính xác cho lắm, cần phải viết phương trình chuyện động và áp dụng định luật berllouni ). Tại đó càng lên cao-do sức ỳ của những vật nặngnằm phía dưới - tốc độ của gió càng cao, cộng thêm bên trên không khí có phần nhẹ hơn...(tuy không dáng kể), theo định luật berllouni thì trên cao áp suất thấp hơn.... thành ra các vật nằm trong tâm sẽ bị bốc lên cao.
    Như vậycần phải có một tốc độ xoáy đủ lớn.
    Về tốc độ xoáy thì phụ thuộc vào tốc độ ban đầu của luồng gió trước khi gặp vật cản và còn phụt huộc vào vật cản nữa. (Ở trường hợp hai luồng gió thì phụ thuộc vào tố độ ban đầu là chính)
    Ngoài ra gió lốc còn phụ thuộc vào địa hình. Như ta đã biết gió sau khi xuất hiện, thường tiếp cận với bề mặt đất. Như vậy nếu như địa hình dố và ở trên cao, thoáng ...hay xuất hiện gió lốc. Tương tự, ở các thung lũng xung quanh là núi bao bọc, gió bị ..."khoá" nên cúng thường "cộng hưởng" để tạo xoáy mà thành lốc.

    Giải thích thế chắc là vẫn còn sơ sài. Không hết. Nhưng đó là những gì ngoclong biết được và suy luận ra. Không biết có đúng không nữa.
    Ngoclong80
  3. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái bang bên Mỹ hay có gió lốc và vòi rồng là tại sao nhỉ ? Nó thường xuất hiện tại các vùng có địa hình bằng phẳng thì phải, hôm trước có xem cả một chương trình về lốc trên tivi mà quên hết rồi .
    I pray to God that it won't be long
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Gió lốc xuất hiện khi có 2 luồng khí nóng và lạnh gặp nhau . Ban ngày khi có mặt trời mặt đất bị thiêu nóng lên đến buổi chiều khi mà phần lớn lượng nhiệt đó vẫn chưa toả trở lại hết môi trường nếu khi đó có dòng khí lạnh từ nơi khác chuyển đến lấp vào chỗ trống đó . Theo định luật Asimet thì khí lạnh phần tiếp súc với mặt đất được mặt đất chuyền cho nhiệt và bát đầu giãn nở trở nên có khối lượng riêng nhỏ hơn và có xu hướng chuyển động lên trên trong khi đó ở trên các dòng khí có nhiệt độ thấp hơn bị dòng khí nóng chiếm chỗ và có xu hướng chuyển động xuống dưới cứ như vậy hình thành cột khí chuyển động ngược chiều nhau . Như moi chất lưu khác nếu với vận tốc gió thấp thì sẽ chuyển động trượt các lớp lên nhau nhưng khi có vận tốc lớn thì bắt đầu hình thành các xoáy và bắt đầu có đủ năng lượng để cuốn vật chất lên tạo nên những cơn thịnh nộ của thời tiết .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  5. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Mỗi ngày trên trái đất có tới hàng nghìn cơn bão lớn nhỏ, xảy ra chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới. Đa số các cơn bão này đều kèm theo hiện tượng lốc xoáy, hay còn gọi là vòi rồng. Tại sao vòi rồng thường xuyên xuất hiện tại các vùng biển nhiệt đới? Nguyên nhân là do nguồn nhiệt lượng dồi dào tại các vùng biển này. 70% nhiệt lượng của mặt trời cung cấp cho trái đất tập trung ở khu vực nhiệt đới, cận xích đạo, và phần lớn được hấp thụ bởi nước biển.
    Để xảy ra hiện tượng vòi rồng, cần có 2 yếu tố chủ yếu sau: yếu tố thứ nhất là nguồn không khí lạnh bất chợt, yếu tố thứ 2 là một nguồn nhiệt lượng nóng tập trung. Khi hai nguồn không khí nóng và lạnh này gặp nhau, nguồn không khí lạnh sẽ thu nhanh nhiệt lượng của nguồn nóng và tạo ra sự đối lưu không khí giữa 2 nguồn. Các nguồn không khí lạnh trong hiện tượng vòi rồng chính là những đám mây đã tích tụ hơi nước rất lâu và trở nên quá nặng, sà xuống mặt đất (cơn dông), thu nhiệt và biến thành mưa. Tuy nhiên, nếu những đám mây dông này nếu hạ cánh đúng những địa điểm có sự tích tụ nhiệt cao (thường là ở những vùng biển có dòng chảy của các dòng biển nóng), sự đối lưu không khí sẽ diễn ra mãnh liệt hơn bao giờ hết. Khối khí lạnh bên trên có áp suất cao, khối lượng riêng lớn, còn khối khí nóng bên dưới có áp suất thấp, khối lượng riêng nhỏ. Sự chênh lệch về áp suất này khiến cho không khí cao áp từ bên trên liên tục tràn xuống phía dưới, còn không khí thấp áp từ dưới bị đẩy lên phía trên. Thêm vào đó, không khí lạnh nhận nhiệt nở ra làm áp suất giảm, thể tích tăng lại bốc lên phía trên. Khi bốc lên trên, bị thu nhiệt, chúng lại chuyển động xuống. Trong quá trình chuyển động ngược chiều, các luồng khí chuyển động va vào nhau và bị đổi hướng, tạo thành các dòng chuyển động xoắn ốc. Nhờ sự tập trung nhiệt tại khối khí nóng có thể tích nhỏ ở dưới, các lực phân bố trong những dòng không khí chuyển động ở phía trên khi lao xuống dưới hợp thành những lực tập trung lớn. Khi chuyển động lên trên, thể tích tăng đột ngột, các lực tập trung này lại phân ra thành những lực phân bố trong các dòng khí áp suất nhỏ hơn. Thế là lốc xoáy hình thành. Sở dĩ mọi vật có chiều hướng bị cuốn lên trên trong dòng lốc xoáy là do sự thu nhiệt diễn ra nhanh chóng, làm xu hướng đối lưu lên phía trên cao hơn.
    Khi nhiệt lượng tập trung tại khối khí bên dưới yếu đi, nhiệt lượng của các khối khí nóng lân cận sẽ tiếp tục bị thu hút nhờ quá trình đối lưu trên bề mặt trái đất. Lốc xoáy sẽ dịch chuyển theo hướng của các dòng đối lưu có nhiều nhiệt nhất, và càng ngày càng lớn. Đến khi nào không còn nguồn khí nóng cung cấp nhiệt nho nó nữa, lốc xoáy sẽ tự tan rã.
    Địa hình ở các bang miền Tây nước Mĩ bằng phẳng, dễ đối lưu cho các dòng khí nóng trên mặt đất, lại nằm gần bờ biển Thái Bình Dương, nơi có dòng biển nóng California hoạt động nên rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của lốc xoáy. Hì, đời em biết đến bao giờ mới được sang Mĩ để xem lốc đây?
    Có một điều khá kì lạ trong những cơn lốc xoáy là cái mà người ta gọi là "Con mắt bão". Những người từng sống sót sau những trận vòi rồng khủng khiếp bằng cách buộc chặt thân mình xuống đất để không bị cuốn lên thường kể lại rằng khi ở trong tâm của vòi rồng, mọi vật hoàn toàn bình lặng như không có gì xảy ra. Họ như đang ở trong một cái phễu lớn, đứng ngước nhìn lên bầu trời trong xanh ở phía trên, tựa như không có cơn lốc xoáy khủng khiếp đang bao bọc lấy mình :P Các bác thử giải thích vấn đề này xem sao???
    Tâm hồn người con gái bí ẩn và quyến rũ như bầu trời đêm,
    vì ở đó có những ngôi sao xa thẳm đang chiếu sáng lung linh...​

Chia sẻ trang này