1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gió - O trang web số 1 về Thơ Văn hiện nay

Chủ đề trong 'Văn học' bởi baconcua, 01/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. baconcua

    baconcua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Một ngày đầu tháng 10 năm 2005, tôi đến gặp người biên tập (NBT). Tôi đi một lượt tòa nhà mà không tìm thấy phòng biên tập, đành hỏi nó ở đâu và được chỉ lên tầng 2. Tôi lên tầng 2 và vẫn không tìm thấy phòng biên tập. Tôi gọi điện hỏi NBT, NBT nói mình đang ở tầng 2. Tôi lên tầng 2 lần nữa và tiếp tục không tìm thấy phòng biên tập. Tôi lại hỏi một người gặp trên cầu thang và tìm thấy NBT ở tầng 2, ngôi nhà bên cạnh.

    Đến gặp NBT, tôi không chuẩn bị gì để nói, tôi bỗng thích mình sẽ xảy ra theo cái sẽ xảy ra dù tôi là người kém giao tiếp. May thay, một vài câu tôi kể lại sự ngớ ngẩn của mình như dầu mỡ góp phần giúp câu chuyện trở nên trôi chảy.

    Ngữ điệu của NBT qua điện thoại giúp tôi có cảm giác thoải mái khi đến gặp. Cử chỉ của NBT khi gặp duy trì cảm giác ấy cho tôi. NBT kể về nghề nghiệp và những lựa chọn của mình, về những câu chuyện biên tập, về những người làm thơ, về những ảo tưởng, về những ngộ nhận, về những con người bên ngoài thơ của họ? Câu chuyện khiến tôi cảm thấy ngày một rõ rệt hơn cái thú vị có thể viết thành tiểu thuyết của mỗi loại công việc và tự nhủ: mình sẽ tập thói quen mỗi lần có một cuốn sách, không quên xem tên người biên tập, người chịu trách nhiệm xuất bản, người trình bày bìa, người minh họa? Vậy là, NBT đã tạo được một bầu không khí khởi đầu tốt cho tôi - như cho uống một liều thuốc an thần - trước khi nghe nhận xét về tập thơ của mình. Quả là nên thế, theo Gặp nhau cuối tuần, những người làm thơ vốn ?omong manh, dễ vỡ?.

    Tập thơ được NBT đánh giá khá cao và gợi ý bỏ đi chừng 101 trong 217 bài để nó trở nên khá tinh lọc. NBT gợi ý rằng, đây là tập thơ in đầu tiên của tôi và nó rất nên được tuyển kỹ lưỡng để gây tiếng vang cân xứng với tiểu thuyết vừa in của mình; có những bài thơ nên bỏ không hẳn vì không hay nhưng có thể dành cho những tập sau. NBT nói, tập thơ không hề vướng phải những sự nhạy cảm khiến khâu kiểm duyệt phải dùng đến dao kéo (điều này làm tôi khá bất ngờ); nó chỉ cần được làm cho tinh túy hơn sau khi lược bỏ một số câu ?olạc khỏi mạch thơ?, ví dụ:
    ?oô, tôi chưa bao giờ thấy mồ hôi của bồ câu...? (Ngại đặt tên)
    những chỗ ?ohơi ngụy biện?, ví dụ:
    ?okể cả những người ăn chay...? (Ngại đặt tên);
    những bài ?onhư đồng dao?, ví dụ:
    không có sự cứu rỗi - cho trái tim cằn cỗi (Viết về sự cứu rỗi);
    những bài hay nhưng ?okhông hẳn là thơ?, ?ogiống châm ngôn hơn?, ví dụ:
    con vẹt - chả bao giờ bắt chước được - chính mình (Viết về con vẹt)
    sự thật là - không có sự thật (Không viết về sự thật)

    Tôi hiểu thiện chí của NBT. Thậm chí, tôi có cảm giác, đây là một sự tâm huyết và ưu ái đối với tôi. Đâu phải NBT nào cũng ân cần với một người làm thơ như vậy. Nhưng tôi cũng nhận ra, mình là kẻ thất bại. Phải, tôi đã thất bại trong việc thuyết phục NBT đồng ý với lựa chọn của mình dù đã viện ra cả tập thơ và cả bức thư. Thất bại ấy càng được chứng minh sâu hơn bằng chính những dòng viết thêm này.

    NBT có khái niệm cụ thể về Thơ hơn tôi. Tôi quả tình không hiểu nó. Tôi cảm giác con người không bao giờ có thể cảm nhận được một thứ gì là riêng chính nó trong thế giới dấp dính này; không có sự tuyệt đối về tinh thần hay vật chất; không có cái gì tuyệt đối bên trong, không có cái gì tuyệt đối bên ngoài. Con người chỉ có thể tìm sự nổi rõ trong tính chất của thứ gì đó và cố gắng không đánh lận con đen với thứ quá xa lạ với nó. Khi ta cảm giác về một thứ, một cách nhiều vô thức hơn là có ý thức, các giác quan của ta huy động những văn hóa dấp dính của riêng ta với nó. Ta chỉ có thể mong ai đó đồng cảm với ta khi họ cũng ít nhiều chạm tới những dấp dính ấy. Và ta chỉ có thể hy vọng ?omình không ảo tưởng khi cho rằng mình hiểu người khác? nếu ta cũng phần nào chạm được những văn hóa dấp dính của họ. Tôi chỉ có thể cố gắng diễn tả cảm xúc, ý tưởng? của mình qua một dạng văn viết nào đó; cố gắng phân biệt và đặt nó vào cái tên Văn hoặc Thơ nhờ một cái thước đo tương đối là nhạc tính của nó (thứ nhạc tính theo cảm nhận hoàn toàn chủ quan của người mù tịt nhạc lý như tôi). Thực sự, cảm nhận của tôi về nhạc tính trong sự không vần có nhiều đổi khác sau khi đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền, Ngu Yên, Nguyễn Quốc Chánh, nghe nhạc cổ điển và rock?

    NBT nhìn tập thơ như một sự khởi đầu (của một người trẻ nên hơi tham lam?), tôi lại nhìn nó gần như một sự kết thúc. Từ hơn 1000 bài thơ lẻ trên mạng, tôi đã lựa ra chừng 600 bài rồi tỉa dần, tỉa dần xuống con số 217. Tôi muốn tổng kết một đoạn đời mình, một sự tổng kết bên cạnh một sự tổng kết khác là tập thơ tôi coi là ?otinh huyết? của mình: ?oUống một ngụm nước biển?. Mỗi sự tổng kết mình và sự hoàn thành việc tung nó ra bao giờ cũng khiến tôi rũ bỏ được một vài gánh nặng để chú tâm chuyển sang những lao động và tổng kết khác, bao gồm cả sự tổng kết về những nhầm lẫn trong tổng kết. Có những lúc, tôi gần như tuyệt vọng trên đường nhận thức khi cảm giác về sự nhầm lẫn bất tận trong đời sống. Nhưng một câu nói của ai đó đã giúp tôi hiểu ra rằng, tiếp tục sống và nhận thức trong sự nhầm lẫn với cái tâm muốn thật là một điều đẹp đẽ và thú vị: ?omỗi lần nhận ra mình nhầm lẫn là một lần đến gần hơn với sự thật?.

    NBT hỏi rằng, chắc là tôi không dành đủ thời gian cho việc làm tập thơ. Tôi cũng ậm ừ với nhận định đó. Quả thực, tôi quên và thấy chưa muốn nhớ mình đã từng bước làm nó thế nào và dành bao nhiêu thời gian cho nó. Tôi mệt mỏi và muốn tư duy nằm ườn mỗi khi tổng hợp xong một cái gì. Khi ấy, tôi cố khuyến khích, dụ dỗ mình bớt nghĩ một thời gian để tìm sự cân bằng về tư duy và tồn tại. Mặc dù, ?omỗi ý nghĩ của tôi đều triệu tập một phiên tòa? biết đâu chỉ là một câu thơ của tôi chứ không phải đời sống của tôi. Trước khi đến gặp NBT, tôi có một số trao đổi với người làm sách và nảy sinh một số suy nghĩ về độ dày của tập thơ. Nếu 217 bài được in trọn vẹn thì nó quá dày so với bình thường ở trong nước. Bản thân tôi thấy những sự thay đổi so với bình thường là một điều bình thường cần thiết nhưng cũng nghĩ, có thể nó sẽ ảnh hưởng đến sức mua nếu nhiều người mua không nghĩ thế. Sự đem lại tài chính của sức mua là điều tốt đẹp nhưng sự mong muốn tài chính không thể bằng kỳ vọng vào sự đem lại những nhận thức mới của tập thơ. Chính vì vậy, dù có thể tôi không hưởng một xu lợi nhuận nào thì sức mua đối với tập thơ vẫn là một điều quan trọng đối với tôi. Nếu giữ nguyên chủ kiến của mình có thể phá hỏng mong ước lâu dài mà mình cho là tử tế thì có nên cởi bỏ chủ kiến không? Theo tôi, là có. Phải chăng vì thế mà tôi cũng nghĩ đến việc rút bớt bài đi? Việc này sẽ làm hỏng cấu trúc của tập thơ và tôi sẽ làm một cấu trúc khác?

    Đang trò chuyện với NBT, tôi gặp một nhà văn (NV). NV trông phúc hậu và ấm áp hơn trong những bức ảnh. NV chiếu vào tôi ánh nhìn hiền từ của một người mẹ, người bà, cái nhìn ấy không thay đổi dù với một đứa trẻ hay một người đàn ông đã trưởng thành, và thốt lên: ?oô, trông nhỏ bé thế mà cũng viết được nhỉ?. Tôi mỉm cười. ?oSao còn trẻ mà trông buồn thế?? Tôi nói mấy hôm nay tôi bị ốm. Tôi không nói tôi không buồn lắm đâu, tôi chỉ đang mang một bộ mặt buồn như một thói quen, một vết thương trong vô thức bị kỷ niệm khắc sâu, rời phòng biên tập là tôi sẽ tạm trèo tường khỏi mê cung chữ để đi gặp một niềm vui với con người. Và tôi sẽ có một khuôn mặt thanh thản. NV cười bảo ?okhông, không phải vì ốm, văn của cháu có một nỗi buồn?. ?oThế nỗi buồn ấy có làm người ta muốn sống hơn không ạ??. ?oCó chứ. Buồn cũng hay chứ??

    Tôi mang tập thơ đã được biên tập về và thấy mình cũng nên suy nghĩ, thời gian cho tâm hồn an dưỡng cũng đu đủ rồi.

    Vậy mà, tôi chẳng suy nghĩ được nhiều. Và bỗng một lúc nào đó, tôi nhận ra, chính cuộc gặp NBT đã giúp tôi bổ sung được cho tập thơ cái điều mà tôi vẫn cảm thấy thiêu thiếu. Hình như một sự dấp dính đang được tạo ra, dấp dính như chính sự phong phú, như hôn phối giữa là và không là của đời sống chứ không phải sự nhập nhèm. Và tôi lại tin như mình đã tin: những bài thơ trong tập thơ vẫn nên là thế, không sửa, không bỏ thêm một dòng nào. Chỉ sửa một vài lỗi đánh máy. Có một lời mở đầu là chính những dòng này. Thêm một vài bức vẽ. Và vì những lẽ ấy, nếu in được ra, nó sẽ bán chạy nếu không muốn nói là rất chạy trong một thị trường thơ hiện ảm đạm.

    Việc xuất bản tập thơ, ngoài những lí do tôi đã trình bày, còn chứa một ham muốn lấy dư luận làm thuốc thử sự nhạy cảm của tôi với nó, và ngược lại. Tôi cũng muốn thử dùng tập thơ làm thước đo sự nhạy cảm của khâu xuất bản. Từ sự ra đời và những chuyến đi (đi thôi, chưa phải phiêu lưu) nho nhỏ của tập thơ, tôi mang một vài ý nghĩ chưa rõ có hợp với trường hợp của mình không: Có những trường hợp, NBT sáng suốt là người không biên tập gì cả. Mức tiến bộ về tư duy của mỗi xã hội trong mỗi thời đại có thể xác định qua cách nó đối xử với những nghệ sỹ của mình. Mức tiến bộ của mỗi lớp người, lớp nghệ sỹ được tìm thấy qua cách đối diện với bản thân, đối diện với cối xay gió thời đại trong thân xác nhỏ nhoi của mình.

    Một lần nữa, tôi sẽ gửi lại tập thơ và những dòng này đến NBT. Nếu tập thơ không có duyên được duyệt, tôi cũng cảm thấy nhẹ nhàng khi tôi vẫn có được những người cảm thông và chia sẻ những lựa chọn của mình. Tôi không dại gì tự tước đi của mình những quyền và cơ hội tự lựa chọn hiếm hoi trong đời người. Có những điều rất đơn giản, nếu khâu biên tập, xuất bản và tôi không thể cùng chia sẻ một sự dấp dính, trước tiên, tôi lại tự xuất bản nó theo một cách thức quen thuộc với mình là tung nó lên mạng. Tất nhiên là vẫn cùng với truyện ngắn tạm dừng ở đây này.
    Nguyễn Thế Hoàng Linh
    19-21.06.05 & 07-13.10.05
  2. baconcua

    baconcua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    HOÀNG XUÂN SƠN

    Đ Á X E
    nương già chát mặt
    rờn rợn bắp


    đá tảng trên đồi ai bê xuống
    phế sơn hồi nguy kích
    sau núi gã tiều phu gác rựa
    ư ử nhìn trời
    nước chẳng rây mơ


    còi nựng sáng rủ đi ăn sương
    gái đêm bọ ngựa luông tuồng
    châu chấu bên đường hạt gạo chắc lép
    chiếc vảy xanh thời thượng lên ngôi vương đằng tàng cây thủy dâm
    bôn ba hành trượng
    dưới đáy tang mờ đóa cầm pha lê trút đại tâm
    bên kia giọt nước mặt người biến tạng
    cánh **** mở ra chương hồ di động
    bút sắc phá thiên
    hạt trời bay ảm


    hụt ló đuôi chộp trúng ngực vông mềm
    a . mềm tựa thể vân mây nõn
    trắng a nương mộng tới rồi
    nhể ?
    ai nhể ai cung thủ
    giương cung mà bắn
    bắn bắn bắn cái



    của giời ạ !
    nằm nơi ở thiêng
    mẹ sinh thiên tài ngẫu hứng
    vụ mùa bông bẻ từng chặp
    tháng giêng cà mướp rộn vườn


    dừng lại độ méo ba mươi
    tháng tư tròn


    cuối tháng chin không năm



    NHẬT NGỌA


    Nhắm mắt nằm một thôi
    dựng dậy . ngày quá ngọ
    lơ mơ bước ra trời
    đất chói lòa nắng đỏ


    Ơ kìa con chim quạ
    kêu chi cái giọng khào
    bạn đi rồi bữa nọ
    một mình trên ngọn cao

    một mình . . .



    CHỤC MƯỜI HAI

    phản lực ầm ầm
    lôi khỏi giấc
    sóng lật bờ xa biển dăn dúm
    không gian tháo đổ
    gái nằm xuất kinh rờn rợn biển hồ
    trăng mười lăm chọt chẹt
    mảnh đất toòng teng trái núi
    rừng hụp chuồi cơn lũ mùa hung


    chợt mặt người nhã ra
    khỏi hào quang cực tía
    những lọn tóc dạm hàng xa xỉ
    quần không ai mua
    bán xới cuộc đời âm âm đáy thủy
    anh ách bọng trời
    cơn buồn giải

    đánh tháo chạy táng mạng
    đổ đồng chục mười hai

    chó lẹo một đôi người một cặp
    phản hồi rên độ ảo
    nâng cấp
    hệ tuồng thổ phỉ
    những cái bóng rù rì đánh đĩ
    phương thập thành quắp một mỏ neo


    tháng năm không năm


    HOÀNG XUÂN SƠN

    đọc phỏng vấn Hoàng Xuân Sơn
  3. baconcua

    baconcua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    chú tdna:
    [​IMG]
    Tưởng Bình Minh
    Tôi
    Tôi là những chiếc lá
    Là những chiếc lá vàng
    Bồi hồi cơn gió thoảng
    Tôi rụng, mùa mênh mang
    Tôi là những nỗi buồn
    Tôi bay khắp thế gian
    Hôn lên mồ liệt sĩ
    vô danh ,
    lệ hàng hàng .
    Tôi là lời vĩnh biệt
    Trên môi người tử tù
    Lần cuối, ơi người bạn
    Xa nhau rồi thật ru ?
    Tôi chết làm cát bụi
    Cát bụi đất quê hương
    Rong chơi cùng nắng gió
    Giữa bốn mùa nhớ thương
    Tên tôi
    Nếu như em cô đơn
    Tên tôi xin đừng gọi
    Bao tháng ngày mòn mỏi
    Tôi quên tên mình rồi
    Tưởng Bình Minh
    2005
  4. vuhon

    vuhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết Gio - O thực chất thế nào nhưng vừa vào đã thấy ảnh của tui bị hai ông Quang Duẩn - Bảo Thiên ăn cắp để viết về Chân dung "Hậu Hiện Đại" của phụ nữ Việt Nam trong nước, hiện nay mà không thấy chú thích jì tôi cũng hơi buồn . Hoá ra cũng chỉ là phường mỳ ăn liền lá cải ... hị hị ... ngán thấy bà nội luôn . Hai Em Vương Nguyệt Quế Và Bùi Khương Hà ngon lành thế mà đá lên toàn nào thì mại dâm với phá thai với ... cái jì nữa thế ? Mắc cười chết luôn !
    http://www.gio-o.com/aongon2.html
    Hi hi ! *** hiểu sao mình vẫn kỳ thị với mấy tay ăn cắp ăn trộm . Thế mới đau !
  5. ntchin

    ntchin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói Gio-O là một diễn đàn nghệ thuật số 1 trên mạng hiện nay. Gio-O gây được sự chú ý của người đọc trong và ngoai nước vì nơi đây quy tụ nhiều sáng tác mới của nhiều tác giả rất nổi tiếng. Điểm đặc biệt của Gio-O là có vẻ họ chọn lọc bài vở trong cái bát nháo của internet. Bài được đưa lên Gio-O là một vinh dự. Như trường hợp nhà văn Lê Thị Huệ đã giới thiệu Nguyễn Thế Hoàng Linh lên Gio-O là "thiên tài", bây giờ sách của Hoàng Linh được xuất bản, và mọi người chú ý.
    So với các diễn đàn
    như Talawas, Tiền Vệ, Evăn ... thì Gio-O tân thời hơn ở điểm Gio-O theo kịp thời đại, biết xử dụng phần âm thanh và tranh ảnh của thời đại internet.
    Trong khi các diễn đàn Talawas, Tiền Vệ, Evăn thì còn theo tinh thần làm báo cổ lỗ sĩ, chỉ có phần bài viết được ụp lên mạng. Chả có gì chứng tỏ Talawas, Tiền Vệ, Evăn được khai sinh ra từ thời đại internet cả. Talawas thì có vẻ như là công cụ chính trị của bà Hoài, Tiền Vệ thì chả có bài nào đọc được ngoài phần dịch dọt, còn Evăn thì bài vở qúa tệ, mới đây có chị gì Từ Nữ Triệu Vương điểm sách, dở và kém tệ. Chị này mà là cây bút chính của Evăn thì chả trách thơ văn trong nước không lên nổi

Chia sẻ trang này