1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới hạn của quyền sinh sản

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi 1inbox, 02/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Giới hạn của quyền sinh sản

    Những bài báo ca ngợi quyền sinh sản

    Bài "Cái giá của sự khao khát" (Tuổi Trẻ). Với nhiều người khi tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, việc để có được một đứa con là cả hành trình gian khổ. Đủ mọi trạng thái tình cảm: khao khát, hi vọng, mong đợi, vui sướng, thất vọng, tuyệt vọng, đau đớn...

    Bài "Nước mắt khóc con" (Tuổi Trẻ). Sinh trong sự đau đớn tột cùng, cả thể xác lẫn tinh thần. Sinh mà rớt nước mắt nghĩ rằng chẳng nuôi được hai con. Hai con tôi được đưa ngay lên Khoa dưỡng nhi, đứa 1kg, đứa 1,1kg. Chẳng hề có tiếng khóc oe oe, chúng quá nhỏ để có thể khóc.

    Bài "Để được làm mẹ" (Tuổi Trẻ). Các bác sĩ cho biết: bệnh của chị sẽ cực kỳ nguy hiểm khi mang thai, nguy hiểm nhất có thể hi sinh cả tính mạng. Tuy nhiên, người phụ nữ ấy không ngại ngần khi đưa ra quyết định: "Tôi đã suy nghĩ kỹ và quyết định chấp nhận mọi giá. Điều tôi cần nhất là một đứa con!".

    Bài "Nước mắt chưa khô" (Tuổi Trẻ). Chiếc cũi gỗ đặt trong góc nhà. Thấy bóng người, cậu bé đang nằm quặt quẹo vịn thành cũi đứng dậy. Đó là Hòa, một trong bốn trẻ trong ca sinh bốn từ thụ tinh trong ống nghiệm. Dù luôn được mang phía trước, ủ ấm hơi người bằng phương pháp kanguru, nhưng đến hai tháng tuổi các bác sĩ phát hiện cả ba cháu đều bị hư võng mạc. Một trong hai đứa con đã bỏ chị mà đi. Những tháng ngày tiếp theo, người mẹ ấy bồng đứa con còn lại đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác.

    Bài "Phấp phỏng chờ đợi" (Tiền Phong). "Em sinh hai bé gái, một bé mất sau khi sinh khoảng 10 phút, bé kia sống được sáu ngày. Con em dễ thương lắm chị ơi. Bé còn cười với em nữa mà?, Phương vừa nói vừa nấc lên.

    Lòng tha thiết đồng hành cùng sự nhẫn tâm

    Giải pháp ở đây là "phục tùng bản năng sinh sản", là tìm mọi cách cho người khó sinh phải sinh được con với mọi giá. Giá trị đạo đức ở đây là thượng tôn tình phụ tử, tình mẫu tử. Làm người thì phải sinh con, được nuôi dưỡng con.

    Nhưng có những quan niệm đạo đức khác. Con người có được phép dùng quyền lực sinh sản để cho ra đời những đứa bé thiểu năng? Con người thực sự có quyền tối thượng trong việc hình thành con người theo ý muốn chủ quan hay đã đến lúc phải tuân theo những điều kiện cần thiết tối thiểu?

    Các bậc cha mẹ có được phép đứng trước lựa chọn phải giết chết bao nhiêu đứa con hoặc giết đứa này hay đứa kia? Các bậc cha mẹ có được phép cho ra đời một hay nhiều đứa bé bất chấp khả năng dưỡng dục của mình, bất chấp cuộc đời của các bé hạnh phúc hay đau khổ? Các bậc cha mẹ có thể sung sướng, thỏa mãn vì được đáp ứng tình mẫu tử, phụ tử, xóa nỗi cô đơn, quyền được phụng dưỡng ? Nhưng điều nào sẽ quan trọng hơn, đạo đức hơn khi so với toàn bộ cuộc đời của đứa bé trên một thế giới đầy khó khăn mà nó phải sống?

    Trong khi tốc độ tăng dân số tại Việt Nam đang rất đáng báo động thì "phong trào thụ tinh ống nghiệm" cũng đang nở rộ. Nếu các cặp vợ chồng hiếm muộn (10 % trong tổng số cặp vợ chồng) thành công trong việc "sinh con qua ống nghiệm", sẽ góp phần tăng mạnh dân số Việt Nam.

    Nhưng hậu quả lớn nhất của giải pháp "thụ tinh ống nghiệm", đặc biệt tại Việt Nam, một quốc gia chưa có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, là đã giết chết hàng ngàn em bé sau khi được sinh ra; là đã cho ra đời hàng ngàn con người thiểu năng, dị dạng, bệnh tật bẩm sinh cả đời ...

    Lòng tha thiết của các bậc cha mẹ, tôn vinh của báo chí cùng sự hỗ trợ đắc lực (nếu không nói là kinh doanh) của ngành y tế trong giải pháp "thụ tinh ống nghiệm" đã trở thành một sự nhẫn tâm và lệch lạc về đạo đức. Lòng tha thiết càng bao la thì sự nhẫn tâm càng mênh mông.
  2. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài báo quá cục bộ, phương pháp khoa học và cách vận dụng tri thức để kết luận là chủ quan.
    Với 4,5 ví dụ một một chiều trên, tác giả cố dẫn người đọc ( và có thể một số người đọc mắc bẫy) tin rằng, những rủi ro trong sinh nở là từ sự can thiệp bằng khoa học trong sinh nở của các bác sĩ(!)
    Buồn cười hơn nữa khi tác giả liên hệ sự tăng dân số với sinh sản nhân tạo! Việc tăng dân số là do công tác kế hoạch hóa của VN rất kém, đặc biệt ở nông thôn khi mà các bậc cha mẹ thường sản sinh trung bình 3 con trở lên.
    Muốn thống kê phải dùng toán xác suất và thu thập các số liệu từ hai phía , tính toán và so sánh cẩn thận( ở BV Hùng Vương có số liệu rất cụ thể )
    Thực tế hiện nay thống kê, số sinh nở theo con đường bình thường sự rủi ro như dị tất, quái thai, thiếu năng .... cũng có tỉ lệ xấp xỉ như con đường sinh nở nhân tạo( thậm chí nếu không muốn nói là cao hơn), vì các ca sinh nở nhân tạo luôn được các bác sĩ theo dõi và khi thấy nếu chiều hướng xấu, họ cho bỏ thai khi còn nhỏ để bảo đảm an toàn.
    Còn vấn đề tâm lý cha mẹ thì bất cứ cha mẹ thuộc nhóm nào, hiếm muộn hay không hiếm muộn cũng có nhu cầu được làm cha mẹ như nhau.
    Dị tật, thiểu năng....trẻ ở VN nguyên nhân từ phía khác: đó là hiện tượng ô nhiễm môi trường và vệ sinh thực phẩm ngày càng tệ hại, cả các tỉnh lẫn các khu đô thị.
    Hóa chất, thuốc trừ sâu, môi trường sống bụi bặm và ô nhiễm....cộng thêm việc dùng thuốc khá bất cẩn ở VN ( mua không cần toa bác sĩ), dân trí còn thấp....góp nên những tai ương kể trên.
    Hiện nay có một vấn đề đáng ngại là tỉ lệ uống rượu bia, dùng ma túy ở giới trẻ tăng đột biến và dùng ở mức độ cao góp phần làm quái thai rất lớn.
    Theo một bác sĩ dinh dưỡng ở Viện dinh dưỡng: trẻ bú sữa mẹ hiện chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhiều bà mẹ ở thành thị mất sữa hoàn toàn : là một nghịch lý khi họ có nguồn cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cao hơn nông thôn!
    Lý do từ môi trường sống, stress...và các bé là người chịu thiệt thòi vì khi dùng sữa bình, sức đề kháng bệnh tật kém đi nhiều.
    Ngoài ra việc thích sinh mổ ( theo LVH được xem tại BV Từ Dũ) tỉ lệ sinh mổ và sinh thường khoảng 7/1!, những đứa trẻ sinh mổ cũng bị ảnh hưởng thể chất hơn so với sinh thường.
    Nói chung khi khảo sát đến dị tật, quái thai ....là phải dùng số liệu từ hai phía, không vì một vài ví dụ của hiện tượng A để kết luận toàn A.
    Có rất nhiều thí dụ thành công mỹ mãn từ phương pháp thụ tinh nhân tạo, đem lại rất nhiều hạnh phúc cho các gia đình và là một hoạt động nhân bản. Sắp tới đấy một bệnh viện phụ sản lớn sẽ được xây tại quận 2 (qui hoạch, thiết kế và đất đã có), việc nghiên cứu và tiến hành sinh sản nhân tạo sẽ an toàn và giúp nhiều gia đình hơn.
    Nếu không làm thì hàng năm biết bao nhiêu ngoại tệ của VN phải đổ sang các bệnh viện Sing, Thái ....vì nhu cầu của người Việt rất lớn.
    Và đó là một thiệt thòi cho quốc gia.
    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 02/04/2008
  3. maturefh

    maturefh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    theo ý kiến chủ quan thì trên đời này chẳng có cái gì là hoàn hảo... nói có vẻ hơi nhẫn tâm nhưng mà phải có những ca không thành công thì người ta mới nhận ra được bản chất của vấn đề... có sự thất bại thì người ta mới chịu tìm tòi lý do và nguyên nhân...
    chứ ai cũng trọn vẹn hết thì lại càng sống chết mặc bay mà thôi...
  4. baoson1969

    baoson1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Đọc thử cái này, dân Việt Nam mà không bị quái thai, thiểu năng mới ....lạ
    http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/4775/index.viet
  5. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Link mới nhất có nói về sinh sản nhân tạo và dị tật. Nằm trong tỉ lệ bình thường
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/04/777003/

Chia sẻ trang này