1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu các nghệ sĩ nổi tiếng

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi no9blue, 18/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
  2. tecongdoton

    tecongdoton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nhé. Chỉ có điều là ko down được vì tòan 0 KB size !
    Sẽ tìm sau vậy.
    Tôi có một tính xấu là đánh giá nghệ sỹ chỉ qua 1 bài (dân nghiệp dư mà !). Chacona của Bách chính là bài mà tôi dùng để test các violinist .
    Âm nhạc có cái hay là chỉ chia xẻ được chứ ko cãi nhau được, hy vọng sẽ có thời gian thỉnh thoảng qua box này học thêm từ các bạn.
    Nhân tiện nói là hình như Perlman cũng thích âm thanh của cây đàn Guarnery hơn ...
    Mến.
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Về John Cage
    01:48'' 21/03/2006 (GMT+7)
    Vượt bỏ những ý niệm lãng mạn và cổ điển trong khúc thức đã là một thử thách to lớn đối với âm nhạc thế kỷ 20. Tác phẩm của John Cage là một cột mốc trên lộ trình này. Nó đã gây men cho một ý thức âm nhạc mới, mở ra một chiều hướng mới cho việc thưởng thức và sáng tác âm nhạc.
    Lối viết nhạc tiền phong sử dụng tiếng động vào những năm 40 và 50 của Cage đã làm tên tuổi ông vang dội. Tuy nhiên, cống hiến có giá trị dài lâu nhất của ông là việc ông đem những tư tưởng âm nhạc và những ý niệm khúc thức của ông vào thực tế.

    Trong hành trình truy tầm mục đích của việc sáng tác, vào cuối những năm 40, Cage phát hiện một mệnh đề về âm nhạc đã có từ thời cổ đại ở phương Đông và thời trung cổ ở châu Âu: "Âm nhạc làm cho tâm trí chính mình được an tịnh, khiến nó dễ dàng đón nhận những ảnh hưởng thánh thiện." Để thực hiện thứ âm nhạc có khả năng dẫn đến một trạng thái tâm trí như thế, thì hiển nhiên rằng cái ý tưởng lãng mạn về sự tự diễn đạt phải bị vượt bỏ, và rằng âm nhạc phải hoà nhập chính nó vào môi trường mà trong đó nó hiện hữu. Điều này đưa đến hệ quả là Cage đã đem sự ngẫu nhiên vào công việc sáng tác và trình diễn âm nhạc.
    Cage đã chối bỏ cái khuôn thức xây dựng những hành âm tương phản và những đoạn cao trào trong nhạc phẩm. Thay vì cố gắng diễn tả "chính mình", ông đã giới thiệu một môi trường âm nhạc mở rộng, trong đó thính giả không còn bị những ý đồ của tác giả làm ngập ngụa đầu óc, nên có thể tìm thấy cái tâm điểm của mình. Những âm thanh đã trở thành chính bản thân của chúng, và không còn giữ vai trò minh hoạ cho những hiện tượng ngoại-âm-nhạc. Những khoảng im lặng đã trở thành quan trọng ngang hàng với những tiếng động. Đúng ra, ý niệm về những "tiếng động" đã hoàn toàn bị chối bỏ, và mọi âm thanh đều trở thành vốn liếng của việc sáng tạo âm nhạc.
    Phương pháp duy trì thời lượng trong âm nhạc đã được đổi khác. Thay vì sử dụng trường canh và nhịp đếm, Cage đã giới thiệu một khí cụ xác định thời lượng đúng như bản nhạc cần phải diễn ra, đó là chiếc đồng hồ bấm giờ, hoặc ông sử dụng một người điều khiển, mà nhiệm vụ của người này là theo dõi thời lượng chính xác trên chiếc đồng hồ (chẳng hạn, bản nhạc cần diễn ra đúng 4 phút 33 giây). Song song với phương pháp mới của việc xác định thời lượng là một cảm thức mới về trường độ và cấu trúc của nhạc phẩm. Những khả năng trước đó chưa từng được phát hiện thì bây giờ lại mở ra, tạo điều kiện cho việc sáng tạo những nhạc phẩm có đoạn khởi đầu và kết thúc bất xác. Lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc, ta có thể hình dung ra một nhạc phẩm có trường độ phi hạn định.
    Ý niệm mới về thời gian và âm thanh, và sự dứt bỏ tận gốc lối tư duy âm nhạc của quá khứ, đòi hỏi những khả năng mới nơi người trình diễn. Những sự tự do mới đòi hỏi một lối tiếp cận có kỷ luật, qua đó người trình diễn gạt bỏ cái ý tưởng "diễn tả chính mình", để chuyển sức tập trung vào "thần trí của tác phẩm". Giữa những năm 70, trong một cuộc đàm luận về những vấn đề liên quan đến việc trình diễn, Cage đã định nghĩa kỷ luật trong âm nhạc là một diễn trình, trong đó, "ta không làm những gì ta muốn làm, vậy mà mọi sự đều tốt đẹp." Ý niệm này là điểm cốt yếu để lĩnh hội âm nhạc John Cage, không chỉ riêng cho người trình diễn, mà còn cho cả thính giả nữa.
    Petr Kotik

    Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn từ nguyên tác: "On John Cage", của Petr Kotik, viết năm 1992, in trong Richard Kostelanetz (ed.), Writings about John Cage (Ann Arbor: The University of Michigan Press, 1996) 13-14
    Bản thảo âm nhạc của John Cage [​IMG]
    [​IMG]
  4. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    vladimir ashkenazy
    sinh ngày 6 tháng 7 năm 1937 ở Nizni Novgorod, Nga trong gia đình có bố là người Do Thái mẹ là người Nga, học tại Moscow Conservatory. Ông đứng thứ 2 trong International Frederick Chopin Piano Competition in Warsaw in 1955 và thứ nhất trong 1962 International Tchaikovsky Competition.Ông thường ghi âm với London Philharmonic Orchestra. Hiện giờ ong là chủ tịch của Rachmaninoff Society.
    Bần tăng thedanna này rất thích nghe Ashkenazy chơi nhạc của Rachmaninov, đăc biệt là những đoạn nhanh mạnh trong Rhapsodion atheme of Paganini hay Piano concerto N3, N4. Ông cũng thể hiện rất thành công 24 bản preludes của Rachmaninov. Theo cảm nghĩ của bần tăng thì Ashkenazy thể hiện sự xung đột trong nhạc của Rachmaninov hay nhất, hơn cả Sviatoslav Richter.
  5. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Wolfgang Amadeus Mozart, một thiên ta?i ky? diệu cu?a nê?n nhạc thế giới. Cuộc đơ?i va? số phận cu?a ông đaf luôn la? nguô?n ca?m hứng cu?a văn học va? điện a?nh.

    Wolfgang Amadeus Mozart
    Mozart sinh nga?y 27 tháng Giêng năm 1756 tại tha?nh Salzburg, nước Áo, mất tại Vienna nga?y 5 tháng 12 1791.
    La? con trai cu?a Leopold Mozart va? sớm nô?i tiếng la? thâ?n đô?ng, lên bốn tuô?i Mozart đaf có thê? tri?nh diêfn trên đa?n piano va? harpsicord (một loại đa?n phím, tiê?n thân cu?a Piano).
    Năm tuô?i Mozart bắt đâ?u sáng tác, không lâu sau đó đaf la? một tay chơi organ (đại phong câ?m) va? vif câ?m xuất sắc.
    Mozart sáng tác ba?n giao hươ?ng đâ?u tiên năm lên 8 tuô?i, vơ? opera, hay nhạc kịch đâ?u tiên năm 12 tuô?i va? va?o thơ?i điê?m đó đaf la? một chi? huy da?n nhạc ta?i ba.
    Cậu bé Mozart qua? la? một phép ma?u cu?a chúa trơ?i nơi trâ?n thế, hay cụ thê? hơn la? ơ? tha?nh Salzburg.
    Tư? năm 1765, ông Leopold cha cu?a Mozart, một nhạc công cu?a nha? thơ? tha?nh phố Salzburg, đaf đưa Mozart va? chị gái Maria Anne cu?a ông lưu diêfn trên khắp các tha?nh phố lớn cu?a Châu Âu như London, Paris.
    Ta?i năng cu?a Mozart đaf la?m cho ca? đức giáo hoa?ng La Maf kinh ngạc.
    Cậu bé thâ?n đô?ng đaf thuộc lo?ng va? ghi lại một tác phâ?m cấm công bố ra ngoa?i cu?a giáo hội La Maf chi? sau một lâ?n nghe nhưng đức Giáo Hoa?ng đaf rộng lượng với thiên ta?i nghịch ngợm na?y.
  6. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0

    Âm nhạc
    Âm nhạc cu?a Mozart trong sáng, đẹp đef, tinh khiết đến lạ lu?ng giống như một sa?n phâ?m cu?a tự nhiên. Mọi ngươ?i, mọi lứa tuô?i, nga?nh nghê? đê?u có thê? thươ?ng thức va? yêu thích âm nhạc cu?a ông.
    Không pha?i ngâfu nhiên khi các nha? khoa học đaf nói ră?ng nghe âm nhạc Mozart sef la?m nâng cao kha? năng trí tuệ.
    Khi được ho?i la?m sao có thê? sáng tác một thứ âm nhạc hoa?n ha?o đến như vậy ông đaf tra? lơ?i: Tôi không biết sáng tác khác theo cách khác.

    Các tác phâ?m tiêu biê?u

    Opera Đám Cưới Figaro
    Giao hươ?ng No. 40 G minor K550 & No. 41 C major Jupiter, K551
    Piano Concerto No. 20 D minor K466 & No. 23 A major K488
    Serenade B Flat major da?nh cho nhạc cụ hơi, K361
    Requiem, K 626
    String Quartet B Flat major, K458 ?o Hunt?


    Với Mozart âm nhạc pha?i luôn đẹp đef va? ngay trong ve? đẹp đến lung linh ấy ông có thê? biê?u ca?m mọi ca?m xúc va? tâm trạng, kê? ca? nhưfng bi kịch va? nôfi đau sâu sắc nhất.
    Nhưfng chuyến đi cu?a cha con Mozart rô?i cufng pha?i chấm dứt va? ông Leopold pha?i quay vê? công việc thươ?ng nhật la? nhạc công cu?a nha? thơ? khi vị tô?ng giám mục tiê?n nhiệm cu?a tha?nh Salzburg vội vê? với chúa.
    Vị tô?ng giám mục kế nhiệm, ngươ?i không bị ta?i năng cu?a Mozart chinh phục, đaf nô?i giận khi phát hiện Leopold vâfn có tên trong ba?ng lương tuy nhiê?u lúc hoa?n toa?n vắng mặt vi? ma?i tháp tu?ng Mozart đi lưu diêfn.
    Tuy đaf sớm nô?i tiếng nhưng sự nghiệp va? cuộc đơ?i tự lập cu?a Mozart chi? thực sự bắt đâ?u tư? năm 1781, sau khi được viên trợ tá cu?a đức tô?ng giám mục Salzburg ban cho một cú đá nô?i tiếng va?o mông.
    Lý do la? vi? Mozart đaf giafi ba?y theo một lối không chính thống cu?a nha? thơ? nhưfng suy nghif cu?a ông vê? đức tô?ng giám mục ma? Mozart thươ?ng gọi la? thă?ng ngốc.
    Tư? biệt Salzburg
    Năm 1781, ông rơ?i Salzburg đê? chuyê?n đến tha?nh Viena, nơi ông luôn bận rộn với ha?ng loạt các buô?i biê?u diêfn.
    Ông sáng tác, tri?nh diêfn, da?n dựng các tác phâ?m giao hươ?ng va? nhạc kịch. Ông điêu luyện với mọi hi?nh thức âm nhạc.

    Tên tuô?i đaf trơ? tha?nh bất tư?
    Tiêu biê?u như các vơ? nhạc kịch Cây Sáo Thâ?n, Don Giovani, Đám Cưới Figaro, các ba?n Concerto cho Piano hay Violin va? da?n nhạc, hơn 40 ba?n Giao hươ?ng (Symphony), nhiê?u Tứ tấu (Quartet) da?nh cho đa?n dây.
    Các ba?n sonata cho piano, violin va? các nhạc cụ khác..v.v.v va? tuyệc tác Requiem.
    Đaf có lúc Mozart kiếm được khá tiê?n nhưng giai đoạn sung túc chă?ng kéo da?i bao lâu vi? tính cách tre? thơ, phóng khoáng nghệ sif chă?ng bao giơ? rơ?i bo? ông.
    Ông luôn hoang phí tiê?n bạc tuy cha ông thươ?ng lo lắng va? nhắc nhơ?. Sức kho?e cu?a Constanze, vợ ông, cufng la? một áp lực ta?i chính khi mang thai sáu lâ?n chi? trong tám năm, tiếc thay chi? có hai con trai sống sót.
    Va? Mozart lâm va?o ca?nh nợ nâ?n, điê?u ma? Leopold luôn e ngại.
    Bi kịch cuộc đơ?i
    Vi? tính kiêu ngạo va? ca? sự hô?n nhiên cu?a mi?nh ma? Mozart luôn có đâ?y dâfy ke? thu?. Đó la? các nhạc sif ganh tị với ta?i năng ông, trong đó có nhạc sif Ý Saleri, ngươ?i bị buộc tội đâ?u độc Mozart một cách oan uô?ng.
    Các nhạc sif na?y luôn ti?m cách ngăn ca?n việc Mozart có một công việc với thu nhập ô?n định.
    Mozart thươ?ng xuyên pha?i viết thư vay mượn bạn be?. Đôi lúc Mozart ca?m tươ?ng ông sef không bao giơ? thoát kho?i ca?nh nợ nâ?n.

    Tha?nh Salzburg lung linh trên đêm
    Áp lực ông việc cộng với nhưfng lo lắng vê? tiê?n bạc đaf a?nh hươ?ng trâ?m trọng đến sức kho?e cu?a Mozart vốn đaf yếu ớt vi? nhưfng chuyến lưu diêfn thơ?i thơ ấu.
    Năm 1787 ông Leopold qua đơ?i ơ? tuô?i 67, cho đến khoa?ng khắc cuối cu?ng có lef vâfn trăn trơ? ră?ng cậu bé thâ?n đô?ng cu?a ông đaf không hiê?u được con ngươ?i va? tiê?n bạc, đaf có một cuộc hôn nhân sai lâ?m va? sef đi đến một kết cục tô?i tệ.
    Tiên đoán cu?a Leopold đaf trơ? tha?nh sự thật. Đó chính la? số phận cu?a Mozart, một trong nhưfng kết cuộc bi kịch nhất cu?a một thiên ta?i
    Du? đối với bạn be? va? đặc biệt la? Constanze, Mozart luôn la? một ngươ?i dêf thương đáng yêu va? khôi ha?i.
    Ông vốn hiếu động, nghịch ngợm như tre? con nhưng nhưfng nhọc nhă?n cu?a cuộc đơ?i đaf ba?o mo?n ba?n chất trong sáng yêu đơ?i cu?a Mozar.
    Với ca?m giác mệt mo?i, trống rôfng chiếm lifnh thươ?ng xuyên, ông trơ? nên nga?y ca?ng buô?n baf.
    Va?o giai đoạn cuối đơ?i cu?a Mozart, một nhân vật ky? bí trong chiếc áo choa?ng đen đaf gof cư?a ti?m đặt viết ba?n câ?u hô?n Requiem với yêu câ?u không tiết lộ tên tác gia?.
    Trong tâm trạng bi quan, Mozart đaf đaf coi đây chính la? vị sứ gia? cu?a số phận va? ông đaf hối ha? viết tác phâ?m na?y với dự ca?m sef da?nh cho chính mi?nh.

    Mozart tại một qua?ng trươ?ng ơ? Salzburg
    Mozart đaf ra đi ma? không kịp hoa?n tha?nh ba?n Requiem. Ông mất nga?y 5 tháng 12 năm 1791 tại Vienna, một cái chết bệnh tật đau đớn.
    Mozart đaf bật khóc trên giươ?ng bệnh, ý thức sef qua đơ?i ma? chă?ng đê? lại chút tiê?n bạc na?o cho vợ va? hai con trai.
    Sự ra đi cu?a một thiên thâ?n
    Thơ?i đó chi? có tâ?ng lớp quý tộc mới được hươ?ng các nghi thức tang lêf. Co?n hâ?u hết thươ?ng dân chi? được chôn chung trong nghifa trang ngoại ô, ba đến bốn xác trong một mộ.
    Mozart đaf được an táng như vậy. Ngươ?i ta đem ông đi trong một nga?y bafo tuyết, không một ngươ?i bạn, ngươ?i thân đưa tiêfn, va? khi cơn bafo tuyết qua đi, chă?ng ai nhớ được đâu la? nơi an nghi? cuối cu?ng cu?a ông.
    Mozart xứng đáng được đưa tiêfn long trọng hơn cufng như đaf xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn, điê?u khi sinh thơ?i ông đaf không hê? có.
    Nhưng trong cuộc đơ?i ngắn ngu?i ba mươi lăm năm cu?a mi?nh ông đaf đê? lại một di sa?n âm nhạc to lớn va? ông mafi la? một thiên thâ?n âm nhạc đaf đến với nhân loại nơi trâ?n thế.
  7. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    FRANZ JOSEPH HAYDN
    (1732-1809)​

    Người ta gọi Haydn là "cha đẻ" của giao hưởng và tứ tấu. Trước ông, các bậc tiền bối đã viết rất nhiều tứ tấu, giao hưởng nhưng chỉ trong sáng tác của Haydn, các thể tài này mới trở thành "cổ điển" theo nghĩa "kinh điển", "mẫu mực"
    Rạng sáng ngày 31.3.1972, bà đỡ đẻ của làng Rorhau gần thành phố Vienna nước Áo đón thằng bé con ông thợ mộc đóng xe ngựa vừa mới chào đời, mà không hề biết bà đã nâng trên tay mình một nhà soạn nhạc vĩ đại của thế giới sau này: Joseph Haydn.
    Vào những buổi chiều rảnh rỗi, sau khi lắp xong chiếc bánh xe ngựa, ông thợ mộc lại quẳng đồ
    nghề vào góc nhà và ôm lấy cây đàn Harp, hát cùng những người nông dân trong làng. Cậu bé Haydn đã được nuôi nấng bằng bầu sữa mẹ và tình yêu âm nhạc của cha như thế.
    Năm lên 8 tuổi, Haydn được Reutter đưa vào dàn đồng ca nhà thờ Thánh Stephen ở Vienna, nơi ông làm Kapellmeister (chỉ huy dàn nhạc). Đây là trường đào tạo âm nhạc duy nhất của haydn, mặc dù suốt 9 năm trời, cậu chỉ được chỉ huy ấy dạy cho 2 buổi học!
    Khi Haydn bị mất giọng, ông Reutter cho Haydn ra đường. Để kiếm sống, anh đã phải làm tất cả - từ dạy nhạc cho lũ nhóc con đến chơi violon trong những dạ tiệc tưng bừng ở các cung điện nằm rải khắp hai bên bờ sông Danube, thậm chí trên các quảng trường lúc nào cũng đông đúc người nhảy múa. Chính những năm này, Haydn bắt đầu viết bản giao hưởng đầu tiên của mình. Rất nhanh chàng trai hiểu rằng anh phải tự hoàn thiện mình nhiều nữa. Không đủ hoàn thiện mình để theo học những nhà soạn nhạc, ca sĩ, nhà sư phạm Italia nổi tiếng Porpora, Haydn đã nhận làm người đệm đàn cho ông và kiêm chức năng... người hầu!

    Năm 1761, Paul Anton Esterhazy, một vị hoàng thân nổi tiếng giàu có người Hungary, mến mộ tài danh Haydn nên đã mời ânh về làm Kapellmeistadt, một thành phố nhỏ ở Hungary, cách Vienna chứng 30 dặm, hoàng thân Esterhazy đã dựng nên một cung điện mùa hè theo quy mô của cung điện Versailles và haydn đã sống 30 năm ở đây. Vị hoàng thân là người yêu âm nhạc đến cực đoan. Theo yêu cầu của ông ta và đám đông công nương,bá tước bạn bè ông ta, Haydn đã viết hết giao hưởng, tứ tấu (quartet) này đến tứ tấu, giao hưởng khác. Lao động hết mình đã giúp cho tài năng Haydn ngày càng hoàn thiện. tên tuổi ông bắt đầu vượt qua biên giới nước Áo. Thế nhưng, hoàng thân Esterhazy luôn muốn thấy vị Kapellmeistadt "của mình"xuất hiện khi ông giơ tay ra hiệu. vậy là ông không được ra khỏi lãnh địa của vị hoàng thân này.
    Mùa đông năm 1784-1785, Haydn gặp Mozart ở Vienna. Mặc dù hơn người cùng thời vĩ đại của mình 24 tuổi, Haydn vẫn bị đắm say bởi âm nhạc của Mozart. Họ thường cùng chơi các tứ tấu của Haydn (Mozart chơi Viola, Haydn chơi Violon) mà Mozart thường nhận mình là học trò của Haydn trong thể tài này.
    Cùng thời gian này, 6 bản giao hưởng Paris của ông được biểu diễn ở thủ đô nước Pháp và thành công vang dội, những đặc sắc nhất trong số đó là bản giao hưởng số 45, còn được gọi là bản Giao hưởng "Giã biệt"
    Tháng 11.1790, hoàng thân Esterhazy "già" chết, người thừa kế của ông ta, ông hoàng trẻ thích những cuộc săn thú sôi động trên những cánh rừng, đồng cỏ hơn là ngồi lặng trong phòng hòa nhạc để tắm trong dòng suối âm thanh kỳ ảo. Dàn nhạc được giải tán. Nhưng lòng kiêu hãnh của dòng họ Esterhazy vẫn bắt ông ta giữ Haydn nổi tiếng một cách hình thức trong chức vụ Kapellmeistadt không có dàn nhạc! Haydn được nhận một khoản tiền lương để mãi vẫn là "người hầu" của gia đình Esterhazy. Haydn chỉ được tự do khi đã gần 60 tuổi!
    Năm 1792, ông trở về Vienna và gặp Beethoven. Beethoven đã hồi hộp đến run người khi được Haydn nghe cậu chơi những sáng tác đầu tay của mình và xoa đầu! Haydn đã tiên đoán được tương lai rực rỡ của nhà soạn nhạc vĩ đại người đức này.
    Trong lần đến Anh đầu tiên, ông đã được nghe Oratorio của Hadel trong tu viện Wesminster. Nó gây ấn tượng mạnh đến Haydn. Trở về Vienna ông viết 2 kiệt tác cuối cùng của mình: Oratorio The Creation (1798) và The Seasons (1801)
    Năm 1809, Haydn đã chết trên giường bệnh tại Vienna. Sau này, người ta đã đưa thi hài ông về cung điện của Esterhazy.
  8. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Nicolò Paganini (1782-1840), một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ violin bậc thầy của Ý, sinh tại Genoa, nơi ông đã học nhạc với các nhạc sĩ địa phương. Ông ra mắt công chúng với tư thế của 1 nghệ sĩ violin lần đầu năm lên 9 tuổi và lưu diễn qua nhiều thành phố ở Lombardy (Lombardia) ở tuổi 13. Tuy nhiên, đến năm 1813, ông không còn tích cực theo đuổi việc rèn luyện kỹ năng cao cấp để trở thành diễn viên violin bậc thầy nữa. Ông trở nên ham thích các mối quan hệ lãng mạn, cờ bạc, và từ 1805 đến 1813, có một ước muốn đạt được vị trí người chỉ huy dàn nhạc trong cung điện của Maria Anna Elisa Bacciocchi, công chúa xứ Lucca, em của Napoleon.
    Năm 1813 Paganini rời Lucca và bắt đầu lưu diễn trong nước Ý, nơi mà các kỹ thuật trình tấu violin rất được ưa chuộng. Ông mở rộng cuộc lưu diễn đến thành Vienna năm 1828, Paris và London năm 1831. Ở Paris ông gặp nhà soạn nhạc và nhạc sĩ Piano người Hungarian Franz Liszt, người đã thôi thúc phát triển các kỹ thuật trình tấu Piano gióng như Paganini đã từng phát triển cho violin. Nhạc sĩ gần như đã nghỉ hưu năm 1834. Các kỹ thuật của ông đã làm kinh ngạc khán giả, một số người đã tin rằng ông đã tiếp xúc được với những năng lực siêu nhiên. Ông thực hiện được những động tác rất phức tạp với chỉ 1 trong 4 sợi dây đàn, và chơi được những hợp âm 2 hoặc 3 notes, tạo ra ảo giác là không phải chỉ có 1 cây Violin trình tấu. Các tác phẩm của ông gồm có 24 bản biến tấu cho đàn violin solo, 8 concerto, và rất nhiều sonata.
  9. radioaaa

    radioaaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Evgeny Kissin
    các bạn hãy xem hình của thu âm dưới đây xem có gì khác biệt khi bạn thấy nó
    [​IMG]
    nó chú thích đây là một buổi trình tấu huyền thoại vậy tại sao lại "llegendary"? Kissin chính là cậu bé trong hình các bạn sẽ thấy trên cổ áo Kisin vẫn quang khăn đỏ bởi vì lúc đó mới 12 tuổi và với tôi khi nghe xong bản thu âm này thì Kissin là pianist đương đại (bản thu âm trực tiếp đó là năm 1984) mà tôi yêu thích nhất và nếu bạn là audiophile thì còn một chi tiết thú vị nữa là hãng thu âm và phát hành là hãng RCA Victor Record (logo có hình con chó ngửi kèn-hãng thu âm và phát hành âm nhạc cổ điển lớn của Mỹ) vào thời điểm giữa thập niên 80 mà một hãng thu âm của Mỹ lại vinh danh một cậu bé Liên Xô đây quả thực là thêm vào cho cho bản thu âm này một sự thú vị
  10. MissMatch

    MissMatch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Cái này có nhầm không hả chị? Em thích nhạc Haydn.

Chia sẻ trang này