1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu các nghệ sĩ nổi tiếng

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi no9blue, 18/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gianglele

    gianglele Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Paul Mauriat, còn đó những tiếc nuối ngẩn ngơ...
    09:32'' 08/11/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tin ông qua đời được đăng trang trọng vài dòng trên các tờ báo lớn vài ngày qua nhưng sức nặng của nó vẫn dễ làm đau lòng nhiều thế hệ nghe nhạc.
    [​IMG]

    Paul Mauriat, cái tên gắn liền với những con đường Paris, Sài Gòn, Hà Nội, New York, Roma, gắn liền với những cuộc dạo chơi cuối tuần bằng xe đạp, vespa, bằng những cơn gió cuối thu, bằng những nụ hôn kỷ niệm của những người giờ đã trạc tứ tuần, của những người vừa chớm biết lắng nghe những tinh âm của dòng nhạc xưa cũ... Con người ấy vừa ra đi, bỏ lại sự hoài niệm trong con tim của những người đã một thời cùng ông lắc lư với những giai điệu đến giờ vẫn có thể huýt sáo không sai một nốt.
    Người Việt, ít ra với những ai yêu âm nhạc, đều đã từng ghi vào sổ-tay-ký-ức mình một bài hát nào đó với cái tên Paul Mauriat. Ông không phải thánh, cũng chẳng phải thiên thần nhưng ông là chiếc đèn vàng ngay ngã tư đường, đủ làm giảm tốc những cuốc đi vội vã của những xu thế mới.
    Sơ lược tiểu sử Paul Mauriat
    [​IMG]

    - Sinh ngày 4/3/1925 tại Marseilles (Pháp).
    - Có năng khiếu piano từ năm 4 tuổi. Hoạt động âm nhạc từ đệ nhị thế chiến, có cộng tác với nhiều giọng ca huyền thoại nhưng chỉ được thật sự biết đến từ khi lập ra dàn nhạc hòa tấu của riêng mình.
    - Phát hành rất nhiều album, tính đến nay phát hành chính thức khoảng hơn 100 album.
    - Ông trình diễn ở rất nhiều nơi. Ở Nhật người ta xem ông là 1 tượng đài âm nhạc.
    - Là một phong cách riêng và ảnh hưởng đến khá nhiều nhạc sĩ đương đại.
    - Bắt đầu nghỉ biểu diễn từ năm 1998 do sức khỏe không tốt.
    - Mất ngày 04/11/2006.

    Paul không vội vã cũng chẳng thích làm cách mạng hay tạo nên một xu thế nhưng ông đủ sức tạo nên sự khác biệt để bây giờ khi ông đã ra đi những giai điệu của ông vẫn in trong tâm trí của những kẻ mê âm thanh thuần khiết. Nhắc đến Paul Mauriat là nhắc đến sự pha lẫn điện tử và dàn dây căng độ bè hài hòa, là tiếng vọng của cả một dàn violin trong tiếng bass điện tử nghe bập bùng như bọt nước trồi trên mặt hồ...
    Trước ông, nhiều người đã có sáng tạo đột biến. Sau ông, những xu hướng mới đã tạo ra rất nhiều lối đi mới nhưng chưa bao giờ ông lạc thời bởi những thanh âm ông tạo ra là sự tụ ghép của những điều cũ mới. Những bản tình ca, những tinh hoa cổ điển được Paul chơi lại bằng thế giới của riêng ông và ai đã lạc vào đó sẽ khó lòng dứt ra được.
    Paul Mauriat mất (chính xác là hôm 04/11/2006), thọ 81 tuổi. Lý lịch ông cũng chẳng có gì đáng nói hơn những nhạc sĩ tên tuổi khác ngoài thống kê cho thấy cuộc đời đi biểu diễn của ông dài gần 800.000 km, từ Âu sang Á, từ Tây về Đông, tức lớn hơn 2 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.
    Nhắc đến mặt trăng để nhớ lại những thanh âm Paul Mauriat từng tấu lên ca ngợi chị Hằng, để bay lên cung trăng, nô giỡn giữa các vì sao, chiếu vàng những dòng sông xanh cổ tích... Ánh trăng trong thế giới của Paul không lung linh trầm mặc nhưng có độ co giãn cho những cảm giác đi - về.

    Với Mireille Mathieu. Ông hợp tác và sáng tác cho cô rất nhiều ca khúc từ 1967-1972, trong đó đáng nhớ nhất là bài "Mon Credo".

    Cũng như thế, nhạc của Paul hợp với khí hậu thời tiết mọi mùa và xa hơn, phù hợp với mọi loại cảm giác trong ngày và chưa bao giờ đẩy nó đi quá xa. Ngày đông lạnh giá nghe Tombe La Neige, ngày hè rộn rã nhảy nhót trong tiếng El Bimbo trong những quán cafe mùa hè. Ngày thu đi câu cá trong tiếng giun dế ngắt quãng của Pearl Fishers, đêm về làm một cuộc hành trình tưởng tượng với Jours en France hay day dứt với tiếng nắn nót piano trong Last summer day...
    Nhạc của Paul dễ nhớ, dễ yêu bởi nó len lỏi con tim bằng giai điệu. Paul không đi tìm những trúc trắc để người nghe suy ngẫm, ông chỉ bày lên bàn những món ngon của mình và mời người nghe thưởng thức. Cho đến giờ nghe lại, những giai điệu của ông vẫn đẹp, cao rộng dù rằng với những đôi tai chọn lọc, đây vẫn chưa phải là món sơn hào hải vị.
    Cùng thời với Paul còn khá nhiều nhạc sĩ, chỉ huy dàn nhạc tên tuổi khác như Montovani, Frank Pourcel, Ray Conniff, nhưng Paul vẫn được nhớ nhiều nhất ở tầm mức phổ thông.

    Paul Mauriat, 1925 - 2006

    20 năm sau, những chương trình trực tiếp bóng đá trên truyền hình ở Việt Nam vẫn tiếp tục mở Alla figaro của Paul Mauriat khi chờ trận đấu bắt đầu. Hơn 30 năm sau, bản hòa tấu Those were the days của ông vẫn được yêu thích, thậm chí còn làm mờ đi cả giọng hát của Mary Hopkins. Gần 40 năm trôi qua, người ta vẫn nhớ L''Amour est bleu của Paul hơn là phần ghi âm nguyên thủy của Vicky Leandros...
    Paul đến và ở lại Việt Nam từ rất lâu, từ khi bài hát Tình xanh (L''Amour est bleu) của ông nổi đình nổi đám trên các bảng xếp hạng ở Mỹ hồi năm 1969, dù rằng trước đó ông đã nổi từ 1961 với album đầu tay Paris by night hay xa hơn nữa, từng làm dàn nhạc trong các buổi biểu diễn của các giọng ca đại thụ như Charles Aznavour hay Maurice Chevalier. Từ đó dân Việt mê ông và săn tìm các đĩa nhạc mới nhất của ông.
    Ở Việt Nam khi những đĩa nhạc Paul còn rất khó mua ở thời bao cấp đã từng có người bỏ cả chỉ vàng hoặc cầm cố cả chiếc xe máy chỉ để sở hữu một chiếc đĩa nhựa mà Paul đã xuất bản khá lâu trước đó. Chỉ cần chiếc đĩa có nhãn hiệu Phillips đó về tới Việt Nam là những tay máu me sẽ tìm mọi cách để giành giật và xem đó là một kỳ tích của riêng mình.
    Paul qua đời, những người xưa cũ bỏ cả chỉ vàng, bán cả xe đạp, cầm cố xe máy để có chiếc đĩa than, tối về ngẩn ngơ nghe lại giờ có buồn? Và chiếc đĩa than mang nhãn hiệu Phillips đó giờ tồn tại nơi đâu? Sẽ có những tiếc nuối ngẩn ngơ khi Paul qua đời dù rằng gần 10 năm qua ông không đụng đến chiếc đũa chỉ huy và cho dù thực tế đang có rất nhiều tên tuổi mới xuất hiện và thành công.

    [​IMG]
  2. t225

    t225 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Bác nào ở HN mời các bác qua e nghe đĩa nhựa của Pual nhé, e có khoảng hơn 70 album.
    0904090379
  3. TTVNBK

    TTVNBK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1

    KO THỂ HIỂU NỔI ÔNG vov3 NỮA ? ông cắt ngắn thời gian của chương trình xuỗng còn khoảng 40 phút (so với 1tiếng trước đây), vào các ngày thứ 7, CNhật nghỉ luôn cho khoẻ( vì cũng chẳng có mà nghe). Các phần phân tích cũng mất nốt.Thay vào đó là các đoạn quàng cáo, thêm cái chương trình xoneFm nữa chứ. Mẹ, kéo dài 3 tiếng (quên nó chiếm 8- 10 tiếng / ngày) ko hiểu nó định cho dân mình nghe toàn nhạc đó để "nâng cao thẩm mỹ "chắc. Buồn mửa!
    Còn ông VTV3 thì còn tệ hơn, cả đời ko được nổi 1 chương trình nào gọi là hoà nhạc cả??? Bác nào biết trả lời em cái.
    Còn ông đài PT Hà Nội, nó thậm tệ như chính cái chương trình thể thao của T/Hình, mới tuần này nghe các bản nhạc, trích đoạn các nghệ sỹ này, tuần sau lại y trang, ko một chút thay đổi( cả về thứ tự). Rồi có khi sang cả tuần sau nữa vẫn vậy. Em mà là lãnh đạo em cho bọn biên tập nghỉ hưu hết.
    Buồn thật, cả mấy kênh của đài phát thanh Quốc gia mà như vậy. Thảo nào tuổi trẻ bây h mới xuất hiện nhiều ba trợn, ăn mặc kỳ dị nói năg ko đầu đũa.... Nói chung là chán
  4. viet_ha_xinh

    viet_ha_xinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    778
    Đã được thích:
    1
    10h sáng 10.3.2008 Thầy Bùi Công Duy sẽ quay chương trình với IME-Vân Tay của VTV6. Bạn nào muốn lấy vé đi xem gọi cho bạn Thu Nga 0982.8668.05 hoặc add nick o_thunga_o nhé. Vé Free
    Được viet_ha_xinh sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 06/03/2008
  5. Bagiai_Bach

    Bagiai_Bach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    chưa xem video, nhưng nghe cd thìmình cảm thấy Yundi già hơn Lang Lang kha khá tuổi
  6. nguyennhuhung

    nguyennhuhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    test
  7. thanhtigon

    thanhtigon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn làm quen với một khuôn mặt mới. Một cậu bé 11 tuổi người Việt đang sinh sống tại Czech đã từng đoạt 1 giải nhất va 3 giải nhì trong các cuộc thi Mozart quốc tế được tổ chức hàng năm tại Czech. Ngoài ra còn đoạt giải nhất toàn Czech năm 2008 và nhiều giải cao khác trong các cuộc thi trong Czech. Các bạn có thể nghe các bài của Hoàng Anh thể hiện qua địa chgỉ sau. www.youtube.com/kubanradim
  8. longrock4189

    longrock4189 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    bạn nào quan tâm đến nhạc cổ điển làm quen vs mình nha.Mình có 9 bản symphony của beethoven đuôi flac (nghe phê kinh khủng đặc biệt khi có loa 5.1).liên hệ với mình qua nick yahô:greatthewall
  9. rongcuon

    rongcuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    Em chưa thấy Bác nào đề cập đến Anne-Sophie Mutter nhỉ, em rất ấn tượng về tiếng đàn của nghệ sĩ này.
    Sinh ra tại Rheinfelden, Baden, miền nam nước Đức vào ngày 29 tháng 6 năm 1963, Anne-Sophie Mutter bắt đầu làm quen với các nhạc cụ từ rất sớm; 5 tuổi cô học chơi piano và không lâu sau là cây đàn violin dưới sự dẫn dắt của Erna Honigberger (một học trò của Carl Flesch) và Aida Stucki. Cô đã sớm gặt hái được thành công ở một số cuộc thi, đặc biệt có thể kể đến lần xuất hiện tại Lucerne Festival và chính những thành công đó đã gây được sự chú ý của Herbert von Karajan vĩ đại, người thầy nghiêm khắc đã dìu dắt và giúp cô có được những thành công như ngày hôm nay. Năm 1977 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong con đường âm nhạc của cô khi Mutter có biểu buổi diễn ra mắt trong Whitsun Concerts tại Salzburg Festival dưới sự chỉ huy của Karajan; năm đó cô 13 tuổi. Kể từ thời điểm đó cuộc đời của cô bước sang một giai đoạn mới, những năm tháng của các buổi biểu diễn, của các buổi thu âm. Từ một thần đồng Mutter đã từng bước khẳng định vị thế của một trong những nghệ sĩ violin xuất sắc nhất đương đại.
    Năm 1978, cô có bản thu âm đầu tiên với hãng đĩa danh tiếng Deutsche Grammophon: Violin concerto số 3 và 5 của Mozart dưới sự chỉ huy của Herbert von Karajan và dàn nhạc Berlin Philharmonic. Tiếp theo đó, từ năm 1980 đến năm 1985 Mutter có sự ra mắt tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật và Nga. Năm 1986, ở tuổi 23 cô nhận được một vinh dự lớn lao khi được mời làm trưởng khoa violin quốc tế thuộc ngôi trường nổi tiếng Royal Academy of Music (London). Thành công nối tiếp thành công, năm 1988 cô tổ chức một tour diễn lớn tại Canada và Mỹ, nơi Mutter đã có cơ hội lần đầu tiên được chơi tại phòng hòa nhạc nổi tiếng Carnegie Hall, tour diễn đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

    Trong 30 năm hoạt động nghệ thuật, danh mục những tác phẩm được cô trình tấu rất phong phú và đa dạng thể hiện một tài năng thiên bẩm cũng như bản lĩnh của một nghệ sĩ lớn. Từ những tác phẩm thuộc thời kỳ Baroque của Johann Sebastian Bach hay Antonio Vivaldi, những concerto và sonata của Ludwig van Beethoven và Wolfgang Amadeus Mozart thuộc thời kỳ Cổ điển, đến những tác phẩm thuộc thời kỳ Lãng mạn của Johannes Brahms, gần đây cô đã chuyển hướng sự quan tâm của mình sang những tác phẩm đương đại mà tiêu biểu có thể kể đến Igor Stravinsky, Alban Berg, Bela Bartók và một số tác phẩm của các nghệ sĩ đương thời viết dành riêng cho cô.
    Về lĩnh vực thu âm, Mutter đã có được thành công rực rỡ với việc gắn bó lâu dài cùng hãng đĩa Deutsche Grammophon. Đĩa đơn Carmen Fantasy phát hành năm 1993 của cô với dàn nhạc Vienna Philharmonic do James Levine chỉ huy đã nhanh chóng lập kỷ lục về số lượng đĩa bán được trong lịch sử của Deutsche Grammophon. Ngoài những thành công về mặt thương mại đĩa đơn này còn được giới phê bình đánh giá rất cao về chất lượng nghệ thuật, nó như một mốc son đánh dấu sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật cũng như sự chín chắn trong tư tưởng âm nhạc của Mutter, đặc biệt bản thu âm Sonata cho violin ?oThe Devil?Ts Trill?( Những nốt láy ma quỷ) của Giuseppe Tartini đã được xếp vào hàng kinh điển. Không dừng lại ở đó, từ năm 1998 đến năm 2000, cô dành trọn quãng thời gian này để biểu diễn khắp thế giới và thu âm các sonata cho violin của Beethoven với Lambert Orkis (piano); thành quả của 3 năm lao động miệt mài đó là giải Grammy cho ?oĐĩa nhạc thính phòng hay nhất? năm 2000. Tiếp theo đó cô liên tiếp nhận được các giải Grammy danh giá khác như giải Grammy cho ?oPhần biểu diễn độc tấu hay nhất với dàn nhạc? vào các năm: 1999 cùng nhạc trưởng Krzysztof Penderecki và dàn nhạc London Symphony Orchestra thu âm ?oViolin concerto số 2 Mertamophosen? của chính Penderecki; năm 2005 với chồng cô, André Previn (nhạc trưởng) thu âm bản ?oViolin Concerto Anne-Sọphie? Previn viết tặng cô và Serenade của Leonard Bernstein. Ngoài các giải thưởng Grammy cô còn nhận được các giải thưởng danh giá khác, trong đó có thể kể đến: Classical CD Award năm 1994; Golden Harmony Award năm 1995 với bản thu âm các Violin concerto của Alban Berg và Wolfgang Rihm; Echo award năm 1999 cho đĩa ?oBeethoven: The 10 violin sonatas?; Golden Harmony Award năm 2000 với đĩa ?oVivaldi?Ts Four Seasons??
    Sau một khoảng thời gian thủ sức mình với âm nhạc đương đại, từ năm 2005 đến năm 2006 Mutter lại trở lại với âm nhạc của thời kỳ cổ điển khi bắt tay vào thực hiện ?oMozart Project?. Mutter đã lớn lên và trưởng thành cùng âm nhạc của Mozart, Mozart cũng chính là nhà soạn cô đã thu âm và biểu diễn nhiều nhất như Mutter từng thú nhận: ?oMozart luôn hiện diện trong mọi hoạt động thường nhật của tôi, tôi không thể không nghĩ đến ông?. Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Mozart (1756 ?" 2006) cũng như kỷ năm 30 năm đứng trên sân khấu của cô (1976 - 2006), Mutter đã biểu diễn cũng như ghi âm hầu hết các tác phẩm quan trọng nhất của Mozart viết cho violin: 5 Violin concerto, Sinfonia concertante (cùng Yuri Bashmet), 16 Violin sonata (cùng với Lambert Orkis) và 3 tác phẩm tam tấu dành cho piano, violin và cello (Piano Trio).
    Cuộc đời nghệ thuật của Mutter gắn liền với những nghệ sĩ danh tiếng cũng như những dàn nhạc nổi tiếng trên khắp thế giới. Khởi đầu là Karajan huyền thoại với Berlin Philharmonic, cho đến những nhạc trưởng khác như Levine hay Previn, các dàn nhạc như Vienna Philharmonic (dàn nhạc cô đã vừa chỉ huy vừa biểu diễn năm 2001 tại Vienna), London Symphony Orchestra, London Philharmonic, Boston Symphony Orchestra, New York Philharmonic; các nghệ sĩ độc tấu có thể kể đến Lambert Orkis, người bạn diễn lâu năm; nghệ sĩ cello nổi tiếng Yo-Yo Ma, nghệ sĩ viola Yuri Bashmet, nghệ sĩ cello vĩ đại Mstislav Rostropovich và còn nhiều cái tên khác nữa. 30 năm biểu diễn của cô là 30 năm đầy ắp những thành công, những vinh quang mà đi liền với nó là sự lao động miệt mài đầy nhiệt huyết của người nghệ sĩ. Có thể nói kể từ khi hiện tượng thần đồng Menuhin, thế giới âm nhạc cổ điển mới lại có một tài năng thiên bẩm đến vậy. Sau khi thế hệ vàng những violinist huyền thoại như Jascha Heifetz, David Oistrakh, Leonid Kogan, Nathan Milstein, Isaac Stern, Yehudi Menuhin? đã lần lượt qua đời hoặc ngừng biểu diễn, Mutter xuất hiện như một làn gió mới trẻ trung hơn, hiện đại hơn nhưng vẫn đầy cá tính với tiếng đàn rất riêng của mình. Như một bài báo đã viết: ?oCô ấy chơi như một nữ thần khi lần đầu tiên biểu diễn trên sân khấu vào năm 13 tuổi; từ sự duyên dáng, tinh tế của Mozart, sự to lớn đến phi thường của Beethoven, sự kích tính trong âm nhạc của Stravinsky đến cái chất tươi vui đầy màu sắc của Vivaldi, tất cả đều được cô làm chủ một cách tài tình với một tiếng đàn trong trẻo và mạnh mẽ nhất? (Independent London). Vâng, quả thật khi lắng nghe tiếng đàn của cô ít người có thể nghĩ nó lại xuất phát từ một phụ nữ mảnh mai đến vậy, khỏe và mạnh mẽ trong những đoạn cao trào nhưng vẫn rất lãng mạn và đầy nữ tính, cô đã biết cách làm mới những bản nhạc cổ điển quá quen thuộc của Mozart, Beethoven hay Brahms?.Kể từ khi Karajan qua đời, cuộc đời nghệ thuật của cô bước sang một chương mới, thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của người thầy vĩ đại cô cũng bắt đầu tìm kiếm cho mình những phong cách mới, phá cách hơn, hiện đại hơn nhưng vẫn rất cổ điển và vẫn rất? Mutter. Hiện nay cô đang sở hữu hai cây đàn và cả hai đều thuộc hãng đàn nổi tiếng Stradivarius, cây Emiliani (sản xuất năm 1703) và cây Lord Dunn-Raven (sản xuất năm 1710).

    Về cuộc sống riêng, năm 1989 cô cưới người chồng đầu tiên của mình, một luật sư, Detlef Wunderlich, và đã có 2 đứa con Arabella và Richard. Bi kịch xảy đến khi Detlef mất năm 1995 bởi căn bệnh ung thư. Sau đó 7 năm, năm 2002 cô tái hôn với nghệ sĩ piano, nhạc trưởng André Previn. Sự hòa hợp giữa 2 con người tài năng đó đã đem đến cho người nghe những món quà tuyệt vời khi Mutter biểu diễn những tác phẩm do chính chồng cô, André Previn sáng tác.
    Không chỉ thành công với những gì mình đã và đang làm với cây đàn violin, Mutter còn muốn dùng ảnh hưởng cũng như sự nổi tiếng của mình để giúp sức xã hội, đặc biệt là cho thế hệ những nghệ sĩ trẻ, vì vậy năm 1997 cô đã thành lập ?oAnne-Sophie Mutter Circle of Friends Foundation? một tổ chức giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ có thể học tập cũng như phát triển tài năng. Không chỉ có vậy cô còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và những công tác xã hội khác, chính vì thế Mutter đã vinh dự nhận được một số phần thưởng cao quý như: ?othe Order of the Republic of German (hạng nhất); Bavarian Order of Merit; ?oOfficer de l?TOrdre des Arts et des Lettres?(của Bộ Văn hóa Pháp); ?~Victories de Musique? (tại Strasbourg)?
    Đã 30 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên Mutter đứng trên sân khấu lúc 13 tuổi, lúc đó cô chơi với tất cả bản năng và một trí óc đầy những tò mò của một cô bé nhưng giờ đây khi đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống cũng như đã có thêm những trải nghiệm sâu sắc trong âm nhạc, cô bé Mutter ngày nào nay đã trở thành một nghệ sĩ lớn được những người say mê âm nhạc cổ điển âu yếm gọi với cái tên: ?oMỹ nhân ngư với cây đàn vĩ cầm?. Sâu sắc hơn, trầm mặc hơn trong từng tác phẩm, điêu luyện hơn trong tiếng đàn, Mutter lại đang đi trên con đường vinh quang của những bậc tiền bối đã từng bước đi, chúng ta hãy cùng chúc cho cô gặt hái được những thành công mới.
    Black and red (tổng hợp)
    Nguồn: Nhaccodien.info
  10. lotusdao

    lotusdao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Giamoco Puccini (1858-1924)
    [​IMG]
    Ra đời vào ngày 22 tháng 10 năm 1858 tại Lucca, Italia. Sau khi theo học nhạc với cậu ruột là Fortunato Magi và Carlo Angeloni, giám đốc viện âm nhạc Pacini, Puccini khởi đầu sự nghiệp âm nhạc ở tuổi 14 với vai trò là tay đàn chính cho nhà thờ Thánh Martino, Thánh Michele, Luca và một số nhà thờ khác. Tuy nhiên lần tham gia dàn dựng vở Aida của nhà soạn nhạc thiên tài Verdi ở Pisa đã để lại một ấn tượng cực kì sâu sắc nơi Puccini và đã đánh thức thiên tài viết nhạc opera của ông. Với một học bổng và sự giúp đỡ tài chính của cậu ruột, Puccini đã được theo học tai trường nhạc Milan Conservatory danh tiếng vào năm 1880 với 2 giáo sư âm nhạc nổi tiếng là Bazzini và Ponchielli.
    Chàng trai trẻ Puccini
    Ngay từ khi còn là sinh viên, Puccini đã tham gia một cuộc thi viết nhạc kịch vào năm 1882, và mặc dù không giành được thắng lợi, vở opera Le villi, được viết với sự hợp tác của một bạn học, đã thu hút được sự chú ý của Giulio Ricordi, một nhà dàn dựng opera danh tiếng lúc bấy giờ. Vở opera đầu tay này được dàn dựng rất thành công ở liên hoan nhạc kịch La Scala vào tháng 4 năm 1889. Sự nghiệp âm nhạc của Puccini theo đó cũng gắn liền với nhà dàn dựng nhạc kịch Ricordi.
    Vở opera Manon Lescaut được dàn dựng tại Turin năm 1893 đã đem lại danh tiếng vang dội cho Puccini, không những tại Italia mà còn ở ngoại quốc. Sau đó là các vở opera kinh điển khác như La Bohème và Tosca.
    [​IMG] vở La Bohème
    Điểm đen duy nhất trong sự nghiệp vĩ đại của Puccini là scandal năm 1909 khi một cô hầu gái tiết lộ quan hệ tình cảm của mình với ông rồi tự sát. Giới truyền thông đã làm rùm beng chuyện này và Puccini bị ảnh hưởng nặng nề. Ông không thể viết thêm một vở opera nào cho đến năm 1910, khi vở La fanciulla del West ra đời và được trình diễn tại nhà hát Metropolitan Opera, New York.
    [​IMG] vở La fanciulla del West
    Đầu những năm 60 tuổi, Puccini bắt đầu thai nghén một trong những vở opera kinh điển nhất thế giới, vở Turandot. Tuy nhiên căn bệnh ung thu cổ họng đã không cho phép ông hoàn thành vở opera và ngày nay vở Turandot có phần kết của Franco Alfano. Puccini qua đời ngày 29 tháng 11 năm 1924 tại Brussels trong niềm tiếc thương của cả nước Italia. 2 năm sau thi hài của ông được đưa về Torre del Lago, nơi ngày nay trở thành bảo tàng Puccini.
    [​IMG]
    Những vở opera của Puccini phần nào khác với của Mozart, Wagner, Verdi và Strauss, và được giới mộ điệu thưởng thức như một hương vị riêng biệt. Họ cảm nhận được sự đam mê cháy bỏng tình yêu, ái ân nồng thắm nhẹ nhàng, nỗi bi ai, sự tuyệt vọng trong hầu hết các tác phẩm của Puccini. Có thể nói về mặt này thì chưa có nhà soạn nhạc nào qua mặt được ông. Sau Verdi, Puccini là bậc thầy trong thể hiện cảm xúc nhân vật. Turandot, với bài Nessun Dorma hoàn hảo, mặc dù chưa hoàn thành nhưng cũng được xếp trong những kiệt tác opera của thế giới, và tác giả của nó, Giamoco Puccini cũng sẽ mãi mãi không bị lãng quên trong lòng người mộ điệu.
    Được lotusdao sửa chữa / chuyển vào 17:23 ngày 02/06/2009

Chia sẻ trang này