1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu chương trình guitar Pro 4

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi kissme, 09/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu chương trình guitar Pro 4

    Đây là bản scan từ Rockvision 4
    Bài viết của HaiLua

    http://ttvnol.com/uploaded/kissme/page0024.jpg
    http://ttvnol.com/uploaded/kissme/page0025.jpg

    (mỗi file 180 K, mọi người cân nhắc mà load nhá)


    ...What ALTERNATIVE Can Be...
  2. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sự nhiệt tình của bác Kissme... nhưng nhân tiện cũng khoe luôn tôi cũng là thằng chế bản của tờ RockVision đấy nên tôi có hẳn bản gốc... thiết nghĩ anh em nhìn vào dễ đọc hơn bác ạ! hìhì
    Mời các bác tham khảo:
    Tìm được các bản nhạc Rock là một vấn đề rất khó đối với các Guitar-Rock. Hầu như các tay Rocker đều phải "bắt bài" theo kiểu nghe qua băng đĩa và lần mò ra nốt nhạc, tự tìm ra thế tay chạy nốt cho phù hợp... Mà hơn nữa, thể loại Rock với các ngón nghề và các kiểu chạy nốt hầu như đều thuộc dạng "tốc độ điên cuồng", việc lắng nghe và bắt lại những nốt nhạc của một số Guitarist đỉnh cao như Vinnie Moore, Michael Angelo, Yngwie johann Malmsteen... là một điều mà không phải dễ dàng, nếu như không nói là vô cùng khó khăn...
    Bởi vậy, không chỉ riêng ở Việt Nam, các tay ghita trên khắp thế giới đã tốn nhiều công sức nghiên cứu để tìm ra phương pháp truyền đạt những nốt nhạc một cách ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất. Và Guitar Pro ra đời đã đáp ứng được phần nào sự mong mỏi của họ.
    Guitar Pro là một phần mềm vô cùng tiện ích cho việc bắt bài và luyện ngón cho các guitarist, phương pháp luyện tập này hữu hiệu đối với những người đã từng học nhạc lý và thậm chí cả với những người chưa một lần nhìn vào bản nhạc.
    Guitar Pro dựa trên một cách truyền thụ nốt nhạc rất đơn giản và đặc trưng riêng cho Guitar, đó là viết Tab. Tab là một cách thức ghi bản nhạc mà không cần dùng nốt nhạc. Tab giờ đây đã trở nên rất thông dụng trên toàn thế giới. Không phải người ta dùng Tab để dành cho những người không biết về nhạc lý cơ bản, mà bởi Tab là một cách truyền đạt nốt nhạc cho người chơi Guitar một cách "Vô cùng đơn giản". Thậm chí người ta có thể truyền tải một đoạn nhạc qua Email bằng phương pháp Tab chỉ bằng mấy ký tự gạch ngang ( - ) và các con số thể hiện phím bấm.
    Ta hình dung phương pháp viết Tab cơ bản đó thể hiện ra như thế này:
    E: -5-6-5-------------------------
    H: --------8-6-5---6-5------------
    G: ---------------7------7-5--------
    D: --------------------------------
    A: --------------------------------
    E: --------------------------------
    Tab mang một phong cách "tượng hình". Một bản tab "vẽ" ngay ra 6 gạch ngang tượng trưng cho 6 dây đàn ghita với thứ tự dây đàn là: Mì, Là, Rê, Sol, Si, Mí - tính từ dưới lên (đấy cũng là góc nhìn mà người chơi ghita sẽ nhìn vào cần đàn khi chơi, bởi vậy khi bạn vừa cầm đàn vừa nhìn bản Tab sẽ rất dễ hình dung). Và trên các dây đó có các con số hiển thị số phím phải bấm trên cần đàn. Ví dụ ta thấy ở dây thứ 5 (tính từ dưới lên) có một số 13, nghĩa là ta sẽ bấm vào phím thứ 13 của dây Si (H)...
    - Có 2 yếu tố chính mà một bản nhạc có thể truyền đạt cho người chơi Guitar: Đó là Nốt gì và độ dài (còn gọi là trường độ của nốt: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn...). Nhưng ở cách viết Tab, ta còn được nhận thêm một thông điệp nữa là: Bấm ở đâu.
    Một người chơi Guitar khi nhìn bản nhạc chắc hẳn cũng phát hiện ra một vấn đề rằng với một nốt nhạc, như nốt La chẳng hạn sẽ có rất nhiều cách bấm (Bấm ở phím số 2 dây G, bấm ở phím số 7 dây D, bấm ở phím số 12 dây A, bấm ở phím số 17 dây E) Và các cách bấm như vậy rất quan trọng trong việc lựa chọn thế tay thích hợp và quyết định nhiều đến tốc độ khi chơi solo... Bởi vậy khi nhìn một khuông nhạc bình thường, người chơi guitar thường gặp khó khăn trong việc xác định thế bấm nốt. Riêng đối với cách viết Tab thì nó lại hướng dẫn một cách cụ thể.
    Phương pháp viết Tab cổ điển đã nói trên có một nhược điểm là không thể hiện được rõ trường độ của nốt, nhưng yếu tố này đã được khắc phục trong Guitar-Pro.
    Bởi vậy, để có thể sử dụng được Guitar Pro tốt, dẫu sao bạn vẫn nên học một số ?oquy định? về nhạc lý cơ bản, đó là những quy ước tối thiểu về nhịp phách - Như một nốt trắng có độ ngân dài bằng 2 nốt đen, một nốt đen dài bằng 2 nốt móc đơn, một nốt móc đơn dài bằng 2 nốt móc kép...
    Còn một khó khăn nữa là bạn phải có... một máy tính với đầy đủ Card Sound và Loa. Cấu hình máy không cần quá cao bởi một điều may mắn là phần mềm này vô cùng nhẹ, bản Full cũng chỉ chưa đầy 10Mb. Và ngay cả các file Guitar Pro cũng rất nhẹ và dễ dàng Dowload từ trên mạng xuống. Chỉ khoảng 40K một bản nhạc của Jimi Hendrix với đầy đủ 5 bè (3 guitar, 1 Drum, 1 Vocal)
    Và nếu như bạn là người biết đọc nốt nhạc, thì chắc chắn bạn cũng cảm thấy rằng cách truyền đạt của Tab tiện lợi nhanh gọn và dễ hiểu hơn cái khuông nhạc cơ bản nhiều. Bởi vậy, nếu như bạn không có nổi thời gian để mà học những mớ lý thuyết "lằng nhằng đầy rắc rối" mà người ta gọi là Nhạc-lý-cơ-bản, thì bạn hãy tiết kiệm thời gian bằng cách đọc Tab.
    1. Khái quát về Guitar Pro 4.0
    Guitar Pro là phần mềm có một giao diện rất dễ nhìn và dễ sử dụng. Trang chính nằm ở giữa là 6 dòng Tab thể hiện 6 dây đàn và bên dưới nó là 5 dòng kẻ của khuông nhạc và khóa Sol để hiển thị nốt nhạc dưới dạng cơ bản.
    Phía trên phần trang chính đó là các Nút Công cụ hỗ trợ. Phần dưới cùng là từng track để thể hiện từng nhạc cụ bạn sẽ phối trong bản nhạc. Nếu như bạn muốn một bản nhạc có 3 cây ghita hòa tấu cùng một bộ trống, bạn chỉ việc chèn từng track vào và đặt định dạng cho từng track (hướng dẫn cụ thể sau)
    Guitar Pro 4.0 có thể tạo ra nhiều kiểu tiếng đàn (dây nilon, dây sắt, tiếng Distortion...) và tạo ra rất nhiều các effect(hiệu ứng): luyến, nháy, kéo dây... v..v.
    Guitar Pro 4.0 có một đặc điểm nổi trội hơn Guitar Pro 3.0 đó là có thêm phần Fretboard. Đây là một Cần đàn nằm ngang theo đúng chiều dây của các dòng Tab. Cần đàn này nhìn giống hệt một Cần đàn thật được cắt ra đặt vào màn hình, nó có đầy đủ 6 dây đàn, 24 phím đàn và các nốt chấm trang trí trên cần đàn. Nếu như bạn muốn viết ra một nốt bất kỳ mà bạn đang bấm trên cần đàn thì bạn chỉ cần Click con trỏ chuột vào đúng vị trí nút bấm tương ứng trên bảng Fretboard, ngay lập tức trên dòng Tab sẽ hiển thị nốt Tab theo đúng vị trí phím bấm và vị trí dây bấm... Quá giản đơn phải không!
    2. Cách soạn một bản nhạc.
    Như vậy, bạn đã có 3 cách chính để soạn một bản nhạc:
    Cách 1: Bấm vào hình vẽ phím đàn (Fretboard) trên màn hình theo đúng nốt mà mình hình dung ra trên cần đàn. Cách này có thể dùng khi bạn ngồi solo ngẫu hứng được một đoạn nhạc hay, sau đó muốn ghi nhớ luôn vào máy (thậm chí bạn cũng chẳng quan tâm những nốt bạn vừa đánh là nốt đô, sol.. hay gì gì nữa). Bạn chỉ cần nhìn vào cần đàn, và chọn đúng nốt vừa bấm, sau đó bấm vào vị trí tương ứng trên Cần Fretboard. Sau đó di chuyển mũi tên sang phải ( ->) để cho con trỏ trên dòng Tab và Khuông nhạc nhẩy sang vị trí tiếp theo rồi tiếp tục bấm nút khác. Cách soạn này tôi tạm gọi là Bấm nốt Fretboard.
    Cách này giúp bạn soạn rất tiện lợi và nhanh. Còn nếu như bạn muốn thay đổi trường độ nốt nhạc (Nốt móc đơn, móc kép, nốt lặng ...) thì bạn chọn các trạng thái đó trên các nút công cụ hỗ trợ phía trên. Muốn điều chỉnh trường độ nốt nào, bạn di chuyển con trỏ đến đúng vị trí nốt đó (trên dòng Tab hoặc trên Khuông nhạc) và chọn trạng thái (móc đơn, móc kép...).
    Cách 2: Viết theo Tab: Cách này là bạn dùng con trỏ (một nút vuông màu vàng) của bản nhạc để di chuyển trong dòng kẻ Tab. Bạn muốn bấm nút thứ 12 trên giây Si thì chỉ việc để con trỏ đến vị trí của dây Si (dòng kẻ thứ 5 từ dưới lên) và bấm số 12 bằng bàn phím.
    + (Thực ra hai cách soạn nhạc theo kiểu Bấm nốt Fretboard và Viết Tab đều có thể dùng phối hợp với nhau, sẽ nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.)
    Cách 3: Cách cổ điển theo đúng nhạc lý cơ bản: Viết trên khuông nhạc.
    Cách viết trên khuông nhạc này có phương pháp viết nhanh như sau: Bạn bấm vào dòng kẻ nhạc để cho xuất hiện con trỏ (một hình chữ nhật màu vàng sáng để xác định vị trí sẽ viết nốt).
    Khi con trỏ đã xuất hiện, bạn có thể dùng 4 phím mũi tên lên xuống trên bàn phím để điều chỉnh vị trí của con trỏ. Đến vị trí nào đó rồi muốn viết nốt, bạn có thể dùng một số bất kỳ nào (từ 1-9) trên phần phím NumLock trên bàn phím. Muốn thay đổi trường độ thì dùng nút cộng (+) và trừ (-) cũng trên bàn phím NumLock. Nếu nốt đang ở con trỏ là nốt móc đơn, bạn bấm nút trừ (-) thì nốt đó sẽ thành nốt đen. Bấm (-) lần nữa sẽ thành nốt trắng. Bấm cộng (+) sẽ ngược lại...
    3. Các lớp - Các bè:
    Phần các công cụ phía dưới màn hình dành riêng cho các Track - tạm gọi đơn giản là các lớp. Ta có thể tạo ra 4 track với 4 định dạng nhạc cụ khác nhau. Sau đó phối nhạc cho từng Track để chúng hòa với nhau. Thậm chí ta còn có thể phối cho Trống, Violon....
    Bao giờ khi khởi động GuitarPro cũng mặc định một Track đầu tiên (track 1). Sau đó bạn có thể đặt tên lại cho từng Track hoặc thay đổi định dạng Track đó là Guitar Bass hay là Violon - tùy thích.
    + Lên dây đàn, đổi tên Track: Guitar Pro hỗ trợ một công cụ lên dây đàn để cho bạn có thể căn chỉnh tiếng đàn của bạn cân với tiếng đàn chuẩn trong máy.
    - Bấm vào dúng vị trí chữ Track1, sẽ hiện lên một bảng Properties of the track. bảng này giúp ta có thể thay đổi tên track trong ô Name of the track. Trong ô Tuning có vị trí 6 dây đàn. Bấm vào biểu tượng chiếc loa ở vị trí từng dây sẽ nghe thấy tiếng đàn chuẩn của dây buông ( Mì-là-rê-sol-si-mí ).
    4. Chèn thêm một Track: Trên thanh Menu trên cùng có một Nút thanh cuốn có tên là Track (các lệnh liên quan đến Track). Bấm vào đó, chọn lệnh Add -> hiện ra bảng Add a Track. Trong bảng Add a Track này có 2 lựa chọn Type (Kiểu định dạng của lớp): Instrument và Percussion. Instrument là chèn các nhạc cụ, còn Percussion là chèn bộ gõ (Trống).
    5. Sơ qua một số công cụ chính trên thanh Menu:
    File: trong này cũng có đầy đủ các lệnh mở File (open), lưu File (save)... như các phần mềm khác.
    Bar: dùng để quản lý các nhịp trên khuông nhạc.
    Track: Sử lý các Track. Thêm track, đổi tên track, lên dây..
    Note: Điều chỉnh Nốt nhạc (trường độ-móc đơn, móc kép, chùm 3,6...)
    Effects: Các hiệu ứng của nốt nhạc (Vít dây, rung, luyến...)
    Markers: Ghi chú (nếu muốn đánh dấu vị trí nào như kiểu Note )
    Tools: Một số công cụ...
    Sound: Điều chỉnh âm thanh, tốc độ (tempo) của bản nhạc.
    View: Ta có thể gọi bảng Fretboard hay bảng Keyboard ra trong thanh cuốn View này.
    Options: Lựa chọn... Sau khi cài đặt Guitar Pro, cho chạy thử một bản nhạc mà vẫn không thấy lên tiếng. Mặc dù Sound và Loa vẫn tốt, thì có lẽ bạn phải vào trong MIDI setup trong này để kiểm tra lại phần Outputs.
    Một số hướng dẫn cơ bản:
    + Muốn xóa một nốt: di chuyển con trỏ chuột vào đúng nốt đó, bấm Delete.
    + Muốn chèn một nốt vào trước một nốt: bấm Insert.
    + Nếu như bạn muốn điều chỉnh Trường độ của một nốt nhạc nào đó, trước tiên bạn phải bấm trỏ chuột vào đúng nối đó, sau đó chọn trạng thái trên nhóm công cụ hỗ trợ phía trên (muốn là nốt móc đơn, móc kép.. hay nốt trắng, bạn chỉ việc bấm vào đúng biểu tượng đó)
    + Sau khi soạn, muốn nghe thì bạn bấm phím Space (phím cách) trên bàn phím, Phím này có công dụng như nút Play vậy. Muốn Stop cũng dùng Space.
    + Khi bạn soạn một giai điệu của trống xuyên suốt bài, bạn có thể soạn một nhịp chuẩn cho trống, sau đó di chuyển con trỏ vào đầu nhịp cần Copy và bấm chuột phải, chọn lệnh Copy (Ctrl+C). Sau đó di chuyển đến nhịp sau và chọn lệnh Paste - dán (Ctrl+V). Bạn cũng có thể làm như vậy với phần soạn Guitar.
    Bạn có thể Dowload phần mềm Guitar Pro 4.0 ở địa chỉ sau:
    http://213.246.36.227/slkjeigjsl/GP4Full.exe
    User ID: AROB227697
    Key ID :48714-23748-28602
    Sau khi Dowload, chạy setup để cài đặt. Sau khi cài xong khởi động chương trình, nó sẽ hỏi UserID vàKeyID. Nhập User và Key xong, bạn sẽ được làm chủ một chương trình vô cùng tiện ích cho các tay ghi ta. Nếu khó khăn trong việc Dowload, liên hệ với HNRockClub, bạn sẽ được mua một đĩa CD cài đặt cùng một số hướng dẫn chung với giá rất rẻ ...
    Và khi đã cài xong GP4.0, bạn có thể vào một số địa trên mạng để dowload các bản nhạc mình thích dưới dạng File Tab để bắt bài và để tập..
    Một số địa chỉ có thể lấy Tab:
    Mysongbook.com
    Guitaretab.com
    Guitartrader.com
    Guitar-guitar.com
    Powertabs.com
    GreatTabs.com
    CoolTabs.com
    StegTabs.com
    Guitar-directory.com
    ......
    Chúc các bạn thành công!
  3. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
  4. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Hẹ hẹ, thế này thì còn gì bằng
    Cảm ơn anh Hailua nhiều

    ...What ALTERNATIVE Can Be...
  5. Interceptor

    Interceptor Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Em phải công nhận là Guitar Pro cực hay. Dùng nó rất hiệu quả.
    À! Bác nào có những File tab trên Guitar Pro để tập thì Share cho anh em cái nhỉ.
  6. Jake

    Jake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Ai có tab guitar pro bài Lonely Nights của Scorpions thì share cho em với, tìm trên mysongbook không có.....
    Since youre goneThere is an lonely heartSince youre goneNothin is like it was
  7. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Hailua ơi!
    Cái GuitarPro nếu muốn dùng chạy rhythm cho hợp âm thì làm như thế nào.Nói cho dễ hiểu là nếu muốn set phần đệm bằng hợp âm thì làm như thế nào,Tớ biết cách tạo track hợp âm nhưng không biết làm sao nghe giống như là đệm vì khi đưa hợp âm vào thì chỉ có nhịp đầu có tiếng,còn 3 nhịp còn lại im ra luôn.
    All we are saying is give peace a chance!!
    Barrygibson
  8. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Cậu làm ơn nói cụ thể hộ...
    Còn theo tớ hiểu thì rắc rối của cậu là thế này: Cậu muốn tạo một đoạn nhạc đệm, như điệu Valse chẳng hạn - xình chát chát, xình chát chát... (thế cho đơn giản nhé!)
    Cậu viết được nốt ra hết rồi, như thế này chẳng hạn:
    Nhưng khi cậu bấm nút để nghe thử thì nó chỉ nghe rõ câu "xình", còn hai câu "chát chát" kia nó nhoè vào nhau, chỉ nghe tiếng "chát" đầu tiên và ngân tới câu "chát" phía sau...
    Chuyện này cũng là một nhược điểm mà tui thường gặp khi dùng GuitarPro. Ví dụ như viết một đoạn chạy solo có hai nốt giống nhau liên tiếp, máy vi tính thường khiến 2 câu nốt nhoè vào nhau. Về cách tạo ra một câu đệm cũng thường bị nhoè như vậy... có một cách khắc phục để nghe được rõ hơn, bạn thử soạn chèn thêm vào giữa hai nhóm hợp âm một dấu lặng để tách biệt 2 nhóm đó ra - chú ý là cân đối trường độ của cả dấu lặng lẫn nhóm hợp âm sao cho nhịp không bị thay đổi nhé! (Ở trường hợp này, mỗi hợp âm là một nhịp đen, tôi chẻ thành một nhịp móc đơn và một dấu lặng đơn...)
    ... Tôi sẽ thử tìm những cách khắc phục khả dĩ hơn... (dạo này bận quá, thông cảm nhé!)
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    OK,tớ sẽ thử,nhưng nhiều cái như đánh khảy lên hoặc khảy xuống thì làm thể nào,tớ không thấy kí hiệu nào trong đó để chỉ việc này cả.Nếu chỉ viết nốt và nhịp thì hiệu quả sẽ không giống như đệm thật.
    Còn một điều nữa,khi tớ thử tạo một track drum thì track này không nghe được,phải làm sao để phối drum hay percussion vào đây.
    All we are saying is give peace a chance!!!
    Barrygibson
  10. HaiLua-Return

    HaiLua-Return Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    "...nhưng nhiều cái như đánh khảy lên hoặc khảy xuống thì làm thể nào,tớ không thấy kí hiệu nào trong đó để chỉ việc này cả..."
    Có đấy Barrygibson ạ, cậu vào trong thanh cuốn Note, sẽ thấy nhóm Downstroke và Upstroke (quạt lên và quạt xuống) Cái này dành cho cả một tổ hợp gam. Còn nếu muốn đặt việc gẩy móng lên hay xuống với một nốt thì có PickStroke Down, PickStroke Up (ngay dưới)...

Chia sẻ trang này