1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu Địa lý - Du lịch - Văn hoá - Làng nghề đất Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu Địa lý - Du lịch - Văn hoá - Làng nghề đất Hà Tây



    Hà Tây là tỉnh nằm ở vị trí liền kề thủ đô Hà Nội, bao quanh về phía tây nam của thủ đô Hà Nội với ba cửa ngõ chính qua các quốc lộ 1, 6, 32 và đường cao tốc Láng - Hoà Lạc. Là địa phương có nhiều sự tích và huyền thoại gắn với truyền thống của dân tộc, mảnh đất "Tụ khí anh hoa", "Ðịa linh nhân kiệt" với những địa danh và con người theo thời gian đã đi vào lịch sử của đất nước. Là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước về số lượng di tích lịch sử với mật độ 14 di tích/100 km2 (cả nước có mật độ 2,2 di tích/100 km2). Có nhiều di tích lịch sử quý giá gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc như: Chùa Hương có "Nam thiên đệ nhất động", Chùa Thày, Chùa Tây Phương, Chùa Ðậu, Chùa Mía, Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, Nhà thờ Nguyễn Trãi, Ðền Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Nhà lưu niệm chiếc gậy Trường Sơn (Hoà Xá - ứng Hoà), Ðền Hát Môn, Ðình Tây Ðằng, Ðình Mông Phụ...

    Hà Tây còn có một kho tàng các lễ hội truyền thống - những bảo tàng văn hoá dân gian sống động - trong đó có nhiều lễ hội nổi tiếng như lễ hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài nhất Việt Nam, lễ hội Ðền Và, lễ hội Chùa Thày, hội hát Dô, hội hát Chèo Tầu...

    Hà Tây được mệnh danh là "đất trăm nghề" với hơn 100 làng nghề cổ truyền trong đó nhiều làng nghề nổi tiếng như: Dệt lụa Vạn Phúc, nón Chuông, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Duyên Thái, thêu Quất Ðộng, điêu khắc Nhân Hiền, mây tre đan Phú Vinh, mộc Vạn Ðiểm, tạc tượng Sơn Ðồng...

    Làng nghề Hà Tây-Tour du lịch hấp dẫn


    Ngoài những thắng cảnh du lịch đẹp nổi tiếng như: Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, khu du lịch sinh thái Ngải Sơn - Đồng Mô - Suối Hai, Suối Ngọc - Vua Bà... ra, thì xưa nay Hà Tây cũng luôn được rất nhiều người trong và ngoài nước biết tới bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng có từ rất lâu đời như: dệt lụa (Vạn Phúc), khảm trai (Chuyên Mỹ), sơn mài (Duyên Thái), mây tre đan (Phú Vinh, Phú Minh, Ninh Sở, Phúc Tân), rèn (Đa sĩ), nón (làng Chuông), ***g chim (Canh Hoạch), mộc (Chàng Sơn)...

    Là mảnh đất trăm nghề, Hà Tây từ xưa vẫn luôn được xếp là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhất của cả nước. Con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đều khéo léo tài hoa. Câu ca ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Hà Tây là đất nhà nghề, Bách công mỹ nghệ đi về xưa nay'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' hầu như ai ai cũng thuộc lòng và nó được xem như ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''mệnh lệnh'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' giữ gìn và phát triển nghề truyền thống cha ông để lại.

    Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống Hà Tây là mặt hàng tiêu dùng, đồ thủ công mỹ nghệ luôn là hàng hoá có giá trị phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu. Tiềm năng du lịch của Hà Tây thật to lớn, song có lẽ mảng thăm thú các làng nghề và tìm hiểu các nghề thủ công cổ truyền bấy lâu nay vẫn còn bị bỏ quên khi chưa được khai thác. Như biết được tiềm năng lớn lao còn bị lãng phí ấy, năm 2001 Sở du lịch tỉnh đã chính thức đưa tour du lịch thăm các làng nghề vào khai thác. Sự quảng bá rộng rãi về một tour mới quả là không vô ích khi du khách mua tour đến với những làng nghề để tìm hiểu, mua sắm sản phẩm ngày một đông. Theo tôi được biết thì hiện tại có 6 tour thăm làng nghề mà khách có thể tuỳ ý lựa chọn với giá cả phù hợp từ 100 đến 120 ngàn đồng (bao gồm cả tiền xe đi, về, ăn trưa, thắng cảnh, bảo hiểm). Tất cả các tour đều đi về trong ngày vì thế khá phù hợp với những người ít thời gian cũng có thể đi được. Mỗi tour thường là khách được tham quan từ 3-5 làng nghề kết hợp thăm các đình chùa, di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến bất cứ làng nghề nào du khác cũng được tận mắt thấy những người thợ thủ công tài ba đang làm sản phẩm, được nghe họ giới thiệu về nguồn gốc, sự hình thành phát triển của làng nghề, các loại sản phẩm làm ra và cả mức tiêu thụ, thu nhập của người dân... Nếu muốn khách có thể chọn mua các sản phẩm ưng ý mà giá chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều so với giá thị trường vì những người thợ làng nghề rất quý mến khách. Các tour tiêu biểu mà du khách thường chọn lựa là: Hà Đông - lụa Vạn Phúc - mây tre đan Phú Vinh - Chùa Trầm - Chùa Trăm Gian (l ngày); Hà Đông - Chùa Bối Khê ?" nón Chuông - ***g chim Canh Hoạch - Đình Hoàng Xá- màn Hoà Xá ( 1 ngày); Hà Đông - mộc Chàng Sơn - Chùa Thầy - Chùa Tây Phương (1ngày), Hà Đông ?" sơn mài Hạ Thái - tiện gỗ Nhị Khê - thêu Quất Động - điêu khắc Nhân Hiền (l ngày)... Tất cả các tour làng nghề đều xuất phát và kết thúc tại khách sạn Sông Nhuệ thị xã Hà Đông. Khách cũng có thể mua tour đi lẻ thông qua một số cơ sở làm du lịch tư nhân ở Hà Nội hay Công ty du lịch Hà Nội...




    Hà Tây có nhiều thác, hồ, suối, hang động suốt từ Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Ðức với những cảnh quan tuyệt đẹp, thuận lợi cho việc phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí của hàng triệu dân thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận, các sứ quán, các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài đóng ở Hà Nội là nơi chuyển tiếp nguồn khách du lịch từ thủ đô Hà Nội vào nghỉ dưỡng, tham quan giải trí.

    Ðến với Hà Tây bạn sẽ được hoà mình vào không khí nguyên sơ của Vườn quốc gia Ba Vì thưởng thức sự trong mát của suối thác Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ, Thác Ngà cùng với những hồ nước đẹp với sân golf quốc tế Ðồng Mô, hồ Suối Hai, hồ Quan Sơn, hồ Tân Xã, hồ Ðồng Sương... Du khách sẽ được phục vụ tận tình bởi những khách sạn trung tâm: Khách sạn Sông Nhuệ, Khách sạn Nhuệ Giang (Hà Ðông), Khách sạn Công Ðoàn (Hương Sơn), Khách sạn ASEAN (Hoà Lạc)... cùng với những trang trại vườn với nhiều hoa trái và món ăn in dấu ấn văn hoá ẩm thực Hà Tây.

    Ðất Hà Tây "sơn thuỷ hữu tình", người Hà Tây mặn nồng hiếu khách luôn mong được là điểm hẹn của du khách bốn phương và chào đón các nhà đầu tư kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế.












    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 03/11/2003

    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 19/11/2003
  2. BANH_MI_CHAY

    BANH_MI_CHAY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    Ở khu Văn Quán đang xây dựng Đô thị mới đó mấy anh...Dự tính đến năm 2006 sẽ hoàn thành,với một khu chung cư,một siêu thị,một bể bơi........Sẽ rôm đây mấy anh a...
    Bánh mì yêu bạn.
  3. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    ......Happy birthday Box Hà Tây

    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 14/09/2003
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chào mừng bác @Lexcom làm Mod của Box mới, chúc bác cùng Box sẽ ngày càng phát triển nhé.
    À bác cho hỏi về mặt quản lý hành chính thì hiện tại Làng Cự Đà nằm bên Sông Nhuệ và làng Huỳnh Cung (khổ quá, em chẳng nhớ tên mới) có thuộc Hà Tây không ạ? Nếu có thì ...
  5. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn lonesome đã gợi ý , đây là bài viết về tương Cự Đà đặc sản Hà Tây
    Làng tương Cự Đà
    Làng Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây) từ bao đời nay đã có nghề làm tương nếp nổi tiếng. Tương nếp Cự Đà có vị ngọt và hương thơm rất đặc biệt. Hiện giờ, đến chợ nào trên địa bàn Hà Nội đều có thể mua được tương nếp Cự Đà.
    Để có được vị ngọt dịu và hương thơm cần có một quy trình chế biến rất công phu. Đối với gạo, phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng không lẫn với gạo tẻ. Về đậu tương cũng phải là đậu tương leo, khi chín hạt vẫn nhỏ và có màu vàng nhạt. Khi đã chọn được gạo, đậu tương vừa ý mới bắt đầu công đoạn phức tạp và khó nhất là thổi xôi và rang đậu. Xôi thổi chín phải dẻo, không nát, tất cả hạt xôi phải còn nguyên hình gạo để có thể lên mốc dễ dàng. Còn đậu tương rang không được sống, không được cháy, hạt đậu phải vàng đều và tróc vỏ. Khi mốc của xôi đã đều, có màu vàng óng thì đem ủ với đậu tương rang và một lượng men, mà loại men này chỉ người làng Cự Đà mới làm được. Nước ủ tương cũng phải là nước mưa hay nước giếng khoan được lọc đi lọc lại nhiều lần.
    Cụ Nguyễn Văn Tình, một người làm tương lâu năm và có kinh nghiệm nhất tại Cự Đà, cho biết: "...khi mốc đã vàng, đậu tương rang đã tróc vỏ thì phải ngâm cho hạt đậu ngập đủ nước, cộng thêm một lượng men... rồi đem ủ kín trong bể ít nhất chừng một tháng. Khi mở bể cũng là lúc người làm phải khéo léo đảo sao cho tương phải đều, phải quyện, bao giờ thấy tương giống như một loại bột lỏng thì coi như được!".
    Bà Hồng, một người làm tương lớn nhất tại Cự Đà, cho biết thêm: "Một mẻ ủ tương thường dùng hết từ 400 kg đến 500 kg gạo nếp, 80-100 kg đậu tương, nên đòi hỏi người thổi xôi, người rang đậu phải rất khéo và cẩn thận. Trước khi bán ra thị trường phải kiểm tra an toàn thực phẩm nên ai cũng cẩn thận trong mọi công đoạn làm tương!".
    [​IMG]
  6. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Làng lụa Vạn Phúc
    Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta.
    Em về Vạn Phúc cùng anh
    Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.
    Về với Vạn Phúc hôm nay, mới đến đầu làng ta đã nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng và bắt gặp một không không khí nhộn nhịp, tấp nập của cửa hàng giới thiệu làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc.
    Tương truyền, bà Lã Thị Nga, một cô gái làng, từ thời Cao Biền làm tiết độ sứ ở nước ta. Bà đã đưa đến nghề dệt thô sơ với sản phẩm là lụa mộc mạc, bình dân. Sau này, bà đã được bà đã được phong là thành Hoàng làng. Từ khi có go võng (thế kỷ XVI) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh... với nhiều hoa văn sinh động, tinh tế.
    Khi chưa có máy zắc ca, việc dệt the, lụa, hoa không phải là dễ, đòi hỏi người Vạn Phúc phải nghiên cứu, tìm tòi, thí nghiệm nhiều.
    Người nào vẽ hoa đẹp, khâu hoa khéo, khi dệt lên thành hàng hoa rát đẹp giống hoa thật, khách hàng rất ưa chuộng, dệt không kịp bán. Với cách cải hoa trên, bất cứ vẽ hoa gì, hình gì, chữ gì các nghệ nhân Vạn Phúc đều làm được.
    Trước kia khi chưa có máy zắc-ca mà các nghệ nhân Vạn Phúc đã khâu hoa và vẽ hoa được vẫn rất điêu luyện và tinh tế. Hiện nay, máy zắc-ca cũng chỉ cài hoa bằng các-tôngđục lỗ để móc kim kéo go lên thành hoa, vẫn là nguyên lý cài hoa của các bậc tiền nhân từ trăm năm nay, chỉ khác là không có người kéo hoa như xưa.
    Ðể tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những người thợ Vạn Phúc đã tiến hành một quy trình kỹ thuật phức tạp gồm nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu nhuộm. Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt.
    Ngày nay, lụa Vạn Phúc qua các thế hệ, những nghệ nhân và thợ dệt đã không ngừng cải tiến, nâng cao kỹ thuật sản xuất. Bởi thế, lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ, mịn óng, mềm mại với màu sắc óng ánh, đường nét tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, có loại rực rỡ.
    Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng tranng trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, đứt khoát. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.
  7. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hội chùa Hương

    Thắng cảnh Hương Sơn ở vào địa phận xã Đục Khê, huyện Mỹ Đức, Hà Tây. Nơi đây tấp nập tưng bừng từ trung tuần tháng giêng đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội nhưng đỉnh cao thì từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.
    Hội trải rộng trên 3 tuyến:
    Tuyến Hương Tích: Du khách chủ yếu đi theo tuyến này. Những gì đặc sắc nhất đều tập trung ở đây. Khách ngồi đò từ bến Đục (còn gọi là bến Yến) ghé lễ đền Trình. Sau đó tiếp tục đi qua cầu Hội, hang Sơn thủy hữu tình, núi Đồi Chèo, núi Con Voi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà... Cập bến Thiên Trù, khách rời thuyền qua nhà bia vào chùa Thiên Trù (tục gọi là chùa Bếp Trời hay chùa Ngoài). Từ đây, bắt đầu hành trình leo núi lên chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng (còn gọi là đền Trấn Song) và đến đệ nhất động Hương Tích (chùa Trong). Từ động này, khách có thể theo lối rẽ qua rừng mơ lên chùa Hinh Bồng.
    Tuyến Tuyết Sơn: Từ bến Đục, khách rẽ làng Phú Yên gặp suối Tuyết, ra bến đò của làng gọi là bến Phú Yên vào trình đền Mẫu Hạ gần đó. Tiếp đến du khách ngồi đò qua núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy đến bến Tuyết Sơn rồi vào chùa Bảo Đài. Từ đây khách leo núi đến Bạch Tuyết Môn, vào điện Cô và tới chùa Tuyết Sơn (còn có tên khác là Ngọc Long động).
    Tuyến Long Vân: Đò từ bến Yến dừng ở đền Trình, sau đó rẽ sang một nhánh của con suối này qua núi Ông Sư Bà Vải cập bến Long Vân. Khách thăm viếng chùa Long Vân, leo núi thăm động cùng tên, đi nữa đến chùa Cây Khế và cách đó chừng vài trăm mét là hang Sũng Sàm - một di chỉ khảo cổ còn lưu lại dấu của người xưa.
    Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng với những dãy núi đá ghồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Quần thể núi non tạo ra những hình dáng kỳ thú như hai con rồng đá tranh hòn Ngọc Ốc ở cánh đồng Đục Khê; núi nổi trên cánh đồng nước cạnh đền Trình tạo hình rồng, sư tử, rùa, phượng - 4 linh vật trong tâm thức người Việt... Sự hấp dẫn của Hương Sơn trong không chỉ ở bên ngoài, mà còn ở sự sâu lắng, giàu triết lý dân gian bên trong các hang động.
    Du khách đến chùa có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, hưởng khoái cảm nhìn sông, ngắm núi như thu vào tầm mắt một góc non sông lại như lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Sau đấy là thú vui trèo núi thật dân dã: trong tay cây gậy lụi, men theo đường núi lấm tấm hoa dại, thảng hoặc nghe một tiếng chim rừng. Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng khiến quần thể du lịch này trở nên nổi tiếng. Cả 3 tuyến tham quan trên đều khai thác các vị trí động đá để thu hút khách.
    Khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng hầu hết là để thưởng ngoạn vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên và nhờ không gian chùa để hướng tới những ước nguyện cao đẹp của con người. Bởi trong tâm thức người Việt, Hương Sơn là cõi Phật. Chính yếu tố này đã tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của hội chùa Hương.
    Được Lexcom sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 14/09/2003
  8. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Một số dự án phát triển du lịch tỉnh Hà tây(nằm trong chính sách kêu gọi vốn đầu tư)
    Dự án 1

    1
    Tên dự án
    Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn đến 2010

    2
    Mục tiêu đầu tư
    Phát triển thành điểm du lịch văn hoá - lễ hội, tham quan, du lịch sinh thái.

    3
    Địa điểm thực hiện
    Tại huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
    Diện tích: 5100 ha (gồm hang động, hồ nước, suối, rừng?)
    Điện: Dùng điện lưới quốc gia
    Nước: Dùng nước giếng khoan, chưa có nước máy
    Giao thông: thuận lợi, đường giao thông rải nhựa đến bến đỗ thuyền sau đó đi thuyền trên suối dài 4km sẽ đến điểm du lịch.

    4
    Quy mô/sản phẩm của dự án
    - Số phòng khách sạn, nhà nghỉ: 400
    - Số xuồng đò vận chuyển khách: 3500
    - Số lượng khách đón được hàng năm: khoảng 40-50 vạn khách

    5
    Hình thức đầu tư
    Liên doanh

    6
    Tổng vốn đầu tư dự kiến
    84,4 triệu USD

    7
    Thông tin về đối tác
    Chủ đầu tư: UBND huyện Mỹ Đức
    Địa chỉ: Thị trấn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
    Điện thoại: 847224
    Người đại diện: Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

    Dự án 2

    1
    Tên dự án
    Khu du lịch Đồng Mô

    2
    Mục tiêu đầu tư
    Phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

    3
    Địa điểm thực hiện
    Hồ Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây
    Diện tích: 1300 ha (bao gồm diện tích mặt nước và đảo trên hồ)
    Giao thông: Thuận tiện, theo đường Quốc lộ 6 hoặc Láng - Hòa Lạc rẽ sang đường 21A, cách thị xã Sơn Tây khoảng 10km
    Điện: Dùng điện lưới quốc gia
    Nước: Dùng nước giếng khoan
    Thông tin liên lạc: Thuận tiện

    4
    Quy mô/sản phẩm của dự án
    Số phòng lưu trú: 705
    Số khách đón hàng năm dự kiến khoảng từ 10-15 vạn khách

    5
    Hình thức đầu tư
    Liên doanh

    6
    Tổng vốn đầu tư dự kiến
    4,5 triệu USD

    7
    Thông tin về đối tác
    Chủ đầu tư: UBND thị xã Sơn Tây
    Địa chỉ: Thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây
    Điện thoại: (84-4) 833929
    Người đại diện: Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây

    Dự án 3

    1
    Tên dự án
    Khu du lịch sinh thái Suối Hai

    2
    Mục tiêu đầu tư
    Phát triển thành khu du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

    3
    Địa điểm thực hiện
    Hồ Suối Hai, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
    Diện tích: 950 ha
    Giao thông: thuận lợi song từ đ­ường 87 rẽ đi Suối Hai khoảng 12km hiện nay vẫn là đường đất đỏ (dự kiến năm 2003 sẽ được rải nhựa xong)
    Điện: Dùng điện lưới quốc gia
    Nước: Lấy nước từ hồ Suối hai và dự kiến cả ở sông Đà
    Thông tin: Thuận lợi, điện thoại di động đã được phủ sóng

    4
    Quy mô/sản phẩm của dự án
    Số phòng lưu trú: 500
    Số lượt khách đón được hàng năm: 300.000 lượt

    5
    Hình thức đầu tư
    Liên doanh

    6
    Tổng vốn đầu tư dự kiến
    8.5 triệu USD

    7
    Thông tin về đối tác
    Chủ đầu tư: UBND huyện Ba Vì
    Địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
    Điện thoại: (84-8) 863018
    Người đại diện: Chủ tịch UBND huyện Ba Vì

    Dự án 4

    1
    Tên dự án
    Phát triển du lịch Hồ Quan Sơn

    2
    Mục tiêu đầu tư
    Xây dựng thành điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí.

    3
    Địa điểm thực hiện
    Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
    Diện tích: 850 ha
    Giao thông: thuận tiện, cách Hà Nội 50km đường bê tông nhựa, đi từ Hà Nội - theo quốc lộ 6 rẽ sang đường 22 tới cầu Dậm rẽ phải.
    Điện: Dùng điện lưới quốc gia
    Nước: Dùng nước hồ và hệ thống giếng khoan
    Thông tin liên lạc: hiện chưa có điểm bưu điện nào tại đây

    4
    Quy mô/sản phẩm của dự án
    - Số phòng lưu trú dự kiến:
    - Số lượt khách hàng năm dự kiến: 170.000 lượt

    5
    Hình thức đầu tư
    Liên doanh

    6
    Tổng vốn đầu tư dự kiến
    3,2 triệu USD

    7
    Thông tin về đối tác
    Chủ đầu tư: UBND huyện Mỹ Đức
    - Địa chỉ: Thị trấn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây
    - Người đại diện: Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức
    - Điện thoại: (84-34) 847224




    "Khi em bên anh
    Sao trên trời là hoa
    Hoa dưới đất là sao
    Khi em xa anh
    Sao trên trời là nước mắt
    Hoa dưới đất là sao rơi..."
    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 14/09/2003
  9. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội chùa Thầy
    Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, các thiện nam tín nữ và du khách thập phương lại tấp nập kéo về dự hội chùa Thầy.
    "Nhớ ngày mùng 7 tháng 3
    Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy"

    Tương truyền, đây là ngày hội quan trọng nhất vì đó là ngày một vị cao tăng thời Lý-Thiền sư Từ Đạo Hạnh hoá Phật. Để kỷ niệm ngày này, nhân dân mở hội chùa Thầy. Đây là một lễ hội Phật giáo truyền thống điển hình của người Việt. Chùa Thầy là một trong những Di sản văn hoá quốc gia, có giá trị về mặt tâm linh và danh thắng. Chùa nằm ở chân núi Sài, thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 25 km về phía Tây Nam. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127).
    Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần. Tuy lễ hội năm nay không phải là lễ hội chính, song du khách khắp nơi vẫn đến tham gia rất tấp nập, các hoạt động văn hoá và tín ngưỡng vẫn diễn ra đúng nghi lễ và vui vẻ. Không khí lễ hội thật náo nhiệt. Cờ Phật được trang hoàng khắp nơi. Từ chùa Thượng, đến chùa Trung, chùa Hạ đâu đâu cũng vang tiếng gõ mõ, tiếng tụng kinh và khói hương nghi ngút. Dân làng rước các mâm lễ quả dâng chùa, du khách người đi thăm quan vãn cảnh, người thì bận bịu với việc chuẩn bị các đồ để cúng lễ. Khách đến lễ hội mong muốn bày tỏ ước vọng của mình trước thần phật; cầu tiền, tài, phúc, lộc, cầu cho tai qua nạn khỏi và gặp nhiều may mắn trong năm mới. Sau khi làm lễ, các du khách hành hương còn thăm quan các kiến trúc của chùa và các thắng cảnh tự nhiên như hang Thánh Hoá, hang Cắc Cớ, hang Hút Gió, thềm đá Thái Lão, đền kỷ niệm Phan Huy Chú, nhà lưu niệm Bác Hồ...
    Cũng như mọi năm, các hoạt động dành cho phần hội diễn ra hết sức sinh động, vừa mang tính giải trí vừa chứa đựng những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, lôi cuốn được nhiều người xem. Một trong những hoạt động giải trí, mang tính nghệ thuật cao là biểu diễn rối nước tại thuỷ đình, một kiến trúc sân khấu độc đáo chỉ dành cho loại hình nghệ thuật này, được xây dựng từ cách đây nhiều trăm năm, năm giữa ao Rồng (Long Trì), phía trước chùa. Nội dung của các vở diễn rối vẫn xoay quanh các chủ đề quen thuộc như ?ođi cày", "bắt vịt", "cáo bắt gà", "múa loan phượng"... Ngoài ra, người ta còn tổ chức thêm một số trò chơi dân gian như kéo co, đánh đáo, đấu vật...
    Du khách tham gia lễ hội còn có thể thưởng thức các món ăn dân dã như bún riêu cua, riêu cá, bánh trái địa phương và mua các hàng lưu niệm.
    Tuy nhiên, các hàng lưu niệm, các quán ăn được bày bán không theo trật tự. Vẫn còn có cảnh chèo kéo du khách, thái độ bán hàng thô tục, không lịch sự. Các hàng ăn thường đổ rác và thức ăn thừa xuống ao Rồng, gây ô nhiễm môi trường. Theo lời của sư trụ trì chùa Thầy, Hoà thượng-Thích Minh Hiển, cứ dăm hôm nhà chùa lại phải cho người vớt rác xung quanh hồ. Các hàng lưu niệm, các quầy bán hương hoa, các bàn bán vé số được bày bán suốt từ đường cái vào đến tận sân chùa, gây mất mỹ quan và làm hẹp đường đi lại, gây cảnh chen lấn, xô đẩy cho người dự hội.
    Du khách đến chùa không chỉ vì lý do tín ngưỡng, mà còn có nhu cầu thưởng ngoạn và muốn được tận hưởng vẻ thanh tịnh của cảnh chùa chiền. Bà Nguyễn Thị Bài, Bắc Giang, lần đầu tiên được đến thăm chùa đã bày tỏ tâm sự của mình như sau: năm nay tôi đã ngoài 73 tuổi, mặc dù đã yếu nhưng vẫn cố gắng đến thăm chùa Thầy lấy một lần. Tôi đến đây để tham quan phong cảnh chùa Thầy và cầu mọi sự tốt lành luôn đến với gia đình chúng tôi. Còn bà Lê Thị Chiêng, Cầu Đất- Hải Phòng cho biết, năm nào cũng vậy, cứ ngày 7/3 tôi lại đến chùa để tưởng nhớ tới các vị tiền bối của Việt Nam đã có công dạy dỗ giúp nhân dân và cầu cho con cái tôi học hành tiến bộ, cầu sức khoẻ cho cả nhà. Tôi luôn dạy con mình phải cố gắng học tập để mai sau có ích cho gia đình và xã hội. Dù ở mọi hoàn cảnh nào các con phải sống độ lượng, từ bi và giữ lấy cái tâm, đức...
  10. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Chùa Thầy - Thiên Phúc Tự
    Nếu chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời ngài Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Chùa Thầy dựa vào sườn Tây Nam một ngọn núi đá vôi có nhiều hang động là núi Thầy tức núi Sài Sơn thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km. Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa".
    Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ XVII, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng. Thủy đình mọc lên giữa Long Chiểu, nơi thường diễn trò rối nước đặc sắc, chính là viên ngọc ở đầu rồng. Hai giếng là hai mắt rồng. Hai cầu cổ có mái ngói do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng năm 1602 là hai răng nanh của miệng rồng: Cầu Nhật Tiên ở bên trái trông vào đền Tam Phủ xây trên một đảo nhỏ giữa ao. Cầu Nguyệt Tiên ở bên phải dẫn vào đường lên chùa Cao trên núi.
    Đối diện với thủy đình là chùa Cả được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" gồm 3 nếp nhà dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Nếp ngoài là nhà tiền tế, nếp giữa thờ Phật, nếp trong cùng thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong chùa có đặt 3 pho tượng diễn tả 3 "kiếp" của Thiền sư Từ Đạo Hạnh : Tăng, Phật và Đế Vương. Bên trái là tượng toàn thân Thiền sư bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống được, nhắc nhở thời kỳ Ngài đi tu ở Hương Hải am đã làm thuốc trị bệnh cứu người và dày công sáng tạo môn nghệ thuật múa rối nước cổ truyền để cho dân giải trí. Chính giữa là tượng Thiền sư khi đã thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo cà sa vóc vàng. Bên phải là tượng Thiền sư sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng.
    Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán. Đường qua cầu Nguyệt Tiên dẫn đến những bậc đá đi lên núi, nơi có chùa Cao vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
    Phía trên chùa Cao có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,? trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ giữa thiên nhiên khoáng đạt như hình ảnh trong bài thơ của Nguyễn Khuyến :
    Hóa công xây đắp biết bao đời
    Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời
    Buổi sớm gió tuôn, trưa nắng gắt
    Ban chiều mây họp tối trăng chơi
    Bày hàng hoa quả tư mùa sẵn
    Giãi thủ giang sơn bốn mặt ngồi
    Bán lợi mua danh nào những kẻ
    Chẳng lên mặc cả một đôi lời.

    Theo lối mòn ven núi, leo lên vài chục bậc đá nữa sẽ đến hang Cắc Cớ, nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:
    Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ,
    Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

    Từ hang Cắc Cớ, một con đường có nhiều cây đại thụ dẫn lên đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u và hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu. Ở chân núi Thầy, về phía Tây có chùa Bối Am còn gọi là chùa Một Mái, vì chùa chỉ có một mái lợp bằng ngói, còn mái kia chính là vòm hang.
    Nét độc đáo của thắng cảnh chùa Thầy là ở sự kết hợp giữa những con đường, những mái chùa vươn lên tầm cao, với những vẻ đẹp của hồ nước trải rộng và những bí ẩn trong chiều sâu lòng đất. Cả ba chiều không gian đó kết tụ lại trong một quần thể thiên nhiên đa dạng về kiến trúc và màu sắc. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch hàng năm, là dịp để con người chiêm bái danh lam thắng cảnh này. Trong ngày hội, nhiều Tăng Ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.
    Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở cả nước ngoài. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:
    Rủ nhau lên núi Sài Sơn
    Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
    Hỏi non, non những làm thinh
    Phải rằng non đã vô tình với ai?
    Nước non ví chẳng chiều đời
    Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
    Yêu nhau ta dắt nhau cùng
    Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.

    Thiên Phúc Tự thắng cảnh trời ban
    Thiên Phúc Tự là tên chữ của ngôi chùa chính trong quần thể kiến trúc chùa thầy bên núi Sài Sơn, Hà Tây gồm nhiều di tích Phật giáo như chùa Long Ðẩu, chùa Ðỉnh Sơn, am Phật Tích, chùa Bối Am và hàng loạt các di tích kiến trúc khác vây quanh hồ Long Trì. Quần thể này gắn liền với thiền sư Từ Ðạo Hạnh có ba kiếp làm Tiên, làm Phật và làm Vua, người đã lưu lại những công đức to lớn đối với cư dân trong vùng.
    Theo thuyết phong thủy, chùa Thiên Phúc, thường gọi là chùa Thầy, nằm trên thế đất hàm rồng của ngọn núi Sài, được coi là quái long ở vị trí trung tâm, nơi có thập lục kỳ sơn mang hình tượng của những con lân, phụng, rùa chầu về. Phía trước chùa là ngọn Long Ðẩu làm tiền án luôn phủ bóng xanh tươi xuống mặt hồ Long Trì, minh đường của công trình. Với vị trí đắc địa này, ngôi chùa được coi là đầu của con rồng với sân trước chùa là lưỡi rồng đang lè ra uống nước, hai bên là cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều như những sợi râu rồng vểnh lên vờn hòn ngọc giữa hồ-tòa Thủy Ðình. Cảnh trí của tổng thể công trình nơi non xanh nước biếc tạo nên một bức tranh sơn thủy vô cùng hữu tình.
    Tòa chùa chính được bố cục theo hình nội vương ngoại quốc với hình chữ công phía trước ứng với 3 tòa tiền đường, thiêu hương, thượng điện là nơi thờ Phật và một tòa nhà chữ nhất nằm ngang phía sau là nơi thờ thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Tuy nhiên, nhìn từ ngoài cấu trúc của chùa lại nổi lên ba tòa chùa Hạ, Trung, Thượng được dựng trên 3 bậc nền cao dần từ trước ra sau rất nhịp nhàng uyển chuyển và có thể chiêm ngưỡng từ nhiều vị trí mà không bị che khuất. Chùa Hạ và chùa Trung đều có 3 gian 2 chái với bộ mái tựa ra 4 phía bởi các đầu đao vươn cong, vừa bè ra bề thế, vừa nhẹ nhàng như con thuyền đang bồng bềnh giữa những tán lá, khóm cây và khói hương nghi ngút.
    Tòa chùa Thượng chỉ có gian 2 chái nhưng dàn ra không kém hai tòa trước là bao với mặt bằng gần vuông. Sự thay đổi độ cao giữa các tòa điện và sân trong tạo ra sự thay đổi về nhịp điệu, không gian kiến trúc làm khách tham quan không cảm thấy đơn điệu, nhàm chán, gây được những hiệu quả và xúc cảm thẩm mỹ rất cao. Phía trước chùa, trên mặt hồ Long Trì là nhà Thủy Ðình, theo kiểu Phương đình một gian hai dĩ với kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái xòe ra 4 phía như một bông sen khổng lồ từ mặt nước nhô lên rất ấn tượng. Ðượm thêm cho vẻ hữu tình của chùa là hai cây cầu Nhật-Nguyệt Tiên Kiều được làm theo lối thượng gia-hạ kiều nhẹ nhàng và duyên dáng.
    Vẻ đẹp của chùa Thầy đã từng được Ðịnh Vương Trịnh Căn ca ngợi trên một tấm bia chùa: "...như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa. Ðộng Tiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến độ cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Núi tựa bình phong, sông như dải lụa. Ðá in dấu lạ mãi mãi ghi điều thần diệu... Ðó chính là vườn xanh núi thêu dời đền chốn nhân gian vậy."
    Thiên Phúc Tự

    "Khi em bên anh
    Sao trên trời là hoa
    Hoa dưới đất là sao
    Khi em xa anh
    Sao trên trời là nước mắt
    Hoa dưới đất là sao rơi..."

Chia sẻ trang này