1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu Địa lý - Du lịch - Văn hoá - Làng nghề đất Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Nghề thêu ở Đình Tổ
    Là phụ nữ, ai mà chẳng ?omê? những chiếc túi thêu, kết mảnh trai, hay đính cườm đẹp một cách tinh tế và sang trọng. Còn những người đàn ông thì lại thích tặng cho người phụ nữ mình yêu những món đồ họ ?omê? như thế. Vì vậy, những ngày cuối tuần ở thôn Đình Tổ, xã Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Tây) thường có rất nhiều du khách về thăm quan và mua bán. Mặt hàng không nhiều, chỉ là túi xách nữ, nhưng trong làng hầu như gia đình nào cũng làm nghề để cho bạn có thể đến thăm và lựa chọn.
    Nghề thêu xuất hiện ở Đình Tổ đã mấy chục năm, từ khi bà, mẹ của những cô bé đang cặm cụi bên khung thêu kia còn nhỏ tuổi hơn cô bé bây giờ. Bà truyền bí quyết cho mẹ, mẹ truyền nghề cho con gái, sự tồn tại và phát triển của làng thêu nằm trong lòng bàn tay mềm mại của những người phụ nữ. Một dạo, làng chuyên thêu áo Kimono theo đơn đặt hàng của Nga và Nhật, rồi thêu khăn trải bàn, cờ lễ hội? Mới khoảng 5 năm trở lại đây, làng gắn bó với nghề sản xuất túi xách nữ. Cũng coi như tìm được một ?ovùng thị trường? đa dạng về nhu cầu, làng dần có thêm nghề đính cườm, đính mảnh trai, sừng, xương? để tạo nên những chiếc túi đẹp kỳ lạ, bí ẩn và rất Á Đông. Cườm được nhập về từ Trung Quốc, sừng, trai, xương được người làng Nhị Khê tiện và mài thành từng mảnh chuyển sang, những bàn tay khéo léo ở Đình Tổ chỉ việc ngồi thêu, đính lên vải, lụa, rồi tạo thành chiếc túi. Nói thế thôi nhưng không đơn giản chút nào. Chỉ riêng công đoạn đính mảnh sừng lên mỗi chiếc túi đã mất khoảng 5-6 tiếng, còn một chiếc túi thêu bình thường cũng phải mất từ 3-5 ngày. Nhìn những người phụ nữ đang ngồi kiên nhẫn và chăm chú bên khung thêu, những sợi chỉ màu ngũ sắc đan trên những ngón tay và sự say mê lóng lánh ngời lên trong mắt, mới biết đôi khi sự tồn tại của một làng nghề lâu đời không phải chỉ nằm trong hai chữ mưu sinh. Đi bộ dạo quanh làng, ghé vào mỗi ngôi nhà, bạn sẽ thấy khung thêu hiện diện khắp mọi nơi. Nhà nào cũng đặt một, hai khung thêu, nhà nào cũng có một hai người con gái miệt mài theo học nghề của mẹ. Thành ra, không biết bao nhiều lao động đã được gom tụ lại, ít nhất là để giúp dập một tay một chân những công việc liên quan đến nghề. Chỉ một mặt hàng túi xách nữ nhưng có tới hơn 300 mẫu mã khác nhau, những hạt cườm, sợi chỉ qua tay những cô gái Đình Tổ đã tỏa đi mọi miền đất nước, vượt biên giới đến Nhật, Mỹ, Pháp? và ngày càng được nhiều người ưa chuộng



    "Khi em bên anh
    Sao trên trời là hoa
    Hoa dưới đất là sao
    Khi em xa anh
    Sao trên trời là nước mắt
    Hoa dưới đất là sao rơi..."
    Được gio_mua_dong_bac sửa chữa / chuyển vào 07:46 ngày 15/09/2003
  2. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Đâu rồi làn gió xưa?
    Trong khi nghề làm ***g chim ở làng Canh Hoạch, hay còn gọi là làng Vác (Thanh Oai, Hà Tây), đang thịnh, thì nghề làm quạt giấy dường như đã lùi vào dĩ vãng. Chỉ còn hai nghệ nhân cuối cùng, tuổi cũng đã ngoài 80, vẫn trung thành với nghề.
    Hàng nghìn mũi kim để có chiếc quạt trổ rồng
    Nhớ thời còn thịnh của quạt giấy, quạt nan, quạt mo nang... thì quạt Canh Hoạch luôn đứng đầu bảng về cả chất lượng lẫn số lượng tiêu dùng. Đó là những cây quạt dài ba tấc, nan cật cứng đanh. Thế rồi quạt điện xuất hiện khiến bóng dáng chiếc quạt giấy biến mất.
    Từ ngã ba Vác đi vào khoảng 50m là tới địa phận làng Canh Hoạch thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây. Làng Canh Hoạch, cũng còn được gọi là làng Vác. Nếu tên gọi Vác đồng nghĩa với nghề làm ***g chim tinh xảo thì Canh Hoạch lại khiến khách phương xa hình dung về quạt. Nhưng còn ít người biết, ngoài bìa làng có nhiều nhà đẽo đòn gánh. Đẽo đòn gánh không cần kỹ năng gia truyền, không đòi hỏi tinh hoa, chỉ cốt sao lựa cho đúng cây tre già cứng cáp, không mối mọt, không oải, đủ độ cứng song vẫn có độ nhún. Vào sâu trong làng, lân la đến bất kỳ nhà nào cũng có thể được mời chào mua những chiếc ***g chim đã hoàn thiện. Người làng Vác làm ra hàng chục, thậm chí hàng trăm loại ***g phần lớn đều rất đẹp, có thể dùng trang trí nội thất.
    Trong khi nghề làm ***g chim lên hương thì nghề quạt như đã lùi vào dĩ vãng. Chỉ còn hai nghệ nhân cuối cùng của làng trung thành với chiếc quạt Canh Hoạch: hai anh em cụ Trần Văn Lô và Trần Văn Đần, 82 và 84 tuổi, sống trong nếp nhà cổ lợp ngói vẫn cặm cụi cùng những chiếc quạt châm hình rồng. Phụ thân của hai cụ chính là nghệ nhân Trần Văn Niệm, người năm 1942 vinh dự được giao chế tác cây quạt tặng Hồ Chủ tịch, hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Cây quạt có nan cái ngoài cùng bằng sừng, nan con bên trong bằng tre cật hiện vẫn là niềm tự hào của dân làng dù ngày nay chẳng còn người nào theo nghề quạt của cha ông.
    Những chiếc ***g chim được thiết kế riêng cho trang trí nội thất
    Trong khi những chiếc quạt trang trí có chiều dài nan từ 80-100 cm của Trung Quốc sắc màu rực rỡ, họa tiết đa dạng, đang tràn ngập thị trường Việt Nam thì những chiếc quạt Canh Hoạch vẫn chỉ trung thành với lối trang trí cổ điển là châm kim. Điểm độc đáo cũng là điểm yếu của làng nghề Canh Hoạch chính nằm ở lối châm kim này. Có thể hình dung một nghệ nhân chỉ dùng mũi kim khâu và theo cử quen của tay đã châm thủng mặt quạt giấy để khi soi quạt ra hướng sáng, hiện trên bề mặt quạt đôi rồng đều tăm tắp. Không cần phác thảo chì, đôi tay người thợ châm như đã thành khuôn nếp từ hàng đời truyền lại. Song tay nghề cao hay thấp giờ đây còn nghĩa lý gì, khi công châm một chiếc quạt với hàng nghìn lỗ châm chính xác tuyệt đối chỉ nhận được 1.000 đồng. Cả làng Canh Hoạch nay chỉ còn lại nghệ nhân Mai Thị Choi, 51 tuổi còn châm được rồng trên giấy phất.
    Một chiếc ***g chim chế tác cầu kỳ có thể mang lại lợi nhuận tới 200.000 đồng, trong khi cả ngày ngồi làm quạt chỉ thu được khoảng 5.000 đồng. Mỗi chiếc quạt, dù cho chính bàn tay nghệ nhân cuối cùng của làng làm ra, cũng chỉ bán được với giá 10.000 đồng. Chẳng còn lâu nữa, những nghệ nhân cuối cùng của làng quạt sẽ trở về cõi vĩnh hằng cùng tiên tổ. Tới khi đó, những huyền thoại về chiếc quạt nan dài tới 90 cm chuốt từ sừng trâu, huyền thoại về những cây quạt có tuổi dài hơn đời người sẽ mãi mãi đi vào dĩ vãng.


    (Hàng nghìn mũi kim để có chiếc quạt trổ rồng)
    (Những chiếc ***g chim được thiết kế riêng cho trang trí nội thất)

    "Khi em bên anh
    Sao trên trời là hoa
    Hoa dưới đất là sao
    Khi em xa anh
    Sao trên trời là nước mắt
    Hoa dưới đất là sao rơi..."
  3. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Ao Vua - điểm du lịch hấp dẫn
    Chỉ nằm cách Hà Nội khoảng chừng hơn 60km, nếu đi bằng xe ô tô bạn có thể dễ dàng đến khu du lịch Ao Vua thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng trăm ngàn khách tham quan trong và ngoài nước mỗi năm.
    Ðể thu hút du khách đến tham quan khu du lịch Ao Vua, các nhà đầu tư đã tổ chức đa dạng hóa mô hình du lịch như du lịch cội nguồn, du lịch mặt nước, du lịch thể thao giải trí... phù hợp với mọi mùa, mọi lứa tuổi. Du khách tới Ao Vua có thể tìm về cội nguồn qua câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh giao chiến để được trở thành "phò mã" của vua Hùng, hiểu về Ðức Thánh Tản Viên, một vị thánh thiện giúp dân trị thủy, cấy lúa, dệt lụa, chữa bệnh... sống mãi trong tâm thức người Việt. Du khách có thể bơi lặn bên thác Ao Vua, trong bể nước thiên nhiên, du thuyền trên mặt hồ, thưởng thức những món ăn đặc sản trong những ngôi nhà mái lá đủ hình thù, leo lên đỉnh núi nghe tiếng nước chảy rì rào, chiêm ngưỡng cảnh vật trời mây, non nước mộng mơ và như có cảm giác đi du lịch mạo hiểm với những con đường đồi núi quanh co.
    Hiện khu du lịch Ao Vua đang được đầu tư mở rộng quy mô: vườn chim thú, vườn truyền thuyết cổ tích, vườn tượng châu Âu, trồng thêm những loài cây quý... để hoàn thiện hệ sinh thái rừng. Khu du lịch Ao Vua năm nay có thể đạt mức 250.000 khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan nghỉ mát. Ðến Ao Vua, du khách sẽ hài lòng vì ngoài việc được du ngoạn, khi về còn có thể mua nhiều loại sản phẩm du lịch, trong đó có những lọ hoa mỹ nghệ làm bằng nguyên liệu tre nứa rất độc đáo.
    Nơi đây có khu du lịch với 105 phòng nghỉ, hội trường 150 chỗ ngồi, phòng hội thảo, nhà ăn cho 700 khách cùng các điểm vui chơi giải trí có thể phục vụ hàng ngàn người một lúc. Đến với Ao Vua, du khách có thể dễ dàng nối tour với khu vườn cổ Ngọc Nhị, hồ Suối Hai, rừng Bằng Tạ?
    Sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lòng yêu nghề cùng tinh thần hăng say trong công việc của toàn thể Ban Lãnh đạo và công nhân viên khu du lịch Ao Vua đã tạo cho địa danh này một vị thế xứng đáng trên đất Hà Tây; góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.
    Trong năm 2001, khu du lịch Ao Vua đã đầu tư trên 7 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Lượng khách đến với điểm du lịch này là 200 ngàn lượt người/năm, trong đó khách quốc tế là 20 ngàn lượt người/năm, so với năm 2000 tăng 33,3%. Doanh thu so với năm 2000 tăng 17%. Khu du lịch này đã tạo công ăn việc làm cho 500 lao động địa phương; hàng năm tiêu thụ trên trăm tấn hoa quả, hàng hóa nông sản thực phẩm và góp một phần đáng kể vào việc ổn định cơ cấu kinh tế trong vùng.
    Khu du lịch Ao Vua đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là do các nhà đầu tư đã mạnh dạn đưa ra một mô hình du lịch đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi lứa tuổi trong khung cảnh của một hệ sinh thái rừng trong lành. Đến đây, du khách có cơ hội tắm mát, bơi lặn trong bể nước thiên nhiên - Ao Vua; du thuyền trên mặt hồ, leo núi, đốt lửa trại và thưởng thức những đặc sản của núi rừng vùng đất thánh Tản Viên.
    Được biết, thời gian tới, khu du lịch này sẽ tiếp tục đầu tư hàng tỷ đồng để mở rộng quy mô vườn chim thú, xây khu vườn tượng châu Âu, vườn các truyền thuyết cổ tích, trồng thêm các loại cây quý như dầu nước, chò chỉ nhằm tạo thêm bóng mát và góp phần bảo tồn hệ sinh thái. Khu mê cung động Sơn Tinh cũng đang được khẩn trương hoàn thành để kịp đón khách trong mùa hè này; đồng thời sẽ đưa thêm vào các loại hình du lịch độc đáo như du lịch cội nguồn, du lịch mặt nước, du lịch thể thao giải trí... Theo dự kiến, năm 2002, Ao Vua sẽ đón khoảng 250 ngàn du khách trong và ngoài nước.
    Với những chiến lược, đầu tư đã và đang làm, khu du lịch Ao Vua sẽ mãi mãi là điểm đến không thể thiếu được trong lịch trình tour của du khách bốn phương.



    "Khi em bên anh
    Sao trên trời là hoa
    Hoa dưới đất là sao
    Khi em xa anh
    Sao trên trời là nước mắt
    Hoa dưới đất là sao rơi..."
  4. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Thông tin về các khách sạn nhà nghỉ tại Hà Tây
    Nhuệ Giang
    110 Trần Phú, thị xã Hà Đông
    Điện thoại: 824 052, Fax: 510 446
    (36 phòng, giá từ : 8-12 USD)
    Nhà Khách Huơng sơn
    Yên Vĩ, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây
    Điện thoại: 849 609
    (40 phòng)
    Hương Rừng
    Tân Linh, huyện Ba Vì
    Điện thoại: 881 205, Fax: 881 203
    (34 phòng)
    Ao Vua
    Tân Linh, huyện Ba Vì
    Điện thoại: 881 019 Nhà khách Suối Hai
    Huyện Ba Vì
    Điện thoại: 863098
    Sông Nhuệ( 3 star)
    150 Trần Phú, thị xã Hà Đông
    Điện thoại: 510 366
    (64 phòng, giá từ : 12-20 USD)
    CÔNG TY DU LỊCH HÀ TÂY
    24 Phố Trần Hưng Ðạo, Hà Ðông
    Ðiện Thoại: 34 - 824579, 824039
    Fax: 4 - 8218758

  5. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA
    [​IMG]
    Nằm trong quần thể du lịch nổi tiếng Ao Vua, Suối Mơ, Suối Hai (Hà Tây), Thác Ða trải rộng 100 ha sát chân núi Ba Vì với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, mang dấu ấn lịch sử cũng như những nét văn hóa truyền thống.
    Nằm không xa so với Hà Nội, chỉ cách 60 km về phía Tây, có thể nói Thác Ða là một điểm du lịch rất thuận lợi và lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả. Ðến với Thác Ða, du khách sẽ cảm nhận được những nét mới mẻ nơi đây so với những khu du lịch khác.

    Một khung cảnh thật hấp dẫn, thật nguyên sơ được tạo dựng lên làm cho du khách cảm nhận như được ngược dòng thời gian và sống trong bộ tộc của những người Việt cổ, trong trận thắng năm xưa của Bà Trưng-Bà Triệu... Du khách cũng sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành trên đỉnh cao1.281m so với mực nước biển của vùng núi Ba Vì, được nghỉ trong những nhà sàn xinh xắn của dân tộc Thái với xung quanh là cây cối xinh tươi, những dòng suối trong mát tạo cảm giác quên đi những mệt nhọc của cuộc sống đời thường để tận hưởng những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng. Những quán bar được thiết kế kiểu nhà sàn để du khách dừng chân cũng hết sức độc đáo, tại đây du khách có thể ngồi nghỉ trên những chiếc ghế bằng gỗ được làm từ thân cây hoặc bằng mây xinh xắn, được ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thật mộng mơ. Khu bể bơi, hồ câu cá dưới chân núi, sân chơi thể thao, vườn trái cây, các món ăn dân tộc độc đáo... sẽ để lại cho du khách những ấn tượng không dễ phai mờ.
    Và đặc biệt hơn cả là đến với Thác Ða, du khách sẽ được hoà mình trong không khí lễ hội ấm áp của dân tộc ít người, say trong men rượu cần của những đêm lửa trại bập bùng, vui trong tiếng sạp của những điệu xòe truyền thống, như múa "Xênh Tiền" của người Mường, "Chuông" của dân tộc Dao Tiền, "Kèn lá gọi người yêu" của dân tộc Mông hay: "Hát mừng năm mới" của người Tày...Qua đây du khách có thể cảm nhận được tổng quát về những bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em, các tập tục văn hoá, trang phục và các dụng cụ âm nhạc đăc trưng của từng dân tộc. Có thể nói khu du lịch sinh thái Thác Ða này thực sự lôi cuốn du khách nếu như ai đó từng một lần đặt chân tới, cũng như thật sự hấp dẫn đối với ai chưa từng có dịp tới nơi đây, bởi nghe cái tên sinh thái du khách cũng có thể hình dung được một vẻ đẹp nguyên sơ, một hệ sinh thái động thực vật đa dạng, phong phú, cảnh núi non hùng vĩ...


    Nét đẹp nhất của Thác Ða là con suối chảy từ trên núi xuống tung bọt trắng xóa như một dải lụa bạc khổng lồ nổi bật giữa màu xanh của núi rừng. Những quán bar thiết kế kiểu nhà sàn cũng hết sức độc đáo. Ở khu 2 có bể bơi, hồ câu cá, sân thể thao, vườn trái cây, các món ăn dân tộc, hòa thành một ấn tượng không dễ phai mờ.
    Hãy một lần đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp Thác Ða, du khách như có được một cái nhìn tổng thể đất nước, con người ngàn năm văn hiến - Việt Nam.



  6. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
     Một Vùng Non Nước Chùa Thầy
    Chùa Thầy nguyên thuỷ được khởi dựng từ đời Lý Nhân Tông ở thế kỷ XI. Hơn 900 năm đã bồi góp vào ngôi chùa hiện nay. Lưu truyền rằng đời nhà Lý có bà chúa Nành mở rộng chùa qua thế kỷ XII trùng tu một lần, đến đời Lê Hiển Tông (1497 - 1504), Trịnh Quốc Công, bố vợ Lê Thánh Tông, sửa chữa lại: năm 1794 tu bổ lần nữa; đến năm 1957, sau cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa bị hư hỏng nhiều. Bộ Văn hoá của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho trùng tu lại theo như kiểu cũ; năm 1971, lại trùng tu nữa và cho phép chép vẽ tất cả ngôi chùa, đề phòng nếu giặc Mỹ ném bom phá chùa, nhân dân ta có đủ tài liệu mà phục hồi lại. Và gần đây, qua 16 năm trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là vài năm trở lại đây, nhiều công trình của khu danh thắng chùa Thầy cũng đã được tu bổ và xây dựng lại khang trang hơn trước, với sự đầu tư kinh phí hàng trăm tỷ đồng.... Kể ra như thế, mới thấy được bao công sức và tấm lòng của dân tộc ta, của nhân dân ta mới có chùa Thầy và mới còn chùa Thầy đến hôm nay. Chùa Thầy với Sài Sơn là một thể thống nhất, núi đá treo leo lên cao cho đến chợ Trời, phối hợp với chùa Cả vững chãi, chắc nịch: chùa ấy, núi ấy quyện với nhau thành một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta. Cái khí vị của chùa này, núi này thật là thanh tú: khi xưa là sự cất mình lên khỏi cái ô trọc của xã hội cũ, nhưng bây giờ là chốn những mọi người dân đến để ngắm phong cảnh hữu tình, kiến trúc đẹp, để di dưỡng tâm hồn, để hưởng cái cảnh yên lặng, đồng thời để bồi đắp thêm cho tâm trí của mình những dấu ấn của con người và thời gian còn lưu lại trong cảnh chùa, nơi đá núi... Chính các thế hệ đến thăm khu danh lam thắng cảnh chùa Thầy ở Sài Sơn, cũng trở thành một cái vốn cho một cảnh trí, bồi đắp thêm vào cái chất của cảnh trí, nhất là khi những người đại diện trong các thế hệ ấy để lại những câu thơ có giá trị: ?oThầy tớ thong dong dạo cảnh Chùa,Cầm thi lưng túi, rượu lưng hồ, Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác, Chim núi nghe kinh cổ gật gù...? Phan Huy Ích và con là Phan Huy Chú (1782 -  1840) tác giả bộ "Lịch triều hiến chương loại chí", quê ở Sài Sơn (thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây hiện nay). Khi ở xa, thường nhớ về quê cũ, Phan Huy Ích có bài "Trên núi Thầy mùa xuân ngắm cảnh"; bài thơ có cái cao của núi, cái đẹp của cảnh, cái ấm áp yêu thương làng xóm với đồng bào: ?oMen bờ, vin dốc ghé thăm nhà Thừa hứng lên cao mắt phóng xa Thái Lão sương tan thềm đã phẳng Bối Am mây vén ngọn thông già Ráng pha sườn núi, tranh khôn vẽ Chim hót lùm hoa, nhạc khéo hoà Bốn phía ruộng đồng xuân ý đậm Kìa ai tơi nón vác bừa ra.? (Xuân Diệu dịch) Phạm Quý Thích (1759 - 1825) đỗ tiến sỹ, người tài hoa đã vịnh Kiều rất hay như hai câu thơ nổi tiếng: "Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu - Bạc mệnh cầm chung oán hận trường". Có những thơ rất tao nhã về chùa Thuỵ Am (chùa Cao) như sau: ?oKhách lên chuông giục lưng trời Báo tin sư tới, nẻo đồi chim kêu.? Còn đại văn hào Nguyễn Du, từ trên đường Đồng Lư, nhìn xa thấy núi Thầy, chứ chưa lên tới nơi, mà cụ vẫn xúc cảnh sinh tình: "Sài Sơn sơn thượng đa phù vân Sài Sơn sơn hạ thạch lân lân... ... Lịch lịch lâu đài thiên ngoại kiến Vi vi chung cổ nguyệt trung văn...?

    ?oSài Sơn trên núi nhiều mây nổi Sài Sơn dưới núi đã lăn tăn...

    .... Lâu đài san sát thấy ngoài trờiChuông trống lâng lâng nghe dưới nguyệt..."
    Cái hưởng thụ cao quý của tâm trí ta khi đọc lại các bài thơ chữ cũng như thơ Nôm về Sài Sơn và chùa Thầy (theo nhà thơ Xuân Diệu) là cuộc hội ngộ. Hội ngộ qua 900 năm, ở nơi non núi chùa Thầy này, bắt đầu là bài thơ nức mùi thiền của sư Thầy Từ Đạo Hạnh, sắp tịch như bảo đệ tử: ta hoá, nhưng ta vẫn còn đó thôi.

    "Cổ sư kỷ độ thị Kim Sư": Môn nhân đừng tiếc thương hoài Thầy xưa mấy độ nay thời vẫn đây.?
    Và cũng ở núi Sài Sơn này, ta được hội ngộ cả -Thần Siêu và Thánh Quát. Nguyễn Văn Siêu (1795 - 1872) đỗ phó bảng, nổi tiếng thơ hay, có nhiều bài thơ về toàn bộ cảnh trí này - Chúa Trịnh ngày xưa đã cho những người cung tần không có con trai ra tu ở chùa Thầy, lúc mất, xây tháp chôn ở đó; nhà thơ có một tứ thơ rất đáng cảm ơn; liên hệ cái chết với sự sống, thấy ngôi mộ đẹp trên núi mà liên hệ rằng những ai đây trước kia đã yêu mến nhiều...

    ?oCó phải năm qua ân ái nhiều Nên ngôi mộ đẹp dựng bên đèo...?
    Cứ mỗi độ xuân về, năm nào cũng vậy, hội chùa Thầy ở Sài Sơn, Quốc Oai - Hà Tây được tổ chức từ ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng 3 âm lịch. Với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, với nghệ thuật múa rối nước cổ truyền, với thú vui chơi hang, trèo núi vãn cảnh, từ bao đời nay, là tiếng gọi hấp dẫn của tuổi trẻ và tình yêu khắp mọi miền đất nước. Trong dân gian, từ lâu lắm đã lưu truyền mãi câu ca:

    ?oGái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ Hội chùa Thầy.?
    Chùa Thầy - nơi thờ Pháp sư Từ Đạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông đã là Tăng, là Phật, là Vua, và được nhân dân coi là ***** nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam.Ngày mồng 7 tháng 3 âm lịch là ngày chính hội chùa Thầy với ý nghĩa kỷ niệm ngày Pháp sư "hoá" Phật, theo "trí nhớ" của dân gian (theo sử sách, thì Từ Đạo Hạnh "hoá" vào tháng 6), để rồi làm vua nhà Lý ở kiếp sau. Từ nhiều nơi khác trong vùng, các sư cụ, sư thầy và các vãi, các tiểu đến làm lễ, tụng kinh với những bộ quần áo cà sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng ngâm nga kinh phật trong tiếng mõ trầm đục, tiếng tỉu cảnh cao vút... Ngày hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc trang nghiêm. Các nhà sư với trang phục đồng màu biểu diễn những điệu múa lượn vòng tròn, bước nhanh, bước chậm, thực hiện một chuyến đi không ngừng của kiếp người để vươn tới điều cao đẹp, vừa múa vừa hát kinh như trong một giấc mơ. Quần chúng xung quanh hoàn toàn bị cuốn hút, thỉnh thoảng lại chắp tay lên ngực đồng thanh niệm "Nam mô A di đà Phật..." Sau khi xem lễ Phật, du khách sẽ hành hương bước vào cuộc hành trình leo núi, luồn hang, vãng cảnh và xem múa rối nước cổ truyền. Sẽ phải mất thời gian tới hai ngày, mới đi thăm hết được cảnh chùa Thầy, chùa Cao, Chùa Một Mái, hang Bụt Mọc, hang Thánh Hoá, hang Cắc Cớ, động Gió Lùa, chợ Trời, Ao Rồng, nhà rối ... Chùa Cao là vị trí trung tâm của thắng cảnh Sài Sơn. Chùa có gác chuông cao rộng ba gian, trên cách đề thơ của trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và tâm hồn của Nguyễn Thượng Hiền sao mà thanh cao thế.

    "Non xanh đã biết hay chưa? Khách chơi năm trước bây giờ lại đây. Hỏi thăm những gió cùng mây, Dấu thơ này những lối này phải không?
    Đến câu thứ 5 của ông:

    "Nực cười ta với non sông"
    thì thật ngang tàng. Nhưng những câu tiếp theo của ông lại liền một hơi thanh thoát:

    "Càng trông thấy cảnh mà lòng càng ưa. Thôi thôi danh lợi cũng vừa, Lên mây xuống hạc ta chờ bạn ta. Tấc riêng gửi áng yên hà. Nghìn năm phải lấy đây là chốn hơn".
    Bài thơ 10 câu lục bát trên đây, chắc hẳn là tác giả nghĩ ra khi đứng trên đỉnh núi Sài Sơn, hơi thơ có cái phấp phới của sự đăng cao? Và như thế, núi Sài Sơn đã có vết chân và dấu thơ của Nguyễn Thượng Hiền: chính những dấu thơ của người trước, người xưa làm cho núi, cho chùa được dựa vào trí tuệ, sáng tạo kiến trúc cũng như sáng tạo thơ cùng ở trong sự lưu truyền. 
    Còn nữa ..................
    Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 00:45 ngày 17/09/2003
  7. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Sau chùa Cao, du khách sẽ vào thăm hang Thánh Hoá, tục truyền đó là nơi Từ Đạo Hạnh "trút xác". Hang Thánh Hoá nằm lưng chừng một động nhỏ, từng người sẽ phải đỡ nhau trèo lên thang rồi bò sát sườn động mà vào, cảnh leo núi này mạo hiểm nhưng lại hấp dẫn. Từ hang Thánh Hoá, khách trẩy hội trở ra sân chùa Cao sẽ thấy xa xa là chùa Một Mái (còn gọi là chùa Bối Am). Rồi đến hang Bụt Mọc, đến động Gió Lùa, nơi hai vách núi châu đầu vào nhau, tạo thành những luồng gió mát, từ nơi này, tầm mắt du khách có thể thấy được cửa hang Cắc Cớ, nơi hấp dẫn bao trai thanh gái lịch gần xa, nơi bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã có thơ vịnh với một nụ cười hóm hỉnh, tinh nghịch. Cái "tử vận" om của bài "Hang Cắc Cớ" đã được nữ thi sỹ Xuân Hương dùng một cách kỳ thú, chấp tất cả những nhà kỹ thuật của ngôn từ: "Tạo hoá sinh ra khéo khéo phòm Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn Luồng gió thông gieo vỗ phập phòm Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm Con đường vô ngạn tối om om Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm....? Muốn vào hang Cắc Cớ phải có đuốc, có đóm lửa để soi đường. Càng xuống hang càng cao, càng rộng, càng sâu với nhiều ngóc ngách, đường lại trơn, khách trẩy hội phải nắm chặt tay nhau cho khỏi ngã và khỏi lạc. Trước cửa hang, có một chiếc bể xây giáp sườn núi, hình như để hứng những giọt nước ở vách đã rỏ xuống suốt đêm ngày. Vào bên trong, ta phải trèo mấy bậc gạch và lách qua khe đá, mới đến một nơi nhỏ hẹp tối om, có vẻ huyền bí. Ở thành hang, lờ mờ nhìn kỹ, sẽ thấy những vết tương truyền là do trán và chân tay Từ Đạo Hạnh để lại, ông giải xác mà hoá ở đây, cho nên ta có thể phối hợp bài "Hang Cắc Cớ" của Hồ Xuân Hương với bài "Hang Thánh Hoá" của nữ thi sĩ. Hai bài như nhập vào nhau: "Khen thay con tạo khéo khôn phàm Một đố giương ra biết mấy ngoàm! Sườn đá cỏ leo sờ rậm rạp Lách khe nước rỉ mó lam nham Một sư đầu trọc ngồi khua mõ Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am, Đến đây mới biết hang Thánh Hoá Chồn chân mỏi gối hãy còn ham". Trong hang có chỗ nhìn thấy trời cao, ánh sáng mờ ảo bên ngoài rọi vào nhảy múa, đẹp huyền diệu, nên các tín đồ Phật giáo xưa kia đặt cho cái tên là động Thần Quang. Những cột đá lóng lánh sáng như dát bạc ẩn hiện trong hơi nước bốc lên như khói toả, gõ vào âm vang như tiếng chuông. Người dân ở nơi đây về sau còn kể rằng, tận cùng trong hang còn mấy bộ xương người mà huyền tích cho đó là xương của quân Lữ Gia chống quân xâm lược nhà Hán từ thế kỷ II trước công nguyên. Ấy là còn chưa kể tới một lối vào sâu thăm thẳm, tối như bưng lấy mắt, chưa ai mạo hiểm dám vào, không biết rồi đây có du khách trẩy hội nào đến dám "thám hiểm" không? Từ sân chùa Cao, nếu du khách đi ngược chiều hang Cắc Cớ sẽ đến chợ Trời nằm trên đỉnh núi Sài Sơn, bốn bề là thành đá lởm chởm. Theo dân gian, đây là nơi các tiên ông trên trời xuống ngồi đánh cờ và ngắm cảnh trần đẹp như cảnh tiên. Bài thơ "Chợ Trời" nổi tiếng và được rất nhiều người thuộc, trước đây nhiều sách cho là của Hồ Xuân Hương, nhưng theo tài liệu của ty văn hoá Hà Sơn Bình (nay là Sở văn hoá thông tin Hà Tây) thì bài thơ này được khắc vào đá ở núi Thầy, dưới có ghi rõ: Sáng tác năm Hồng Đức thứ 7 (1476), tác giả là Thiên Nam động chủ, tức Lê Thánh Tông. Đã tạc vào đá, thì không còn nghi ngờ vào đâu được nữa, không thể nhầm chủ nữa. Và như vậy thì về sau ai đã chữa vào bài thơ? Hay là bài thơ mấy trăm năm đã trải qua một sự điều chỉnh tập thể, như nhiều bài ca dao đã trải qua sự trau chuốt của dân gian để trở nên hoàn chỉnh và đi vào một hình thức cố định? Lê Thánh Tông, năm thế kỷ trước, lúc văn chương tiếng Nôm vẫn đang còn ở trình độ phôi thai, mà Lê Thánh Tông đã sáng tác được một bài thơ thật là lưu loát, lời văn sao thoải mái như vậy? "Bầu trời thú lạ cũng nhiều nơi Chẳng thú đâu hơn thú chợ Trời Sáng sớm mưa tan trưa nắng đứng Chiều hôm mây họp, tối trăng chơi..." Tuy nhiên, theo nhà thơ Xuân Diệu thì bốn câu đầu này, theo bản được gọi "nhầm" là của Hồ Xuân Hương, lại khởi sắc hơn 4 câu nguyên tác: "Hoá công xây đắp đã bao đời Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời Buổi sáng gió đưa trưa nắng đứng Ban chiều mây họp, tối trăng chơi" Bài thơ "Sài Sơn phong cảnh" của chúa Trịnh (không rõ là của chúa Trịnh nào) làm sau bài "Chợ Trời" của Lê Thánh Tông, mà lời thơ vẫn còn vất vả lắm: "... Hương vũ trăng thiền soi vằng vặc Vân song tiếng ngọc lắng boong boong Ao trong leo lẻo ngư long hội Non diễu trùng trùng cẩm tú phong" Những câu thơ của ông chúa Trịnh này còn thua xa những câu thơ rất hay của Trịnh Sâm vịnh chùa Tiên ở núi Hương Tích: "Chở mây quanh quất ***g hương phật Gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên". Từ chợ Trời xuống chân núi, du khách trẩy hội vào chùa Thầy là trung tâm của ngày hội này. Chùa Thầy cổ kính được xây dựng hình chữ "Tam" có ba lớp. Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh bằng gỗ bạch đàn. Tượng đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che trông rất kỳ bí, linh thiêng. Hai bên chùa có hai chiếc cầu lợp ngói từ thời trạng Bùng Phùng Khắc Khoan gọi là cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều. Trước chùa Thầy có một hồ rộng thả sen, giữa hồ là nhà rối, nơi biểu diễn múa rối nước cổ truyền, môn nghệ thuật mà pháp sư Từ Đạo Hạnh đã dày công sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ đời sau gìn giữ... Ngôi chùa cổ vững chãi, mái cong lên như nở hoa ra từ đất. Ở đây một thế kỷ có dư, chưa phải là lâu, bởi cây cột gỗ ngọc am trải ngót nghìn năm vẫn đen bóng sừng sững không hề mối mọt, ở đây tấm hương án ở chùa Hạ gỗ tốt như vậy mà cũng đã vẹt đi một mảng bởi vì có biết bao nhiêu người của bao thế hệ đá vịn vào mỗi khi thắp hương;  ở đây những bông hoa sen bằng gỗ lim chạm vẫn tươi nét như toả hương mãi vào thời gian... Với phong cảnh hữu tình, kiến trúc chùa chiền cổ kính, nghệ thuật múa rối nước điêu luyện, hội chùa Thầy xứng đáng là nơi cho trai thanh gái lịch và du khách gần xa tìm đến trước tiếng gọi quyến rũ của tình yêu và mùa xuân đất nước.
  8. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Song Phương-khu sinh thái nhân tạo hấp dẫn
    Cách Hà Nội khoảng 15 km, ven đường cao tốc Láng-Hòa Lạc, trên địa phận huyện Hoài Đức (Hà Tây), cảnh vật khu sinh thái này khá hài hòa với vườn cây, rau xanh, ao cá... Tất cả đều được tạo bởi bàn tay con người, từ khu đất hoang rộng hơn 20.000 m2.
    Phần lớn, cây trồng theo kiểu xen canh, hàng nghìn chủng loại phong phú như cam, bưởi, xoài, nhãn, ổi, roi... Giữa vườn là ba ngôi nhà gỗ, mái tranh dành làm nơi hội họp, sinh hoạt nghệ thuật, liên hoan cùng hơn chục lều câu bằng tranh, tre nhỏ nhắn. 700 m2 hồ thả cá vừa phục vụ khách đi câu vừa cung cấp thực phẩm tại chỗ. Vườn còn là nơi tổ chức các buổi học ngoại khóa lý thú.
    Phương châm phục vụ của vườn Song Phương là "không bẩn, không buồn, không bực". Khách dạo mát, hít thở bầu không khí trong lành, chiêm ngưỡng phong cảnh rồi tự trèo hái, nhấm nháp các loại trái cây, tìm hiểu những món ăn đậm đà hương vị của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Giản dị mà độc đáo là món cua rang. Cua bắt ở vùng núi đá vôi, tẩm lòng đỏ trứng gà và mật ong rồi rang đều tay đến khi ngả mầu vàng rộm. Chấm muối ớt, nhấp chút rượu quê Phương Viên của vùng, rồi cái thú thanh bình ngấm dần cùng các làn điệu quan họ dặt dìu luyến khách.
    Vườn gần với những khu du lịch, tham quan nổi tiếng như chùa Thầy, Tây Phương, Đồng Mô, Ao Vua, Suối Hai... 3 năm hoạt động, năm nào vườn cũng đón khoảng 10.000 lượt khách. Để tăng sự đa dạng, tạo thêm điểm vui chơi, lôi cuốn du khách, Song Phương sẽ có thêm bể tắm cho trẻ em, khu nhà chơi bóng bàn, billards và sân khấu nhỏ ngoài trời. Các nhà quản lý khu vườn đang tiếp tục đầu tư, tạo thêm một số vườn trang trại như vậy bên dòng sông Đáy hiền hòa để biến Hà Tây thành một quần thể sinh thái giữa các khu công nghiệp.


    "Khi em bên anh
    Sao trên trời là hoa
    Hoa dưới đất là sao
    Khi em xa anh
    Sao trên trời là nước mắt
    Hoa dưới đất là sao rơi..."
  9. libra_angel

    libra_angel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    3.897
    Đã được thích:
    1
    Hà Tây có nhiều địa điểm du lịch quen thuộc với dân học sinh SV HP lắm nhưng mình chưa một lần được đến AO VUA ..thật là một thiếu sót ..... .Chúng ta giới thiệu về con người và văn hoá của một vùng thì kô thể bỏ qua một nét văn hoá cũng thu hút ko kém đó là ẨM THỰC .....bạn nào sành về ẨM THỰC của vùng đất này thì post lên cho bà con thưởng thức ...cùng chia sẻ món ngon đi nào....
    P/s: tớ định làm một cái topic mà sợ loãng diễn đàn của các bạn , tớ viết tạm vào đây rồi có gì MOD chỉnh sửa giùm nhá ......
    two become one.....la`la'la la
  10. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Một số ảnh về Chùa Thầy.
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 18/09/2003
    Được lexcom sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 18/09/2003

Chia sẻ trang này