1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu Địa lý - Du lịch - Văn hoá - Làng nghề đất Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyen_my

    quyen_my Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    664
    Đã được thích:
    0
    Sevencong up ảnh kỉu gì mà chả được cái nào thế? Xời ơi, hãy xem đây :

    Ảnh này papa tớ chụp đấy (lại tranh thủ quẳng cáo tí)

    Em thấy không tất cả đã xa rồi
    Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ...

    American Quyen
    Được quyen_my sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 18/09/2003
  2. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0

    Sân golf ở Đồng Mô.
    [​IMG]
    Nằm dưới chân núi Ba Vì, Sơn Tây, Hà Tây, cách Hà Nội 36 km, có một vùng đất mang tên Đồng Mô. Quang cảnh nơi đây vẫn còn những nét hoang sơ đẹp lạ lùng. Dưới ánh nắng óng ả, hàng đàn chim két, chim le bay lượn soi bóng xuống làn nước xanh mặt hồ.
    Chiếc cano lướt vun vút đưa bạn tới một vùng cỏ xanh mướt, mịn màng. Đó chính là sân golf "Đảo Vua". Sân rộng tới 350 ha gồm hai sân Bên Hồ và Hướng Núi, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế do kiến trúc sư người Mỹ, ông Robert Mo Farland thiết kế.
    Hiện tại, chỉ có sân Bên Hồ với 18 lỗ được đưa vào hoạt động. Theo ông Trần Đức Tiến, Giám đốc sân golf Đảo Vua - Đồng Mô, sân Hướng Núi sẽ được xây dựng trong tương lai gần, góp phần đưa sân golf Đảo Vua trở thành sân lớn nhất tại Việt Nam. Hiện đây là sân duy nhất ở miền Bắc và đang hoạt động rất có hiệu quả thu hút được nhiều khách nước ngoài (95%). Du khách ngoại quốc đến Đảo Vua đã nhận xét rằng, nếu được đầu tư thích đáng, nơi đây không những sẽ trở thành sân golf đẹp nhất châu Á, mà có thể là đẹp nhất thế giới.
    Yếu tố dẫn đến thành công có lẽ vẫn chính là cảnh quan và thiên nhiên hoang sơ vốn có của Đồng Mô. Nó khiến cho con người cảm thấy mình có thể hòa lẫn và tận hưởng thiên nhiên.
  3. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
     
    Chùa TÂY PHƯƠNG 
    (SÙNG PHÚC TỰ)
    Cách Hà Nội 37km về hướng Tây, ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây có một quả núi cao khoảng 50m nằm trên một địa thế rất đẹp : giữa một rừng cây cối tre trúc xanh rờn che kín những mái nhà tranh ẩn trên sườn núi.Đó là núi Câu Lậu. Có tài liệu cho rằng sở dĩ ngọn núi này có tên như vậy vì hình nó cong cong như chiếc lưỡi câu. Nhưng xét về từ nguyên học, thì tên núi theo âm cổ vốn là "Klâu", nghĩa là núi Trâu, về sau có sách vở ghi theo âm chữ Hán là Câu Lậu. Người ta sẽ hiểu được điều này khi đứng từ xa nhìn ngọn núi này kết hợp với các ngọn đồi vùng Kim Quan tạo thành một dãy núi đồi chạy dài từ Ba Vì xuống giữa đồng bằng, trông chẳng khác nào một đàn trâu mà núi Câu Lậu là con trâu mẹ đang quay đầu nhìn lại đàn con.Từ chân núi Câu Lậu, leo lên 239 bậc đá ong, chúng ta sẽ đứng trước cổng danh lam thuộc loại tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở nước ta : Chùa Tây Phương, tên chữ là Sùng Phúc Tự, còn có tên khác là Hoành Sơn Thiếu Lâm Tự.Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657 - 1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.Bia chùa Tây Phương lập năm 1924 có ghi lại sự việc "Sadi Thiết Tử, tên tự là Thanh Ngọc, quê làng Cao Xá, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, xuất gia từ nhỏ, đến năm 1893 đến ở chùa Sùng Phúc tức chùa Tây Phương núi Câu Lậu. Vùng núi này là nơi danh lam thắng cảnh tích phát anh tài, hương thiền phảng phất. Vì vậy các thân hào kỳ lý trong xã họp lại nhất trí tu tạo và sửa sang 3 tòa tự vũ, nhiều lần chấn chỉnh, đồng thời tạc tượng Quan Âm trăm tay cùng tượng Thiện Tài Long Nữ. Cũng trong thời gian này còn tạc thêm tượng Bát bộ Kim Cương, Thập bát La-hán vàng son lộng lẫy?".Chùa gồm 3 nếp nhà làm bằng gỗ lim rắn chắc xếp theo hình chữ "Tam" : tòa bái đường, tòa chính điện và tòa hậu cung. Ba tòa nhà này cách nhau 1,60m, tạo nên một nhịp điệu kiến trúc độc đáo. Hệ thống cửa sổ hứng lấy ánh sáng lung linh từ bên ngoài, tạo cho nội thất một khung cảnh thoát tục, phù hợp với triết lý sắc sắc không không của nhà Phật.Mỗi nếp chùa có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tám mái và tám góc là các đầu đao vươn lên cong vút với những đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng, phượng. Vật liệu xây chùa chủ yếu là gạch Bát Tràng để trần, các cột gỗ đều kê trên tảng đá xanh tròn khắc hình cánh sen. Mái lợp gồm hai lớp ngói : lớp trên là ngói đầu mũi đúc hình lá đề nổi, lớp dưới là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc. Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung.Khắp chùa hầu như chỗ nào có gỗ là có chạm trổ những hình tượng trang trí quen thuộc của dân tộc ta : hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù ? rất tinh xảo.Du khách đến thăm chùa Tây Phương chưa hết bàng hoàng trước vẻ đẹp hoành tráng của kiến trúc thì lại càng sửng sốt khi chiêm ngưỡng thế giới sinh động của 72 pho tượng gỗ sơn son thếp vàng. Trên đất nước ta không ở đâu có được một phòng triển lãm tuyệt vời và độc đáo như thế với nghệ thuật điêu khắc tôn giáo nhưng lại phản ánh những đặc điểm dân tộc của con người Việt Nam. 72 pho tượng gỗ của chùa Tây Phương là 72 công trình nghệ thuật đích thực, mỗi pho tượng biểu hiện không chỉ cuộc đời, tính cách mà cả thế giới tâm linh của các vị Phật, Bồ-tát và La-hán?Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm :1- Bộ tượng Tam Thế với ba pho tượng Phật : Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân : Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể.2- Bộ tượng Di-đà Tam Tôn : gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Bồ-tát Quan Âm và Bồ-tát Thế Chí.3- Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích-ca trong thời kỳ tu khổ hạnh : mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm.4- Tượng đức Phật Di-lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai. Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng.5- Tượng Bồ-tát Văn-thù : đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ.6- Tượng Bồ-tát Phổ Hiền : chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục.7- Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.8- Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực : Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Ba-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Phương Nam Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đà, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa.Thế giới tượng trong nội thất chùa Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho nhiều văn nhân, nghệ sĩ . Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh. Những pho tượng sống động này phản ánh những sự tích của nhà Phật, đồng thời biểu hiện thế giới tinh thần của những nghệ nhân đã sáng tạo ra. Tất cả những bộ phận trên cơ thể đều mang dấu vết của nỗi đau trần thế : mắt giương, mày nhíu xệch, trán như nổi sóng, môi cong chua chát, bàn tay cân vặn, đôi tai rộng dài ngang gối nghe đủ chuyện buồn vui của đời người. Tất cả các giác quan của con người như đều căng lên trong từng thớ gỗ :
    Các vị ngồi đây trong lặng yên
    Mà nghe giông bão nổ trăm miền
    Như từ vực thẳm đời nhân loại
    Bóng tối đùn ra trận gió đen.
    Từ những biểu hiện sinh động đó của nỗi đau đời thương người, nhà thơ rút ra một nét đặc trưng chung của các vị : niềm băn khoăn, day dứt trước lẽ tử sinh, ý nghĩa và hướng đi của cuộc đời. Câu hỏi đè nặng tâm hồn các vị không tìm lấy sự giải thoát cho riêng mình mà tìm sự giải thoát cho cả chúng sinh.
    Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
    Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
    Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
    Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
    Câu hỏi đó không chỉ ám ảnh những con người sống trong buổi hoàng hôn của một thế kỷ chìm trong đau thương, mà vẫn còn là nỗi băn khoăn day dứt khôn nguôi của con người trên con đường đến Chân - Thiện - Mỹ.
    Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 20/09/2003
  4. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Kiến Trúc Chùa Tây Phương    Tên chính thức của chùa là Sùng Phúc mưu cầu mọi sự tốt lành như bao ngôi chùa vốn có nguồn gốc từ buổi đầu kỷ nguyên độc lập: Vạn Phúc, Vĩnh Phúc, Thiên Phúc, Ninh Phúc, Diên Phúc... Song mọi người cứ gọi theo tên núi, là chùa Tây Phương với niềm tin đã đúc kết thành câu đối ghi ở toà chùa trong!        Tây Phương hữu Phật tín tư sơn        Thạch Thất truyền kinh nghi thử địa        (Tin ở núi này - Tây Phương có Phật        Ngờ đâu đất ấy - Thạch Thất truyền kinh)    Chứ tâm thức Việt Nam cổ gọi đây là núi Trâu - xa xưa phát âm là Klâu, rồi dần phiên âm Hán Việt thành Câu Lậu. Lớp văn hoá gốc nhoà đi, Câu Lậu được giải thích do núi có hình cong tựa chiếc móc câu khổng lồ! Nói thế thâm tâm vẫn tin các dãy núi đá lẫn đất của vùng Thạch Thất là đàn trâu 9 con: Câu Lậu, Lôi Âm, Gai - Vòi Voi, Nứa, Dền, Nồng, Đỏ, Miễu và Đống Cao. Câu Lậu cao hơn 50m là con trâu đầu đàn quay đầu lại vẫy gọi cả đàn ra sông Tích Giang uống nước.    Quần thể núi đá lẫn đất của vùng Thạch Thất như đối trọng với quần thể núi đá của vùng Quốc Oai ở phía Nam trước mặt, lại như cùng trong tổng thể với dải núi So, núi Sở... Phía sau được hình dung thành các con hổ, con ngựa, con rồng, con mộc, con hoả. Những núi này là sự chuyển tiếp của vùng đồng bằng ở thềm cao lên vùng trung du Ba Vì, để rồi nhập vào vùng núi đá vôi Hoà bình trùng điệp.    Gắn với núi cao là sông dài. Sông nội đồng có dòng Tích Giang từ chân núi Ba Vì chảy về, trườn lượn quanh co, lững lờ trôi chảy, khúc nào cũng như tụ phúc ban lộc cho xóm làng. Xa hơn một chút là sông Đáy vốn là đường giao thông thuỷ xuôi xuống xứ Nam. Và đi thêm một chút nữa là sông Hồng cuộn chảy tung sóng hào hùng.    Núi sông ở vùng châu thổ là sự điểm tô cho đồng ruộng, tạo thế đối đãi âm dương, hình thành những vùng địa linh, mà dấu son là một loạt chùa danh tiếng được gọi theo tên núi. Nếu các chùa Sở, chùa So, chùa Thầy... có quy mô lớn thuộc loại "chùa trăm gian" lại mở ra hoà đồng với ngoại cảnh để như vô hạn, thì chùa Tây Phương lại khuôn trong mặt bằng đỉnh núi vừa phải, nổi lên ở vẻ đẹp kiêu sa cả về kiến trúc lẫn điêu khắc.    Núi Trâu - Câu Lậu vượt lên toàn vùng là đất thiêng, trong thời Bắc thuộc đã gắn với huyền thoại cung cấp đan sa cho Cát Hồng luyện thuốc trường sinh, và viên đô hộ sứ kiêm thầy phù thuỷ Cao Biền phát hiện ra huyệt đế vương rồi tìm cách trấn yểm, sang kỷ nguyên độc lập dân tin là đất Phật cực lạc nên mang thêm tên nữa Tây Phương. Núi nhỏ nhưng từ chân lên đỉnh có tới 3 chùa: Đầu non phía Bắc là chùa Quan Âm (hay Quan Quận), vạch đường lên đỉnh cũng là về đất Thánh có chùa Am Thanh (hay Thanh Am) ở lưng chừng, và cuối cùng chùa Tây Phương ở trên đỉnh nên còn gọi là chùa Cao Sơn. Dân địa phương từ lâu vẫn truyền tụng: "Đệ nhất Cao Sơn, đệ nhị Thanh Am, đệ tam Quan Quận" nói lên sự đánh giá nghệ thuật, đồng thời cũng là con đường chúng sinh tìm đến Phật giáo để được giải thoát: Trong trần tục có Quan Âm cứu khổ, giúp chúng sinh hiểu kinh pháp có sư tăng lập am giảng đạo, giác ngộ rồi thành Phật ở Tây Phương vời vợi. Đường xưa lên chùa lượn theo sườn núi thoai thoải dễ đi, vòng qua am thanh mới lên Sùng Phúc, nay vẫn dùng nhưng khuất nẻo, chỉ những ai lắng tâm cầu Phật mới có duyên tìm được. Nhưng cũng từ lâu đã mở một con đường chạy thẳng từ chân núi chỗ bãi rộng có bóng đa cổ thụ soi gương đầm nước lên thẳng đỉnh núi, đường dốc, trước xếp đá thỏi to nhỏ ngang dọc xa gần khác nhau để du khách vui đùa khi trẩy hội và thay đổi nhịp chân, vậy mà đợt trùng tu năm 1971 đã xây lại "nuột nà", "hiện đại"!    Từ đường 21B liên huyện Quốc Oai - Thạch Thất vào chùa cũng là đường thôn Yên (An) sang xóm Tây Phương được trải nhựa thênh thang, đầu ngoài là đầm Liêu dạng hình chữ Ất (Z), đầu trong vượt qua kênh đào thủy nông sang đầm Cầu Đá bán nguyệt là nơi tụ thủy tích phúc. Phía trước núi đồi ôm bọc. Người xưa quan niệm đó là một địa cục hiếm hoi, dựng đền thờ Thần dựng chùa thờ Phật là đắc địa hơn cả.    Cạnh gốc đa bờ đầm Cầu Đá có một miếu nhỏ, trong có tấm bia Thạch kiều mộc quán bi kí dựng năm Cảnh Hưng 27 (1766) nói về cầu Hoa Phong ở Tây Phương do một bà cúng hậu mà dân địa phương còn nhớ với những tình cảm kính trọng. Theo tên bia, xa xưa nơi đây có cầu đá và quán gỗ, có thể là loại kiến trúc kết hợp "Thượng gia hạ kiều" bắc qua chỗ eo của đầm để sang chân núi lên chùa. Quán gỗ đầu xóm cùng với cây đa cổ thụ vừa là chỗ ngồi chơi hóng mát của người già với những chuyện quê, là chỗ bán nước và hàng vặt cho đời sống ngày thường của dân làng. Đây chính là một môi trường văn hoá tạo cho cây đời xanh tươi, thêm một thế đối trọng với cảnh thoát tục trên đỉnh núi. Cầu đá không còn nhưng đã trở thành tên đầm để còn mãi với thời gian.    Núi Câu Lậu là núi đất lẫn đá, tre-mai-vầu cùng một số cây hoang quanh năm xanh tốt um tùm, một số vạt bằng - nhất là hai bên đường lên chùa đã được dân khai thác dựng nhà làm vườn nhưng không làm mất vẻ hoang sơ tự nhiên của núi. Núi thấp nên chùa ở trên đỉnh nhưng không xa dân, thoát tục mà vẫn gần đời, đủ đảm bảo sinh hoạt đời thường của sư tăng và là chỗ dựa tinh thần của các Phật tử.    Từ chân núi lên chùa, trước chỉ là hẻm nhỏ như lối mòn đi vào các xóm ngõ, gần đây được xây Tam quan ngoại phỏng theo kiểu ở chùa Láng (Hà Nội) kết hợp thờ Phật với thờ Thần: Cơ bản là 4 cột hoa biểu vươn cao, vuông thành sắc cạnh, uy nghi chững chạc; phía trên có dầm ngang tạo ra khung cửa giữa cao hơn 4 mét và khung cửa hai bên cao hơn 3 mét, trên dầm của 3 cửa đều úp bộ mái toả ra bốn phía với những đầu đao cánh hoa chênh vênh trên cao. Qua Tam quan ngoại phải leo hơn 230 bậc đá, dọc đường có vài chiếu nghỉ, cuối cùng dẫn đến cổng chùa cũng mới được xây lại theo kiểu tam quan: Cửa giữa treo biển Tây Phương Cổ tự, hai bên cánh gà trổ cửa vòm cuốn, bên trên có mái, nhưng các cửa bên chỉ mang tính tượng trưng không hợp với bậc lên xuống.    Đỉnh núi là một mặt bằng khá rộng, bao khuôn viên là hệ thống cây xanh tự nhiên mọc theo sườn núi. bình đồ toàn khu chùa trước 1945 và nay, khu Tam bảo và miếu Sơn thần vẫn giữ nguyên, nhưng các kiến trúc khác đã thay đổi. Theo bản vẽ trong Phật lục (1943) thì tháp mộ, nhà Tổ, điện Mẫu, tăng phòng và các nhà phụ đều ở bên phải khu Tam bảo; nhưng giờ đây tháp mộ xây lại ở phía bên trái còn các kiến trúc khác chuyên về phía sau khu Tam bảo. Sự thay đổi này biểu hiện tính linh hoạt, không cố chấp của Phật giáo, tạo cho tổng thể cân đối và nhất là giành khoảng rộng ở sườn bên để du khách tiến lui chiêm bái các toà chùa của khu Tam bảo mà thụ cảm cao nhất vẻ đẹp kiến trúc cùng trang trí ngoại thất. Vườn hoa vườn cảnh ở khu trước chùa, trừ những cây to ổn định, nếu trước kia có hai bồn hoa nhỏ ở hai bên, giành khoảng giữa làm đường chính đạo vào thăớng gian giữa tiền đường; thì giờ đây khoảng trống ấy phía ngoài là bồn hoa, phía trong là bể non bộ, du khách đi vòng sang hai bên cho lòng tĩnh tại. Trước miếu Sơn thần cũng thế.    Ngoài những bồn cây cảnh nhỏ, sân vườn quanh khu Tam bảo là cả một vườn cây vườn cảnh không rậm rạp huyền bí, không cao trội che trùm kiến trúc, mà vừa độ để cùng kiến trúc tôn nhau lên, thâaas thoáng song rõ ràng, đủ râm mát để vẽ hoa nắng trên sân vườn, có màu xanh tán lá bên màu nâu tường mà mái, có những cành cây vươn uốn tự nhiên bên những mép tường, cạnh cửa thăớng tắp và những diềm mái uốn nhẹ bên những hoa đao vút cong duyên dáng.    Hệ cây xanh ở chùa Tây Phương nếu kể đầy đủ phải tính từ chân núi lên đỉnh để rồi vào khuôn viên chùa. Mở đầu là cây đa cổ thụ ở bờ đầm Cầu Đá, nó xum xuê, vươn dài cành lá, buông rủ rễ thành thân phụ song hành chắc chắn. Cây đa vừa là hình ảnh của những làng quê văn hoá, vừa liên tưởng đến cây bồ đề mà đức Phật đã ngồi thiền tìm lẽ giải thoát cho kiếp đời khổ ải. Rồi quanh núi và bao lấy khuôn viên chùa là bạt ngàn tre - mai - vầu vươn thẳng nhưng lả lướt, lòng rỗng và trong trắng biểu hiện "tâm không" nhà Phật, cũng là cái bản thể tuyệt đối chung nhất của muôn loài. Trong sân vườn nhiều nhất là cây đại, thân cành mọc rất tự nhiên như sự giác ngộ vượt khỏi mọi sự giàng buộc, mùa đông lá rụng thì tua tủa sừng hươu nhú bọng nhung vươn lên nhận sinh lực của trời cha truyền cho đất mẹ, mùa hạ thì rợp lá xanh điểm hoa trắng vàng ngan ngát hương thiêng, nó là cây Chăm-pa của người Chàm và người Lào, xem như hình đất nước hồn dân tộc mà họ thờ trọng vọng. Đó đây còn một số cây mít với tên chữ là Ba-la-mật hàm chứ một sự huyền bí thiêng liêng, ở tiếng Phạn có nghĩa là đến bờ giác ngộ, vì thế các tượng thờ đều phải tạc bằng gỗ mít. Lại cả cây sung có tên chữ là vô-ưu, biểu hiện sự thoát tục, bỏ được hết mọi ưu tư phiền muộn. Rồi thông reo mang theo sự thông hiểu tận cùng của trí tuệ, nó thanh cao, vượt lên mọi gian khó cuộc đời.    Cây xanh còn len lỏi vào không gian nội thất. Giữa các toà chùa Hạ - chùa Trung - chùa Thượng là những khoảng sân hẹp có bể nước với nhiều chậu cảnh, bồn hoa làm cái gạch nối tự nhiên, đóng mà vẫn mở, chan hoà nghệ thuật với cuộc đời.còn nữa...
  5. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Kiến Trúc Chùa Tây Phương(tiếp theo)
    Ba toà chùa song hành tách bạch, toà trước và sau 5 gian, bố cục mặt bằng chữ Tam (º ) là một sáng tạo độc đáo, tuy trước đó đã có tiền đề ở chùa Thầy (Hà Tây) với chữ Nhất (- ) sau chữ Công (I). Nhưng đầu hồi các toà nhà thò thụt này lại được xây tường nối với nhau nên nhìn bên ngoài mang dạng chữ Công. Đây là một hướng đi đổi mới trong truyền thống. Nhìn chéo ở sườn bên, tường và mái chùa cứ lô xô, cái hữu hạn gợi ra sự động vui vô hạn. Cả ba chùa lại đều làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, toà giữa rộng và cao hơn một chút, phá đi sự lặp lại đơn điệu mà vẫn thống nhất chặt chẽ, vừa tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát, vừa tạo sự đông vui nhộn nhịp. Cả một hệ thống hoa đao chen chúc vươn lên, tua tủa những đầu rồng, phụ hoạ vào là những cặp lân - rồng đón đầu nhau trên bờ giải như đấu trí đua tài. Các mảng mái mũi ngói nhấp nhô như sóng nước rập rờn xô đuổi, dàn ra cho đến cạnh mép gặp nhau được khuôn lại bằng những đường bờ nóc, bờ giải sắc cạnh song lại trổ hoa thủng như dải đăng ten sang trọng. Các lá mái lan nhô ra thì phía dưới mái lại thụt vào thẫm tối, đối lập để cùng nổi bật.     Phần mái động rộn thì phần tường lại tĩnh lặng, dựng đứng chững chạc. Ngược lại với các đường mũ tường và cạnh cửa được quét vữa trát vôi như những nẹp viền trắng làm khung ghìm giữ, cả mảng tường được xây gạch Bát tràng già đanh đỏ xẫm với những mạch vữa dày vuốt cong vỏ măng, tạo thành hệ thống vạch ngang song hành đưa tầm mắt mở rộng sang hai bên, bề thế, chắc chắn. Nét sáng tạo rất riêng là giữa các mảng tường vuông và chữ nhật lại được trổ một cửa tròn, là sự kết hợp âm - dương, quy - củ mang tính mẫu mực cả trong nghệ thuật và cuộc sống. Trong lòng cửa sổ được ***g 4 hình tròn tạo ra các vành khăn bằng nhau, cắt dọc cứ nửa đặc gắn với nửa rỗng, cái hư kết hợp với cái thực tạo thành một cấu trúc hoàn hảo, gắn với tư tưởng Phật giáo được gọi là cửa sổ sắc sắc - không không. Bó nền của cả khu Tam bảo là những khối đá ong đẽo gọt vuông thành sắc cạnh, mặt đanh nâu nhưng lỗ chỗ, đằm mà xốp.     Bản thân các mảng khối kiến trúc đã là sự trang trí, các phần gỗ lộ ra, từ khu đĩ - rốn nhện ở nóc hồi với diềm mái và đầu bẩy đều được trang trí những hình trạm nhất quán, nhẹ nhàng, tươi rói như băng hoa làm duyên. Ơở diện to nổi bật là ván gió khu đĩ của 2 toà ngoài và trong đều nhấn mạnh chiếc lá nhiều thuỳ, còn ở mặt giữa là mặt hổ phù. Những đề tài này sẽ được lặp lại nhiều lần ở nội thất.     Ra vào khu Tam bảo có hệ thống cửa bức bàn ở ba gian toà chùa ngoài phía trước, hoặc những cửa phụ ở hồi bên. Trong nội thất dù đóng kín cửa vẫn sáng thoáng, chẳng những nhờ hai sân hẹp mở ra khoảng trời nhỏ lấy ánh sáng và gió từ trên cao rọi xuống, còn nhờ hệ thống cửa sổ thông ngang với ngoài. Trong mỗi sân thiên tỉnh lại có một bể nước vừa là gương hắt sáng, vừa là chiếc máy điều hoà giữ cho trong chùa có một ôn độ cần thiết để bảo dưỡng bộ khung chùa và các hiện vật bằng gỗ, nhất là hệ tượng.     Tam bảo được dựng trên khu đất rộng hơn 18m và sâu hơn 25m. Hai toà ngoài và trong đều cao 6m, lòng (giữa hai dãy cột quân) rộng hơn 5m, trong khi đó toà giữa cao 7m lòng rộng 5m8, hết nền thêm 2m, đều theo kiểu chồng diêm có cấu trúc các bộ vì giống nhau là sự kết hợp chặt chẽ của các đường ngang (xà, giường, câu đầu, đầu bẩy) với cột dọc, xác định các trục tung và hoành rõ ràng, đối lập để tạo cảm giác chắc khoẻ và mạnh mẽ. Không có kẻ, đầm bẩy cũng nằm ngang mà trước đó mới xuất hiện dè rặt ở các cột góc Thượng điện chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), thì giờ đây được khẳng định rứt khoát nó nâng bộ mái lên cao hơn. Ngang chuyển sang dọc không cứng nhờ cái nghé ở đuôi kẻ được gọt cong gần như cung phần tư đường tròn. Cấu trúc cổ diêm ngoài nhìn vào gợi nhà hai tầng, song nội thất thông từ nền đến mái cao thoáng, cột cái vươn cao đỡ thăớng mái trên, cột quân chỉ đỡ mái dưới, thêm cột trốn ở trên xà đùi (nối đầu cột quân với bụng cột cái) để đỡ phần dưới mái trên. Như vậy trên thực tế mỗi vì có tới 6 cột, nhưng từng "tầng" thì chỉ có 4 cột, do đó kết cấu rất chắc mà không vướng, không gian nội thất đảm bảo cả hai phần cao và rộng, đáp ứng cho việc bày tượng không bị che khuất và treo cờ phướn không vướng. Các cột cái và cột quân dựng trên nền nhà dựng trên nền nhà đều được kê trên chân tảng đá không chỉ có hình tròn ở trong hình vuông, mà quanh hình tròn còn ngả xoè ra hai lớp cánh sen, khăớng định sự phát triển ở đất Phật thanh tao. Các cột quân dựng trên xà đùi cũng thông qua cái đấu tròn mang hình bông sen nở hoặc cả hồ sen. Đầu các cột trước khi đỡ hoành đều được đội cái đấu tròn chạm bông sen. Các con giường ở vì nóc chồng nhau và chồng lên câu đầu cũng đều thông qua những cái đấu chạm bông sen. Hệ thống hoa sen ở chùa Tây Phương rất phong phú, khẳng định tính chất đất Phật.     Xà nóc là chiếc hoành cao nhất, còn tàu đao là chiếc hoành dưới cùng, không kể những hoành mái trên chiếu rọi xuống mái dưới trùng nhau, thì ở mỗi hệ thống mái trước hoặc sau của toà ngoài và toà trong có 9 hoành ứng với điềm Sinh, còn ở toà giữa có 10 hoành ứng với điềm bệnh (trong chu kỳ đời người: Sinh - Bệnh - Lão - Tử). Hệ thống rui trên hoành được gắn thanh ngang vào mộng thành các ô vuông, tạo ra cả một mảng phên liên kết chặt chẽ đỡ mái ngói, mỗi ô ngói lót được nhuộm một màu xanh - đỏ - trắng - vàng như lá cờ nhà Phật, là nét riêng chỉ có ở chùa Tây Phương.     Hoành nằm ngang rất dài theo chiều mặt của chùa nên phải nối ở trên các vì, do đó giường đỡ hoành ở chỗ chắp được thông qua cái dép hoành có dạng con thuyền để vừa che khuất vết chắp, vừa tăng diện tiếp xúc đảm bảo độ bền vững. Riêng đầu bẩy do nằm ngang xa hoành nên đỡ thông qua cái dép hoành kép. Bụng dép hoành soi gờ kéo ra ăn nhập vào hoành, tạo sự chuyển giường dọc sang hoành ngang rất tự nhiên. Các đấu hoa sen và dép hoành ngoài giá trị chịu lực còn là hình thức trang trí. Các con giường, xà, câu đầu và đầu bẩy cơ bản được bào trơn, xoi gờ, chạy chỉ, ở phần đầu còn được chạm các guột mây và bó lá. Riêng ở nếp giữa thay hoa lá bằng rồng và hổ phù, rồng ở đầu bẩy chui qua cộtcó đuôi phía trong xoắn gắn liền mảng nghé với xà. Những bộ phận chịu lực được các trang trí trên phủ lên đã trở nên nhẹ nhõm và tươi mát. Phần chạm theo bố cục của nghệ thuật trang trí chính là các giải hồi văn trên các ván không chịu lực: Diềm lá sòi chuyển tiếp hàng mũi ngói giọt nước xuống tàu đao, trong mỗi lá sòi ở toà ngoài và toà trong là một chiếc lá nhiều thùy còn ở mặt giữa là mặt hổ phù; ván nong xà hạ nối các cột quân chạm hệ thống 3 tầng đấu chạc toả ngang, xen kẽ là hình chiếc lá nhiều thùy với mây xoắn biểu thị sự phong đăng phồn thịnh ở toà ngoài và toà trong, hoặc rồng và phượng ở toà giữa. Nếu rồng phượng biểu hiện tầng trời thì chiếc lá nhiều thùy tựa lá đu đủ, lá thầu dầu hay còn gợi lá ngô đồng dễ gây sự liên tưởng cuộc sống cộng đồng đầy đủ và giàu sang.     Cắt dọc khu Tam bảo, 3 toà nhà lòng rộng khác nhau được tách ra bởi khoảng sân rộng chừng 2m trũng xuống một chút, phá đi sự phẳng lặng đơn điệu. Cắt ngang, các gian chùa rộng hẹp khác nhau, từ giữa ra là 3m51, 3m35 rồi 2m87 đã tập trung được sự bài trí vào tâm.     Từ bố cục mặt bằng 3 toà nhà, mỗi toà nhà có 2 tầng mái, mỗi tầng có 4 lá mái... có người đã nghĩ đến một vũ trụ luận Tam tài (Thiên - Địa - Nhân) với sự phát triển Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, sinh Bát quái rồi biến hoá vô cùng. Nếu điều suy luận này tin được thì kiến trúc chùa Tây Phương đã ***g được ý nghĩa triết học vào trong giá trị nghệ thuật để càng đẩy cao tính nhân văn.     Chùa Tây Phương là chùa lớn có lịch sử lâu đời, song cả chùa chỉ có một tháp mộ sư, hiện mới được xây lại ở vườn cạnh hồi bên trái khu Tam bảo, mang tên Phương viên bảo tháp. Tháp bình diện vuông, trên phần nền cao là 3 tầng thu nhỏ dần ngăn cách bởi các hàng mái có góc đao uốn cong lên. ở tầng 1 có bia dựng năm Khải Định 9 (1924). Lòng tháp có sá lị thiền sư Thanh Ngọc và di hài các thiền sư khác nhau là cụ Thanh Túc rồi cụ Phúc Hải. Tháp và tường hoa bao quanh đều được xây khá muộn (cụ Hải Tịch năm 1971). Không có tư liệu gì - kể cả trí nhớ của nhân dân về các thiền sư trước cụ Ngọc (cụ Ngọc về đây trụ trì năm 1893), thậm chí sau khi cụ Túc tịch, một thời gian dài do các ông thống trong làng quản lý, mãi sau mới có cụ Hải về. Tháp mới, song nhờ gắn với cây xanh vươn cành xoè tán ra để cùng hoà nhập đã nhân lên cả vẻ đẹp và thời gian. Cũng cần biết cây tháp mộ này tuy xây sau 1971 nhưng tiền thân của nó đã có trước năm 1943, vốn ở sát hồi toà chùa giữa khu Tam bảo.     Trong toàn cảnh chùa cũng cần lưu ý miếu Sơn Thần, tuy lối kiến trúc thuộc lần sửa chữa năm 1933 nhưng ở đó có một chiều sâu văn hoá. Nếu ở nhiều chùa, tượng Đức Ông không thể thiếu, là sự kết hợp của nhân vật Cấp Cô Độc trong Phật thoại với thổ thần của dân gian, thì ở chùa Tây Phương, Thổ thần chính là Sơn thần tự tại, không cần nhận thêm chức danh nhà Phật, với hai tấm biển thờ còn treo khẳng định cả chiều sâu lịch sử và uy thế lẫm liệt. Dân gian gọi miếu này là Đền Trình càng củng cố thêm sức mạnh tín ngưỡng bản địa. Miếu 4 gian xây dọc, giành gian ngoài làm sảnh sắp lễ và ba gian trong thờ cúng, tạo chiều sâu hun hút linh thiêng, hồi sau là tường hậu xây tường bít đốc nhưng hồi trước có mái phụ tạo hoa đao uốn cong lại gợi kiến trúc truyền thống. Sự tồn tại của miếu Sơn thần - đền Trình cũng là một nét độc đáo của chùa Tây Phương.                     Theo "Chùa Tây Phương" của Chu Quang Trứ                     NXB Mỹ Thuật - 1998./.
    Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 20/09/2003
  6. hoahongtimuoi

    hoahongtimuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Cầu Giẽ lịch sử
    Nếu nói Hà Tây là cửa ngõ thủ đô, thì Phú Xuyên là cửa ngõ đầu tiên phía Nam của tỉnh và Hà Nội. Cầu Giẽ là điểm chốt của cửa ngõ ấy. "Cô gái Suối Hai, chàng trai cầu Giẽ" đã đi vào thơ ca của Hà Tây quê lụa, làm cho tiếng hát át tiếng bom trong suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ, cứu nước oanh liệt và còn vang vọng mãi đến ngày nay.
    Theo truyền thuyết khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc, có dừng chân tại đây (1-1789) và chia quân làm 3 mũi, tiến đánh giặc thanh, giải phóng thành Thăng Long, nên gọi là cầu giẽ. Trận mở màn của chiến công lừng lẫy đó là trận tiêu diệt đội quân do thám của giặc Thanh tại đồn tiền tiêu Phú Xuyên. Hiện còn di tích mả Voi ở đầu làng Bãi Lễ (xã Châu Can). Tương truyền là con voi chiến của vua Quang Trung bị cảm chết, nhân dân đã chôn cất ở đây. Đến đầu đời vua Gia Long (1802) có bắc cầu tre gỗ, sau bị đổ, mới cho chở đò qua sông Mang Giang (một nhánh sông Nhuệ), gọi là bến đò Bài Lễ. Khi làm đường sắt qua đây (1903) đã bắc cầu sắt thép, dài 160m cho cả xe lửa, xe ô tô đi chung. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1941-1945) cả thực dân Pháp, phát xít Nhật đều phái lính phòng không đến bảo vệ cầu. Nhưng chiếc cầu này đã bị không quân đồng minh (mỹ) đánh sập. Hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) ta làm lại cầu Giẽ như ngày nay. Xem thế, đủ biết cầu Giẽ có tầm quan trọng như thế nào trên con đường số 1A xuyên quốc gia Việt Nam. Chính vì vậy, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá nhiều đợt trong suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại, hòng ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
    Để bảo vệ chiếc cầu quan trọng này, cụm chiến đấu cầu Giẽ được thành lập, gồm 3 xã Đại Xuyên, Phú Yên, Châu Can.
    Địch cũng tập trung phá thành nhiều đợt vào những thời điểm khác nhau, bằng những âm mưu thủ đoạn nham hiểm nhằm đánh sập cầu Giẽ và ý chí chiến đấu của ta.
    Đợt chiến đấu thứ nhẩt từ 12 đến 15-7-1966. Lực lượng tại chỗ đã phối hợp tác chiến với lực lượng phòng không bảo vệ phía Nam Hà nội và không quân đánh thắng địch giòn giã ngay từ trận đầu tiên. kết quả, ta đã bắn hạ 7 máy bay hiện đại của giặc Mỹ, làm nức lòng nhân dân cả tỉnh và cả nước.
    Đợt chiến đấu thứ 2 liên tục trong 22 ngày đêm, từ ngày 1 đến 22-7-1967 quân và dân ta đã bắn rơi 4 máy bay địch.
    Ngày 6-10-1972 địch lại huy động nhiều tốp máy bay đánh vào cầu Giẽ. Đơn vị D3 Ngô Quyền của tỉnh và dân quân huyện xã phối hợp chiến đấu đã hạ một máy bay Mỹ. Đây cũng là trận chiến đấu cuối cùng, chiếc máy bay cuối cùng của địch bị bắn rơi tại trận địa cầu Giẽ.
    Qua 8 năm trực tiếp chiến đấu, bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến, quân và dân Phú Xuyên đã làm hết chức năng là người bảo vệ Thủ đô, bảo vệ quê hương trên cụm chiến đấu cầu Giẽ, phá tan những âm mưu, thủ đoạn đánh phá nham hiểm, tàn ác của địch và cầu Giẽ vẫn hiên ngang đứng đó như một lực sỹ kiên cường đưa đón những đoàn tàu đoàn xe rầm rập lại qua.
    Chiến công cầu Giẽ là niềm tự hào của quân và dân phú Xuyên, của nhữgn cô gái, chàng trai cầu Giẽ kiên cường trong lịch sử Hà Tây quê lụa hôm nay và ngày mai.
     
    Có một con chim nhỏHát khúc ca mặt trời Ơ kìa bông hoa nắngThắp hồng cả vườn tôi
  7. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Chùa MÍA(SÙNG NGHIÊM TỰ)
        Vào thế kỷ XVII ở làng Mía, nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, có bà Nguyễn Thị Dong tức Nguyễn Thị Ngọc Diệu là vợ của Chúa Thanh Đo Vương Trịnh Tráng, nên còn được gọi là Bà Chúa Mía. Một trong những công đức mà Bà Chúa Mía để lại cho quê hương là đã đứng ra hưng công đại trùng tu ngôi chùa Mía, tức Sùng Nghiêm Tự (nguyên được dựng từ đời Trần) vào năm 1632.    Nằm trên một ngọn đồi đá ong, lúc đầu chùa Mía chỉ có` cổng và hai tòa thượng điện, hậu đường, mỗi tòa 7 gian dựng song song. Chùa được tu bổ và hoàn chỉnh dần vào thế kỷ XVII và XIX.    Khuôn viên chùa được chia làm ba khu tương đối tách bạch nhau : ngoài cùng là cửa tam quan trông ra một bãi đất rộng bên cạnh là chợ Mía. Trên gác có treo một chuông đồng đúc năm 1743 và một khánh đồng đúc năm 1846.    Qua khỏi tam quan là hai khoảng sân liên tiếp, cách nhau bởi một cổng gạch giữa bức tường hoa cánh gà. Ở góc phải sân thứ nhất có một cây đa khoảng vài trăm tuổi, kế cây đa là Liên Đài bảo tháp cao 13,5m. Sân thứ hai có những bồn hoa và hòn non bộ. Phía bên trái có dãy nhà tổ và nhà trai.    Nằm trên độ cao cách sân 7 bậc thềm là khu chùa chính gồm : tiền đường, trung điện, nhà thiêu hương, hành lang và hậu điện. Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, gian bên trái có một tấm bia dựng năm 1632 đặt trên lưng rùa, nội dung ghi lại sự tích Bà Chúa Mía xây chùa. Trung điện và hậu điện được nối với nhau bởi hai dãy hành lang quanh nhà thiêu hương. Trung điện và nhà thiêu hương nối vào nhau theo kiểu chuôi vồ.    Nghệ thuật điêu khắc ở chùa Mía nổi bật ở những đường nét chạm trổ tinh vi trên tòa gác chuông với các góc mái đều gắn đao triện, ở các hàng lan can, các ván long, xà nách ? Nhưng di sản đáng quí nhất ở chùa là 287 pho tượng lớn nhỏ, trong đó một nửa tạc bằng gỗ, một nửa bằng đất luyện, sơn son thếp vàng. Tiêu biểu là tượng hai vị Hộ Pháp cao gần tới nóc nhà, tượng Bát bộ Kim Cương bằng đất luyện khắc họa những nét điển hình về ngoại hình, dung mạo của những con người giàu tinh thần thượng võ, sẵn sàng bảo vệ chính pháp. Chùa có tôn trí tượng Tuyết Sơn, biểu hiện đức Phật Thích-ca thời kỳ tu khổ hạnh, thân thể gầy gò đến mức tất cả xương cốt đều lộ ra, nhưng thần sắc của tư duy thì vẫn tồn tại. Chùa Mía còn có một tuyệt tác về điêu khắc là pho tượng Quan Âm tống tử, thường gọi là tượng Bà Thị Kính. Với đường nét chạm khắc mềm mại và sinh động, pho tượng này tái hiện hình ảnh một người phụ nữ Việt Nam hiền hòa, tay ẫm đứa bé bụ bẫm, vẻ mặt đượm buồn, mắt nhìn xuống đầy vẻ chịu đựng và bao dung.    Người làng Mía tự hào về pho tượng là điều dễ hiểu :
    Nổi danh chùa Mía làng ta,Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm.Và có lẽ đó là niềm tự hào không chỉ của riêng người làng Mía.
  8. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Khu du lịch sinh thái Quan Sơn
    [​IMG]
    Khu vực hồ Quan Sơn (Mỹ Ðức) đang là điểm du lịch thu hút khách khá hấp dẫn trong quần thể du lịch Hà Tây. Với địa bàn năm chếch về phía tây huyện Mỹ Ðức, cách thủ đô Hà Nội 50 km trong tuyến du lịch chùa Hương và trên đường đến nhà nghỉ Mớ Ðá, khu nước khoáng Kim Bôi. Hồ Quan Sơn có lợi thế nằm trong tổng quan cụm tam giác du lịch tâm linh - nghỉ ngơi, giải trí - dưỡng bệnh.
    Từ những năm 1960, hồ Quan Sơn được khoanh vùng, bởi một con đê bao dài 20 km chạy dọc từ Thượng Lâm đến xã Hợp Tiến nhằm ngăn chặn nước lũ rừng ngang, tạo bể chứa thủy lợi tưới cho 2.000 ha cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác du lịch các quần thể vùng Quan Sơn được quy hoạch với gần 3.000 ha thuộc địa phận bốn xã: Hợp Tiến, Tuy Lai, Hồng Sơn, Thượng Lâm, gồm hồ rộng 850 ha (dài 16 km, rộng 2 km); gần 100 ngọn núi đá vôi, độ che phủ rừng tái sinh hơn 80%. Theo điều tra quy hoạch rừng năm 1992, vùng này có nhiều loài thực vật, thuộc nhiều họ cây quý hiếm, cây làm thuốc, cây đặc sản, cây PHONG CẢNH. Ở ÐÂY ÐÃ phát hiện được nhiều loại chim, thú, bò sát sống hoang dã trong rừng khá phong phú (tuy còn ít về số lượng cá thể loài). Khu du lịch Quan Sơn cũng đã mang nhiều dấu ấn một vùng văn hóa dân tộc, đậm sắc thái lễ hội truyền thống và nếp sống thuần khiết của làng xóm Việt Nam. Tại khu Quan Sơn có các chùa như Hàm Long, Linh Sơn Tự, Ngọc Linh Tự, Bàn Long Tự, Thung Phật... Cách đó gần 1 km là di tích thành nhà Mạc, còn tường thành cổ, cổng thành, án ngữ như một tam quan bên đường 431, từ cầu Dậm đi chợ Bến. Trong lòng hồ có các di tích lịch sử kháng chiến như an toàn khu của công binh xưởng sản xuất vũ khí tại núi Cối (Tuy Lai), chùa Cao (Hồng Sơn) thời chống Pháp. Và tại đây, hồ Tuy Lai đã có chiến công của dân quân xã bắt sống phi công Mỹ.
    Sự hấp dẫn của du lịch Quan Sơn là cái đẹp tự nhiên, thuần phác đến mức hoang sơ. Nhiều khách nước ngoài "mê" du lịch Quan Sơn nhưng các điều kiện dịch vụ hạ tầng còn thiếu, nên chẳng thể lưu lại được lâu.
    Du khách sẽ được các thuyền nhỏ chở đến leo núi thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, thực vật ở các đỉnh núi đá: Hòn Mê, Mõm Nghé, Ðá Bạc, Quai Chèo... hoặc Cửa Thung Voi Nước, núi Bàn Cờ, Hoa Quả Sơn, núi Chim, Chùa Cao, núi Mối. Khách có thể thăm khu vườn sinh học, trồng cây ăn quả vùng Thung Mơ (24 ha ở xã Hợp Tiến), thung Cống (30 ha ở xã Hồng Sơn). Huyện Mỹ Ðức đã có dự án phục hồi các loại động vật vùng núi đá vôi như khỉ, sóc, sơn dương, trăn đất, tắc kè... lập trang trại, vườn sinh thái và khu chăn nuôi các loài động vật như hươu, nai, gấu, khỉ... Ngoài ra, du khách còn được chơi các môn thể thao nước, bơi thuyền và thưởng thức các món thủy sản như cá, tôm, cua, ốc (núi đá) tươi sống.
    Tuy nhiên, hiện nay tại Quan Sơn chỉ có 80 xuồng sắt, 1 ca-nô máy với năm nhà dịch vụ có diện tích 760 m2. Ngay cả một nhà nghỉ dù tiêu chuẩn phổ thông cũng không có để lưu giữ khách du lịch. Các dịch vụ mới của các công ty, các hợp tác xã chỉ mang tính chất kiêm nhiệm và tự phát. Các điều kiện về hạ tầng cơ sở thiếu và yếu là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển du lịch ở đây. Huyện Mỹ Ðức đã tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống bảo vệ, bảo đảm an toàn và quy vùng chi tiết các khu vực du lịch. Trong kế hoạch phát triển du lịch Quan Sơn, dự kiến giai đoạn 1 (2000-2005) có hai dự án với tổng số tiền đầu tư hơn 19 tỷ đồng và giai đoạn II (2005-2010) có bốn dự án, tổng kinh phí đầu tư là hơn 29 tỷ đồng. Ðể các dự án trên sớm được thực hiện, huyện Mỹ Ðức có chủ trương xin vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước làm hạ tầng cơ sở, chủ yếu là đường giao thông (chiếm khoảng 17,5 tổng vốn đầu tư cho dự án). Còn lại để đầu tư cho các công trình kiến trúc, du lịch khác (khoảng 82,5% vốn dự án), huyện sẽ có quy chế huy động vốn từ bên ngoài. Tin rằng, khu du lịch Quan Sơn, vùng "Hạ Long cạn" với lợi thế về địa lý và cảnh quan thiên nhiên hoang dã sẽ là một "điểm hẹn" của du lịch Việt Nam, tạo cho Hà Tây có một khu du lịch sinh thái môi trường bền vững trong tương lai.

    [​IMG]
  9. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Chùa Trăm Gian(Quảng Nghiêm Tự)[​IMG]
    Trên miền Bắc nước ta có hai ngôi chùa mang tên chùa Trăm Gian: một ở Hà Bắc, một ở Hà Tây. Cả hai ngôi chùa đều nằm trên đỉnh núi, có những sắc thái kiến trúc và phong cảnh độc đáo. Riêng chùa Trăm Gian ở Hà Tây thì gắn liền với truyền thuyết về một vị cao tăng tên là Nguyễn Lữ (hoặc Nhữ) hiệu là Bình An, quê ở Bối Khê, huyện Thanh Oai, Hà Tây, được người đời gọi là đức Thánh Bối. Truyền thuyết kể rằng vào đời Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra một con trai. Năm lên 6 tuổi, cha mẹ mất, người con phải đi chăn trâu, nhưng rất mộ đạo Phật, thường làm bàn thờ cúng lễ. Đến năm 9 tuổi, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đi vân du khắp nơi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây ngày nay, thấy cảnh đẹp, Người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt đạo hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô. Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Tương truyền rằng Ngài có phép hóa cỗ bàn cơm chay, thợ xây chùa ăn mãi không hết. Khi chùa dựng xong, Hòa thượng mang guốc gỗ đi qua đi lại trên kèo như đi trên mặt đất, ai nấy đều bái phục vái lạy phép thần thông của Ngài. Năm 95 tuổi, Ngài ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Ngài bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối. Sách Lĩnh Nam chích quái cũng có ghi sự tích đức Thánh Bối có thể làm mưa, gọi gió. Truyền thuyết còn kể rằng vào đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược nước ta, có một toán giặc nghe nói chùa Tiên Lữ rất thiêng, bèn phóng hỏa đốt chùa, phá tượng. Đức Thánh Bối nổi giận hóa phép làm ra một trận mưa kéo dài ba ngày ba đêm, nước đỏ như máu, dâng cao tới ba thước dìm chết hết lũ giặc bạo ngược kia. Sau đó một đám mây năm sắc hiện lên nền trời, cuộc sống thanh bình trở lại, ngôi chùa vẫn nguyên như cũ. Dân làng quanh năm hương khói, mỗi khi gặp đại hạn, làm lễ cầu mưa tại chùa, rất được linh ứng. Các triều vua sau đều phong đức Thánh Bối là "Thượng đẳng tối linh Đại Thánh". Trên đây là sự tích chùa Trăm Gian ở làng Tiên Lữ, còn có tên là Quảng Nghiêm Tự. Nhiều tài liệu ghi rằng chùa được lập năm 1185 đời vua Lý Cao Tông. Đây vốn là ngôi chùa một gian hai trái nằm trên một quả núi cao 50m gọi là núi Mã, xung quanh có nhiều cây cổ thụ tuổi khoảng vài thế kỷ như trám, trắc, thông, tàn lá xòe rộng tỏa bóng mát che rợp mái chùa. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa hiện nay bao gồm ba cụm kiến trúc chính, với tất cả 104 gian. Cụm thứ nhất ở lối ra vào gồm có hai trụ cột cao với hai quán ở hai bên, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội. Tiếp đó là nhà Giá Ngự nhìn ra hồ sen, nơi đặt kiệu Thánh để xem trò múa rối nước. Cụm thứ hai nằm trên một độ cao hơn một trăm bậc gạch xây. Tại đây có gác chuông cao 2 tầng 8 mái tách hẳn lên phía trước mang dấu ấn nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc thế kỷ XVI - XVII. Quả chuông đúc năm 1794 có khắc một bài minh của Phan Huy Ích. Muốn lên cụm thứ ba, phải leo 25 bậc đá xanh đến sân trên, rồi lại leo 9 bậc đá có lan can chạm hình rồng cuộn khúc. Đây là chùa chính gồm nhà bái đường, tòa thiêu hương, thượng điện, hai dãy hành lang, nhà tổ và lầu trống. Chùa có 3 gian thờ chính: gian thờ Phật; gian thờ Thánh; gian thờ Quan Âm, gia đình Đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh của vua Quang Trung, là người có công trùng tu ngôi chùa. Trong 153 pho tượng ở chùa mà hầu hết làm bằng gỗ, đáng chú ý nhất về mặt lịch sử là tượng Đô đốc Đặng Tiến Đông và tượng đức Thánh Bối, cốt đan bằng mây, ngoài bọc vải sơn, đặt trong khám gỗ. Ngoài ra, tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm, bộ Thập bát La-hán,? cũng là những công trình điêu khắc độc đáo.
    Được sevencong sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 27/09/2003
  10. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Mở rộng thị xã Hà Đông
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107 về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây), thành lập 2 phường mới Vạn Phúc và Hà Cầu.
    Theo đó, xã Yên Nghĩa - huyện Hoài Đức; xã Phú Lương, Phú Lãm - huyện Thanh Oai sẽ chuyển về thị xã Hà Đông, Hà Tây quản lý. Phường Vạn Phúc được thành lập với 143,12 ha diện tích tự nhiên, phường Hà Cầu có diện tích 154,17 ha.
    Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Hà Đông có diện tích tự nhiên là 3.327,55 ha, dân số 129.479 nhân khẩu. Thị xã có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường Phúc La, Quang Trung, Yết Kiêu, Văn Mỗ, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc và các xã Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm và Kiến Hưng.
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......

Chia sẻ trang này