1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu Địa lý - Du lịch - Văn hoá - Làng nghề đất Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hà Đông​
    Hà Ðông vốn thuộc về Hà Nội
    nay thì không mà vẫn cứ Hà Ðông
    Em ở lại thị xã này mãi mãi
    những buổi chiều em đã có tôi mong
    Dăm cây số thoắt bước sang tỉnh khác
    đường mới làm, nắng gió thảnh thơi hơn
    Tôi trót có những chiều vàng hư ảo
    vui, trôi qua đôi mắt của em buồn
    Phố lớn nhất nằm trên đường số sáu
    lên Xuân Mai, Hoà Bình, Mai Châu
    Qua Hà Ðông, xin đừng nhìn hờ hững
    điện sông Ðà hé sáng giữa gian lao
    Làng Vạn Phúc bên bờ sông Nhuệ
    sử sách từng ghi biết mấy mươi lần
    Xưa lắm lụa mà đến nay lại hiếm
    Những làng La tôi đã quá yêu thân
    Hà Ðông có thuộc về Hà Nội
    hay là không, thì vẫn cứ Hà Ðông
    Phố thưa vắng mà tìm người đâu dễ
    Nghìn buổi chiều tôi đến, phải về không

    Mỗi bài thơ hay có một thế đi riêng của nó. Nhận ra thế đi ấy là nhờ vào dáng dấp xúc cảm hiện lên từ bài thơ kia. Có dáng dấp dữ dội tung phá. Có dáng lim dim êm nhu. Có dáng lảo đảo đến câu cuối chữ cuối. Có dáng trịnh trọng ngay từ thoạt mở đầu... "Hà Ðông" của Phạm Ðình Ân là một tiếng thở dài lặn vào trong, là giọng tủi của một trái tim đôn hậu. Ta như thể gặp một con người dễ chịu, ẩn giấu đi những nông nổi thiệt thòi, vẫn đầy dịu dàng bao dung với cuộc đời.
    Linh hồn của bài thơ là "em Hà Ðông". Nhưng mở đầu đã không ổn rồi:
    Em ở lại thị xã này mãi mãi
    và kết bằng một sự thật "búa bổ"
    Nghìn buổi chiều tôi đến phải về không
    Ðấy là câu thơ hay nhất bài, nó thường chạm vào trí nhớ tôi mỗi lần nghĩ đến "Hà Ðông" và Phạm Ðình Ân. Nó hay trong thế đối lập cụ thể với câu sát kề bên "phố thưa vắng mà tìm người đâu dễ". Nó hay sâu xa hơn trong sự hy sinh to lớn của nhà thơ. Người thưởng thức thơ thường "độc ác" một cách không tự biết. Bạn suýt xoa, bạn khuyên son cho câu thơ đi vào trái tim mình, giải và bình, và mến thương tác giả... Xin quý vị độc giả hãy ngầm biết cho rằng con người bình thường kia đã bị mất đi một cái gì cực kỳ quý xót, đã chịu một khoảng trống ghê gớm "nghìn lần tôi đến phải về không" để cung hiến cho thơ một câu hay đến se lòng.
    Tôi thật khó tin những kẻ ác bạc, đầy hằn học đố kỵ với đời lại có thể có thơ hay sâu sắc, lâu dài. Ở một thời điểm nào đó còn tốt lành, ở phút trong sạch dâng mình cho thơ, anh ta có thể "đánh quả" được một ít tiếng vang. Nhưng rồi tính bạc ác cố hữu thắng thế, những bạn làm thơ ấy rơi dần. Phạm Ðình Ân thuộc số những nhà thơ chân chính: vui buồn, khao khát, thất vọng... như tất cả mọi người. Nhưng ứng xử trở lại với đời bao giờ cũng cao hơn một bậc. Ngoài sự phân tích trên, ta còn thấy ứng xử ấy thể hiện tự nhiên trong cấu trúc bài thơ. Năm khổ thơ thì "em Hà Ðông" chiếm ba khổ. Chính vì yêu mà nhà thơ "vơ vào" cả những gì ngoài "em":
    Phố lớn nhất nằm trên đường số sáu
    lên Xuân Mai, Hoà Bình, Mai Châu
    Qua Hà Ðông, xin đừng nhìn hờ hững
    điện sông Ðà hé sáng giữa gian lao
    Làng Vạn Phúc bên bờ sông Nhuệ
    sử sách từng ghi biết mấy mươi lần
    Xưa lắm lụa mà đến nay lại hiếm
    Những làng La tôi đã quá yêu thân
    Nếu thuộc một dạng tâm hồn khác, sẽ có thể bật ra những tứ thơ sắc sảo đầy oán thán tất cả những gì thuộc Hà Ðông đã cướp mất nguồn vui sống của tôi! Nhưng mà nhân hậu làm sao, đi qua Hà Ðông bạn sẽ gặp sẽ tới những địa danh vô cùng đáng yêu... Tính xã hội, tính công dân cứ len vào tâm trạng con người giàu tình nghĩa này.Thật cảm động lời nhủ khuyên mềm mại rủ rỉ "... em đừng nhìn hờ hững/ Ðiện sông Ðà hé sáng giữa gian lao". Năm đoạn đáng nhẽ phải toàn "em", bỗng len vào giữa hai đoạn vẫn vương vấn đề đến em đấy nhưng còn nói rộng ra những yêu mến, những động tâm lớn lao khác, quan hệ đến nhiều người khác, đến đất nước đang hồi khó khăn, đến lịch sử, đến nhịp đời làm lụng nghìn năm. Thế bài thơ vẫn tự nhiên trôi qua hai đoạn này đến kết chứng tỏ cảm xúc chân thật, không gài đặt, và đó mới là tạng chất Phạm Ðình Ân.
    Thơ tình yêu đã nhiều và từ dạo đổi mới ngày càng nhiều. "Hà Ðông" của Phạm Ðình Ân vẫn đứng riêng, nhỏ nhẹ, khiêm nhường. Không bị lẫn, không cần vấy vào những sắc thái mốt yêu "hiện đại". Trong đáy sâu tâm hồn cổ điển, yêu và buồn cũng cổ điển kiểu này, người độc giả cổ điển trong tôi được hưởng lâu dư vị chân chính của thẩm mỹ thơ ca- một cái gì nhân hậu, ấm áp, trong trẻo an ủi con người.
    (Lời bình của Trúc Thông)
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  2. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tiên Sa điểm hẹn mới cho du khách
    Cách Hà nội khoảng 60 km, thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, nằm trên đường vào Vườn quốc gia Ba Vì Khu du lịch hồ Tiên Sa có diện tích 151 ha được đầu tư xây dựng giai đoạn I với tổng số vốn hơn 20 tỷ đồng đang trở thành điểm du lịch sinh thái mới, hấp dẫn của tỉnh Hà Tây năm 2002.
    Ðến với hồ Tiên Sa, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên: ngắm nhìn chim, thú, vườn hoa cây cảnh và thưởng thức các món ăn dân tộc hấp dẫn. Một vườn xoài bạt ngàn, hàng chục thú thuần dưỡng đang nô đùa, từng đàn chim bồ câu bay lượn sẽ khiến du khách cảm thấy vô cùng thú vị. Du khách cũng có thể chọn một trong 30 lều câu cá kích thước lớn nhỏ khác nhau nằm rải rác ven hồ mà ngồi thả cần câu. Từng đàn cá rô phi, cá trắm... đã được nuôi thả trong 5 năm sẽ giúp du khách có những giây phút thư giãn thoải mái. Ðặc biệt Khu du lịch hồ Tiên Sa còn có một hệ thống trượt composite, một bể bơi và dưới thác Nhị Long là khu vui chơi thể thao dưới nước với các trò chơi mạo hiểm đầy lôi cuốn. Ông Bành Thanh Bần, Giám đốc Khu du lịch hồ Tiên Sa cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang hoàn thiện hàng loạt nhà gỗ mang đậm nét văn hoá dân tộc để đưa vào phục vụ du khách vui chơi cả ngày hoặc lưu lại qua đêm. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa vào các loại hình vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách như đạp xe trên mặt hồ, bơi thuyền, xây dựng khu thư viện, khu đánh cờ, khu vui chơi cho thiếu nhi...". Ngoài việc đón khách du lịch, Khu du lịch hồ Tiên Sa còn nhận phục vụ hội nghị, hội thảo, tập huấn và thi đấu thể thao, đua thuyền, lướt ván.
    Trong tương lai không xa, phong cảnh hấp dẫn, hệ thống dịch vụ hoàn hảo và các hạng mục vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng phong phú của Khu du lịch sinh thái hồ Tiên Sa sẽ trở thành điểm hẹn lý tưởng, thu hút đông đảo du khách gần xa

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  3. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Di tích và cảnh đẹp trên núi Tượng Linh
    [​IMG]
    Tháp Thần Long.
    Lên núi Hoàng Xá, còn gọi là Tượng Linh (thị trấn Quốc Oai, tỉnh Hà Tây), bạn sẽ gặp một vòm động cao gần 100 m với các khối nhũ hình voi đứng, voi nằm. Trước cửa động là đôi tháp Thần Long, đình Hoàng Xá, phía sau động có chùa Một Mái, chùa Hoa Vân... Cảnh trí ở đây vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa tĩnh mịch.
    Từ đường cao tốc Láng - Hòa Lạc rẽ vào khoảng 4-5 km, dừng lại bên chân núi thâm u tịch mịch, khách thảng thốt nhận thấy nét hùng vĩ, hoang sơ của núi non Phủ Quốc - Xứ Ðoài. Núi Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai, Hà Tây) trông như chú voi nằm phủ phục, hẳn vì thế nên còn gọi là núi Tượng Linh. Trong lòng núi có động Hoàng Xá áng chừng sức chứa phải tới hàng nghìn người. Vòm động cao gần 100 m, ba khoảng trống thông với tầng không lộ thiên. Khi có mặt trời toàn động lan tỏa một thứ ánh sáng thuần khiết trong lành. Trong động các khối nhũ tạo hình voi đứng, voi nằm.
    Cửa động có đôi tháp Thần Long dựng từ năm Thành Thái thứ 7 (1895). Xa hơn một chút, hồ sen (hay Giếng cả) mang hình con cá chép khổng lồ, đầu ghếch về phía cửa động, lưng uốn cong tựa vào núi Hoàng.
    Giữa xanh xanh cây núi thấp thoáng những bóng nâu sồng Phật phục - đấy là các nhà sư tu tại chùa Hoa Vân (chùa Cả) và chùa Một Mái (Hoàng Kim Tự). Bậc đá từ chùa Cả dẫn khách lên Ðền Thượng nằm chon von lưng chừng núi. Ðền này thờ Ðức Tử Ðồng Ðế Quân, do Thượng thư Tiến sĩ Nguyễn Ðịch Tâm (1461 - ?) đi sứ Trung Hoa mang bài vị về thờ. Ðứng ở đây, toàn cảnh khu động Hoàng Xá và bốn bề làng mạc hiện rõ trong tầm mắt. Mây trắng Xứ §OÀI LÃNG ĐÃNG BAY, "TƯỞNG ĐU NGƯỜI LÊN LÀ NẮM ĐƯỢC". ẤY LÀ CÁI THÚ TIÊU DAO của ông Thượng thư bộ Hộ Cao Xuân Dục (1842 - 1923) vốn bởi không chịu ký vào tờ biểu dâng vua phong Hoàng Cao Khải làm phó vương miền Bắc, nên bị giáng chức tri phủ Quốc Oai.
    ÁN NGỮ TRƯỚC ĐỘNG, chếch bên phải là đình Hoàng Xá có kiến trúc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc Lý - Trần. Ðình còn lại câu thơ tán dương cảnh trí nơi đây:
    "Hoàng Sơn thắng địa
    Danh thiêng hách trạc cổ như kim".
    [​IMG]

    Cửa động Hoàng Xá.

    Không chỉ là danh thắng, động Hoàng Xá còn là di tích lịch sử có giá trị. Tương truyền thời Hùng Vương, một vị vua đã du ngoạn đến đây, thấy địa thế hiểm trở, núi non như rồng chực hổ chầu, nhà vua tâm đắc lắm. Cũng tại nơi này đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh: Ðinh Bộ Lĩnh và sứ quân Ðỗ Cảnh Thạc (nay còn bệ thờ ở phía Tây Bắc động Hoàng Xá), Chu Thần Cao Bá Quát và lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận.
    Ðộng HOÀNG XÁ CŨNG LÀ ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN KHÁNG CHIẾN KHU HAI KHI THỰC DÂN PHÁP TRỞ LẠI XÂM lược nước ta, gây hấn ở Hà Nội. Ðặc biệt, sáng ngày 3-3-1947, Bác Hồ đã về nghỉ tại chùa Một Mái. Cùng đi với Người có các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Ðức Thọ.
    Trong kháng chiến chống Pháp đã có thời gian số tiền 1,2 triệu tiền Ðông Dương của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cất giấu tại núi và động Hoàng Xá. Thời gian chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cơ quan T6 của Thông tấn xã Việt Nam sơ tán về đây, chứa máy móc và làm việc trong nhiều hang động núi Hoàng.
    Rời động Hoàng Xá, du khách thấy hồn mình lâng lâng giữa cảnh rêu phong của cỏ cây, đền, chùa và bồng bềnh giữa mây trắng bay như trong mộng.

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  4. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Chùa Đậu-ngôi chùa cổ xứ Bắc
    [​IMG]
    Đất Hà Tây không chỉ là mảnh đất quanh năm rộn ràng tiếng canh cửi tằm tang, mảnh đất của những làng nghề truyền thống lâu đời mà còn là nơi gìn giữ được những ngôi chùa cổ và đẹp vào bậc nhất Việt Nam. Chùa Đậu được xây dựng vào khoảng thế kỷ V hoặc VI. Tương truyền, chùa vô cùng linh thiêng, người dân các vùng lân cận thường đến cầu cho mưa thuận, gió hòa. Sau, các công tử, quận chúa ở kinh thành nghe tiếng cũng thường đi thuyền xuôi sông Hồng về thăm, cầu khấn và lễ tạ mỗi khi đến kỳ thi, mong đỗ Trạng. Vì thế mà chùa có tên là chùa Đậu.
    Chùa cổ kính và dường như vẫn còn nguyên những vết tích từ hàng ngàn năm trước: tháp chuông, thềm đá, đầu đao, những cánh cửa gỗ và cây hoa đại lâu năm cành mốc trắng?
    [​IMG]
    Chùa Đậu chia thành nhiều khu, khu thờ Phật tổ, khu thờ Tam Bảo, tất cả được nối với nhau bằng những khoảng sân lát gạch Bát Tràng đã mòn vết thời gian. Đây đó, những con sư tử đá, những viên gạch cổ chạm hình đầu rồng, hình sư tử vẫn còn sót lại, nằm bình thản như đang suy ngẫm, trầm tư. Chùa Đậu không chỉ nổi tiếng ở miền Bắc, ở Việt Nam mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Đó là nhờ hai ngôi tượng có một không hai trên thế giới: tượng hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Hai nhà sư đã ngồi thiền không biết bao nhiêu lâu, cho đến khi hoá về đất Phật. Các học trò của hai ông đã phủ những lớp hóa chất bảo vệ đặc biệt lên thi hài thầy mình, tạo thành những pho tượng kỳ lạ. Tượng nhà sư Vũ Khắc Minh nặng 7kg, chiều cao khi ngồi là 57cm với bộ xương được bảo vệ vẫn còn nguyên vẹn, dính kết với nhau. Bên ngoài có một lớp bồi dày 2-4mm, chất bồi là đất gò mối tơi mịn trộn với sơn sống, mùn cưa, giấy bản. Phủ ngoài chất bồi là lớp sơn ta màu cánh dán dày 0,1mm, rồi tới những lá bạc mỏng phủ ngoài. Cuối cùng là một lượt quang dầu giúp cho tượng không bị mối mọt và luôn bóng đẹp. Trong khi đó, tượng nhà sư Vũ Khắc Trường qua một lần bị ngập trong nước lụt đã hỏng lớp bồi bên ngoài nhưng bộ xương vẫn được giữ gìn nguyên vẹn bởi một lớp bao hỗn hợp của cát, mật và vôi. Hai pho tượng, im lìm như hai chiếc lư đồng, như những cây đại cổ thụ, như những con sư tử đá? là những chứng nhân cho sự tồn tại của ngôi chùa ngàn năm tuổi

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  5. Sevencong

    Sevencong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Làng nghề mây - tre đan Phú Vinh Chương Mỹ Hà Tây[​IMG] ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây có làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời. Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là ?oxứ mây?, là quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đan đạt đến mức đỉnh cao của tạo hình dân gian Việt NamNgười Phú Vinh cha truyền con nối làm nghề này, đến nay đã sáng tạo được vài trăm mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu, gồm đủ mọi thứ: Đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây...Làng Phú Vinh thành lập HTX từ nhiều năm nay. Hàng tháng xuất khẩu hàng mấy gian nhà đồ mây đan. Cả làng là một công xưởng lớn. Mỗi phút chôi qua là một mỹ nghệ phẩm ra đời. Mỗi sản phẩm là một bông hoa thì một ngày ở Phú Vinh có tới trên dưới 500 bông hoa xuất hiện. Những bông hoa bằng mây của Phú Vinh nảy nở quanh năm và đang xuất sang nhiều nước, đem lại nguồn sống và sự giàu có cho bao gia đình, đóng góp lớn cho ngân sách địa phương.Để hiểu rõ quá trình làm ra sản hẩm mây đan, chúng ta hãy trở lại với cây mây, kỹ thuật chế biến mây và bàn tay tài khéo của người thợ thủ công, mà tiêu biểu là người thợ mây Phú VinhNgười thợ thủ công ở đây từ lâu đã biết rõ rằng, cây mây quả thật là ?okhó tính?, phải biết lựa tính của nó mới hy vọng có sản phẩm quí, phải biết lựa tính của nó mới mong có sản phẩm quí. Một nhà nghiên cứu Hà Tây - Ông Quách Vinh đã nói: ?oNhững phẩm vật trong bàn tay ta, trước khi chúng trở nên những sản vật cao quí, hình như bao giờ chúng cũng khó tính để thử thách lòng kiên nhẫn của con người?Cây mây lớn rất chậm. Mỗi năm nó chỉ dài ra thêm 1m. Khi dài tới 5m là phải thu hoạch (nghĩa là trồng mây 5 năm mới thu hoạch). Cây mây non hoặc già quá chất lượng đều kém. Muốn cây mây thẳng, khi trồng phải đặt rễ cây cho thẳng. Rễ dài đến đâu cũng phải đào hố sâu đến đấy để đặt rễ cho thẳng. Kinh nghiệm cho thấy, khi đặt rễ thẳng như thế, dù cây mây có leo, có cuốn xoắn vào cây khác thì khi chẻ sợi mây cũng cứ thẳng không bị vặn.Cây mây giản dị, cong queo, lại rậm rạp và lắm gai, thoạt nhìn nó không có vẻ gì mỹ thuật, nhưng khi dùng, nó tỏ ra có đặc tính mềm dẻo, bền dai khác thường. Khi đã qua chế biến, nó óng chuốt và sáng như ngà. Qua bàn tay nghệ nhân và thợ thủ công, trở thành hàng mỹ nghệ, cây mây bình thường bỗng trở thành những mặt hàng vô giá. Cho nên, bà con ở đây quí cây mây hơn cả cây vàng, cây bạc vì nó tạo ra nguồn sinh sống cho họ.Kỹ thuật chế biến mây gồm 2 công đoạn: Phơi sấy và chẻ mây. Người thợ Phú Vinh giành nhiều công sức vào việc phơi sấy mây.Khi sấy, nhiều khói quá mây sẽ đỏ, ít khói quá cũng bị đỏ. Khi phơi, gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp, mà nắng quá thì mây cũng mất vẻ tươi. Sợi mây chưa khô tới thì nước da bị úa, mà khô kiệt quá thì nước da có vẻ mất vẻ óng mềm. Do đó phơi sấy mây đòi hỏi đúng kỹ thuật. Người làm công việc này không thể sao nhãng, mà phải liên tục săn sóc, theo dõi như người chăn tằm vậyChẻ mây là công việc công phu, đòi hỏi tay nghề khá cao. Nếu chỉ chẻ cây mây làm bốn sợi (chẻ tư) thì rất dễ, ai cũng làm được. Song chẻ bảy, chẻ chín (chẻ lẻ) thì không dễ chút nào, nếu không là thợ giỏi chuyên làm nan, làm sợi mây thì không thì chẻ nổi.Yêu cầu chủ yếu của việc chẻ mây là các sợi mỗi loại thật đều nhau. Loại sợi to để đan, cạp các sản phẩm thường. Loại sợi nhỏ dùng để làm các loại hàng quí, hay để tạo các loại hoa văn cầu kỳ, tinh tế.Kỹ thuật chẻ lẻ khi làm nan sợi tre, mây của ta chính là một sáng tạo quí báu, tuỳ thanh tre, mây to nhỏ mà quyết định chẻ chẵn, hay lẻ. Để tạo một cỡ sợi mây, người ta nếu chẻ cây mây nhỏ làm tư, làm sáu thì chẻ cây mây to hơn làm bảy, làm chín.Chẻ lẻ thực chất là cách tiết kiệm cây mây khi sản xuất hàng hóa. Vì là chẻ lẻ, nên cầm sợi mây phải lệch. Chẻ xong, sợi mây lớn phải thành 7 hoặc 9 sợi nhỏ. Chẻ lệch song vẫn phải cân, sợi nào cũng như sợi nào.Chất lượng và mỹ thuật sợi mây là một trong hai yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm mây đan. Người Phú Vinh vốn có tay nghề cao. Họ hiểu sâu sắc cây mây, thứ vật tư quan trọng nhất của nghề mây, thuộc tính của từng cây, từng sợi mây. Sản phẩm mây làm ra ở đây đã đạt đến đỉnh cao nhất trong nghệ thuật đan mây hiện nay của Việt Nam. Thành công này trước hết thuộc về công lao của các nghệ nhân./.
  6. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Khu du lịch mới Thanh Long
    Cách Hà Nội hơn 60km, nằm cùng quần thể khu du lịch Thác Đa, Khoang Xanh, Thanh Long đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong những ngày nghỉ cuối tuần. Khu du lịch nằm trên đồi Gò Khương, thuộc địa phận xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây do Hợp tác xã Thương binh tình nghĩa thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây khởi dựng, vừa được thành lập từ giữa năm 2001.
    Đến đây, du khách sẽ được nghỉ ngơi trong nhà sàn, tắm bể bơi và trượt máng với cảm giác mạnh, nhẹ khác nhau. Đến đây, du khách chỉ phải trả 8.000đ tiền tham quan và không phải mất bất cứ khoản nào khi thăm những thắng cảnh khác nữa, kể cả tham gia bơi trên bể. Theo ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Khu du lịch thì đây là giá vé sẽ được khuyến mãi trong suốt mùa hè.
    Khu du lịch Thanh Long có diện tích trên 11ha với nhiều hạng mục vui chơi giải trí: 2 bể bơi, hệ thống cầu trượt đa làn, 7 nhà sàn to nhỏ, 38 lều nấm, 1 guồng quay nước và hệ thống cây xanh? Đặc biệt, du khách còn được leo núi, thắp hương tại đền thờ đức thánh Tản Viên, ngắm thác Mỵ Nương. Hiện nay, khu du lịch đang hoàn thành hệ thống nhà ăn, nhà điều hành, 6 nhà camping, một hồ câu cá lớn với diện tích 1000m² và kiện toàn một đồi tuần trăng mật với hàng nghìn cây bạch đàn và nâng cấp toàn bộ tuyến đường vào khu du lịch để phục vụ khách vào dịp hè này.
    Mùa hè này, bạn hãy đến với khu du lịch Thanh Long để thưởng thức và chiêm ngưỡng những hương vị ngọt ngào, đắm say quyến rũ của mảnh đất này
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  7. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Đây là tản mạn của 1 người quê hương Hà Tây về làng quê xa xưa , mình đọc thấy rất hay , post lại ra đây các bạn cùng đọc :
    Làng tôi có nghề dệt nhiễu. Thợ dệt tập trung chủ yếu ở xóm Tháp, xóm Đình, xóm Ngang. Còn xóm Chợ, nơi gia đình tôi ở chủ yếu là buôn bán. Tuy nhiên, gia đình nào có điều kiện cứng vẫn ?olàm cửi? thêm. Gia đình tôi cũng có thời kỳ ?olàm cửi?, dệt nhiễu hoa đem bán ở phiên chợ tơ Hà Đông 5 ngày 1 phiên. Khi đó tôi biết quay tơ, đánh suốt, kéo hoa hỗ trợ cho người thợ dệt. Việc làm hồ, mắc cửi, dệt cửi, sửa mặt hàng để đi chợ bán là công việc của người lớn có chuyên môn cao. Công việc của tôi khâu nào tôi cũng làm tốt: suốt không bị ?omói?, kéo hoa rất ăn nhịp với thợ dệt, không để sót go khiến mặt hàng rất đẹp, dễ bán.
    Lúc tôi 8 tuổi, mẹ tôi đưa tôi đi xin học ở trường làng. Ông giáo S. xóm Đình từ chối không nhận tôi vào học với lý do: ?oChỗ ngồi còn dành cho bọn con trai? (!). Mẹ tôi là người không chịu van nài bèn để tôi ở nhà để bà dạy lấy qua quyển sách vỡ lòng bìa hồng mua ở sạp hàng xén, vì bà biết đọc và võ vẽ biết viết bằng tự học để đọc được truyện Kiều, truyện Hoàng Trìu, Lục Vân Tiên. Cũng vì vậy nên tôi chậm đến trường tiểu học. Mãi đến 9 tuổi mới học lớp Enfantin (lớp 1 bây giờ).
    Tôi ở làng nhưng ít thời gian nên không thân với bọn trẻ trong làng. Không những thế, tôi còn bị chúng chế giễu. Cứ trông thấy tôi là chúng giả vờ nói ?otiếng Tây?: ?oXì-ba-la-xồ?, ?oXà-lù, cu-xoong? để trêu tôi vì tôi được đi học mà chúng thì không! Hồi đó cấp một đã học tiếng Pháp.
    Tháng 5, tháng 10 ngày mùa, làng tôi đón thợ cấy, thợ gặt người thiên hạ về làm thuê. Vốn là dân làm cửi nên làng tôi không đủ người làm việc đồng áng trong những dịp này. Tôi rất thích được ra chợ Mỗ đón thợ với mẹ tôi. Mẹ tôi thường chọn những nhóm thợ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có nhiều cô xinh xinh biết hát ví càng tốt vì dễ vui nhà, vui việc. Qua mùa năm này sang mùa năm sau, chúng tôi gặp lại những người thợ cũ đã gắn bó tình cảm với gia đình chúng tôi.
    Tôi cũng thích tham gia vào công việc đồng ruộng cùng với mọi người. Tôi đi chăn trâu, cắt cỏ, tát nước, làm cỏ lúa, dỡ khoai, dỡ lạc... làm theo sức của mình.
    Còn có lần chú Tư tôi bảo tôi đi ?ovực trâu? với chú nữa. Con trâu mẹ già yếu phải bán đi và con nghé phải thay thế. Nhưng muốn nó thay thế được phải ?ovực? nó tức là dạy nó để nó có thể làm theo đúng hiệu lệnh của người thợ cày đi sau nó. Trước tiên, chú tôi dạy tôi thuộc và làm theo hiệu lệnh của chú tôi: ?ovặt? = vào; ?odiệt? = ra; ?ohọ? = đứng lại. Chú tôi còn dạo đầu bằng một câu: ?oChân đi, tai nghe, dạ nhớ lấy!?.
    Tôi thuộc lòng những câu đó và xâu cái thừng vào mũi con nghé, đi trước nó, lôi dắt nó đi theo luống cầy mà phải chú ý đến lời chú Tư tôi hô để làm đúng hiệu lệnh. Cứ như thế, lội lõm bõm dưới ruộng suốt cả buổi dưới mặt trời chói chang, không được lơ là hay nói chuyện để cho con nghé tập trung dễ nhớ bài học. Việc vực trâu cũng khá mệt và chán nhưng khi thấy nó ?othuộc bài? rồi thì thú vô cùng, cảm thấy mình cũng có công phần nào trong việc dạy cho con nghé khôn lên.
    Nhớ đến hồi còn bé ở nông thôn, tôi không thể nào quên những năm tháng đói kém, gia đình tôi luôn bị nạn cướp đe dọa vì mang tiếng là ?ongười Nhà nước? ở tỉnh về, có tiền, có ruộng. Tối nào trước khi đi ngủ cũng phải rải những cái phên thưa có buộc gai sọng từ cái cổng chống ngoài vào đến đầu nhà, lại còn thêm mấy lần hàng rào nứa vót nhọn để phòng kẻ cướp đột nhập. Mỗi lần nghe tiếng chó sủa ran là tôi đã mở cửa ngách, chạy lên nhà bác tôi, nhanh như sóc!...
    Quê hương tôi khi xưa là như thế. Những kỷ niệm về quê hương sống lại trong tôi lúc này như luồng gió mát thổi vào tâm hồn, lay động những cảm xúc thiêng liêng trong tôi. Đâu đây như nghe thấy tiếng con thoi dệt nhịp nhàng, lách cách, tiếng chuông chùa chiều hôm văng vẳng, xa xa...

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  8. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    THÀNH CỔ SƠN TÂY
    http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/thap_pho_th/sontay.gif http://www.vietnamtourism.com/images/i_tourist/i_***ich/thap_pho_th/sontay1.gif


    Thành thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60 km.
    Thành được xây dựng từ năm 1822, thành có hình vuông, mỗi chiều dài gần 400 mét. Tường thành được xây bằng đá ong, loại đá rất rắn. Thành có 4 cổng: Ðông, Tây, Tiền, Hậu, mỗi cổng đều có Vọng Lâu. Xung quanh thành có hào sâu 3 mét, rộng 20 mét, chu vi khoảng 2000 mét. Trong thành có 4 khẩu súng ở 4 góc thành, có điện Kính Thiên (nơi nghỉ của nhà Vua khi đi kinh lý), có dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh, kho lương thực, trại lính...
    Thời gian và chiến tranh đã huỷ hoại nhiều công trình trong khu vực thành cổ. Hiện nay, thành cổ Sơn Tây chỉ còn lại vết tích một số đoạn tường thành, cổng thành và một vài công trình còn sót lại trong khu vực thành cổ.
    Di tích này hiện nay đang được gìn giữ và tu tạo lại.
    Thơ Hoạ
    Thành cổ Sơn Tây
    Bầu trời ***g lộng áng mây xanh
    Bước tới Sơn Tây nhớ cổ thành
    Cảnh cũ ngàn xưa dường biến đổi
    Cỏ cây hoa lá đứng bao quanh
    Tinh hoa thuở trước còn thơm ngát
    Hương quế hôm nay vẫn tốt lành
    Cảnh vật muôn mầu, muôn sắc thắm
    Hồn quê đất thánh mãi anh minh

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  9. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    ẦP HÀ ĐÔNG TRÊN TRIỀN ĐỒI BÌNH SƠN ĐÀ LẠT
    Ấp Hà Đông nằm ở phía bắc thành phố trên tờ bản đồ bên trái, cách trung tâm thành phố chừng ba cây số theo đường chim bay. ấp được xây dựng trên một sườn đồi rất thoải bên bờ phía đông hồ Vạn Kiếp. Trước đây, cả khu vực này bao gồm ấp Hà Đông, ấp Trung bắc, ấp Nghệ Tĩnh, Đa Thiện được xếp trong cùng một khu vực hành chính gọi là khu Vạn Kiếp. Đến thăn ấp Hà Đông có thể đi theo nhiều con đường khác nhau. Đường nào cũng thuận lợi và đẹp đẽ. Nếu thích cảnh thiên nhiên, thích ngắm những đồi thông vi vút, bạn hãy đi theo đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là con đường phía Đông. Đi dọc đường này là ta đi trên một thung lũng tương đối thấp. Sát chân đồi ở hai bên đường còn sót những khoảnh rừng thưa, những vạc cây lùm bụi lúp xúp. Cao hơn trên các sườn đồi thông bát ngát. Đi theo đoạn đường này ta sẽ đến ấp từ phía bắc. Càng gần đến ấp, nhà cửa càng đông đúc san sát hai bên đường trông như những dãy phố. Nếu bạn muốn kết hợp vừa thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên vừa thăm thú một số điểm quần cư của sơn nguyên mời bạn theo đường Nguyễn Công Trứ và hãy đến ấp từ hướng nam. Bên phải con đường bạn đang đi là một thung lũng trải rộng dưới một cánh sườn thoai thoải lượn tròn tren đó là nhà cửa lô nhô cái cao cái thấp trông cứ như chúng được xây chồng lên nhau. Đấy là ấp Trung Bắc, từ đây con đường sẽ thoải dần, xe chạy rất êm. Sau khi vượt qua chiếc cầu gỗ bắc ngang một con suối nước trong vắt thì sẽ phải đi theo đường Nguyễn Hoàng, men theo bờ nam hồ Vạn Kiếp độ ba trăm mét là tới ấp Hà Đông.
    Trước mắt chúng ta là những dãy nhà xây thật đẹp bên chân đồi cách đường độ một trăm mét. Đó là những dãy nhà nghỉ mát của các công chức Pháp ở Đông Dương trước đây. Bên cạnh là khu ?Ngự lâm quân? (Doanh trại lính bảo vệ của Bảo Đại) và trường phổ thông trung học Trần Hưng Đạo trước kia được gọi là trường quốc gia ?Nghĩa tử Bảo Long? cùng nằm cạnh đó.
    Còn nhiều con đường khác nữa dẫn tới ấp. Tùy theo vị trí xuất phát và mục đích cuộc hành trình mà chọn đường đến ấp. Song dù đi đường nào thì cũng nên đi và về theo hai con đường khác nhau cho dù có phải xa hơn chút ít để tận dụng ngắm cảnh vật đa dạng phong phú của mỗi nẻo đường.
    ấp Hà Đông hình thành gắn liền với nghề rau Đà Lạt. ấp được xây dựng nhằm mục đích phát triển nghề trồng rau thành phố để cung cấp rau tươi cho quan quân người Pháp. Được sự gợi ý của chính phủ bảo hộ, tháng 5.1938, Hoàng Trọng Phu lúc bấy giờ là tổng đốc Hà Đông đứng ra lập ấp. Những người dân đầu tiên đến đây được Hoàng Trọng Phu tuyển mộ từ các làng Ngọc Hà, Nghi Tàm, Quảng Bá là những làng trồng rau, trồng hoa nổi tiếng quanh hồ Tây. Lúc đó các làng này thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông. Để nhớ mãi nơi chôn rau cắt rốn của mình, bà con gọi quê hương mới này là Hà Đông. Cũng giống như các tên làng Thái Phiên, Tây Hồ, Nghệ Tĩnh, Hà Đông là ấp đầu tiên ở Đà Lạt trồng các loại rau xứ lạnh. Dần dần từ đó rau được đem đi trồng ở các nơi khác. Ngày nay nhiều nơi đã vượt Hà Đông về diện tích, sản lượng rau. Song dù sao Hà Đông vẫn xứng đáng là nơi khởi thủy của nghề trồng rau. Gần 50% diện tích đất tự nhiên của ấp dành cho cây rau. Những năng suất điển hình cao nhất về rau của thành phố, Hà Đông đều đạt được.
    ấp Hà Đông không chỉ hấp dẫn chúng ta bởi vẻ nên thơ của những con đường dẫn tới ấp cùng những vườn rau, vườn hoa xinh tươi, cũng không phải vì làng ấp ở đây mang dáng dấp mới mẻ tân kỳ của một miền quê được đô thị hóa, một vùng ven thoáng đãng không khí trong lành, nhà cửa xinh xắn, quanh vườn cây trái xum xuê, bốn mùa có hoa thơm quả ngọt, mà ấp Hà Đông còn hấp dẫn chúng ta bởi cái không khí gần gũi, thân quen và mực thước của nó. Cái chất thanh lịch nền nã của người dân Hà Nội vẫn còn hình bóng của nó trên những khuôn mặt trái xoan tươi tắn, trong chiếc khăn thâm đội đầu, giọng nói ấm áp rất thuần Hà Nội cả cái tật phát âm rin rít tiếng gia đình cả thói quen uống trà ướp sen, ướp nhài với những chiếc tách nhỏ xíu màu da lươn.

    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......
  10. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Hồ Suối Hai
    [​IMG]
    Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía tây, Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4 km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống. Đây cũng là nguồn nước tưới cho trên 7.000 ha, dài 7 km, rộng 4 km, lượng nước chứa trong hồ khoảng 45 triệu m3.
    Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 90 ha. Bạn có thể thăm thú nơi này bằng thuyền nhỏ du ngoạn trên hồ. Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái. Nhiều loại chim đến đây sinh sống như chim le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng két, sâm cầm, giang, sếu... Chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên nhiên thêm phong phú.
    Với phong cảnh thoáng, rộng, nước trong, có nhiều bãi tắm đẹp nên địa điểm này đã thu hút được rất đông khách du lịch. Đến với hồ Suối Hai, du khách có thể nghỉ ngơi ở nhà nghỉ của Liên đoàn Lao động Hà Tây với giá cả và dịch vụ phù hợp với người lao động.
    Sometimes the snow comes down in June.Somtimes the sun goes roud the moon......

Chia sẻ trang này