1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu Địa lý - Du lịch - Văn hoá - Làng nghề đất Hà Tây

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi Lexcom, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoa_cua_rung

    hoa_cua_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội chùa Thầy


    Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
    Diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Quần chúng bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.
    Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi, đặc biêt là khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.
    Trẩy hội chùa Thầy ngoài lễ Phật, khách còn hưởng thú vui leo núi, thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên của xứ Ðoài. Ngoài ra khách còn được về thăm vùng quê nổi tiếng về văn hiến gắn với những huyền tích về những danh nhân, những thiền sư của nhiều thời đại đã từng đến đây và làm giàu thêm những giá trị truyền thống của miền đất danh thắng này.





  2. HDcomputer

    HDcomputer Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Trăn trở làng nghề Quất Động


    Quất Động, một làng cổ nằm ở phía nam huyện Thường Tín, có nghề thêu truyền thống từ thế kỷ XVII. Với gần 400 năm tồn tại, nghề thêu Quất Động đã có thời kỳ phát triển rực rỡ, thu hút toàn bộ người dân trong làng gắn bó với nghề. Nhưng giờ đây thêu Quất Động ngày càng mai một, số người gắn bó với nghề chỉ chiếm 10%. Việc bảo lưu, gìn giữ những giá trị tinh hoa của làng nghề đứng trước những khó khăn và nan giải.
    Ông tổ nghề thêu của Quất Động là cụ Trần Quốc Khái, sinh năm 1606 đã có nhiều công lao với triều Lê nên được vua cho mang Quốc tính là Lê Công Hành. Theo ?oQuất Động Bùi Trần đệ nhất Gia phả? lưu tại nhà thờ dòng họ Bùi Trần và văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì Trần Quốc Khái là học trò nghèo, hiếu học và học giỏi nổi tiếng khắp vùng. Ông đỗ Tiến sĩ triều Lê, khoa Canh Tuất, năm Dương Hòa thứ 3 (1637). Trần Quốc Khái được cử đi sứ nhà Minh, đã học được những tinh hoa nghề thêu của người Trung Quốc mang về truyền dạy cho dân làng. Từ đó, làng Quất Động có nghề thêu truyền thống và được lưu giữ đến ngày nay.
    Kỹ thuật thêu của Quất Động có nhiều đặc sắc, đường thêu tinh tế, thanh thoát và phẳng mượt. Để có một tác phẩm thêu như ý, đòi hỏi phải có quá trình chuẩn bị công phu kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Khung thêu, kim thêu phải đạt kích cỡ. Cái đê, vật dụng cắt chỉ phải đạt tiêu chuẩn. Chỉ, vải nền, mầu thêu đòi hỏi phải lựa chọn cho gam màu ăn khớp, họa tiết nổi bật. Các kỹ thuật thêu như: Thêu nối đầu, thêu giáp tỉa, thêu lướt vặn, thêu lăng chặn. Thêu đâm xô, thêu lát khoắn vảy, thêu đột, thêu ban? phải cần những bàn tay tài hoa. Theo cụ Phạm Viết Đinh, người từng có hơn 60 năm gắn bó với nghề thì ngoài những kỹ thuật thêu cổ truyền, Quất Động còn học được cả kỹ thuật thêu của người Nhật Bản do làng từng nhận thêu vải may áo Kimônô. Sự kết hợp hài hòa giữa thêu cổ truyền và thêu của người Nhật, càng làm cho thêu Quất Động có thêm nhiều đặc trưng, tinh tế.
    Đã có một thời Quất Động tự hào về sự hưng thịnh của nghề thêu truyền thống. Phố hàng thêu xưa do người làng Quất Động lập nên, là một trong những phố phát triển sầm uất của Thăng Long - Hà Nội. Quất Động cũng là nơi sinh ra những nghệ nhân nổi tiếng như: Cụ Bùi Lê Kính thêu áo triều phục cho vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương, được vua phong tước Tòng Cửu Phẩm, miễn mọi thứ thuế và hưởng lộc triều đình. Trong kháng chiến chống Pháp nghề thêu Quất Động bị gián đoạn, đến năm 1954 trở lại phát triển mạnh mẽ với các mặt hàng gia công, cờ thi đua... cho Bộ Quốc phòng. Hợp tác xã thêu Cờ Đỏ được thành lập ở 100 Hàng Gai, Hà Nội, sau tách thành hai cơ sở Hàng Gai và Hàng Nón, đều do người Quất Động đứng đầu, chỉ đạo kỹ thuật. Đặc biệt, sau năm 1975 đất nước mở rộng và thắt chặt quan hệ kinh tế với các nước Xã hội chủ nghĩa, thêu Quất Động thực sự khởi sắc. Làng nghề đã tìm được thị trường là Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo cụ Phạm Viết Đinh, thời kỳ này vào làng là cả một không khí yên ả, tĩnh lặng, mọi người đều miệt mài làm việc. Những bàn tay tài hoa, những họa tiết tinh tế, những bức chân dung? được người Quất Động thể hiện, tái tạo đầy chất nghệ thuật, sống động. Nghề thêu là nguồn thu nhập cơ bản, mở ra cho làng nghề một bộ mặt mới về kinh tế xã hội.
    Hiện nay, có nhiều người trong làng đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh? làm thêu cho các công ty, đơn vị... lương đạt từ 1,2 đến 2 triệu đồng/tháng. Anh Chỉnh đạt giải ?oBàn tay vàng? của tỉnh từ khi chưa đầy 30 tuổi. Như vậy, Quất Động vẫn còn không ít những thợ thêu tài hoa. Nhưng việc gắn bó với nghề chỉ chiếm 10% dân số của làng, do đó kỹ thuật thêu của làng mai một, thất truyền là có thể xảy ra. Việc bảo lưu những kỹ nghệ của một làng nghề đã gần 400 năm tuổi đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách./.
    Sưu tầm : Báo Hà Tây online
  3. quydo85

    quydo85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hà tây quê ta ơi. Nhưng có còn Hà tây đâu ...
  4. coolcream

    coolcream Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã chia sẽ thông tin du lịch hay
  5. PCSstore2

    PCSstore2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2014
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hà tây đẹp tuyệt vời:))))))))))))))
  6. vanga

    vanga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    8
    có Đa sĩ ko ah
  7. gosustorevn

    gosustorevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hà Tây còn đâu?
  8. Lexcom

    Lexcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Vô tình hay hữu tình, sau đúng 11 năm lại đọc lại topic mình đã lập. Thời gian..., quá nhanh, quá nhiều sự đổi thay. Nhưng mình phải nói lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ admin TTVNOL vẫn để box mình tồn tại. Thật tự hào làm sao , mình có thể khăng định : ĐÂY LÀ VẪN SẼ LÀ NƠI BẠN NHÌN THẤY HAI CHỮ HÀ TÂY YÊU DẤU
  9. thuthunga

    thuthunga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2015
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Vẻ đẹp của chùa Thầy đã từng được Ðịnh Vương Trịnh Căn ca ngợi trên một tấm bia chùa: "...như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi ở cả bốn mùa. Ðộng Tiên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến độ cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Núi tựa bình phong, sông như dải lụa. Ðá in dấu lạ mãi mãi ghi điều thần diệu... Ðó chính là vườn xanh núi thêu dời đền chốn nhân gian vậy."
  10. hamaiphan

    hamaiphan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    9
    làng lụa vạn phúc, mình gần đó

Chia sẻ trang này