1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu đôi nét vê?? Điện Biên

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi Virtual_Server, 14/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu đôi nét vê? Điện Biên

    Điện Biên Phu? - Một góc nhi?n​



    Chiến trường Điện Biên là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp. Chiến trường Điện Biên nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, cách Hà Nội về phía Tây khoảng 500km. Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Điện Biên.

    Thung lũng Điện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất Điện Biên này rất màu mỡ. Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Điện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

    Tại thung lũng Điện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/3/1954-7/5/1954), bắt sống tướng Đờ Catri và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Điện Biên Phủ- Việt Nam.Các di tích nổi bật của chiến trường Điện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Đờ Catri.

    Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở xã Mường Phăng, cách thị xã Điện Biên gần 30km, bên cạnh khu di tích hồ Pa Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại. Nơi làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái là một con đường hầm dài 320m, đào xuyên vào lòng một quả đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Những bậc đá dẫn lên miệng hầm giờ đã phủ một lớp rêu xanh dày và xanh mượt như trải thảm. Từ khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, ra tới hồ Pa Khoang-một hồ nước nhân tạo trên núi cao, đầu nguồn của hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho cả vùng lòng chảo Điện Biên, đồng thời là khu du lịch, an dưỡng.

    Điện Biên Phủ từ xưa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dên tộc vùng biên ải Việt-Lào-Hoa vừa là vùng tranh chấpthế lực giữ các lãnh chúa phong kiến. Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bao lần gào thét trên cánh đồng Mường Thanh. Mãi đến năm 1777, Phủ Điện Biên mới chính thức dược thành lập, cuộc sống yên bình trở lại, dân cư bắt đầu tụ tập, ổn định và xây dựng cuộc sống.
    Do vị trí địa lý độc đáo, nơi "một tiếng gà gáy ba nước đều nghe thấy", trong cùng lòng chảo khá phồn thịnh, nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa bản địa, người Lào, người Myanmar và cả các dân tộc miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ Điện Biên, hàng hóa-chủ yếu là hàng nông thổ sản của cùng Tây Bắc-được vận chuyển qua cửa khẩu Tây Trang, cách thị xã 30km về phía Tây, để sang Lào, Thái Lan và Myanmar, đổi lấy hàng tiêu dùng cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

    Bên dưới vẻ phù hoa của Phố Cũ, đằng sau nét tráng lệ của những con đường và biệt thự nơi Phố Mới, có một nét đẹp tiêng của phủ Điện Biên dễ làm say lòng khách phương xa: những con người-người Kinh, người Thái, người H''mông... mỗi dân tộc có lối sống riêng, có nền văn hóa riêng, trang phục riêng, có nền văn hóa riêng, cách trang phục cũng riêng nhưng đều thật thuần khiết và mến khách. Ta có thể gặp họ bất cứ ở đâu, trong buổi chợ sớm bên cầu Mường Thanh, ven con đường bụi bặm dẫn về bản, trong phòng đợi của sân bay Điện Biên. Những con người ấy, cùng với thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp lại thấm đẫm những bi hùng của lịch sử ấy, mới đích thực là vốn quý, là sức hấp dẫn của Điện Biên Phủ mà không nơi nào có được.

    Tại thung lũng Điện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/3/1954-7/5/1954), bắt sống tướng Đờ Catri và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Điện Biên Phủ- Việt Nam.Chiến trường Điện Biên là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp. Chiến trường Điện Biên nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, cách Hà Nội về phía Tây khoảng 500km. Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Điện Biên.

    Thung lũng Điện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất Điện Biên này rất màu mỡ. Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Điện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại. Các di tích nổi bật của chiến trường Điện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Đờ Catri.

    Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở xã Mường Phăng, cách thị xã Điện Biên gần 30km, bên cạnh khu di tích hồ Pa Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại. Nơi làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái là một con đường hầm dài 320m, đào xuyên vào lòng một quả đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Những bậc đá dẫn lên miệng hầm giờ đã phủ một lớp rêu xanh dày và xanh mượt như trải thảm. Từ khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, ra tới hồ Pa Khoang-một hồ nước nhân tạo trên núi cao, đầu nguồn của hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho cả vùng lòng chảo Điện Biên, đồng thời là khu du lịch, an dưỡng.

    Điện Biên Phủ từ xưa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dân tộc vùng biên ải Việt-Lào-Hoa vừa là vùng tranh chấp thế lực giữ các lãnh chúa phong kiến. Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bao lần gào thét trên cánh đồng Mường Thanh. Mãi đến năm 1777, Phủ Điện Biên mới chính thức dược thành lập, cuộc sống yên bình trở lại, dân cư bắt đầu tụ tập, ổn định và xây dựng cuộc sống. Do vị trí địa lý độc đáo, nơi "một tiếng gà gáy ba nước đều nghe thấy", trong cùng lòng chảo khá phồn thịnh, nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa bản địa, người Lào, người Myanmar và cả các dân tộc miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ Điện Biên, hàng hóa-chủ yếu là hàng nông thổ sản của cùng Tây Bắc-được vận chuyển qua cửa khẩu Tây Trang, cách thị xã 30km về phía Tây, để sang Lào, Thái Lan và Myanmar, đổi lấy hàng tiêu dùng cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
    Bên dưới vẻ phù hoa của Phố Cũ, đằng sau nét tráng lệ của những con đường và biệt thự nơi Phố Mới, có một nét đẹp tiêng của phủ Điện Biên dễ làm say lòng khách phương xa: những con người-người Kinh, người Thái, người H''mông... mỗi dân tộc có lối sống riêng, có nền văn hóa riêng, trang phục riêng, có nền văn hóa riêng, cách trang phục cũng riêng nhưng đều thật thuần khiết và mến khách. Ta có thể gặp họ bất cứ ở đâu, trong buổi chợ sớm bên cầu Mường Thanh, ven con đường bụi bặm dẫn về bản, trong phòng đợi của sân bay Điện Biên. Những con người ấy, cùng với thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp lại thấm đẫm những bi hùng của lịch sử ấy, mới đích thực là vốn quý, là sức hấp dẫn của Điện Biên Phủ mà không nơi nào có được.
  2. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Ngồi rãnh, góp vui tí cho các bác:
    Dư địa chí tỉnh Điện Biên​
    Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc; phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây và tây nam giáp với nước CHDCND Lào.
    1. Địa giới:
    Điện Biên gồm 8 huyện, thị, thành: TP Điện Biên Phủ, thị xã Lai Châu (trừ phường Lê Lợi cắt về tỉnh Lai Châu), huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé, Điện Biên Đông, Mường Lay.
    Điện Biên có 59 xã đặc biệt khó khăn; có 398,5km đường biên giới trong đó biên giới với Lào dài 360km và biên giới với Trung Quốc là 38,5km.
    2.Diện tích:
    Tổng diện tích tự nhiên: 9.554,107km2.
    Trong đó: - diện tích đất nông nghiệp: 108.158ha chiếm 11,32%
    - diện tích đất lâm nghiệp: 348.049ha chiếm 37%
    - đất chưa sử dụng còn: 528.370ha (trong đó đất đồi núi là 512.150ha chiếm 96,9%).
    Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc (khoảng 3.000ha).
    3. Dân số:
    Tính đến cuối năm 2003, dân số của tỉnh Điện Biên là 438.918 người gồm 18 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm khoảng 40,4%, dân tộc Mông chiếm 28,8%, Kinh chiếm 19,7%, Khơ Mú 3,2% còn lại là các dân tộc khác như: Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng...
    4. Tiềm năng phát triển:
    Điện Biên là vùng đầu nguồn của 3 hệ thống sông chính: sông Đà, sông Nậm Rốm, sông Mã; sông suối có độ dốc, lưu lượng dòng chảy lớn nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện.
    Toàn tỉnh có khoảng 348.049ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 37%, chủ yếu là rừng non, tái sinh.
    Điện Biên có một số mỏ khoáng sản như: mỏ than mỡ Thanh An có trữ lượng 156.000 tấn; mỏ cao lanh ở Huổi Phạ trữ lượng 51.000 tấn; đá đen làm vật liệu lợp và ốp lát; mỏ đá xây dựng ở Tây Trang; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà và nhiều mỏ nước khoáng.

    5. Tiềm năng du lịch:

    Điện Biên có nhiều tiềm năng du lịch đặc biệt là cụm di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Đồi A1, D1, Him Lam, Nghĩa trang liệt sỹ A1, hầm Đờ Cát, Sở chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, bia hận thù Noong Nhai...Bên cạnh đó là nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: di tích đền Hoàng Công Chất, thành Bản Phủ, tháp Mường Luân, hồ Pa Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, hồ Huổi Phạ, động Pa Thơm...
    Ngoài ra, các dân tộc Điện Biên có nét văn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể là tiềm năng lớn để phát triển du lịch lịch sử, du lịch văn hóa dân tộc kết hợp với du lịch sinh thái.
    6. Một số điểm du lịch:
    Đó là cụm di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ đang được trùng tu, tôn tạo, xây dựng kịp thời phục vụ du khách như: Đồi A1, Sở chỉ huy Chiến dịch tại Mường Phăng, Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của tướng Đờ Cát, Nghĩa trang liệt sỹ A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đồi D1 (nơi đặt Tượng đài Chiến thắng).
    Ngoài ra, đến Điện Biên du khách có thể đi thăm đền thờ Hoàng Công Chất, động Pa Thơm, thành Bản Phủ, tháp Mường Luân và giao lưu, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại một số bản văn hóa du lịch thuộc lòng chảo Điện Biên.

  3. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34

    Những anh hùng quân đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ 


    Sau Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng, Nhà nước ta đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cho 18 chiến sỹ; trong đó có 6 anh hùng liệt sỹ hy sinh trong Chiến dịch. Xin nêu vắn tắt chiến công của 4 anh hùng liệt sỹ tiêu biểu trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
    1/ Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện: Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924 ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nhập ngũ tháng 7/1949. Năm 1953, Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng pháo cao xạ thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Trong quá trình đơn vị hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết, chuẩn bị đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đường kéo pháo hẹp, nhiều đèo dốc, trên cương vị là tiểu đội trưởng, Tô Vĩnh Diện thường xuyên gánh vác những việc nặng nhọc, động viên, giúp đỡ đồng đội đưa pháo tới đích an toàn. Ngày 26/1/1954, Bộ chỉ huy mặt trận chuyển từ phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" và lệnh kéo pháo ra để chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo chắc thắng. Kéo pháo ra gian nan gấp bội phần so với kéo pháo vào bởi một phần đường kéo pháo đã bị lộ, máy bay trinh sát của địch thường xuyên do thám cho pháo binh bắn vào những vị trí chúng nghi ngờ. Thêm vào đó, sau hơn 10 ngày kéo pháo vào trụ tời đã lung lay, dây thừng đã bị sờn, ải... Qua 5 đêm kéo pháo ra, đến nửa chừng dốc "Chuối", dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc hất 4 chiến sỹ chèn pháo văng xuống suối. Trước tình thế đó, tiểu đội trưởng Tô Vĩnh Diện buông bánh lái, lao mình vào chèn bánh pháo. Khẩu pháo 37mm bị vướng đổ nghiêng vào sườn núi. Tấm gương hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện vào ngày 1/2/1954 đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.2/ Anh hùng liệt sỹ Bế Văn Đàn: Anh hùng Bế Văn Đàn sinh năm 1931 ở Quang Hưng, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng; nhập ngũ tháng 1/1949 trong đội hình của Sư đoàn 316. Trong Chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc cho tiểu đoàn. Đại đội của Bế Văn Đàn được lệnh chặn địch địch rút chạy từ Lai Châu về và bao vây địch, chuẩn bị cho quân ta đánh Đồi Độc Lập và Him Lam. Vị trí bao vây tại Mường Pồn thuộc huyện Điện Biên ngày nay. Nhận thấy lực lượng của ta mỏng, địch tập trung 2 đại đội có pháo binh yểm trợ tấn công hòng đánh bật quân ta. Bế Văn Đàn được cử mang lệnh của tiểu đoàn chỉ đạo đại đội giữ vững trận địa để lực lương ta thực hiện kế hoạch chung. Khi đó, đại đội chỉ còn lại 17 chiến sỹ, Bế Văn Đàn ở lại cùng chiến đấu với đồng đội. Trong tình huống khẩu trung liên của chiến sỹ Chu Văn Pù không bắn được vì không có điểm đặt súng, Bế Văn Đàn đã đặt khẩu trung liên lên vai mình giúp chiến sỹ Pù bắn ngã hàng chục tên địch, bẻ gãy đợt phản kích của chúng. Bế Văn Đàn hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. 3/ Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót: Liệt sỹ Phan Đình Giót sinh năm 1920 tại Tam Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; nhập ngũ năm 1950. Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phan Đình Giót đã lập chiến công xuất sắc ở Tràng Bạch, Chùa Tiếng, Ba Vì... trong các chiến dịch: đường 18, Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc. Tham gia đánh cứ điểm Him Lam mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phan Đình Giót là tiểu đội phó tiểu đội bộc phá thuộc Đại đội 58, Đại đoàn 312. Đại đội 58 được lệnh dùng bộc phá mở rào dây thép gai cho quân ta tiến vào tiêu diệt cứ điểm. Nhận lệnh, Phan Đình Giót cùng đồng đội đi mở đường; bản thân Phan Đình Giót đánh đến quả bộc phá thứ 9 thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh quả thứ 10. Địch tại cứ điểm Him Lam tập trung hoả lực bắn vào cửa ta vừa mở làm nhiều chiến sỹ ta bị thương vong. Phan Đình Giót lao lên đánh tiếp 2 quả bộc phá, phá tan đoạn rào cuối cùng, thông cửa mở để đồng đội đánh sập lô cốt đầu tiên. Lợi dụng lúc địch hoang mang, anh vượt lên áp sát lô cốt số 2, ném thủ pháo bắn kiềm chế địch. Từ lô cốt số 2, súng địch tiếp tục nhả đạn, Phan Đình Giót dùng súng tiểu liên bắn yểm trợ cho đồng đội đồng thời lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực lợi hại của địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn cứ điểm Him Lam.4/ Anh hùng liệt sỹ Trần Can: Anh hùng Trần Can sinh năm 1931, quê xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; nhập ngũ tháng 5/1951, biên chế vào Trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can đã tham gia Chiến dịch Tây Bắc và lập chiến công xuất sắc. Trong trận đánh địch ở Bản Hoa, Trần Can làm nhiệm vụ xung kích, dùng thủ pháo diệt một ụ súng địch để đơn vị tiến công và cùng với tiểu đội khác diệt thêm 3 ụ súng của địch rồi sông thẳng vào sở chỉ huy địch, bắt sống 22 tên địch, thu 17 khẩu súng các loại. Trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, với chức vụ đại đội phó bộ binh, Trần Can đã chỉ huy đại đội diệt sở chỉ huy cứ điểm, điệt địch trong hầm ngầm, bắt 22 têb địch, thu nhiều vũ khí. Trần Can cũng là người cắm lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" lên trung tâm cứ điểm Him Lam.Trong đợt tấn công vào cứ điểm 507 (gần trung tâm Mường Thanh), Trần Can cùng đồng đội đã đánh bật 4 đợt phản kích của địch. Tình thế mỗi lúc một gay go, ta và địch phải giành nhau từng tấc đất, có lúc nhảy lên khỏi chiến hào đánh giáp lá cà. Đến đợt phản kích thứ 5, Trần Can bị thương vẫn quyết tâm chiến đấu suốt hơn một ngày, đêm; đồng thời cùng đồng đội củng cố trận địa, chỉnh lại tổ chức đánh bật đợt phản kích của địch, làm chủ điểm cao 507. Trần Can đã anh dũng hy sinh khi cùng đồng đội tiến đánh vào Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của tướng Đờ-cát vào ngày 6/5/1954.
  4. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Huyền thoại động Pa thơm
    [​IMG]Sương mù tan, ánh nắng đã tràn xuống khu rừng trước mặt. Đây là dấu hiệu của một ngày đẹp trời. Nơi đầu tiên chúng tôi dừng lại là vùng giáp biên Pa Thơm, nơi có ?ođộng Hương Tích? huyền thoại. Sau nửa ngày nếm đủ mệt nhọc nơi trần thế, động Pa Thơm đã hiển hiện trên lưng chừng núi cao chót vót, chính giữa lối vào động sừng sững khối đá hình đầu voi đang thõng vòi xuống. Đi sâu vào trong lòng động có hàng vạn hình khối thiên tạo huyền ảo, lung linh với đủ các hình thù; càng đi, càng ngắm, tôi ngỡ mình như lạc vào cõi thần tiên.

    Chuyện lưu lại rằng: Vào thuở biên giới mỗi nước chưa ngăn cách, Vương triều Thái Lan có chàng hoàng tử văn võ song toàn. Một lần đi săn mãi theo dấu chân thú, chàng lạc bước qua đất Mường Thanh, Điện Biên. Khi tới bờ sông Nậm Núa thì cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ đã làm chàng say mê. Rồi bỗng không gian xao động tiếng cười xen lẫn giọng hát họa mi, gieo vào lòng Hoàng tử cảm xúc bâng khuâng, theo tiếng hát chàng đến đầu một con suối. Ởđó giữa bãi đá trắng bảy nàng tiên nữ đang vừa chải tóc vừa hát. Thời gian như ngừng trôi, nắng đượm xanh và gió mơ màng đưa các nàng tiên vào giấc ngủ. Thừa dịp, Hoàng tử nhẹ chân đến bên phiến đá hình vầng trăng nơi đó có một nàng tiên nhỏ nhắn, xinh đẹp nhất đang nằm. Khi chàng vừa cúi xuống thì nàng bừng tỉnh giấc. Hai ánh mắt gặp nhau quấn quýt nồng nàn. Đất trời mênh mông là của riêng họ. Tình yêu của đôi trai tài, gái sắc đã nảy nở nơi trời đất giao hòa. Thấu hiểu tình yêu của đôi trẻ, Then (Ngọc Hoàng) cho phép nàng tiên thứ bảy được kết duyên cùng người trần. Nhưng với một điều kiện phải chịu lễ đủ bảy ngày, bảy đêm thì mới được trao thân gửi phận. Nhưng rồi đến ngày cuối cùng của lễ tạ trời đất, Hoàng tử đã không kìm nổi tình cảm của mình đã vi phạm vào luật đình. Lập tức một cơn lốc nổi lên cuốn nàng tiên lên ngọn núi, sau tiếng sét ầm vang, cửa núi mở ra cuốn gọn thân nàng. Trong cơn tuyệt vọng, Hoàng tử xé rừng lao theo người yêu. Vừa đến cửa hang, một con trăn khổng lồ hiện ra chặn chàng lại. Tình yêu đã làm cho sức mạnh của Hoàng tử nhân lên gấp bội. Hoàng tử rút gươm chém trăn làm ba khúc. Nhưng đường lên trời cũng biến mất cùng người chàng yêu dấu. Trở lại nơi gặp gỡ nàng tiên lần đầu, Hoàng tử quỳ gối than khóc kiệt sức, chàng biến thành ngọn núi Tạo Nòn (nghĩa là núi chàng ngủ). Còn phiến đá nàng tiên thứ bảy nằm nhô cao lên thành núi Nàng Nòn (núi nàng ngủ) ngày nay.
    Huyền thoại một mối tình xa xưa, về sự hình thành động Pa Thơm kỳ bí là vậy. Vào sâu 25 mét ta bắt gặp 3 vòi đá lớn mấp mô, uốn lượn ngăn đôi động thành hai cửa ravào với hình một con trăn khổng lồ bị chàng hoàng tử chặt làm ba khúc năm xưa. Dưới ánh nến lung linh, vạn nhũ đá trắng muốt hiện ra đủ mọi hình thù sống động. Đôi bầu vú vĩ đại của thần nữ đội đá vá trời, rồi nhóm tượng Phật chùa Tây Phương hiển hiện, kia là người thiếu phụ bồng con ngóng chồng giữa vòm động vút cao, một luồng ánh sáng xanh rọi xuống càng tạo cho hình hài của đá thêm kỳ ảo, thấp thoáng những cánh rơi bay chập chờn làm ta ngỡ như đá cũng có hồn. Cuối động mở ra một bệ đá rộng hơn nghìn mét vuông lộng lẫy và bằng phẳng chẳng khác gì sân chầu nơi phủ chúa. Bên phải sân có đường dẫn lên đỉnh động, còn bên trái là một con đường dài thăm thẳm sâu vô đáy. Đặc biệt, nơi đây rừng nguyên sinh vẫn còn nguyên vẹn có đủ các loài hoa, đặc biệt là phong lan với hương thơm mát dịu làm mê đắm lòng người.
    Điện Biên với chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu còn là vùng đất có nhiều cảnh quan đẹp và hấp dẫn. Bên cạnh cảnh hồ Pa Khoang thơ mộng trữ tình, di tích thành Bản Phủ hoành tráng đầy chất sử thi, động Pa Thơm một bồng lai tiên cảnh nơi miền biên ải. Nếu một lần đến với Điện Biên hãy dừng chân thăm cảnh nơi này.
  5. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Chợ Điện Biên - Hoa của vùng Tây bắc​
    Trở lại Điện Biên Phủ, mảnh đất anh hùng mà cách đây vừa tròn 50 năm, ông cha ta đã làm nên một kỳ tích "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nằm cạnh ngã ba Điện Biên đi cửa khẩu Tây Trang sang nước bạn Lào, một đường đi Lai Châu, ngả kia về Tuần Giáo (lộ 279), vị trí ở trung tâm thành phố Điện Biên (mặt chính tượng đài Chiến Thắng hướng ra ngã ba này), cách đồi A1 khoảng 1km là chợ Điện Biên mà nhiều người vẫn thường gọi là "Hoa của vùng Tây Bắc".
    Chợ Điện Biên là nơi hội tụ những sản phẩm, những mặt hàng đặc trưng của vùng rừng núi Tây Bắc mà không phải ở đâu ta cũng có thể tìm mua được. Ngoài những mặt hàng truyền thống, du khách còn có thể chọn và mua cho mình, cho bạn bè, người thân những bộ váy áo trang phục bằng chất liệu thổ cẩm do những bàn tay khéo léo của người con gái Thái dệt nên với mức giá khá hợp với túi tiền. Chợ Điện Biên còn có cả một dãy hành lang dành cho người bán những tổ ong mật, ong đất, ong rừng? thơm ngon mà nếm một lần nhớ mãi không quên. Theo lời kể của đồng bào dân tộc Thái ở bản Xa Mấn, huyện Điện Biên, thì những loài ong này thường làm tổ ở trong hốc đá, hốc cây to, bắt được một tổ phải mất một ngày, thậm chí vài ngày. Ngoài việc đi thăm lại chiến trường xưa của cha ông, các cụ già người cao tuổi còn có cơ hội mua cho mình ché rượu cần, những bình rượu ngâm tắc kè, bò cạp, ong đất. Ngoài cái thú vui tao nhã, du khách được thưởng thức chén rượu vùng cao, những loại rượu này còn có tác dụng bổ gân, chữa tê phù, thấp khớp rất tốt. Một điều khá lý thú là du khách còn được thưởng thức loại rượu chít (ngâm con sâu trong thân cây chít mà chỉ những cây mọc ở sườn núi cao không ra bông mới có sâu ở). Có phải chăng người Điện Biên - người Tây Bắc bày ra không phải để bán mà là để "mua" cái tình của du khách thập phương để giới thiệu những hương vị tinh khiết của vùng sơn cước, của vùng đất anh hùng? Đi chợ Điện Biên, du khách còn có thể mua những món quà nho nhỏ như quần áo, mũ, túi? in hình những di tích lịch sử của Điện Biên như tượng đài chiến thắng đồi D1, hầm Đờ Cát, những giò lan đủ loại, đủ màu sắc như lan tai châu, lan quế, điệp lan, lan nữ hoàng. Những con hươu, con nai nhỏ được những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên mà vật liệu đơn giản chỉ là gỗ rừng, rêu suối gần gũi, thân quen như con người với núi rừng Tây Bắc.
    Đến Điện Biên, đi chợ Điện Biên có lẽ không có du khách nào quên không mua cho mình một cành hoa ban nhỏ. Loài hoa tinh khiết hội tụ những nét nguyên sơ, trong trắng của con người, của núi rừng nơi đây. Có người nói hoa ban là chúa của các loài hoa, có lẽ không sai nên cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta ví hoa ban là biểu tượng, là tâm hồn của người con gái Tây Bắc? Mỗi độ xuân về lại bạt ngàn rừng ban trắng, hao ban cũng được bày bán khắp chợ, người mua chủ yếu là nam thanh, nữ tú ở nơi xa đến; mua là để thưởng ngoạn cái thơ mộng, quyến rũ của lòng người Tây Bắc; mua là để cầu chúc cho đôi lứa nên duyên.
    Đến chợ Điện Biên không mua chỉ thưởng thức thôi cũng đã "đầy túi" rồi, rượu không uống cũng đã ngất ngây lòng người. Chia tay với Điện Biên - vùng đất một thời oanh liệt của cha ông ta, chia tay với chợ Điện Biên nhưng vẫn mãi còn đọng lại đâu đây giọng một người con gái Thái "Tặng anh cây ban nhỏ như tấm lòng người Tây Bắc bao la
  6. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Một số hi?nh a?nh vê? ĐBP
    Những dấu vết của chiến trươ?ng xưa..
    Tượng đài trước nghĩa trang Điện Biên
    Bia tưởng niệm tại khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
    Phòng giao ban của tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp
  7. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Đèo Pha Đin
    Từ Hà Nội lên Điện Biên, nếu đi đường hàng không, chỉ sau một giờ bay, bạn sẽ xuống nhà ga sân bay Mường Thanh. Nếu đi đường bộ, bạn sẽ phải vượt đèo Pha Đin dài 37 km. Pha Đin tiếng địa phương nghĩa là Trời Đất. Theo truyền thuyết địa phương là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
    Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn phần đèo của Sơn La.
    Với độ cao trên 1.000 m khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua" hiểm trở. Được vượt đèo Pha Đin là một cuộc du lịch đầy thú vị của du khách trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
  8. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Chợ Quê​
    Ở bất cứ miền quê nào ta cũng bắt gặp những điểm tập trung đông người mua, bán, trao đổi hàng hóa, sản vật. Nếu gọi là "chợ" thì chưa hẳn vì lượng người mua bán cũng như hàng hóa không nhiều, chỉ là những thứ "cây nhà lá vườn" người dân tự sản xuất. Chỉ vài ba chiếc lều tre mái lá, mấy tấm nilon rải dưới đất bày bán rau, quả, thực phẩm, nhưng những điểm mua bán này lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của người dân quê. Hơn nữa, đó không chỉ là cơ sở phục vụ nhu cầu cuộc sống mà từ bao đời đã trở thành nét văn hóa của mỗi vùng, miền quê thôn dã.
    Ở các vùng quê đồng bằng, chiêm trũng "chợ quê" có những đặc trưng riêng biệt mà ai đi đâu cũng không thể quên. Đó là ấn tượng của cây đa, bến nước, con đò, của những vành nón trắng chở che cho má đào thôn nữ, e lệ những đôi mắt lá răm... Hàng hóa bày bán trên những phên tre, nong, nia, thúng mủng bên triền sông rực vàng hoa cải. Từ những chiếc bánh đa vừng, bánh rán đường ủ giòn trong thúng của bà, của mẹ mỗi buổi chợ về làm trẻ thơ háo hức. Là những gánh rau xanh thắm bước chân thôn nữ vừa hái trên đồng. Những trái cau, mớ trầu đã đi vào câu ca, tiếng hát: "Ba đồng một mớ trầu cay?" Đến những con tôm búng mình tanh tách, những chú rô đồng mắt láo liên tìm cơ hội thoát khỏi chậu để lách mình xuống rãnh. Tất cả đều phản ánh một cuộc sống bình dị, mộc mạc không ô nhiễm tiếng ồn, không khói bụi mà bao người thành phố hằng mong ước.
    Ở miền núi, "chợ quê" lại mang những dấu ấn của núi rừng, sự phong phú trong bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao. Trong các phiên chợ vùng cao, không chỉ phong phú về sản phẩm hàng hóa mà còn ở trang phục. Đây là điểm khác biệt với các buổi chợ quê ở miền xuôi. Bởi vì, ở vùng cao, các phiên chợ không họp thường xuyên, tuỳ từng vùng có thể một tuần, nửa tháng, thậm chí một tháng mới có một buổi chợ. Trước hết là do địa hình đồi núi, dân cư sinh sống không tập trung, giao thông khó khăn, mỗi lần đi chợ là mất cả ngày đường. Thế nên, đối với bà con dân tộc vùng cao mỗi phiên chợ cũng là ngày hội. Mọi người mặc những bộ trang phục đẹp nhất, đeo những đồ trang sức lộng lẫy nhất, đàn ông dân tộc Mông mang theo cả sáo, khèn để ca hát. Đến phiên chợ vùng cao, ta dễ bị ngợp mắt trước những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, những tua thổ cẩm với đường thêu tinh tế, khéo léo mang một vẻ đẹp hoang sơ vừa đầy bí ẩn. Ở đó ta có thể mua những sản vật của núi, rừng: măng khô, nấm hương, mộc nhĩ, mật o­ng, tam thất? những món đồ lưu niệm, trang sức bằng bạc xinh xắn được chế tác tinh xảo. Được say trong men rượu cần bên nồi bánh ngô, chảo thắng cố; được ngất ngây trong điệu khèn dìu dặt và ánh mắt đen đến nao lòng của người sơn nữ. Cũng từ những phiên chợ này, bao đôi trai gái dân tộc Mông đã nên duyên vợ chồng qua những vòng ô và tiếng khèn hẹn ước.
    Còn một loại chợ nông thôn nữa, đó là khu vực giáp ranh giữa lòng chảo và núi cao. Ở đây có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Hàng hóa là những nông, lâm sản người dân tự sản xuất, nhưng nét đặc sắc ở những "chợ" này là có sự giao thoa "văn hoá chợ" giữa các dân tộc. Những nông dân người Kinh lên lập nghiệp mang theo cả phong cách bán - mua của chợ quê miền xuôi: từ lều quán đơn giản, hàng hóa là những vật phẩm thiết thực đối với cuộc sống thường ngày đặc trưng của làng quê Việt Nam: rau, dưa, mắm, muối, cá, cua? cho đến cách chào hàng mộc mạc, giản dị. Nhưng đồng thời họ cũng có thể sản xuất, chế biến để bán những đồ dùng, món ăn truyền thống của người dân tộc như cá nướng, cơm lam? Và ngược lại ta cũng bắt gặp phụ nữ dân tộc làm bánh cuốn hay bán dưa, cà muối hoặc cách mua bán cũng cân đong, đo đếm mà trước đây người dân tộc vốn chỉ quen bán, mua bằng ước đoán.
    Chợ quê là một phần tất yếu của cuộc sống nông thôn, đó là nét đẹp, nét văn hóa của mỗi miền quê. Đẹp vì ở đó không có sự cạnh tranh, ganh đua quyết liệt của cái gọi là "kinh doanh" mà phản ánh những gì gần gũi, thiết thực cuộc sống thanh bình của người dân quê. Điều đáng nói là chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo các "chợ" này trên địa bàn làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường; trật tự an toàn giao thông để làng quê thanh bình, sạch đẹp.
  9. Virtual_Server

    Virtual_Server Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Trang phục phụ nữ Mông​
    Vài con ngựa thồ hàng oằn mình gõ móng lộc cộc bước một trên lối mòn khúc khuỷu. Giữa khung cảnh ấy, bắt gặp những cô gái, chàng trai Mông đi chơi núi, chơi xuân. Các cô gái áo váy sặc sỡ, lóng lánh vòng khuyến, tay cầm ô, nói cười vui vẻ xua tan cái âm u của rừng núi, làm cho cảnh sắc thiên nhiên sinh động và ấm áp. Các chàng trai mặc quần áo còn thơm mùi chàm, vai vác khèn đung đưa theo nhịp bước.
    Ở những triền núi cao bốn mùa mây phủ, ta vẫn gặp những bản, làng của người Mông. Cheo leo trên sườn dốc, thi thoảng ẩn hiện những mái ngói sáng bật giữa nền xanh của núi rừng. Trên con đường vào bản, lối mòn vắt vẻo qua dốc đá, bãi ngô, xuyên rừng già, đồi trọc... Vài con ngựa thồ hàng oằn mình gõ móng lộc cộc bước một trên lối mòn khúc khuỷu. Giữa khung cảnh ấy, bắt gặp những cô gái, chàng trai Mông đi chơi núi, chơi xuân. Các cô gái áo váy sặc sỡ, lóng lánh vòng khuyến, tay cầm ô, nói cười vui vẻ xua tan cái âm u của rừng núi, làm cho cảnh sắc thiên nhiên sinh động và ấm áp. Các chàng trai mặc quần áo còn thơm mùi chàm, vai vác khèn đung đưa theo nhịp bước.
    Vào ngày hội, các cô gái Mông thay cho mình những bộ lễ hội truyền thống để di du xuân. Cô gái Mông trắng mặc váy làm bằng lanh trắng, tay áo ghép nhiều màu, yếm hoa phô sau gáy. Váy Mông hoa nâu chàm xếp nếp đủ các màu có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp o­ng ở gấu váy, áo cài khuy nách, có nẹp hoa ở vai, ở ngực... Các cô gái Mông đen quấn vành khăn nhiều nếp nhô cao, khuyên tai, vòng bạc đủ bộ, váy đung đưa lượn sóng. Gần đây nhiều bộ váy, áo của người Mông được cách tân với nhiều màu đỏ rực; thêm vào tua hoa bằng len hoặc sợi tơ màu đỏ thắm. Để tạo ra những bộ trang phục cầu kỳ ấy là cả một thời gian dài trồng lanh, se sợi, dệt vải, nhuộm màu thêu thùa và in hoa với sự khéo léo và chỉ có người phụ nữ Mông cần mẫn làm nên.
    Tất cả các trang phục của phụ nữ Mông đều dệt bằng sợi lanh, nhuộm chàm. Riêng váy của người Mông trắng vẫn đê nguyên vải mộc, chất liệu vải lanh tạo cho trang phục Mông những nét độc đáo hấp dẫn.
    Nét đặc sắc hơn cả ở trang phục của phụ nữ Mông vẫn là màu sắc và các đường nét trên y phục, đồ trang sức. Tùy theo từng nhóm mà có những nét đặc trưng riêng; nhưng nhìn chung trang phục phụ nữ Mông phong phú về hình loại, đặc sắc về hoa văn với những hình thêu, in hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập. Đặc biệt các bộ nữ phục Mông rất giàu gam màu sặc sỡ, trong đó màu đỏ là chủ yếu. Giữa những đỉnh núi quanh năm mây mù, sương phủ, màu sắc của trang phục phụ nữ Mông tạo nên sự tương phản hài hòa toát lên sức sống và niềm tin. Trông khung cảnh của núi rừng Tây Bắc, bất chợt gặp một người phụ nữ Mông mặc trên mình bộ trang phục lễ hội cùng tiếng khèn trầm bổng khắc họa dấu ấn khó quên trong lòng du khách.
  10. Kuleshov

    Kuleshov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    MỘT LẦN THĂM ĐIỆN BIÊN​
    Nằm ở miền tây bắc của tổ quốc. Nếu ai chưa đến một lần thì chưa thể hình dung ra vùng đất lịch sử này. Từ Hà nội theo đường Bộ lên Điện Biên chúng ta sẽ được thử cảm giác mạnh khi qua dèo Pha đin. Có thể hình dung rằng, một con đèo huyền thoại cả trong lịch sử và thực tế. Sau 1 tiếng đồng hồ chạy otô quay đèo mà vẫn nhìn thấy một cây thông trên đỉnh một quả đồi. Gần như cảnh tượng đó làm cho chúng ta có cảm giác mình đang đi trên mây. Đến thị xã Điện biên điều đầu tiên đập vào tầm mắt đó là cánh đồng mường thanh và cây cầu bắc qua sông. Mặc dù nó đã xuống cấp nhưng vẫn còn đó như một nhân chứng của lịch sử. Dạo một vòng quanh thị xã Điện biên, ghé thăm ngọn đồi A1 và hầm đờ cát. Nhưng có lẽ ấn tượng nhiều nhất đó là nghĩa trang liệt sỹ, nơi mà những chiến sỹ vô danh nằm lại. Họ không có tên tuổi cũng chẳng có ngày hy sinh. Nhưng họ vẫn nằm đó như biểu tượng một thời oanh liệt. Khi màn đêm buông xuống, dưới ánh điện là một cảnh tượng đan xem giữa rừng cây và sinh hoạt đời thường. Món ngô nướng bán dọc đường vào buổi tối làm tăng thêm hương vị của thị xã nhỏ bé này.
    Cách thị xã Điện biên 30 KM theo đường bộ là thị trấn mường phăng. Nơi đặt sở chỉ huy chiến dịch năm 1954. Ngày nay thị trấn này vẫn làm một vùng chưa phát triển. Trên đường vào thị trấn, chúng ta đi qua hồ Ba khoang, nơi có thể nhìn thấy những cô gái Thái đang thả mình dưới nước. Một khung cảnh tuyệt vời trong cảnh sắc của trời thu. Mùa này, thịh trấn mường phăng có dưa - một loại dưa mà hình như không nơi nào có được. Nó không ngọt nhưng đủ mát để dịu đi những cơn khát của chúng ta. Sở chỉ huy chiến dịch và hầm 2 Đại tướng nằm sâu trong một khu rừng nhưng từ đó chúng ta có thể quan sát được toàn bộ lòng chảo Điện biên. Chính vì vậy, ngày trước ********* đã chọn nơi này làm cứ điểm của mình.
    Ngoài những gì của chiến tích năm xưa. Ai có dịp về bản Pú nhung - ở Tuần giáo, đây là quê hương của anh hùng Vừa Dính. Ngọn đồi nơi đặt bàn thờ và tượng niệm Ông nằm giữa một khu rừng bạt ngàn hoa trái. Người dân ở đây thật hiếu khách với những vo rượu cần và món rau đặc sản (nó giống với cây thuốc phiện). Một lần thưởng thức hẳn chúng ta không thể nào quên được.
    Nếu chúng ta muốn ngắm cảnh núi rừng, hãy về thăm Điện biên một lần. Nơi mà cảnh tượng cũng không thua kém gì vùng hồ baikal của nước Nga xô viết.

Chia sẻ trang này