1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu đôi nét vê?? Điện Biên

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi Virtual_Server, 14/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội truyền thống​
    Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, vì vậy khả năng lôi cuốn du khách rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phong tục tập quán của nhân dân địa phương.
    Điện Biên là nơi cư trú của 21dân tộc anh em. Ở đây có truyền thống văn hóa phong phú được thể hiện qua các lễ hội.

    Một số lễ hội chủ yếu gồm:

    1. Lễ kỷ Niệm chiến thắng Điện Biên Phủ


    Là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 hàng năm và được tổ chức rất long trọng vào những năm chẵn, năm tròn.
    Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử.
    Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu bằng cuộc mít tinh ôn lại những trang sử hào hùng. Sau lễ mít tinh là những hoạt động chào mừng làm cho không khí của ngày lễ thêm tưng bừng, phấn khởi.

    2. Lễ hội Thành Bản Phủ


    Là lễ hội lớn, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then ?" Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
    Lễ hội được tổ chức vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương.

    3. Lễ hội mừng Măng mọc(Kin Lẩu Nó)

    Đây là lễ hội của các dân tộc miền núi phía Bắc, như: dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá.
    Lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan niệm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Họ mở hội với một ước mong mùa màng tốt tươi, dân bản ấm no đồng thời bày tỏ lòng biết ơn thần trời, thần đất.

    4. Lễ cúng bản của người Cống

    Hàng năm, cứ vào mùa tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt.
    Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng.

    5. Tết cơm mới của người La Hủ


    Người La Hủ thường tổ chức lễ cơm mới vào tháng mười hoặc tháng 11 âm lịch.
    Điều đặc biệt là trong dịp tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt tươi quanh năm. Trong dịp lễ tết, người La Hủ dùng trống để giữ nhịp múa xoè.

    6. Hạn Khuống giao duyên
    Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.
    Lễ hội được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát vui đùa trò chuyện.
    Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.

    7. Hội hoa Ban
    Hoa ban nở, hoa ban tàn
    Tình ta đẹp như hoa ban
    Còn dài lâu thì như hoa nào
    Hỡi người ta yêu
    (Tình ca Thái)​


    Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban.
    Cứ đến ngày trẩy hội hoa ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc ban xanh mướt.
    Hội hoa ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.

Chia sẻ trang này