1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

    Gỏi Cá Cơm


    Ở vùng ven biển Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi), tháng giêng, hai là vào mùa cá cơm, những con tàu mỗi khi ra khơi trở về, lòng khoang đầy ắp cá cơm, làm bến bãi thêm nhộn nhịp.

    Cá cơm được chế biến nhiều món: Cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong các bữa cơm hằng ngày; cá cơm hấp, phơi khô để đem đi xa, dành cho những ngày đông buốt giá và cá cơm để làm mắm. Mắm cá cơm thơm ngon quyến rũ đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, gỏi cá cơm, một món tuy dân dã nhưng rất độc đáo.
    Gỏi cá cơm là món ăn đơn giản. Muốn làm ngon phải bắt đầu từ khâu chọn lựa cá. Cá đánh về còn tươi roi rói, mầu da ánh lên trắng xanh. Nếu cá to bằng ngón tay út, các bà nội trợ phải vặt đầu, tước thành hai mảnh và bỏ xương. Còn cá nhỏ hơn thì chỉ việc bỏ đầu và ruột nhỏ. Cá rửa sạch và để ráo nước, cho vào nồi đổ ít dấm, bắc lên bếp lửa đun liu riu, nước dấm chỉ được sôi lăn tăn không sôi "bùng" lên, khoảng 15 đến 20 phút đem xuống trút vào rổ sạch để ráo nước. Nước dấm đun với cá được dùng để chế biến thành nước tương. Một chút bột bánh in làm bằng nếp, dăm trái chuối mốc (chuối Đồng Nai) đã chín nẫu đem giã nhuyễn và trộn vào thứ nước lèo đó bắc lên bếp đun sôi, nêm mắm muối, gia vị là được bát nước tương ngon lành, có hương vị béo, ngọt, bùi, chua... Cá cơm hấp chín cho vào bát to, trộn thêm lạc giã nhỏ cùng các loại gia vị tiêu, hành, vắt thêm chút nước chanh tươi có vị chua chua vào là được món gỏi cá cơm thật hấp dẫn...
    Món gỏi cá cơm không thể thiếu đĩa rau sống: rau xà lách, cải tầu ô, cải canh xanh mướt, dăm trái cà chua chín đỏ và đôi ba trái chuối chát được xắt lát mỏng trộn đều... Một gắp rau sống, một hoặc hai gắp gỏi cá cơm tùy ý để vào chiếc bánh tráng mỏng và cuốn lại, chấm nước tương, nếu thích cay dùng thêm tí ớt, tí tỏi và nhấp thêm một chút rượu gạo, để dẫn đường làm cho miếng gỏi cá cơm thêm thi vị. Tất cả các vị ngọt bùi, cay đắng, chua chát... tan vào miếng gỏi cá cơm. Một bữa gỏi cho năm, bảy người không tốn kém bao nhiêu mà hương vị của nó khiến ta nhớ mãi.

    (ST)
    nhungkhung12189 thích bài này.
  2. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Ôi "lão gia" chảy nước miếng rồi đây nè!
    Có ai biết chỗ nào (ở QN or SG) bán món gỏi cá cơm này không chỉ giùm đi!!!
    Chưa bao giờ ăn gỏi cá cơm, nhưng mình rất nhớ cái món cá cơm hấp. .Cá bán ở chợ đã hấp sẵn, chắc phải hấp vậy mới giữ được lâu (?). Ăn rất ngọt vì được hấp khi còn tươi. Người ta còn bán cả cá cơm để làm mắm cái. Lâu lắm rồi mình cũng không được ăn mắm cá cơm. Nhớ ơi là nhớ!
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Ôi "lão gia" chảy nước miếng rồi đây nè!
    Có ai biết chỗ nào (ở QN or SG) bán món gỏi cá cơm này không chỉ giùm đi!!!
    Chưa bao giờ ăn gỏi cá cơm, nhưng mình rất nhớ cái món cá cơm hấp. .Cá bán ở chợ đã hấp sẵn, chắc phải hấp vậy mới giữ được lâu (?). Ăn rất ngọt vì được hấp khi còn tươi. Người ta còn bán cả cá cơm để làm mắm cái. Lâu lắm rồi mình cũng không được ăn mắm cá cơm. Nhớ ơi là nhớ!
  4. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Thắng Cảnh ở Quảng Ngãi
    Thiên Ấn Niêm Hà: Núi này là thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã Sơn Long, gần sông Trà, cao 105m (315 ft). Trên đỉnh bằng phẳng ước chừng mười mẫu Tây, bốn mặt vuông phẳng trông như cái ấn. Núi Thiên Ấn xưa có thổ chất thiên nhiên là loại đá son, có thể dùng mài thành mực viết chữ Hán. Chân núi phía Nam có hòn Triện, phía Bắc liền núi La Vọng, phía Đông tiếp núi Tam Thai, phía Tây giáp núi Long Đầu. Đứng trên núi, nhìn chung quanh là những núi, sông khác. Phong cảnh tuyệt đẹp.
    Thiên Bút Phê Vân: Thuộc xã Tư Chánh, quận Tư Nghĩa. Núi Bút cao 65 thước, bốn phía núi thăng bằng, ở giữa cao vút như ngọn bút vẽ lên trời. Buổi sáng sương mù bốc lên chập chờn lưng chừng trời, tỏa lên trên đỉnh núi chan hoà với mây cao. Ngọn núi nhọn bị sương che lấp xa xa, đây là lúc "bút trời vẽ mây". Nhưng không phải lúc nào cũng thấy hiện tượng này. Và mỗi lần hiện tượng này xảy ra, dân địa phương tin rằng sắp có biến cố lớn xảy ra trong tỉnh.
    Cổ Lũy Cô Thôn: Cảnh này thuộc xã Tư Hiền, phía Tây Nam giáp cửa biển Đại Cổ Lũy. Xưa Cổ Lũy ở trên cửa sông Trà, là đồn phòng thủ kiên cường của Chiêm Thành. Hiện nay Cổ Lũy là một thôn nhỏ, dân chúng làm nghề dệt chiếu và đánh cá. Cửa biển xa làng mạc, phong cảnh như một vùng khói lờ mờ, trông đơn độc lắm; nhất là khi sương thu mờ nhạt, bóng hoàng hôn vây phủ vắng vẻ, êm đềm, trông như một bức tranh cổ đẹp.
    Bãi Biển Mỹ Khê: Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km (9 miles), cách cảng Dung Quất 16 km (10 miles) và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7 m, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đổ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú.
    Liên Trì Dục Nguyệt: Cảnh này ở xã Phổ Thuận, quận Đức Phổ. Xưa là một hồ sen rộng hơn mười mẫu, hiện nay vẫn còn nhưng hẹp hơn, nằm giữa cánh đồng lúa, gần đó là núi Rồng. trong những đêm thanh, trăng treo trên núi, xa xa vầng trăng rung rinh, ánh trăng uốn khúc theo làn nước hồ sóng gợn lăn tăng. Trăng tỏ trên ngàn in hình bóng núi, làm nổi bật màu sắc xanh. trắng, vàng của hoa sen. Ngoài ra còn hai ao sen đẹp khác ở ấp Bồ Đề, quận Mộ Đức và ở ấp Ba La, quận Tư Bình. Cả ba chổ kể trên gọi là Liên Trì.
    Thạch Bích Tà Dương: Cảnh này ở phía Nam quận Sơn Hà. Hình núi đứng cao chót vót, cỏ cây rậm rạp, thế núi quanh co, vách đá dựng ngược, phía Tây thông với các làng suối Tía (Tử Tuyền) rất hiểm trở. Buổi sáng khí mây ngưng sắc tía, buổi chiếu hang hóc ngậm màu son, khi mặt trời lặng bóng, cảnh vực nhuộm màu đen thẫm thì riêng đỉnh Thạch Bích còn rực ánh hoàng hôn, oai hùng vươn lên chọc trời tạo nên cảnh đẹp nên thơ.
    An Hải Sa Bàn: Ở Bình Sơn, phía Nam cửa Sa Kỳ có ấp An Hải nằm giáp biển, cát đá bồi như hình một cát mâm. Phong cảnh hữu tình.
    Vân Phong Túc Vũ: Phía Tây quận Sơn Tịnh. Núi Vân cao vút lên giữa lưng trời, có các núi bao quanh. Chót núi dờn dợn mây bay, suốt ngày khí sắc như lúc trời mới sáng hay giống như sau khi mưa tạnh.
    Thạch Cơ Điếu Tẩu: Hai quả núi ở hai bên cửa Sa Kỳ là dãy đá thiên nhiên chặn ngang qua cửa bể, chỉ có một lối vào trong. Ở giữa có một tảng đá lớn nổi lên trong như hình người đứng. Gần bên có một tảng đá bằng phẳng in hình hai dấu chân người. Bên cạnh còn có một tảng đá lộ thiên, mỗi lần gió đưa sóng vỗ tràn vào hang, nước bắn tung lên rất đẹp. Thạch Cơ Điếu Tẩu là một dãy đá nổi lên ở giữa bể giống như người đứng câu giữa dòng nước.
    (ST)
  5. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Thắng Cảnh ở Quảng Ngãi
    Thiên Ấn Niêm Hà: Núi này là thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Quảng Ngãi, thuộc xã Sơn Long, gần sông Trà, cao 105m (315 ft). Trên đỉnh bằng phẳng ước chừng mười mẫu Tây, bốn mặt vuông phẳng trông như cái ấn. Núi Thiên Ấn xưa có thổ chất thiên nhiên là loại đá son, có thể dùng mài thành mực viết chữ Hán. Chân núi phía Nam có hòn Triện, phía Bắc liền núi La Vọng, phía Đông tiếp núi Tam Thai, phía Tây giáp núi Long Đầu. Đứng trên núi, nhìn chung quanh là những núi, sông khác. Phong cảnh tuyệt đẹp.
    Thiên Bút Phê Vân: Thuộc xã Tư Chánh, quận Tư Nghĩa. Núi Bút cao 65 thước, bốn phía núi thăng bằng, ở giữa cao vút như ngọn bút vẽ lên trời. Buổi sáng sương mù bốc lên chập chờn lưng chừng trời, tỏa lên trên đỉnh núi chan hoà với mây cao. Ngọn núi nhọn bị sương che lấp xa xa, đây là lúc "bút trời vẽ mây". Nhưng không phải lúc nào cũng thấy hiện tượng này. Và mỗi lần hiện tượng này xảy ra, dân địa phương tin rằng sắp có biến cố lớn xảy ra trong tỉnh.
    Cổ Lũy Cô Thôn: Cảnh này thuộc xã Tư Hiền, phía Tây Nam giáp cửa biển Đại Cổ Lũy. Xưa Cổ Lũy ở trên cửa sông Trà, là đồn phòng thủ kiên cường của Chiêm Thành. Hiện nay Cổ Lũy là một thôn nhỏ, dân chúng làm nghề dệt chiếu và đánh cá. Cửa biển xa làng mạc, phong cảnh như một vùng khói lờ mờ, trông đơn độc lắm; nhất là khi sương thu mờ nhạt, bóng hoàng hôn vây phủ vắng vẻ, êm đềm, trông như một bức tranh cổ đẹp.
    Bãi Biển Mỹ Khê: Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km (9 miles), cách cảng Dung Quất 16 km (10 miles) và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7 m, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đổ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú.
    Liên Trì Dục Nguyệt: Cảnh này ở xã Phổ Thuận, quận Đức Phổ. Xưa là một hồ sen rộng hơn mười mẫu, hiện nay vẫn còn nhưng hẹp hơn, nằm giữa cánh đồng lúa, gần đó là núi Rồng. trong những đêm thanh, trăng treo trên núi, xa xa vầng trăng rung rinh, ánh trăng uốn khúc theo làn nước hồ sóng gợn lăn tăng. Trăng tỏ trên ngàn in hình bóng núi, làm nổi bật màu sắc xanh. trắng, vàng của hoa sen. Ngoài ra còn hai ao sen đẹp khác ở ấp Bồ Đề, quận Mộ Đức và ở ấp Ba La, quận Tư Bình. Cả ba chổ kể trên gọi là Liên Trì.
    Thạch Bích Tà Dương: Cảnh này ở phía Nam quận Sơn Hà. Hình núi đứng cao chót vót, cỏ cây rậm rạp, thế núi quanh co, vách đá dựng ngược, phía Tây thông với các làng suối Tía (Tử Tuyền) rất hiểm trở. Buổi sáng khí mây ngưng sắc tía, buổi chiếu hang hóc ngậm màu son, khi mặt trời lặng bóng, cảnh vực nhuộm màu đen thẫm thì riêng đỉnh Thạch Bích còn rực ánh hoàng hôn, oai hùng vươn lên chọc trời tạo nên cảnh đẹp nên thơ.
    An Hải Sa Bàn: Ở Bình Sơn, phía Nam cửa Sa Kỳ có ấp An Hải nằm giáp biển, cát đá bồi như hình một cát mâm. Phong cảnh hữu tình.
    Vân Phong Túc Vũ: Phía Tây quận Sơn Tịnh. Núi Vân cao vút lên giữa lưng trời, có các núi bao quanh. Chót núi dờn dợn mây bay, suốt ngày khí sắc như lúc trời mới sáng hay giống như sau khi mưa tạnh.
    Thạch Cơ Điếu Tẩu: Hai quả núi ở hai bên cửa Sa Kỳ là dãy đá thiên nhiên chặn ngang qua cửa bể, chỉ có một lối vào trong. Ở giữa có một tảng đá lớn nổi lên trong như hình người đứng. Gần bên có một tảng đá bằng phẳng in hình hai dấu chân người. Bên cạnh còn có một tảng đá lộ thiên, mỗi lần gió đưa sóng vỗ tràn vào hang, nước bắn tung lên rất đẹp. Thạch Cơ Điếu Tẩu là một dãy đá nổi lên ở giữa bể giống như người đứng câu giữa dòng nước.
    (ST)
  6. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Cá thài bai sông Trà
    Cá thài bai nhỏ xíu, chỉ bằng đầu đũa, thân hình giống hệt con cá bống. Giống "cá kim" này có hai loại, một loại có màu trắng tinh từ đầu đến đuôi, loại kia toàn thân cũng là màu trắng, chỉ khác phía trên sống lưng có một vệt đỏ sẫm.
    Cả hai loại đều sinh sôi nhiều ở cuối sông Trà (thuộc vùng Khuê Nam - xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh) và chỉ rộ vào những tháng của mùa xuân, tức từ tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch. Còn các mùa khác trong năm không thấy xuất hiện. Chúng đi thành từng đa`n, ngày đi đ êm nghỉ, tìm tới chỗ có cồn cát, nước nông và trong để ngủ. Vào mùa xuân, nước sông Trà xanh như ngọc.
    Dùng thuyền nhỏ lướt nhẹ hoặc đứng ẩn nấp kín đáo chỗ nào đó trên bờ, rồi dõi mắt xuống dòng nước trong xanh, ta sẽ bắt gặp những đa `n cá thài bai chuyển ðộng. Ðàn cá đẹp tựa như dải lụa trắng, đỏ mịn màng. Biết rõ đặc tính và "đường đi nước bước" của loài cá này, nhà chài đã dẫn dụ bằng cách be cát lại thành tuyến dài, rồi đặt chiếc đó thật dày (làm bằng nan tre, mỏng và chắc) ở ngay ðầu con nước. Anh em nhà cá mắc bẫy nối đuôi nhau chui hết vào trong đó, nhiều khi đầy nghẹt, phải đợi trút cá ra thúng, mủng, rồi lại đõm tiếp.
    Cá thài bai thuộc loại đặc sản quý hiếm. Mỗi cân cá dao động khoảng từ 40 nghìn đến 50 nghìn đồng đắt hơn cá bống (sông Trà). Tuy đắt nhưng ðối với những người được ăn một hay nhiều lần thì chẳng bao giờ so đo, mặc cả về giá cả, hễ ngoài chợ có bán là mua ngay về để cả nhà hoặc anh em bè bạn cùng được thưởng thức.
    Người xứ Quảng thường chế biến cá thài bai thành ba món: hấp, chiên và ram. Trong đó, món chiên là quen thuộc, phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Sau khi rửa thật sạch, ướp mắm muối và các loại gia vị, rồi bắc chảo mỡ lên bếp, phi hành cho thõm, cho cá vào để lửa cháy riu riu, khoảng 10 phút là cá vừa ngấm. Nhắc xuống, bày cá vào đĩa lớn, đi kèm đĩa rau sống sạch, đủ loại, cùng xấp bánh tráng mỏng ðể cuốn. Cá thài bai rán ãn cùng bánh tráng dày nướng chín, giòn là hợp nhất. Ðối với cánh mày râu, có thêm chút rượu Bàu Ðá (Bình Ðịnh) thì thật rôm rả. Cá thài bai vừa mềm vừa ngon.
    Mùi vị của nó thõm, quyến rũ lạ, khó có thể diễn tả hết bằng lời. Ai có dịp về Quảng Ngãi được thưởng thức một lần thì khó có thể quên được món ăn dân dã thú vị, đầy tình cảm của người dân xứ Quảng.
    (ST)
  7. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Cá thài bai sông Trà
    Cá thài bai nhỏ xíu, chỉ bằng đầu đũa, thân hình giống hệt con cá bống. Giống "cá kim" này có hai loại, một loại có màu trắng tinh từ đầu đến đuôi, loại kia toàn thân cũng là màu trắng, chỉ khác phía trên sống lưng có một vệt đỏ sẫm.
    Cả hai loại đều sinh sôi nhiều ở cuối sông Trà (thuộc vùng Khuê Nam - xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh) và chỉ rộ vào những tháng của mùa xuân, tức từ tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch. Còn các mùa khác trong năm không thấy xuất hiện. Chúng đi thành từng đa`n, ngày đi đ êm nghỉ, tìm tới chỗ có cồn cát, nước nông và trong để ngủ. Vào mùa xuân, nước sông Trà xanh như ngọc.
    Dùng thuyền nhỏ lướt nhẹ hoặc đứng ẩn nấp kín đáo chỗ nào đó trên bờ, rồi dõi mắt xuống dòng nước trong xanh, ta sẽ bắt gặp những đa `n cá thài bai chuyển ðộng. Ðàn cá đẹp tựa như dải lụa trắng, đỏ mịn màng. Biết rõ đặc tính và "đường đi nước bước" của loài cá này, nhà chài đã dẫn dụ bằng cách be cát lại thành tuyến dài, rồi đặt chiếc đó thật dày (làm bằng nan tre, mỏng và chắc) ở ngay ðầu con nước. Anh em nhà cá mắc bẫy nối đuôi nhau chui hết vào trong đó, nhiều khi đầy nghẹt, phải đợi trút cá ra thúng, mủng, rồi lại đõm tiếp.
    Cá thài bai thuộc loại đặc sản quý hiếm. Mỗi cân cá dao động khoảng từ 40 nghìn đến 50 nghìn đồng đắt hơn cá bống (sông Trà). Tuy đắt nhưng ðối với những người được ăn một hay nhiều lần thì chẳng bao giờ so đo, mặc cả về giá cả, hễ ngoài chợ có bán là mua ngay về để cả nhà hoặc anh em bè bạn cùng được thưởng thức.
    Người xứ Quảng thường chế biến cá thài bai thành ba món: hấp, chiên và ram. Trong đó, món chiên là quen thuộc, phổ biến, được nhiều người ưa chuộng. Sau khi rửa thật sạch, ướp mắm muối và các loại gia vị, rồi bắc chảo mỡ lên bếp, phi hành cho thõm, cho cá vào để lửa cháy riu riu, khoảng 10 phút là cá vừa ngấm. Nhắc xuống, bày cá vào đĩa lớn, đi kèm đĩa rau sống sạch, đủ loại, cùng xấp bánh tráng mỏng ðể cuốn. Cá thài bai rán ãn cùng bánh tráng dày nướng chín, giòn là hợp nhất. Ðối với cánh mày râu, có thêm chút rượu Bàu Ðá (Bình Ðịnh) thì thật rôm rả. Cá thài bai vừa mềm vừa ngon.
    Mùi vị của nó thõm, quyến rũ lạ, khó có thể diễn tả hết bằng lời. Ai có dịp về Quảng Ngãi được thưởng thức một lần thì khó có thể quên được món ăn dân dã thú vị, đầy tình cảm của người dân xứ Quảng.
    (ST)
  8. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Dưa Hấu - Bình Sơn​
    Ở các tỉnh duyên hải miền Trung nhiều vùng có dưa hấu nhưng không đâu ngon ngọt như dưa hấu của đất Bình Sơn, nằm phía bắc tỉnh Quảng Ngãi.
    Đi tới Bình Sơn, một vùng đất cát trắng mịn, có con sông Trà Bồng suốt bốn mùa nước trong xanh, vào tiết từ đầu xuân đến cuối hạ, đâu đâu cũng thấy ngập tràn dưa hấu. Khách đường xa choáng ngợp vì dưa tươi, chín mọng, căng đầy.
    Dưa hấu Bình Sơn quả to, vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt đều cả quả. Phần ruột bên trong chín đặc, đỏ rực, không bị rỗng xốp và nhạt dần vào trong như dưa ở nơi khác. Vùng thổ nhưỡng lý tưởng và vốn kinh nghiệm trồng dưa hơn nửa thế kỷ của người Bình Sơn đã tạo cho dưa đất này mang hương vị riêng không thể trộn lẫn vào đâu được.
    Nhìn những đôi tay của các mẹ, các chị Bình Sơn khéo léo, điệu nghệ xắt, bổ dưa, bày biện trên đĩa, mâm mà ai cũng muốn ăn. Từng nơi có một cách thưởng thức khác nhau. Riêng người Quảng Ngãi khi ăn dưa thì không thể thiếu chén muối giã mịn, thêm vài trái ớt sim cay xè lưỡi.
    Vào ngày thứ bảy, chủ nhật rảnh rỗi, nhiều người ở các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi kéo nhau đi "du lịch" Bình Sơn, cốt được ăn những "trận" dưa "đã đời" ngay tại chỗ. Dưa vừa hái ngoài đồng về đem bổ ra ăn liền mới thấy hết vị ngon. Ai ra Bình Sơn dù bận bịu thế nào cũng không quên mua vài quả dưa về làm quà cho người thân ở nhà.
    (ST)
  9. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Dưa Hấu - Bình Sơn​
    Ở các tỉnh duyên hải miền Trung nhiều vùng có dưa hấu nhưng không đâu ngon ngọt như dưa hấu của đất Bình Sơn, nằm phía bắc tỉnh Quảng Ngãi.
    Đi tới Bình Sơn, một vùng đất cát trắng mịn, có con sông Trà Bồng suốt bốn mùa nước trong xanh, vào tiết từ đầu xuân đến cuối hạ, đâu đâu cũng thấy ngập tràn dưa hấu. Khách đường xa choáng ngợp vì dưa tươi, chín mọng, căng đầy.
    Dưa hấu Bình Sơn quả to, vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt đều cả quả. Phần ruột bên trong chín đặc, đỏ rực, không bị rỗng xốp và nhạt dần vào trong như dưa ở nơi khác. Vùng thổ nhưỡng lý tưởng và vốn kinh nghiệm trồng dưa hơn nửa thế kỷ của người Bình Sơn đã tạo cho dưa đất này mang hương vị riêng không thể trộn lẫn vào đâu được.
    Nhìn những đôi tay của các mẹ, các chị Bình Sơn khéo léo, điệu nghệ xắt, bổ dưa, bày biện trên đĩa, mâm mà ai cũng muốn ăn. Từng nơi có một cách thưởng thức khác nhau. Riêng người Quảng Ngãi khi ăn dưa thì không thể thiếu chén muối giã mịn, thêm vài trái ớt sim cay xè lưỡi.
    Vào ngày thứ bảy, chủ nhật rảnh rỗi, nhiều người ở các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi kéo nhau đi "du lịch" Bình Sơn, cốt được ăn những "trận" dưa "đã đời" ngay tại chỗ. Dưa vừa hái ngoài đồng về đem bổ ra ăn liền mới thấy hết vị ngon. Ai ra Bình Sơn dù bận bịu thế nào cũng không quên mua vài quả dưa về làm quà cho người thân ở nhà.
    (ST)
  10. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1

    Đảo Lý Sơn - Tỉnh Quảng Ngãi
    [​IMG]
    Chùa Ðục ở Lý Sơn - Quảng Ngãi
    Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Ðông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Ðác Tố, chủ làng Tali Talok.
    Thật ra, theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tính nhô khỏi mặt nước biển. Chính các lớp trầm tính nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến, mà ngày nay chúng ta nhìn thấy được ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tính đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
    Có thể nói rằng, toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la mà những ngày đẹp trời từ ngọn núi Nam Châm (Nam Trân - ngọn núi cao nhất nằm ở ven biển, thuộc khu vực Dung Quất) ta có thể nhìn thấy khá rõ. Trên đỉnh ngọn núi làm những thảm rừng, gần dưới chân là nhà cửa, đường sá và những cánh đồng hành tỏi xanh tươi bốn mùa.
    Chùa Hang, hang Câu, cổng tò vò đá, những bãi đá sót, hợp cùng những đền chùa, miếu mạo thành một hệ thống các di tích có giá trị. Hai trong số đó là chùa Hang và đình làng Lý Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.
    Quảng Ngãi tỉnh chí (Nguyễn Bá Trác - Nguyễn Ðình Chi) ghi chép về Lý Sơn như sau:
    "Ở NGOÀI BỂ TỈNH Quảng Ngãi lại có một hòn cù lao gọi là Lý Sơn (Poulo Canton).
    Cù lao Lý Sơn thì gồm có hai làng: An Hải phường và An Vĩnh phường.
    Hai làng ấy cũng có dân ở đông đúc, cù lao ấy cách đất liền chừng nửa ngày thuvền trong lúc thuận buồm xuôi gió.
    Trên cù lao ấy nhà nước có lập một cây đèn chiếu "phare " để dẫn đường cho tàu thủy qua lại". (1)
    Chùa Hang là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn. Hang đá này được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20 m ở ngọn núi Thới Lới, do bị nước biển xâm thực trong thời kỳ biển tiến. Hang có bề ngang 30 m ăn sâu trên 25 m vào núi theo kiểu hàm ếch ngoài cửa cao 15 m, thấp dần vào phía TRONG. Ở ĐÓ có những kỷ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hang là những cây bàng phễu cổ thụ, cành lá xum xuê. Chùa Hang là nơi thờ Phật (nên còn có tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự) kết hợp thờ 7 vị tiền hiền làng Lý Hải (An Hải phường)... Chùa Hang được mô tả trong Ðại Nam nhất thống chí như sau:
    "Cù lao Ré (LÝ): Ở GIỮA biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về phía đông; xung quanh nổi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân 2 phường An Hải và An Vĩnh ở tại đấy. Phía đông đảo có động, trên có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng, nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi khi có giặc biển thì dân phường ẩn núp ở đấy... "(2).
    Một di tích khác ở Lý Sơn được công nhận di tích Lịch sử văn hóa quốc gia là đình làng và nhà thờ tiền hiền Lý Hải, tọa lạc tại thôn Ðông - xã Lý Hải (An Hải phường), được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu 4 lần vào các năm 1926, 1938, 1943, 1974, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Ðây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền, vật, ném cồn,...) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.
    Ngoài chùa Hang, đình làng Lý Hải, Lý Sơn còn có hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, Âm linh tự, dinh bà Roi, giếng vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh Ðại Việt. Ðặc biệt, trong lòng đất Lý Sơn còn ẩn chứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm mà các hiện vật gồm xương động vật, đồ gốm, hài cốt người cổ có niên đại cách chúng ta khoảng 2 - 3 nghìn năm, được tìm thấy ở cuộc khai quật khảo cổ học do Viện khảo cổ và Sở Văn hóa - THÔNG TIN QUẢNG NGÃI TIẾN HÀNH TRONG THÁNG 5 - 6-1997 VỪA QUA, XÓM ỐC (XÃ LÝ VĨNH), là một bằng chứng sinh động.
    Về mặt văn hóa tinh thần, có thể nói rằng Lý Sơn là một bảo tàng sống động với sự phong phú rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Trường Sa, các lễ tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá ông,...
    Lý Sơn nằm trong hệ thống các đảo tiền tiêu về phía biển, có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ các di tích Lịch sử văn hóa phải gắn với các yêu cầu về quốc phòng, trong đó đặc biệt lưu ý các tư liệu gắn với các di tích, có những mối liên quan đến việc nghiên cứu chủ quyền của Tổ quốc đối với không chỉ đảo Lý Sơn mà cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Lý Sơn là một hòn đảo có tiềm năng văn hóa vô cùng phong phú, trong đó các di tích Lịch sử văn hóa chiếm một vai trò quan trọng. Công tác bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích này đòi hỏi nỗ lực và nhiệt tình rất lớn của chính quyền sở tại, ngành VHTT cũng như các tầng lớp nhân dân Lý Sơn. "Hòn đảo văn hóa" Lý Sơn, chắc chắn sẽ là một nơi thu hút sự quan tâm tìm hiểu không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà còn là một điểm thu hút đáng kể khách du lịch trong một tương lai không xa.
    Nguồn tin: Tạp chí Xưa và Nay

Chia sẻ trang này