1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bún biển quê tôi ​
    Trong ẩm thực hằng ngày ta thường nghe nói các loại bún: Bún bò, bún giò, bún mắm, bún chay? được bán ở các quán điểm tâm. Còn bún biển hình hài ra sao? Nghe lạ quá! Thật ra tên gọi dễ thương này để gọi đến một loài rong biển. Đó là rau câu. Vì đâu có tên gọi ngồ ngộ này để mỗi lần nhắc đến chảy tràn kỷ niệm của nền kinh tế thời bao cấp?

    Lý Sơn quê tôi có vành đai san hô bao quanh đảo khá rộng. Chính gành san hô này là nơi ở và sinh sôi nảy nở của ốc, mực, cá, tôm? tạo nên đặc sản biển để những ai đi xa lâu ngày trở về đều không khỏi thèm thuồng đặc sản quê hương. Thương sao rau câu một thời chỉ được xem như loài rau cỏ. Cứ mỗi khi thuỷ triều ròng mạnh, nước cạn, loài rong biển trong đó có rau câu nằm phơi mình la liệt. Từ xa, chỉ những người sành sỏi mới phân biệt được từng loại rong biển, những ai ít quen phải đến thật gần. Thôi thì đủ sắc màu rực rỡ. Màu xanh mơn mởn của mơ lá hẹ, xen kẽ mơ màng màu vàng ươm của mơ trứng chuồn, nằm luồn trong đấy là rau đĩa xôi, bồng bồng, cum cúm? không khúm núm, cứ trải mình vàng nhạt là rau câu cọng lớn, nhưng giá trị hơn là rau câu cọng nhỏ.

    Cứ thế đem thau ra vớt về, chỉ ngắt phần ngọn non mới ngon và để gốc lại cho chúng phát triển. Ngâm trong nước sạch chừng nửa giờ, thay nước vài lần, đem luộc vừa chín, cho rau thơm vào rồi bày ra đĩa. Màu xanh của ngò, húng, quế? quyện lấy màu vàng vàng, trắng trắng của rau câu non, chỉ nhìn thấy đã ngon rồi, đố ai không tứa nước bọt. Rau câu được chấm với nước cá kho mặn, nhai nghe dai dai, giòn giòn sao mà quyến rũ. Ăn như thế đã ngon rồi, nhưng mới chỉ là hương vị quê nhà mộc mạc. Để ngon hơn rắc thêm ít đậu phộng rang giã vừa nhỏ, sẽ ngon không còn chỗ chê và đó mới là đặc sản.

    Có những ngày không có con nước ròng, nên để có rau câu ăn thường xuyên phải đem phơi khô để dành. Rau câu khô dai hơn, ít giòn, nhưng vẫn ngon không kém và vẫn luôn hấp dẫn. Kinh tế thời bao cấp, xứ đảo gặp nhiều khó khăn bởi không làm ra lúa gạo. Có khi rau câu được chan nước cá kho ăn thay cơm, nên gọi là bún biển.

    Bây giờ cuộc sống ấm no, sung túc, nhưng tìm ra đĩa rau câu trong bữa ăn không phải dễ. Nó đã trở thành đặc sản của nhà hàng cao cấp. Cứ mỗi chiều, thuỷ triều ròng, lòng tôi dâng lên nỗi nhớ rau câu. Dù đi đâu về đâu, trong ký ức tôi vẫn tinh khôi tình quê món ?obún biển?. Mỗi khi được điểm tâm đĩa bánh hỏi tôi bồi hồi nhớ đĩa rau câu. Vẫn những sợi nhỏ mềm mềm, đan xen vào nhau, dù rau câu không trắng như bánh hỏi nhưng vẫn gợi lại nỗi nhớ trong tôi: ?oÔi, rau câu xứ đảo!?.
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bắp món ngon mọi miền ​
    Từ những cánh đồng phù sa màu mỡ chạy dài suốt từ Bắc chí Nam của nước ta, trên cao nguyên đất đỏ Bazan hay những rẻo cao của các bản làng xa xôi hẻo lánh... vào chính vụ, đâu đâu cũng thấy một màu xanh mượt mà của nương khoai, ruộng bắp. ?oBắp quê ta mênh mông...?. Những trái bắp có màu xanh phơn phớt no tròn, căng phồng nhựa sống, có hương thơm đặc trưng tinh khiết, đã có thời là nguồn thực phẩm chính nuôi sống bao người...

    Bắp ăn vào có hương vị ngọt thanh, deo dẻo... no lòng. Món thông thường nhất mà đồng bào ta ưa dùng có lẽ là món bắp luộc. Bắp để sử dụng thường là bắp vừa khô râu, quả no tròn. Khi luộc người ta để nguyên bao vỏ, dựng trái bắp đứng lên, nắp nồi phải thật kín. Bắp luộc phải vừa chín tới, hạt no mọng, nhưng không được nở, ăn nóng có vị ngọt thanh...
    Bắp nướng thì phải dùng lửa than hoa. Nếu không có than hoa thì ta cứ việc nướng với ngọn lửa già. Khi nướng người ta lột bớt lớp vỏ bao ngoài chỉ để lại ba bốn lớp lụa là vừa. Khi nướng cháy lớp lá đó, bắp bên trong cũng đã... tám rưỡi rồi. Người ta lột bỏ lớp lá này, rồi nướng sơ lại cho hạt bắp se vàng, thơm thơm... Người thích ăn béo thì thêm chút mỡ hành phi.
    Từ quả bắp, người ta chế biến ra món bắp hột chiên giòn. Bắp non lẩy hạt rồi hấp cho chín (hấp để giữ vị ngọt), phi dầu, bỏ muỗng tép vào chiên vàng, rồi cho bắp đã hấp vào, nêm nếm gia vị, múc ra đĩa sâu lòng... Món bắp này vừa giòn, vừa béo thật khoái khẩu. Ở quê, món chả bắp mới là đặc sản độc chiêu ngự trên nhiều mâm cỗ... Bắp non dùng dao xước mỏng, đưa vào cối giã nhuyễn với một ít tỏi ta đã nướng vàng, nêm nếm gia vị... có thêm quả trứng gà càng ngon. Cho vào chảo dầu lớp bột bắp dày khoảng một phân, chiên vàng hai mặt. Để nguội xắt hình thoi, những miếng chả này làm món khai vị rất tuyệt và cũng bắt mắt.
    Chè bắp thì nấu đơn giản hơn nhiều, bắp non xước mỏng, dùng cùi bắp nấu lấy nước ngọt, lược sạch rồi lại đun sôi... cho bắp đã xước mỏng vào, khi bắp đã chín ta cho đường và chút bột bắp vào để chè được sánh... Chè bắp ăn nóng hay ăn lạnh đều ngon.
    Một món ăn cực kỳ dân dã nhưng rất chất lượng đó là xôi bắp. Hạt bắp khô đem hầm nhừ, khi hạt bắp đã nở bung ta đem đãi sạch cùi mầy; để vào chõ hấp cho tới khi bắp ra nhựa là được. Xôi bắp ăn với muối mè hoặc muối đậu phộng rang giã nhuyễn, cơm dừa bào chỉ, giò lụa, chà bông thêm chút mỡ hành, nước tương...
    Dẫu là món ăn dân dã, nhưng thấm đượm tình quê. Cái hương thơm của hoa đồng cỏ nội cứ vương bước người dân thị thành, nhắc họ nhớ mãi về nơi chôn nhau cắt rốn, nhớ mãi điệu hò cao vút lưng trăng của nàng thôn nữ trên cánh đồng quê xanh thẫm bạt ngàn.
    Hương bắp chính là hương vị quê nhà, thật gần gũi, thật ngọt ngào, ấn tượng... làm ấm lòng bao kẻ xa quê.
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Bánh tráng - tình người ​
    Hầu như trên mọi miền đất nước ta, bánh tráng trở thành món ăn phổ biến dân dã. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê Trung Bộ (thuộc tỉnh Quảng Ngãi), khi ăn món gì thường cũng kèm với cái bánh tráng mỏng mỏng, giòn rụm trông thật dễ thương. Riết thành quen, bây giờ ở xa quê, lên tận Tây Nguyên lập nghiệp, bánh tráng lúc thấy lúc không, lòng lại nôn nao nhớ bánh tráng quê nhà.

    Bánh tráng chủ yếu làm bằng bột gạo, nếu có thêm chỉ là ít nước dừa, ít mè cho có hương vị. Bánh tráng dễ làm, chỉ cần đổ bột lên khuôn, nhanh tay quay đều, úp lại thật kỹ bằng nón chằm thật dày, chỉ qua vài giây là bánh chín nhờ nước sôi trong nồi bốc hơi lên. Bánh tráng đem ra được phơi trên vỉ, khi lấy bánh phải nhẹ tay để bánh không vỡ, không nứt.

    Mộc mạc, đơn sơ là vậy, nhưng ẩn giấu bên trong từng chiếc bánh tráng là tình người mới thật thiêng liêng, cao đẹp làm sao. Trong những ngày giỗ kỵ ông bà, cha mẹ, bánh tráng được thành kính dâng lên bàn thờ gia tiên cùng với hoa quả và các loại thực phẩm khác. Nhang khói xong, cỗ bàn được dọn ra, khi cầm đũa gắp thức ăn gì, bao giờ mọi người cũng bẻ miếng bánh tráng nhỏ nhắn trước trông rôm rả mà lịch sự, ân tình. Trước đây, dân quê nghèo khó, đến ngày tưởng nhớ người thân qua đời, thực phẩm bày cúng chủ yếu là rau, đậu quanh vườn, hoặc lắm là thêm con gà, con vịt nuôi được trong nhà hay do bà con, xóm giềng gom góp mang lại. Vì vậy, bánh tráng đặt trên thức ăn như che bớt đi nỗi khổ sở, nhọc nhằn. Bánh tráng xúc ăn kèm với rau, đậu cho no bụng con cháu, bởi lâu lâu mới có một ngày được đi ăn giỗ. Người dân quê mộc mạc đến cảm động, thực dụng mà tốt tính, nhân hậu đến nao lòng.

    Nghe mẹ tôi kể: Những năm chiến tranh ác liệt, bánh tráng được lén chuyển cho bộ đội qua nhiều nẻo đường khác nhau. Bánh tráng ăn rất tiện lợi, phù hợp với điều kiện đánh giặc lúc này: Có thể bẻ bánh ăn sống hoặc nhúng nước cuốn với rau muống chấm nước nắm cũng ngon đáo để; nếu có bếp lửa giữa rừng, nướng từng cái một, bộ đội vừa ăn vừa uống nước, có thể cầm cự với kẻ thù cả ngày đêm.

    Ngày nay, đất nước thanh bình, no ấm, tôi được đi qua nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ngon vật lạ, vậy mà món bánh tráng dân dã quê nhà cứ thấm sâu vào máu thịt, vào tâm hồn tôi.
  4. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    1.020
    Đã được thích:
    0
    Đẹp quá bác ơi.
  5. knowburden

    knowburden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Hấp dẫn quá, chắc phải đi đến Quãng Ngãi đợt này thôi.
  6. oldtimer

    oldtimer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2007
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    0
    Một ngày ko xa tôi sẽ đến đất quảng Ngãi.
    mong các pro welcom !
  7. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Welcome bạn. Đến Q Ngãi nhớ thông báo 1 tiếng trên Box là ok
  8. VietHardGuy

    VietHardGuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Thành cổ Quảng ngãi ngay trong thành phố. Đố ai tìm được đủ các cửa và các góc thành.
    P/s: Viết cho đủ số 1 bài đặng nhờ vả ở bài sau
  9. Trungbdqn

    Trungbdqn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    800
    Đã được thích:
    1
    Thác Trắng nằm cách TP Quảng Ngãi chừng 23km về hướng tây nam thuộc địa bàn xã Thanh An, huyện Minh Long (Quảng Ngãi). Địa điểm du lịch còn khá hoang sơ này đang là điểm đến của nhiều bạn trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần...
    Để đến với địa điểm du lịch hoang sơ này, du khách sẽ vượt qua đèo Eo Gió nằm tiếp giáp giữa huyện Nghĩa Hành và Minh Long. Trên con đường vòng cung, ngang qua những cánh đồng lúa là dòng sông Vệ lững lờ trôi bên những xóm nhà. Càng đến gần địa bàn huyện lỵ Minh Long, quang cảnh cũng bắt đầu thay đổi dần với những nếp nhà sàn nằm bên sườn núi, những rẫy chè và thửa ruộng bậc thang của đồng bào H''re hai bên đường.
    [​IMG]
    Phong cảnh đẹp và bình yên đến nao lòng...
    Thác Trắng ẩn mình giữa rừng già, dòng nước trắng xóa như treo trên vách đá ở độ cao trên 40m. Từ trên cao, nước buông mình đổ xuống tạo thành dòng suối trong vắt, chạy quanh những tảng đá và bờ cây dương xỉ mọc đầy trên vách núi. Hai bên thác có nhiều cây đoát - một loài cây mà đồng bào dân tộc thiểu số lấy nước lên men làm thành thứ rượu đoát độc nhất vô nhị.
    Giữa một không gian còn tinh khiết, khách đường xa cứ thong thả ngồi trên những tảng đá ngắm trời mây mà không vội hòa mình vào dòng nước mát.
    Để thưởng thức hết cái thú vị ở thác Trắng, nhiều bạn trẻ cứ đánh trần dang rộng đôi vai bám lấy bờ vách đá để dòng nước tha hồ "nện" xuống thân mình và thích thú gọi đó là... món matxa nước. Thú thật, nếu đã một lần "thưởng thức", bạn sẽ thấy kiểu matxa đầy chất hoang dã này ngay lập tức sẽ làm tiêu tan những mệt nhọc đời thường.
    Mặc dù đã xác định là điểm du lịch hấp dẫn của Quảng Ngãi nhưng thác Trắng vẫn còn nguyên sơ, hầu như không có sự can thiệp của con người và cũng chẳng có một dịch vụ nào. Do vậy, hầu hết du khách đến đây đều "kinh nghiệm" mang theo thức ăn, đồ uống.
    Tiện nhất là mang theo chiếc võng để sau khi dầm mình dưới nước, ăn uống xong thì tìm một gốc cây nào đó để tha hồ đung đưa, nghỉ ngơi thư giãn... Tiếng thác reo và tiếng chim rừng gù gáy sẽ đưa bạn vào giấc ngủ khoan khoái.
    Sau giấc ngủ trưa giữa rừng, cái thú nhất là tha thẩn quanh những đoạn suối cạn tìm cua đá. Nước lắp xắp mát rượi dưới chân và trong vắt, phô ra cả một "thế giới riêng" đầy hấp dẫn...
    Theo TTO
  10. voquang1979

    voquang1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Don nà, don nà!
    http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=250953&ChannelID=100

Chia sẻ trang này