1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Mùa ốc gạo ở Khe Hai ​
    Mỗi năm cứ đến đầu tháng giêng, bà con ở xã Bình Thạnh (Bình Sơn) lại nô nức rủ nhau đi cào ốc gạo (hay còn gọi là ốc ruốc) ở dọc bờ biển Khe Hai. Từ việc đi cào những con ốc gạo nhỏ xinh xinh, đủ màu sắc, nhiều gia đình nghèo ở đây đã đủ trang trải hàng ngày, lo tiền học hành cho con cái?

    Anh Lý Văn Công (37 tuổi), ở đội 5, thôn Trung An, vừa vác đồ cào dưới nước đi lên, răng đánh bần bật trên miệng vì lạnh, anh gặp tôi bảo: "Cứ thành lệ, sau Tết Nguyên đán là bà con trong thôn Trung An, xã Bình Thạnh tạm "đình" mọi việc để tập trung cho việc cào ốc gạo". Mấy hôm nay, chiều nào anh cũng đi cào ốc, có hôm "trúng mánh" thì cào được một bao (70 - 80 kg), bán ra được khoảng 120.000 - 150.000 đồng - tuỳ theo giá cả, còn khi "hẻo" cũng được 50.000 - 70.000 đồng (ốc được bán theo từng lon sữa bò, mỗi lon từ 1.200 - 1.500 đồng). Anh Công bảo, so với người lắm tiền bấy nhiêu chẳng thấm vào đâu, còn với anh và gia đình thì đó là số tiền rất có ý nghĩa trong lúc "hạt lúa tháng giêng" này. "So với làm công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp ở đây thì thu nhập khá mà lại khoẻ xác nữa?" - anh cười hiền lành nói?

    Ở thôn Trung An, xã Bình Thạnh, cứ như là lệ, nên vào buổi chiều những ngày này, trên những lối đi dọc bờ biển Khe Hai, có hàng chục người, trên tay cầm dụng cụ cào, bao đựng? đang lầm lũi tiến về phía biển để cào ốc. Mùa ốc gạo ở đây chỉ kéo dài từ tháng 1 - 3 hàng năm (âm lịch). Do đó, hầu như đàn ông, con trai nhà nào trong thôn cũng đi cào ốc. Theo chân họ bước ra bãi biển mênh mông ấy, tôi chứng kiến hàng chục người đang hì hục cầm bộ đồ cào ngâm mình kéo lê dưới đáy nước. Chốc chốc họ dừng bước, cúi mặt xuống để tránh những con sóng bạc vỗ thẳng vào mặt. Anh Lê Thanh Ba (23 tuổi) cho biết, thông thường các năm, Ba đã vào thành phố Hồ Chí Minh để làm kiếm tiền, nhưng năm nay, quyết nấn ná hết mùa ốc gạo mới rời quê ra đi. "Dụng cụ cào ốc tuy không phải sắm tiền triệu, nhưng cũng mất khoảng 700.000 - 800.000 đồng/bộ. Nó rất nặng, nên hiếm khi chị em đi cào, mà nghề này chủ lực vẫn cánh đàn ông". Tìm hiểu, tôi được biết, muốn đi cào ốc thì phải theo con nước lớn, ròng. Thường từ 1 - 15 hàng tháng, con nước cạn sớm, nên khoảng 14-15 giờ trong ngày là cào được rồi; nửa tháng sau thì con nước cạn trễ hơn. Do vậy, có hôm phải cào ốc đến khoảng 20 giờ mới về. Lân la hỏi chuyện với anh Đặng Quang Văn (khoảng 40 tuổi) - một thành viên trong đội quân cào ốc gạo, tôi được biết, người mua ốc gạo rất nhiều: Gần thì người thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, thị trấn Châu Ổ và nhiều xã trong huyện kéo đến mua ốc, xa thì ở Tam Kỳ, Núi Thành (Quảng Nam) cũng đến đây hỏi mua. "So với năm ngoái thì năm nay ốc mất mùa. Trời động quá mà, lại lạnh nữa nên ốc không nhiều như năm ngoái" - anh Văn tiếc nuối cho hay. Cũng thời gian này năm trước, đi dưới biển mà nghe ốc nằm xốn lòng bàn chân. Có khi không cần cào vất vả mà chỉ cần lấy tay lùa vào khoang chứa đồ cào ốc. Nhờ vậy, có rất nhiều người trúng mánh một đêm thu về 700.000 - 800.000 đồng; còn 200.000 - 300.000 đồng/đêm/người là chuyện thường. Thế nhưng, đó là chuyện của năm ngoái. Năm nay, ai có sức cào mấy tiếng đồng hồ, cùng lắm cũng chỉ kiếm được tối đa trên dưới 200.000 đồng. Tôi còn được các cụ già trong thôn cho hay, không bao giờ có nhiều năm liên tiếp được mùa ốc gạo; mà thường đôi ba năm được mùa, tiếp theo sẽ mất mùa - như năm nay chẳng hạn.

    Nói gì thì nói, việc đi cào ốc gạo cũng mang lại thu nhập đáng kể cho người dân ở vùng quê nghèo này. Thế nhưng, có không ít trường hợp phải trả giá đắt trong lúc đi "kiếm cơm" ngoài biển. Bà con ở đây kể, năm nay chưa có ai cào ốc bị chết đuối. Chỉ ngày trước hôm tôi đến, có hai người do ở lâu dưới nước, bị lạnh và sụp phải con lạch ngầm nên bị sóng cuốn trôi. May mà bà con phát hiện kịp nên hai người đàn ông nọ thoát chết. Còn về hai năm trước, năm nào cũng có người bỏ mạng tại biển Khe Hai này.

    Đứng trước biển Khe Hai buổi chiều hôm ấy, tôi ước ao: Biển đừng mang người ra đi ngoài khơi xa, mà hãy cho nơi này thêm nhiều ốc gạo, giúp cho người dân đỡ nhọc nhằn hơn trong bước mưu sinh?
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ai ăn sùng bãi?​
    Tôi có tay bạn công tác ở Nhà máy Bia Dung Quất. Hắn có một "biệt tài" mà đám "cháu chắt" lưu linh chúng tôi đứa nào cũng? nghiêng mình kính nể. Ấy là món nào vào tay hắn cũng trở thành? món nhắm. Trong các cuộc bù khú với nhau, bao giờ hắn cũng đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về "tay nghề" của mình.

    Hôm rồi gặp tôi, đang ngồi lai rai, hắn vỗ vai tôi và bảo: "ông đã bao giờ nhắm rượu với món sùng bãi chưa?". "Con sùng ấy à?"-tôi tròn mắt. Eo ôi! Con vật thường có trong phân ủ hoặc ruộng lang mà thuở nhỏ bọn tôi hay bới bắt làm mồi để bẫy chim. Nghe mà phát ớn chứ đừng nói chi ăn. Nhìn vào bộ mặt ỉu xì của tôi, hắn cười đắc ý: "Ông? lạc hậu bỏ mẹ! Cũng đều là ấu trùng của con bọ rầy - một loại bọ cánh cứng ăn lá cây - nhưng có nhiều loại lớn nhỏ khác nhau. Thứ sùng ông nói là sùng ăn phân hoặc ăn rễ khoai, đen hùi, chỉ cho? gà ăn. Còn sùng tôi nói là sùng bãi. Có nơi gọi là con lậy (lợi). Ăn ngon hết biết. Được, hôm nào ông về quê với tôi!".

    Tháng 7, tháng 8 ta. Những cơn mưa giông buổi chiều rửa sạch cái oi nồng của những ngày cuối hạ đầu thu. Để lại trong lòng người một chút gió mơn man hơi nước. Tôi và hắn vác cuốc ra bãi ven sông Trà. Hắn chỉ vào vài gộc sậy, gốc mía bị sùng ăn, lá ngả sang màu vàng úa. Sau vài nhát cuốc, những con sùng vàng au đã hiện ra. Đất ẩm và nhiều thức ăn, sùng ta no tròn, bóng mỡ. Trời ạ! Con sùng bãi nằm ngoài trí tưởng tượng của tôi. Đâu đen đúa và nhớp nháp như con sùng phân mà ngày xưa tôi biết. Cầm con sùng, hắn đưa tay ngắt lấy phần đít, rảy ruột ra ngoài. Hắn bảo: Nếu để, sùng sẽ bị lộn ruột, đất lẫn vào thịt, ăn không được. Đào một chặp, tôi và hắn đã có một tô sùng vàng ươm, nhìn không cũng đã con mắt.

    Sùng đem về, hắn rửa sạch và để cho ráo nước. Chiếc nồi rang được bắc lên cho nóng. Đổ sùng vào, đảo đều cho nó rụng lông tơ sau đó mới chế biến. Có nhiều cách chế biến nhưng dân dã mà ngon nhất, theo hắn, là rang muối. Hắn bắt chảo mỡ lên. Đợi cho mỡ sôi. Bỏ vào một ít muối sống. Đổ sùng vào và để cho muối nổ đều. Muối hết nổ thì sùng cũng vừa chín đến. Đĩa sùng thơm phức, vàng rụm thấy đã muốn ăn. Nhón con sùng bỏ vào miệng. Chu cha! Vừa giòn, vừa béo, vừa ngọt, vừa bùi? hương vị khó lẫn với món nào được.

    - Ông thấy thế nào? Hắn cười cười, nheo nheo mắt.
    - Trên cả tuyệt vời! Tôi nói qua làn hơi cay của ly rượu gạo và vị thơm nồng, béo ngậy của món sùng rang muối- Các đại gia tiền tỉ cũng chẳng bằng ta!
    Hai thằng cười khề khà, nhìn hoàng hôn rụng đỏ cả dòng sông.
    Vũ Nho
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Gỏi sứa​
    Những ngày hè được vẫy vùng trong làn nước biển có sóng lăn tăn thì còn gì thích bằng. Đang thoả thuê thú vui bất chợt bắt gặp những "cục" mềm mềm, trong trong, trăng trắng có khi to bằng cái chén ăn cơm. Đấy là những con sứa biển. Sứa có nhiều loại. Sứa chuỗi cườm, con nhỏ màu xanh kết nhau thành chuỗi. Chúng có độc tố, thấy lo tránh xa kẻo vướng vào phải mang tai vạ ngứa rát bỏng người. Còn loại sứa thịt, mềm mềm như cục đông sương. Vớt được vài ba ký, đem về làm gỏi thì khỏi phải chê.

    Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước. Sau đó lo hái rau thơm, xắt thêm ít xoài, khế? Lo pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm. Không quên chuẩn bị đậu phụng rang giã vừa nhỏ. Mọi thứ làm "duyên" cùng sứa đã xong. Lúc này mới vớt sứa ra, rửa nhẹ một lần cho sạch. Nếu con sứa to lấy dao "đi" vài đường như mấy cô bán đông sương cầm dao rạch mềm mại. Xong xuôi thì bỏ chung tất cả những thứ ấy lại. Nhẹ tay trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm cho thật vừa khẩu vị. Nếu thích ăn cay cho thêm ít ớt.

    Đem bày lên đĩa, sao mà xinh thế! Màu trắng trong của sứa nằm bệ vệ như làm duyên với màu xanh của rau, đỏ au của ớt, vàng lợt đậu phụng rang. Bánh tráng dày có mè đem xúc khỏi cần thìa, chén. Ăn như con gái e thẹn, thủng thẳng nhai, từ từ nuốt mới thưởng thức hết cái sần sật là lạ của sứa. Giòn giòn, thơm thơm của bánh tráng. Béo cái béo của dầu ăn, của đậu phụng. Nghe cay cay đầu lưỡi do ớt. Chát chát của chuối. Chua chua của xoài, khế? Ôi, sao mà ngon đến thế!

    Gỏi sứa là món ăn ngon và mát, mộc mạc tình quê, đã được ăn một lần hẵn không quên món ngon đến lạ.
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Đưa vào khai thác Khu du lịch Thiên Đàng 4 mùa vào dịp 30/4​
    Khu du lịch sinh thái Thiên Đàng (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) được cấp phép năm 2004 với qui mô 286 ha. Theo dự án, toàn bộ Khu du lịch này được xây dựng thành 6 phân khu chức năng gồm: khu Thiên Đàng mùa Xuân, khu Thiên Đàng mùa Hè, khu Thiên Đàng mùa Thu, khu Thiên Đàng mùa Đông, khu Thiên Đàng 4 mùa và câu lạc bộ vui chơi giải trí Thiên Đàng.

    Sau gần 2 năm triển khai thi công, Công ty TNHH Thiên Đàng chuẩn bị đưa vào khai thác một phần của khu Thiên Đàng Bốn mùa trên diện tích 20ha. Tại đây, chủ đầu tư đã hoàn thành các hạng mục công trình như nhà hàng hải sản; hệ thống nhà biệt thự cao cấp 240 phòng và các công trình, dịch vụ tiện ích khác phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và ăn nghỉ của du khách. Được biết, tổng vốn đầu tư cho khu du lịch này khỏang 300 triệu USD và sẽ hoàn thành vào năm 2010./.
  5. Sudang82

    Sudang82 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    3
    Mình ở Hà Nội, sắp tới có kế hoạch đi Quảng NGãi công tác . Mình muốn hỏi các bạn QN là từ HN có xe chất lượng cao nào đi Quảng Ngãi không? Đi theo xe Sài GÒn cũng được nhưng nếu có xe đi Quảng Ngãi thì tốt hơn (vì xuống xe ở bến gốc bao giờ cũng thỏai mái hơn) Mình nghe nói có xe Chín Nghĩa , không rõ chất lượng thế nào? Các bạn giúp mình với nhé.
    Cám ơn tất cả các bạn
  6. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Xe Chín Nghĩa tốt đấy bạn, họ có hệ thống quán ăn của họ trên quốc lộ luôn, nghe nói ăn được, giá rẻ.
  7. diem1911

    diem1911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2008
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Kẹo Mạch Nha
    -------
    Từ bé đến lúc trưởng thành, chắc chắn ai cũng đã từng thử qua món "bánh tráng kẹo". Miếng bánh tráng ở bên trên "trát" một lớp mỏng mạch nha và rắc thêm chút dừa trắng, chút mè vàng. Thế là đủ vị ngọt bùi. Miếng "bánh tráng kẹo" đã đi vào ký ức tuổi thơ của chúng ta cũng chính là nhờ miếng mạch nha thơm, ngọt quê nhà.
    Mạch nha có tiếng ngon là mạch nha Mộ Đức, làng Thi Phổ, gần thị trấn Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi. Mạch nha ở một số vùng khác nhất là ở Bến Tre, lại là nguyên liệu chính cho kẹo dừa đặc sản.
    Làm mạch nha, chỉ cần hai nguyên liệu: nếp và mộng lúa già. Nếp phải lớn hạt, không lép, phơi thật khô. Mộng lúa phải già nắng. Lúa sàng cho thật sạch, ngâm nước qua đêm, rồi bỏ vào thùng, sau khi xả nước, ủ kín 4-5 hôm cho lúa đâm mộng thật đều. Lấy mộng tốt đem phơi nắng cho khô, đem giã thành bột gọi là bột mầm. Nếp sau khi xôi cho vào chảo gang thật lớn, đổ nước sền sệt rồi bỏ thêm bột mầm vào khuấy đều và đun sôi. Cứ một nồi bảy xôi, thì bỏ vào 1 kg bột mầm khuấy đều như thế độ 12 giờ liền mới vớt ra, đổ vào chiếc bao, ép lấy tinh chất nếp, còn xác thì bỏ đi.
    Lấy được tinh chất nếp còn phải đem "cô" lại mất 4-5 giờ nữa mới thành một chất dẻo, thơm thơm, ngọt thanh. Đó là mạch nha.
    Mạch nha ngon hay dở, đặc hay lỏng, để lâu được hay không là do ở nghệ thuật nấu "cô". Mạch nha có mùi thơm dìu dịu, vị thanh thanh, trong mà không cần nấu với bột, ngọt mà không cần nấu với đường.
    Bây giờ hay lúc nào, ai đã từng đến xứ Quảng, lúc trở về đều không quên mang theo những lon mạch nha, hình thức nhãn hiệu tuy đơn sơ nhưng kẹo trong, ngon, sản phẩm đặc biệt của một vùng.

  8. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Lụm được cái này trên Sức Sống Mới, tính up lên đây mọi người cùng xem, mừ hổng được, thôi mọi người click vào linh dưới đây để xem video giới thiệu núi Ấn sông Trà
    http://bientap.sucsongmoi.com.vn/dulich/vanhoalichsu/sahuynhnuiansongtra/file.2008-08-08.1677651749
    Được thienansongtra sửa chữa / chuyển vào 13:36 ngày 08/08/2008
  9. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Kg biết món thịt ngâm mắm có phải là đặc sản của QN kg nhưng mà ăn 1 lần ở nhà TTG thấy ngon tới h. Hôm CN vừa dzụ mẹ ngâm nửa ki'' để ăn. Làm mới biết trời ơi, đường wa'' trời luôn . Hy vọng mai mốt gì đó sẽ có món thịt ngâm nước mắm cuốn bánh tráng . Hôm nay đã thấy miếng thịt nâu nâu hơn 1 tẹo rồi . Lúc nào ăn cơm là ngồi ngó xem miếng thịt đã chuyển màu chưa, lúc nào có thể ăn được
  10. openheart

    openheart Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    0

    Phóng sự ảnh: ?okiếm cơm? dưới đáy sông Trà
    "TTO - Vào giữa cuối tháng 4, khi vào mùa khô hạn cũng chính là lúc hơn 300 hộ dân ở khắp các làng quê nghèo ven sông ở thôn Liên Hiệp, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh và thôn Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) bắt đầu vào cuộc mưu sinh ?okiếm cơm? dưới đáy dòng sông Trà.
    Từ trên cầu Trà Khúc nhìn xuống dòng sông Trà, thân phận những người nhủi hến, cào don trông thật nhỏ bé
    Từ lúc tờ mờ sáng, họ đã chèo ghe đi để rồi lặn hụp, dầm mình trong dòng nước sông Trà hành nghề nhủi hến, cào don cho đến khi trời tối mịt mới trở về nhà. Trung bình mỗi ngày một lao động nhủi hến, cào don dưới đáy sông Trà thu nhập khoảng 70.000 đồng..."

    Link: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=314899&ChannelID=89
    ----------------------
    Quảng Ngãi vẫn nghèo như xưa, hy vọng một ngày không xa quê hương sẽ phát triển. Và nhớ món Don quá, lâu ngày chưa về quê để ăn

Chia sẻ trang này