1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1

    Đảo Lý Sơn - Tỉnh Quảng Ngãi
    [​IMG]
    Chùa Ðục ở Lý Sơn - Quảng Ngãi
    Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Ðông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Ðác Tố, chủ làng Tali Talok.
    Thật ra, theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tính nhô khỏi mặt nước biển. Chính các lớp trầm tính nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến, mà ngày nay chúng ta nhìn thấy được ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tính đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
    Có thể nói rằng, toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la mà những ngày đẹp trời từ ngọn núi Nam Châm (Nam Trân - ngọn núi cao nhất nằm ở ven biển, thuộc khu vực Dung Quất) ta có thể nhìn thấy khá rõ. Trên đỉnh ngọn núi làm những thảm rừng, gần dưới chân là nhà cửa, đường sá và những cánh đồng hành tỏi xanh tươi bốn mùa.
    Chùa Hang, hang Câu, cổng tò vò đá, những bãi đá sót, hợp cùng những đền chùa, miếu mạo thành một hệ thống các di tích có giá trị. Hai trong số đó là chùa Hang và đình làng Lý Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.
    Quảng Ngãi tỉnh chí (Nguyễn Bá Trác - Nguyễn Ðình Chi) ghi chép về Lý Sơn như sau:
    "Ở NGOÀI BỂ TỈNH Quảng Ngãi lại có một hòn cù lao gọi là Lý Sơn (Poulo Canton).
    Cù lao Lý Sơn thì gồm có hai làng: An Hải phường và An Vĩnh phường.
    Hai làng ấy cũng có dân ở đông đúc, cù lao ấy cách đất liền chừng nửa ngày thuvền trong lúc thuận buồm xuôi gió.
    Trên cù lao ấy nhà nước có lập một cây đèn chiếu "phare " để dẫn đường cho tàu thủy qua lại". (1)
    Chùa Hang là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn. Hang đá này được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20 m ở ngọn núi Thới Lới, do bị nước biển xâm thực trong thời kỳ biển tiến. Hang có bề ngang 30 m ăn sâu trên 25 m vào núi theo kiểu hàm ếch ngoài cửa cao 15 m, thấp dần vào phía TRONG. Ở ĐÓ có những kỷ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hang là những cây bàng phễu cổ thụ, cành lá xum xuê. Chùa Hang là nơi thờ Phật (nên còn có tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự) kết hợp thờ 7 vị tiền hiền làng Lý Hải (An Hải phường)... Chùa Hang được mô tả trong Ðại Nam nhất thống chí như sau:
    "Cù lao Ré (LÝ): Ở GIỮA biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về phía đông; xung quanh nổi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân 2 phường An Hải và An Vĩnh ở tại đấy. Phía đông đảo có động, trên có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng, nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi khi có giặc biển thì dân phường ẩn núp ở đấy... "(2).
    Một di tích khác ở Lý Sơn được công nhận di tích Lịch sử văn hóa quốc gia là đình làng và nhà thờ tiền hiền Lý Hải, tọa lạc tại thôn Ðông - xã Lý Hải (An Hải phường), được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu 4 lần vào các năm 1926, 1938, 1943, 1974, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Ðây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền, vật, ném cồn,...) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.
    Ngoài chùa Hang, đình làng Lý Hải, Lý Sơn còn có hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, Âm linh tự, dinh bà Roi, giếng vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh Ðại Việt. Ðặc biệt, trong lòng đất Lý Sơn còn ẩn chứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm mà các hiện vật gồm xương động vật, đồ gốm, hài cốt người cổ có niên đại cách chúng ta khoảng 2 - 3 nghìn năm, được tìm thấy ở cuộc khai quật khảo cổ học do Viện khảo cổ và Sở Văn hóa - THÔNG TIN QUẢNG NGÃI TIẾN HÀNH TRONG THÁNG 5 - 6-1997 VỪA QUA, XÓM ỐC (XÃ LÝ VĨNH), là một bằng chứng sinh động.
    Về mặt văn hóa tinh thần, có thể nói rằng Lý Sơn là một bảo tàng sống động với sự phong phú rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Trường Sa, các lễ tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá ông,...
    Lý Sơn nằm trong hệ thống các đảo tiền tiêu về phía biển, có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ các di tích Lịch sử văn hóa phải gắn với các yêu cầu về quốc phòng, trong đó đặc biệt lưu ý các tư liệu gắn với các di tích, có những mối liên quan đến việc nghiên cứu chủ quyền của Tổ quốc đối với không chỉ đảo Lý Sơn mà cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Lý Sơn là một hòn đảo có tiềm năng văn hóa vô cùng phong phú, trong đó các di tích Lịch sử văn hóa chiếm một vai trò quan trọng. Công tác bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích này đòi hỏi nỗ lực và nhiệt tình rất lớn của chính quyền sở tại, ngành VHTT cũng như các tầng lớp nhân dân Lý Sơn. "Hòn đảo văn hóa" Lý Sơn, chắc chắn sẽ là một nơi thu hút sự quan tâm tìm hiểu không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà còn là một điểm thu hút đáng kể khách du lịch trong một tương lai không xa.
    Nguồn tin: Tạp chí Xưa và Nay
  2. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Ba Tơ-mảnh đất đẹp và thơ - Quảng Ngãi
    Không chỉ nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với cuộc khởi nghĩa ngày 11/3/1945 đã đi vào sử sách, Ba Tơ còn được biết đến như một mảnh đất đẹp và thơ với núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp. Từ tỉnh lỵ Quảng Ngãi, theo Quốc lộ I đi về hướng nam 30km, gặp Quốc lộ 24A đi ngược lên hướng tây 30km là đến huyện lỵ Ba Tơ. Ba Tơ là một huyện miền núi, nơi đầu nguồn của ba con sông chính ở Quảng Ngãi: sông Vệ, sông Trà Khúc và sông Trà Câu. Ba Tơ có nhiều núi cao và hiểm trở, trong đó có ngọn Cao Muôn cao hơn nghìn mét từng là chiến khu của đội du kích Ba Tơ năm xưa.
    Đi dọc theo Quốc lộ 24A, tầm mắt ta luôn bị thu hút bởi một vùng núi sông hùng vĩ, nên thơ luôn hiện ra với những ngôi nhà sàn độc đáo các làng dân tộc người Hre, những cánh đồng bậc thang xanh tốt, đẹp như tranh.
    Thị trấn huyện lỵ Ba Tơ, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử năm xưa, nay đang từng ngày khởi sắc. Đây cầu sông Liên (thượng nguồn sông Vệ) dài ngút, kia nhà Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ uy nghi và mang đậm màu sắc dân tộc, kia nữa là công viên, nghĩa trang liệt sĩ, nhà bưu điện, dãy phố mới... Và xa nữa là hồ Tôn Dung với đặc sản cá niêng nổi tiếng. Những cánh rừng thông lại phủ mát núi rừng Ba Tơ. Trên Quốc lộ 24A, du khách ngày càng tấp nập.
    Nếu có thời gian bạn nên tiếp tục theo quốc lộ 24A về hướng tây, đến với đèo Viôlăc đầy hiểm trở để được ngắm trọn cảnh nước non hùng vĩ và cảm nhận nỗi gian khổ cũng như ý chí sắt đá của đoàn quân cách mạng tiến lên đánh địch ở Bắc Tây Nguyên năm xưa. Bạn cũng có thể đến thăm các làng người Hre để tìm hiểu về nền văn hóa dân gian giàu bản sắc của họ qua các câu truyện cổ, các làn điệu dân ca lêu, ca chọi nổi tiếng, các nhạc cụ độc đáo, nghề đan lát, dệt thổ cẩm, cấu trúc nhà sàn...Ba Tơ căn cứ địa cách mạng năm xưa đang vươn cánh bay xa. Đất anh hùng càng thêm thơ, thêm đẹp.
    Nguồn tin: báo TBDL
  3. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Ba Tơ-mảnh đất đẹp và thơ - Quảng Ngãi
    Không chỉ nổi tiếng là mảnh đất anh hùng với cuộc khởi nghĩa ngày 11/3/1945 đã đi vào sử sách, Ba Tơ còn được biết đến như một mảnh đất đẹp và thơ với núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp. Từ tỉnh lỵ Quảng Ngãi, theo Quốc lộ I đi về hướng nam 30km, gặp Quốc lộ 24A đi ngược lên hướng tây 30km là đến huyện lỵ Ba Tơ. Ba Tơ là một huyện miền núi, nơi đầu nguồn của ba con sông chính ở Quảng Ngãi: sông Vệ, sông Trà Khúc và sông Trà Câu. Ba Tơ có nhiều núi cao và hiểm trở, trong đó có ngọn Cao Muôn cao hơn nghìn mét từng là chiến khu của đội du kích Ba Tơ năm xưa.
    Đi dọc theo Quốc lộ 24A, tầm mắt ta luôn bị thu hút bởi một vùng núi sông hùng vĩ, nên thơ luôn hiện ra với những ngôi nhà sàn độc đáo các làng dân tộc người Hre, những cánh đồng bậc thang xanh tốt, đẹp như tranh.
    Thị trấn huyện lỵ Ba Tơ, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử năm xưa, nay đang từng ngày khởi sắc. Đây cầu sông Liên (thượng nguồn sông Vệ) dài ngút, kia nhà Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ uy nghi và mang đậm màu sắc dân tộc, kia nữa là công viên, nghĩa trang liệt sĩ, nhà bưu điện, dãy phố mới... Và xa nữa là hồ Tôn Dung với đặc sản cá niêng nổi tiếng. Những cánh rừng thông lại phủ mát núi rừng Ba Tơ. Trên Quốc lộ 24A, du khách ngày càng tấp nập.
    Nếu có thời gian bạn nên tiếp tục theo quốc lộ 24A về hướng tây, đến với đèo Viôlăc đầy hiểm trở để được ngắm trọn cảnh nước non hùng vĩ và cảm nhận nỗi gian khổ cũng như ý chí sắt đá của đoàn quân cách mạng tiến lên đánh địch ở Bắc Tây Nguyên năm xưa. Bạn cũng có thể đến thăm các làng người Hre để tìm hiểu về nền văn hóa dân gian giàu bản sắc của họ qua các câu truyện cổ, các làn điệu dân ca lêu, ca chọi nổi tiếng, các nhạc cụ độc đáo, nghề đan lát, dệt thổ cẩm, cấu trúc nhà sàn...Ba Tơ căn cứ địa cách mạng năm xưa đang vươn cánh bay xa. Đất anh hùng càng thêm thơ, thêm đẹp.
    Nguồn tin: báo TBDL
  4. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Thị xã Quảng Ngãi nhìn từ núi Thiên Ấn​
    Chùa Thiên Ấn​
    Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng trên núi Thiên Ấn​
  5. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Thị xã Quảng Ngãi nhìn từ núi Thiên Ấn​
    Chùa Thiên Ấn​
    Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng trên núi Thiên Ấn​
  6. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    DU LỊCH QUẢNG NGÃI - ĐIỂM DỪNG CHÂN LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DU KHÁCH----------
    [​IMG]
            Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Quảng Ngãi nằm trong không gian vùng du lịch Bắc Trung Bộ trên trục đường giao[​IMG] thông chính nối từ Bắc vào Nam và một không gian du lịch đầy hấp dẫn với các di sản văn hoá thế giới như Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và các địa danh vốn đã rất nổi như: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hoà)...    Với đường bờ biển dài gần 130 km, các bãi tắm sạch, đẹp như Mỹ Khê, Vạn Tường, Sa Huỳnh..., các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ như đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), đảo khỉ (phía Đông Nam của Sa Huỳnh); vùng núi có khí hậu[​IMG] mát mẻ trong lành với những cánh rừng nguyên sinh  và nhiều động vật quý hiếm như Cà Đam, Cà Đú (huyện Trà Bồng), các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như Thiên Ấn Niêm Hà, Cổ luỹ cô thôn... Quảng Ngãi thực sự là mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch sinh thái. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn được biết đến như là mảnh đất có bề dày về truyền thống văn hoá và lịch sử với di chỉ Văn hoá Sa Huỳnh cách đây 2.500 - 3.000 năm, thành cổ Châu Sa còn nhiều dấu vết của nền văn hoá Chămpa phát triển từ sớm đến muộn và các địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như Ba Tơ, Trà Bồng, Ba Gia, Vạn Tường, Sơn Mỹ, trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ và các di tích kiến trúc cổ tiêu biểu như chùa Thiên Ấn, chùa Ông, chùa Hang, chùa Diệu Giác... Đến với Quảng Ngãi, ta còn được biết đến nét đẹp văn hoá của người dân nơi đây qua những lễ hội mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp sống ven biển như: Lễ cầu ngư, Lế cúng cá Ông, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội sắc bùa ngày xuân.... [​IMG] Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 23 khách sạn có tiêu chuẩn từ 1-4 sao...Hệ thống giao thông trong tỉnh cũng không ngừng được nâng cấp và  mở rộng, rất thuận tiện cho sự  đi lại của nhân dân địa phương và du khách đến tham quan.  Để du lịch Quảng Ngãi phát triển tương xứng với tiềm năng, ngành Du lịch Quảng Ngãi đã xúc tiến quy hoạch tổng thể du lịch đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết các khu du lịch như KDL biển Mỹ Khê, KDL biển Sa Huỳnh, KDL sinh thái thành phố mới Vạn Tường, và lập một số dự án tiền khả thi gọi vốn đầu tư.Với cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh, Du lịch Quảng Ngãi đang tìm kiếm các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác đầu tư dưới nhiều hình thức nhằm khai thác tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng của tỉnh.
  7. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    DU LỊCH QUẢNG NGÃI - ĐIỂM DỪNG CHÂN LÝ TƯỞNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DU KHÁCH----------
    [​IMG]
            Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, Quảng Ngãi nằm trong không gian vùng du lịch Bắc Trung Bộ trên trục đường giao[​IMG] thông chính nối từ Bắc vào Nam và một không gian du lịch đầy hấp dẫn với các di sản văn hoá thế giới như Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và các địa danh vốn đã rất nổi như: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hoà)...    Với đường bờ biển dài gần 130 km, các bãi tắm sạch, đẹp như Mỹ Khê, Vạn Tường, Sa Huỳnh..., các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ như đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), đảo khỉ (phía Đông Nam của Sa Huỳnh); vùng núi có khí hậu[​IMG] mát mẻ trong lành với những cánh rừng nguyên sinh  và nhiều động vật quý hiếm như Cà Đam, Cà Đú (huyện Trà Bồng), các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như Thiên Ấn Niêm Hà, Cổ luỹ cô thôn... Quảng Ngãi thực sự là mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch sinh thái. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn được biết đến như là mảnh đất có bề dày về truyền thống văn hoá và lịch sử với di chỉ Văn hoá Sa Huỳnh cách đây 2.500 - 3.000 năm, thành cổ Châu Sa còn nhiều dấu vết của nền văn hoá Chămpa phát triển từ sớm đến muộn và các địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam như Ba Tơ, Trà Bồng, Ba Gia, Vạn Tường, Sơn Mỹ, trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ và các di tích kiến trúc cổ tiêu biểu như chùa Thiên Ấn, chùa Ông, chùa Hang, chùa Diệu Giác... Đến với Quảng Ngãi, ta còn được biết đến nét đẹp văn hoá của người dân nơi đây qua những lễ hội mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp sống ven biển như: Lễ cầu ngư, Lế cúng cá Ông, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội sắc bùa ngày xuân.... [​IMG] Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 23 khách sạn có tiêu chuẩn từ 1-4 sao...Hệ thống giao thông trong tỉnh cũng không ngừng được nâng cấp và  mở rộng, rất thuận tiện cho sự  đi lại của nhân dân địa phương và du khách đến tham quan.  Để du lịch Quảng Ngãi phát triển tương xứng với tiềm năng, ngành Du lịch Quảng Ngãi đã xúc tiến quy hoạch tổng thể du lịch đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết các khu du lịch như KDL biển Mỹ Khê, KDL biển Sa Huỳnh, KDL sinh thái thành phố mới Vạn Tường, và lập một số dự án tiền khả thi gọi vốn đầu tư.Với cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh, Du lịch Quảng Ngãi đang tìm kiếm các nhà đầu tư trong và ngoài nước hợp tác đầu tư dưới nhiều hình thức nhằm khai thác tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng của tỉnh.
  8. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Hương vị quê nhà: Đồn đột cù lao Ré
    Đồn đột là một trong những thứ hải sâm quí hiếm mà ngày xưa, người dân biển ở cù lao Ré (bây giờ là huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi), phải vất vả lặn lội biển sâu bắt mang về, chủ yếu để cống nạp cho vua quan chứ mình đâu được ăn?

    Con Đồn đột giống như con giun khổng lồ đầy màu sắc ở tít dưới đáy biển, trong hang đá, khe cát có độ sâu 10-30m, ở dưới nước, đồn đột có con dài đến 40cm, đường kính gần 20 cm, nặng từ 1-3 kg. Bị bắt lên, Đồn đột thun lại, tròn như trái bóng, cái lỗ miệng bé tí như lỗ van bơm hơi. Da Đồn đột thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nơi nó sống như tắc kè vậy. Sờ vào da Đồn đột, thấy mềm mát đến lạnh xương sống!

    Trước đây, dân cù lao Ré chèo ghe ra các gành đá cách đảo vài hải lý, một ngày bắt được hàng trăm con Đồn đột. Nay thì khá hiếm hoi, chỉ dăm mười con trong một ngày lặn hụp cật lực đã là hên lắm.
    Người ta xẻ bụng đồn đột rửa sạch cát, luộc chín, phơi khô rồi mới bán cho lái buôn để xuất khẩu. Đồn đột có giá trị kinh tế cao. Nếu để tươi hoặc luộc chưa chín, Đồn đột chảy thành nước chỉ còn da thì không ai mua nữa.

    Ăn Đồn đột rất công phu. Trước hết là mổ bụng rửa sạch cho hết cát. Ruột Đồn đột như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim gan phèo phổi gì hết. Xương cũng không. Mổ rửa xong, ngân nước muối, luộc chín, lấy thanh tre căng ra phơi thật khô. Muốn ăn lại luộc lần nữa, cạo sạch lớp da ngoài vì người ta cho là da độc. Nhưng người Hoa lại để nguyên cả da. Xắt Đồn đột nhỏ ra như miếng cùi dừa nấu với thuốc bắc.

    Cũng có thể để nguyên cả con bỏ vào bụng gà đen (ác kê) sau khi đã mổ làm sạch gà, cho vào nồi đồng hầm nhừ để ăn cho tăng cường sinh lực.
    (N.V.C - www.quangngai.gov.vn)
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 21/01/2005
  9. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Hương vị quê nhà: Đồn đột cù lao Ré
    Đồn đột là một trong những thứ hải sâm quí hiếm mà ngày xưa, người dân biển ở cù lao Ré (bây giờ là huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi), phải vất vả lặn lội biển sâu bắt mang về, chủ yếu để cống nạp cho vua quan chứ mình đâu được ăn?

    Con Đồn đột giống như con giun khổng lồ đầy màu sắc ở tít dưới đáy biển, trong hang đá, khe cát có độ sâu 10-30m, ở dưới nước, đồn đột có con dài đến 40cm, đường kính gần 20 cm, nặng từ 1-3 kg. Bị bắt lên, Đồn đột thun lại, tròn như trái bóng, cái lỗ miệng bé tí như lỗ van bơm hơi. Da Đồn đột thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nơi nó sống như tắc kè vậy. Sờ vào da Đồn đột, thấy mềm mát đến lạnh xương sống!

    Trước đây, dân cù lao Ré chèo ghe ra các gành đá cách đảo vài hải lý, một ngày bắt được hàng trăm con Đồn đột. Nay thì khá hiếm hoi, chỉ dăm mười con trong một ngày lặn hụp cật lực đã là hên lắm.
    Người ta xẻ bụng đồn đột rửa sạch cát, luộc chín, phơi khô rồi mới bán cho lái buôn để xuất khẩu. Đồn đột có giá trị kinh tế cao. Nếu để tươi hoặc luộc chưa chín, Đồn đột chảy thành nước chỉ còn da thì không ai mua nữa.

    Ăn Đồn đột rất công phu. Trước hết là mổ bụng rửa sạch cho hết cát. Ruột Đồn đột như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim gan phèo phổi gì hết. Xương cũng không. Mổ rửa xong, ngân nước muối, luộc chín, lấy thanh tre căng ra phơi thật khô. Muốn ăn lại luộc lần nữa, cạo sạch lớp da ngoài vì người ta cho là da độc. Nhưng người Hoa lại để nguyên cả da. Xắt Đồn đột nhỏ ra như miếng cùi dừa nấu với thuốc bắc.

    Cũng có thể để nguyên cả con bỏ vào bụng gà đen (ác kê) sau khi đã mổ làm sạch gà, cho vào nồi đồng hầm nhừ để ăn cho tăng cường sinh lực.
    (N.V.C - www.quangngai.gov.vn)
    Được BoyChanDoi78 sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 21/01/2005
  10. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Ðặc Sản Quảng Ngãi Qua Ca Dao
    Cao Chư

    Chim mía Xuân PhổCá bống sông TràKẹo gương Thu XàMạch nha Mộ Đức
    Chỉ bốn câu vẻn vẹn 16 chữ, người bình dân đã giới thiệu được cả bốn đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, gắn nó với những địa danh tiêu biểu nhất. Về đặc sản cá bống sông Trà, có thể kể đến những câu ca dao rất hay khác, như:

    Phải đâu chàng nói mà xiêuTại con cá bống tại niêu nước chè
    Nước chè lá Minh Long sắc đặc phải nói là rất ngon sau mỗi bữa cơm, nhất là bữa cơm có món cá bống sông Trà kho tiêu. Dân gian đã mượn chuyện tình duyên đôi lứa để làm cái "đòn bẩy" bật lên sức hấp dẫn của đặc sản. Cũng với kiểu như vậy, với don, một đặc sản bình dân, lại có câu:

    Con gái còn sonKhông bằng tô don Vạn Tượng
    Với lối nói thậm xưng, dân gian giới thiệu đặc sản của mình với một niềm tự hào không cần giấu giếm, song vẫn giữ được sự tế nhị gấp nhiều lần kiểu quảng cáo. Bởi ca dao giới thiệu đặc sản với một tấm lòng trong sáng, còn dạng tiếp thị thế kia lại ít dấu ấn văn hóa, dù nó ra đời trong một thời đại văn minh.
    Một chút trào lộng, nhưng vẫn luôn trong sáng, người dân còn có câu khá vui:

    Nghèo thì nghèo, nợ thì nợCũng kiếm cho được con vợ bán donMai sau nó chết cũng còn cặp uị
    Một chút chua chát, người dân kể chuyện tình lắt léo trắc trở do không môn đăng hộ đối mà vô hình trung lại giới thiệu được cái giá trị của đặc sản mắm nhum:

    Sớm mai anh ngủ dậyAnh súc miệngAnh rửa mặtAnh xách cái rựa quéoAnh lên hòn núi QuẹoAnh đốn cây củi còng queoAnh than với em cha mẹ anh nghèoĐôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.
    Quảng Ngãi là xứ mía đường, nên dễ hiểu là ca dao cũng đề cập nhiều đến đường mía đặc sản.

    Ở đây mía ngọt nhiều đườngTìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi
    Nước mía trong cũng thắng thành đườngAnh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay
    Cũng cần biết xưa kia có nơi đặt ra lệ phạt người bẻ trộm mía để ăn, nên mới có cái hoạt cảnh khôi hài này:

    Mía ngọt tận đọtHeo béo tận lôngCổ thời mang gôngTay cầm lóng míaVừa đi vừa hítCái đít sưng vù
    Chuyện mía lan sang chuyện đường với nhiều loại đường đặc sản như đường cát: "Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát", "Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình". Bên cạnh mạch nha, đường phổi còn có đường phèn: "Thơm ngon như món mạch nha, ngọt qua đường phổi, thơm qua đường phèn...". Cũng có thể kể, ngoài hải đảo Lý Sơn còn có bánh ít lá gai nổi tiếng: "Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng hải đảo sợ dài đường ghe". ở rừng thì có đặc sản quế Quảng nổi tiếng ở Trà Bồng, song lại gắn với ý niệm xa xôi, cách trở: "Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê, lên non tìm quế, quế về rừng xanh". Quế Trà Bồng cũng vang danh không kém gì mía đường:

    Ai về Quảng NgãiCho tui gởi ít tiềnMua dùm miếng quế lâu niênĐem về chị bệnh khỏi phiền bà con
    Giới thiệu đặc sản, ca dao luôn quyện với tình người, quyện với những sinh hoạt rất đời thường, rất tự nhiên, thuần phác.
    www.xuquang.com

Chia sẻ trang này