1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Ðặc Sản Quảng Ngãi Qua Ca Dao
    Cao Chư

    Chim mía Xuân PhổCá bống sông TràKẹo gương Thu XàMạch nha Mộ Đức
    Chỉ bốn câu vẻn vẹn 16 chữ, người bình dân đã giới thiệu được cả bốn đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, gắn nó với những địa danh tiêu biểu nhất. Về đặc sản cá bống sông Trà, có thể kể đến những câu ca dao rất hay khác, như:

    Phải đâu chàng nói mà xiêuTại con cá bống tại niêu nước chè
    Nước chè lá Minh Long sắc đặc phải nói là rất ngon sau mỗi bữa cơm, nhất là bữa cơm có món cá bống sông Trà kho tiêu. Dân gian đã mượn chuyện tình duyên đôi lứa để làm cái "đòn bẩy" bật lên sức hấp dẫn của đặc sản. Cũng với kiểu như vậy, với don, một đặc sản bình dân, lại có câu:

    Con gái còn sonKhông bằng tô don Vạn Tượng
    Với lối nói thậm xưng, dân gian giới thiệu đặc sản của mình với một niềm tự hào không cần giấu giếm, song vẫn giữ được sự tế nhị gấp nhiều lần kiểu quảng cáo. Bởi ca dao giới thiệu đặc sản với một tấm lòng trong sáng, còn dạng tiếp thị thế kia lại ít dấu ấn văn hóa, dù nó ra đời trong một thời đại văn minh.
    Một chút trào lộng, nhưng vẫn luôn trong sáng, người dân còn có câu khá vui:

    Nghèo thì nghèo, nợ thì nợCũng kiếm cho được con vợ bán donMai sau nó chết cũng còn cặp uị
    Một chút chua chát, người dân kể chuyện tình lắt léo trắc trở do không môn đăng hộ đối mà vô hình trung lại giới thiệu được cái giá trị của đặc sản mắm nhum:

    Sớm mai anh ngủ dậyAnh súc miệngAnh rửa mặtAnh xách cái rựa quéoAnh lên hòn núi QuẹoAnh đốn cây củi còng queoAnh than với em cha mẹ anh nghèoĐôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.
    Quảng Ngãi là xứ mía đường, nên dễ hiểu là ca dao cũng đề cập nhiều đến đường mía đặc sản.

    Ở đây mía ngọt nhiều đườngTìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi
    Nước mía trong cũng thắng thành đườngAnh thương em thì anh biết chớ thói thường ai hay
    Cũng cần biết xưa kia có nơi đặt ra lệ phạt người bẻ trộm mía để ăn, nên mới có cái hoạt cảnh khôi hài này:

    Mía ngọt tận đọtHeo béo tận lôngCổ thời mang gôngTay cầm lóng míaVừa đi vừa hítCái đít sưng vù
    Chuyện mía lan sang chuyện đường với nhiều loại đường đặc sản như đường cát: "Thiếp gửi cho chàng, một cục đàng rim, một tiềm đường cát", "Bậu về nhớ ghé Ba La, mua cân đường phổi cho ta với mình". Bên cạnh mạch nha, đường phổi còn có đường phèn: "Thơm ngon như món mạch nha, ngọt qua đường phổi, thơm qua đường phèn...". Cũng có thể kể, ngoài hải đảo Lý Sơn còn có bánh ít lá gai nổi tiếng: "Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng hải đảo sợ dài đường ghe". ở rừng thì có đặc sản quế Quảng nổi tiếng ở Trà Bồng, song lại gắn với ý niệm xa xôi, cách trở: "Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê, lên non tìm quế, quế về rừng xanh". Quế Trà Bồng cũng vang danh không kém gì mía đường:

    Ai về Quảng NgãiCho tui gởi ít tiềnMua dùm miếng quế lâu niênĐem về chị bệnh khỏi phiền bà con
    Giới thiệu đặc sản, ca dao luôn quyện với tình người, quyện với những sinh hoạt rất đời thường, rất tự nhiên, thuần phác.
    www.xuquang.com
  2. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về mắm Nhum ở bài trên, xin post tiếp một bài về đặc sản  mắm Nhum:
    Mắm Nhum
                        Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.
                        Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
                        Khi nhỏ, con nhum tựa trái chôm chôm, mầu đen thẫm. Khi lớn có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 - 10cm; dày 3 - 4cm. Có thể nhận ra chúng trong đám rong rêu vì thân nhum có nhiều gai, giương ra khỏi lớp vỏ để tự vệ.
                        Vùng biển có nhiều nhum kép kéo dài từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 17, nhiều nhất là ở các gành đá ven biển và hải đảo gần bờ từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Dung Quất, cù lao Lý Sơn (Quảng Ngãi). Mùa sinh sản của nhum và cũng là mùa đánh bắt chúng, bắt đầu từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu.
                        Người tìm nhum lặn theo các gành đá. Khi thấy nhum, họ dùng chiếc móc sắt giật khẽ chúng về phía mình, rồi nhặt bỏ vào bao. Cái khó là không được khua động mạnh, nếu không nhum sẽ "bắn gai" vào tay người rồi bám chặt vào vách đá.
                        Bắt nhum về, người ta rửa sạch rong rêu rồi dùng một thanh tre mảnh nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, mầu hồng phớt, có thể kho để ăn cơm, hoặc trộn vào trứng để chưng cách thủy, tráng chả. Tuy nhiên ngon nhất là đem làm mắm, món mắm nhum độc đáo, đậm đà hương vị biển. Nhum có nhiều loại, nhưng chỉ có "nhum ta" nhỏ, thịt chắc, mầu đỏ thẫm ngả sang đen mới có thể dùng làm mắm. Nhum ta sống nhiều ở ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và một ít ở Hoài Nhơn (Bình Định) nên mắm nhum là đặc sản của cư dân hai bên mỏm biển vùng này.
                        Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon. Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
                        Sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước.
                        Dưới triều Nguyễn, mắm nhum là một trong những sản vật tiến vua hằng năm. Đại Nam nhất thống chí - quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) mục thổ sản, chép: "Mắm nhum - sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng đặt "hộ" mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm..." Nghĩa Sâm (sâm miền núi Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thổ sản ở Quảng Ngãi triều đình đặt "hộ" và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay.
                        Vì lẽ này, mắm nhum còn được gọi là "mắm tiền".
    (www.quangngai.gov.vn)
  3. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về mắm Nhum ở bài trên, xin post tiếp một bài về đặc sản  mắm Nhum:
    Mắm Nhum
                        Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.
                        Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
                        Khi nhỏ, con nhum tựa trái chôm chôm, mầu đen thẫm. Khi lớn có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8 - 10cm; dày 3 - 4cm. Có thể nhận ra chúng trong đám rong rêu vì thân nhum có nhiều gai, giương ra khỏi lớp vỏ để tự vệ.
                        Vùng biển có nhiều nhum kép kéo dài từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 17, nhiều nhất là ở các gành đá ven biển và hải đảo gần bờ từ Hoài Nhơn (Bình Định) đến Dung Quất, cù lao Lý Sơn (Quảng Ngãi). Mùa sinh sản của nhum và cũng là mùa đánh bắt chúng, bắt đầu từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu.
                        Người tìm nhum lặn theo các gành đá. Khi thấy nhum, họ dùng chiếc móc sắt giật khẽ chúng về phía mình, rồi nhặt bỏ vào bao. Cái khó là không được khua động mạnh, nếu không nhum sẽ "bắn gai" vào tay người rồi bám chặt vào vách đá.
                        Bắt nhum về, người ta rửa sạch rong rêu rồi dùng một thanh tre mảnh nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, mầu hồng phớt, có thể kho để ăn cơm, hoặc trộn vào trứng để chưng cách thủy, tráng chả. Tuy nhiên ngon nhất là đem làm mắm, món mắm nhum độc đáo, đậm đà hương vị biển. Nhum có nhiều loại, nhưng chỉ có "nhum ta" nhỏ, thịt chắc, mầu đỏ thẫm ngả sang đen mới có thể dùng làm mắm. Nhum ta sống nhiều ở ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và một ít ở Hoài Nhơn (Bình Định) nên mắm nhum là đặc sản của cư dân hai bên mỏm biển vùng này.
                        Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon. Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
                        Sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước.
                        Dưới triều Nguyễn, mắm nhum là một trong những sản vật tiến vua hằng năm. Đại Nam nhất thống chí - quyển 8 (tỉnh Quảng Ngãi) mục thổ sản, chép: "Mắm nhum - sản vật ở các đảo ngoài biển, khoảng đời Minh Mạng đặt "hộ" mắm nhum 5 người, mỗi năm phải nộp 12 cân mắm..." Nghĩa Sâm (sâm miền núi Quảng Ngãi nay đã tuyệt giống) và mắm nhum là hai thổ sản ở Quảng Ngãi triều đình đặt "hộ" và bắt buộc phải cống bằng vật, không được dùng tiền để thay.
                        Vì lẽ này, mắm nhum còn được gọi là "mắm tiền".
    (www.quangngai.gov.vn)
  4. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Chim mía nướng lá ổi.
                         Đây là một món ăn đồng quê, sở dĩ thành món đặc sản vì nó ngon và rẻ? bất ngờ. Cái thú của người ăn món này là được ngồi ngay giữa cánh đồng mía, thưởng thức hương vị mía tươi thơm mát, cái nắng vàng ươm mời mọc lúc thu về, với những chú chim mía nướng thơm phức, béo ngậy.
                         Nếu có dịp về các chợ quê miền Trung, nhất là ở Quảng Ngãi hay Bình Định vào mùa chuẩn bị thu hoạch mía, bạn sẽ thấy người ta bán từng xâu chim mía mới làm lông, còn tươi nguyên, thì xin chớ thờ ơ và đừng đắn đo với túi tiền của mình: Món quà quê ấy rẻ lắm, xứng đáng với chuyến đi dã ngoại của bạn. Nhưng nếu không thích nấu bếp, xin mời bạn tạt vào quán nhỏ ven đường. Một túp lều lợp bằng lá mía, bên cạnh một cánh đồng mía đang ươm mật, khi cơn gió cuối thu dìu dịu thổi tan đi cái nắng gay gắt của một mùa hè đã qua, bạn có thể tự thưởng thức cho mình một phút thư giãn trên chiếc chõng tre. Chờ món chim mía rô ti.
                         Thực ra món này rất đơn giản, người ta chỉ cần nướng qua những con chim mía tròn căng, rồi cho chúng vào chảo dầu, không cần ướp bất cứ thứ gia vị nào. Khi chúng đã vàng ươm trên chảo, tỏa mùi thơm khắp quán, chim được đặt trên chiếc đĩa sành dân dã, kèm một đĩa muối ớt, rau thơm, thêm chai rượu trắng. Có cảm giác con chim mía béo ngậy, cắn vào đâu cũng thấy thơm, thấy ngọt và có chút gì đó phảng phất như cánh đồng mía mùa thu. ?oChim mía? là tên gọi chung cho tất cả những loài chim cư trú trong đám mía. Ngoài giống chim mía ?ođích thực? thường nhỏ bé như chim sẻ, ở đồng mía cũng có nhiều loại chim khác như quốc, giồng giộc, cúm núm, và thi thoảng có những giống chim lớn hơn cũng làm tổ hoặc ghé qua đây tạm trú.Người nông dân lúc mùa nông nhàn rủ nhau đi bắt chim mía về bán. Người ta dùng lưới giăng và xua chim vào lúc tối trời. Chim bắt được, ngoài số bán cho các hàng ăn, quán nhậu, người ta còn để dành một ít để phóng sinh, thả chúng bay về những cánh đồng xanh bất tận, nơi chúng hằng sống. Ăn món chim mía, người ta không muốn thưởng thức nhiều, sợ mang tội. Vị ngọt, bùi, béo của con chim nướng hay rô ti dù rất mời gọi nhưng người thưởng thức lại muốn dừng đúng lúc.
    (Theo Phụ Nữ, Xuân Tân Tỵ).
  5. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Chim mía nướng lá ổi.
                         Đây là một món ăn đồng quê, sở dĩ thành món đặc sản vì nó ngon và rẻ? bất ngờ. Cái thú của người ăn món này là được ngồi ngay giữa cánh đồng mía, thưởng thức hương vị mía tươi thơm mát, cái nắng vàng ươm mời mọc lúc thu về, với những chú chim mía nướng thơm phức, béo ngậy.
                         Nếu có dịp về các chợ quê miền Trung, nhất là ở Quảng Ngãi hay Bình Định vào mùa chuẩn bị thu hoạch mía, bạn sẽ thấy người ta bán từng xâu chim mía mới làm lông, còn tươi nguyên, thì xin chớ thờ ơ và đừng đắn đo với túi tiền của mình: Món quà quê ấy rẻ lắm, xứng đáng với chuyến đi dã ngoại của bạn. Nhưng nếu không thích nấu bếp, xin mời bạn tạt vào quán nhỏ ven đường. Một túp lều lợp bằng lá mía, bên cạnh một cánh đồng mía đang ươm mật, khi cơn gió cuối thu dìu dịu thổi tan đi cái nắng gay gắt của một mùa hè đã qua, bạn có thể tự thưởng thức cho mình một phút thư giãn trên chiếc chõng tre. Chờ món chim mía rô ti.
                         Thực ra món này rất đơn giản, người ta chỉ cần nướng qua những con chim mía tròn căng, rồi cho chúng vào chảo dầu, không cần ướp bất cứ thứ gia vị nào. Khi chúng đã vàng ươm trên chảo, tỏa mùi thơm khắp quán, chim được đặt trên chiếc đĩa sành dân dã, kèm một đĩa muối ớt, rau thơm, thêm chai rượu trắng. Có cảm giác con chim mía béo ngậy, cắn vào đâu cũng thấy thơm, thấy ngọt và có chút gì đó phảng phất như cánh đồng mía mùa thu. ?oChim mía? là tên gọi chung cho tất cả những loài chim cư trú trong đám mía. Ngoài giống chim mía ?ođích thực? thường nhỏ bé như chim sẻ, ở đồng mía cũng có nhiều loại chim khác như quốc, giồng giộc, cúm núm, và thi thoảng có những giống chim lớn hơn cũng làm tổ hoặc ghé qua đây tạm trú.Người nông dân lúc mùa nông nhàn rủ nhau đi bắt chim mía về bán. Người ta dùng lưới giăng và xua chim vào lúc tối trời. Chim bắt được, ngoài số bán cho các hàng ăn, quán nhậu, người ta còn để dành một ít để phóng sinh, thả chúng bay về những cánh đồng xanh bất tận, nơi chúng hằng sống. Ăn món chim mía, người ta không muốn thưởng thức nhiều, sợ mang tội. Vị ngọt, bùi, béo của con chim nướng hay rô ti dù rất mời gọi nhưng người thưởng thức lại muốn dừng đúng lúc.
    (Theo Phụ Nữ, Xuân Tân Tỵ).
  6. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Vào đây thèm đặc sản QN ...... chik mất
    Được thienansongtra sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 01/03/2005
  7. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Vào đây thèm đặc sản QN ...... chik mất
    Được thienansongtra sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 01/03/2005
  8. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Don - đặc sản của Quảng Ngãi

    Don là đặc sản của vùng sông Trà (Quảng Ngãi). Món này có thể ăn với bánh tráng, hoặc xào với hành xúc bánh tráng nướng; ăn kèm ớt xanh, tiêu hành rất dậy vị.
    Khi có dịp qua địa phận Quảng Ngãi, ngang sông Trà Khúc và đặc biệt, qua thôn Vạn Tượng, xã Tư Bình, Sơn Tịnh... làm sao bạn không bị hút tầm mắt vào những tấm biển mộc mạc bên đường: Don.
    Don họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh. Don nằm sâu dưới cát (khoảng 5 phân), mỗi năm chỉ nổi lên một lần, với mực nước ngập khoảng một mét. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hạ, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi con sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào, bắt) don. Thật lạ kỳ, don chỉ sinh ra nơi nước "chè hai" (nước lợ, nước cửa biển), và cũng chỉ có thôn Vạn Tượng là nhiều và ngon nhất.
    Khi nhủi don về, người ta loại bỏ hết rong rêu và các loại ốc hến khác, rồi đem ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Đun sẵn một nồi nước hâm hẩm, một ui nước thì bốn bát don vỏ, thêm một chút muối sống (muối hột). Khi nước sôi bùng lên thì dùng đũa bếp khuấy mạnh và đều cho don há miệng, nhả tất cả chất ngọt làm cho nước don có mùi vị. Gạn nước luộc để riêng, ruột don đãi sạch vỏ. Cho don và nước luộc vào đun sôi một lần nữa. Chuẩn bị các gia vị như ớt xanh, tiêu xay, tỏi, hành, rau thơm...
    Khi ăn, người ta thường húp cả nước lẫn ruột, và ăn kèm bánh tráng gạo. Bánh tráng cũng có hai loại, hoặc nướng để bẻ miếng nhỏ bỏ vào ăn kèm, hoặc bánh tráng một hai nắng, xé nhỏ như sợi mì Quảng, cho một vắt nhỏ vào tô và chan nước. Một tô don chỉ có một muỗng nhỏ ruột, châm một tí nước mắm nguyên chất và rau thơm, hành lá... là có thể thưởng thức một thứ kỳ tuyệt, lạ lùng. Don ngon không phải vì cầu kỳ, đắt tiền, hay vì gắn kết với một kỷ niệm xưa... mà ngon vì thế đất, vì con nước "chè hai" đã làm cho nó ngọt lạ ngọt lùng. Ngoài ra, don còn được xào khô với hành lá xúc bánh tráng nướng, nấu canh với dưa hồng hay nấu cháo với mè...
    Theo Vnexpress
  9. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Don - đặc sản của Quảng Ngãi

    Don là đặc sản của vùng sông Trà (Quảng Ngãi). Món này có thể ăn với bánh tráng, hoặc xào với hành xúc bánh tráng nướng; ăn kèm ớt xanh, tiêu hành rất dậy vị.
    Khi có dịp qua địa phận Quảng Ngãi, ngang sông Trà Khúc và đặc biệt, qua thôn Vạn Tượng, xã Tư Bình, Sơn Tịnh... làm sao bạn không bị hút tầm mắt vào những tấm biển mộc mạc bên đường: Don.
    Don họ nhuyễn thể hai mảnh, vỏ nửa đen nhạt nửa vàng lợt, hình quả trám, to bằng móng tay út người lớn, dài hơn một phân. Vỏ thường mỏng hơn các loài ốc khác, hai mảnh vỏ chụm vào nhau, ở phía trên mỏng hơn dưới bụng. Ruột don màu phổi bò, pha màu vàng và có những tua hồng bao quanh. Don nằm sâu dưới cát (khoảng 5 phân), mỗi năm chỉ nổi lên một lần, với mực nước ngập khoảng một mét. Cứ từ tháng giêng âm lịch đến cuối mùa hạ, người dân miền đông Quảng Ngãi, nơi con sông Trà đổ ra biển (cửa Đại Cổ Lũy) lại rủ nhau đi nhủi (cào, bắt) don. Thật lạ kỳ, don chỉ sinh ra nơi nước "chè hai" (nước lợ, nước cửa biển), và cũng chỉ có thôn Vạn Tượng là nhiều và ngon nhất.
    Khi nhủi don về, người ta loại bỏ hết rong rêu và các loại ốc hến khác, rồi đem ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Đun sẵn một nồi nước hâm hẩm, một ui nước thì bốn bát don vỏ, thêm một chút muối sống (muối hột). Khi nước sôi bùng lên thì dùng đũa bếp khuấy mạnh và đều cho don há miệng, nhả tất cả chất ngọt làm cho nước don có mùi vị. Gạn nước luộc để riêng, ruột don đãi sạch vỏ. Cho don và nước luộc vào đun sôi một lần nữa. Chuẩn bị các gia vị như ớt xanh, tiêu xay, tỏi, hành, rau thơm...
    Khi ăn, người ta thường húp cả nước lẫn ruột, và ăn kèm bánh tráng gạo. Bánh tráng cũng có hai loại, hoặc nướng để bẻ miếng nhỏ bỏ vào ăn kèm, hoặc bánh tráng một hai nắng, xé nhỏ như sợi mì Quảng, cho một vắt nhỏ vào tô và chan nước. Một tô don chỉ có một muỗng nhỏ ruột, châm một tí nước mắm nguyên chất và rau thơm, hành lá... là có thể thưởng thức một thứ kỳ tuyệt, lạ lùng. Don ngon không phải vì cầu kỳ, đắt tiền, hay vì gắn kết với một kỷ niệm xưa... mà ngon vì thế đất, vì con nước "chè hai" đã làm cho nó ngọt lạ ngọt lùng. Ngoài ra, don còn được xào khô với hành lá xúc bánh tráng nướng, nấu canh với dưa hồng hay nấu cháo với mè...
    Theo Vnexpress
  10. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI ĐUA THUYỀN Ở QUẢNG NGÃI
    Ở Quảng Ngãi, lễ hội đua thuyền cổ truyền được tổ chức ở ba nơi: Bình Châu (Sa Kỳ), Tịnh Long (Sơn Tịnh) và ở đảo Lý Sơn. Nhưng lễ hội đua thuyền ở Bình Châu trên thuỷ trường là của Sa Kỳ được tổ chức với qui mô nhỏ, không có thuyền đua chuyên và không được tổ chức định kỳ nên nói đến lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quảng Ngãi là người ta nói đến Tịnh Long và Lý Sơn - một ở sông và một ở biển.
    1. Lễ hội đua thuyền ở Tịnh Long

    Là một xã ở đông nam huyện Sơn Tịnh, Tịnh Long nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, gần sát cửa Đại Cổ Luỹ xưa vốn là một thương cảng chính, khá sầm uất của tỉnh Quảng Ngãi. Bởi vậy, bên cạnh nghề nông với ruộng vườn xanh tốt, cư dân Tịnh Long còn làm nghề trên sông, biển. Chắc hẳn đó là lý do sinh ra hội đua thuyền có từ nhiều thế kỷ trước. Xét về thuỷ trường thì đoạn sông Trà Khúc ở Tịnh Long nước êm, có độ sâu trung bình 2-3 mét, lòng sông phẳng. Phía bắc Tịnh Long có các đồi núi thấp, phía nam, nơi hữu ngạn, là Cổ Luỹ cô thôn, với các đồn Thạc Sơn, Bàn Cờ... cùng tạo nên một phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, một khung cảnh thiên nhiên lý tưởng cho một lễ hội tưng bừng rộng thoáng như lễ hội đua thuyền.
    Hàng năm, cứ vào mồng Bốn, mồng Năm tháng Giêng Âm lịch, người dân địa phương cũng như dân ở nhiều xã khác kéo về Tịnh Long, đứng chật trên bờ sông mát rượi bóng cây cổ vũ náo nhiệt cho hội đua thuyền. Thế nhưng việc chuẩn bị cho cuộc đua đã được tiến hành từ vài mươi ngày trước. Từ khoảng giữa tháng Chạp, trong khi đang bận rộn chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán, người Tịnh Long đồng thời cũng sửa soạn quyên góp tiền bạc, chọn vận động viên và tập dượt để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền đầu Xuân. Tịnh Long có 4 thôn (An Lộc, An Đạo, Gia Hoà, Tăng Long), mỗi thôn hình thành một đội đua gồm trai tráng ở cỡ tuổi 18-35, mỗi đội đua có 22 đà công, thuỷ thủ, được nuôi ăn tập và phải chấp hành đúng nội quy cũng như những điều cấm kỵ khác.
    Thuyền đua là loại thuyền đặc biệt, không giống thuyền thường, với dáng thon và dài để hạn chế tối đa lực cản của nước. Khi đóng thuyền, người ta phải chọn ngày lành tháng tốt. Thuyền đóng xong, được trang trí đẹp, từ đầu đến đuôi trang trí theo hình con vật trong tứ linh. Bốn thôn trong xã mỗi thôn có một thuyền đua, được trang trí theo hình Long (rồng), Ly (lân), Qui (rùa), Phụng (phượng). Hiển nhiên, thuyền đua gắn với tín ngưỡng của nhân dân và được thờ ở am miếu của thôn, hàng năm, đến kỳ đua mới được làm lễ hạ thủy, có cờ, trống rộn ràng và khi đua xong lại đưa về am miếu cùng với thủ tục như vậy. Trường đua có tổng diện tích khoảng 60.000m2 với chiều dài 500 mét, rộng 120 mét (chia làm 4 ô, mỗi ô rộng 30mét) cho 4 thuyền đua. Sau khi bốc thăm, đội trưởng đội đua thuyền về cọc tiêu qui định để chuẩn bị sẵn sàng khi có lệnh xuất phát. Trong mỗi thuyền đua có 15 đà công, thuỷ thủ, mặc đồng phục và ở tất cả các thuyền đều chít khăn đỏ. Khi có lệnh xuất phát, các thuyền lập tức lao lên. Tiếng trống giục liên hồi, tiếng reo hò vang dậy ở hai bên bờ sông, những chiếc nón huơ lên cao cổ vũ, tạo nên một không khí tưng bừng náo nức. Mỗi lần đua gồm 8 vòng với 4 km, chia thành hai đợt đua, khoảng giữa 2 đợt đua là thời gian nghỉ giải lao để đà công, thuỷ thủ lấy lại sức. Cách tính điểm là thuyền về nhất được 10 điểm, thuyền về thứ nhì được 8 điểm, thuyền về ba 6 điểm, thuyền về cuối cùng 4 điểm. Tổng cộng cả 2 ngày đua tài, thuyền nào có số điểm cao nhất sẽ giành phần thắng và các thuyền khác cũng tuỳ theo số điểm đạt được mà xếp hạng nhì, ba, tư. Ngày hội đua thuyền ở Tịnh Long thật sự là một hội vui Xuân lành mạnh, tưng bừng náo nức của cư dân cả một vùng đất.
    2. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn

    Lễ hội đua thuyền truyền thống ở đảo Lý Sơn có những nét tương đồng nhưng đồng thời cũng có những nét dị biệt so với lễ hội đua thuyền ở Tịnh Long. Theo các thư tịch cổ, thì người Việt ra khẩn hoang lập ấp ở Lý Sơn vào đầu thế kỷ XVII, muộn hơn ít nhất một thế kỷ so với ở đất liền. Trong gia phả của các dòng họ đầu tiên ra khai phá đảo, thì họ từ đất liền Quảng Ngãi ra khai phá, chứ không phải trực tiếp từ Bắc vào đảo. Gia phả của nhiều dòng họ này còn cho biết, nhiều người có gốc từ Huế, vào Quảng Ngãi định cư ở Rừng Lăng, sau chuyển xuống vùng Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Kỳ... bây giờ, trước khi ra định cư ở đảo. Như vậy, lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn có thể đã có mối quan hệ nào đó với lễ hội ở Tịnh Long, hoặc xa hơn nữa, là Huế. Theo văn tế cúng "bát tổ" (8 vị tổ) và "thất tộc" (7 vị tiền hiền), thì lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn bắt đầu từ năm 1826, nghĩa là trên 100 năm sau khi những người Việt đầu tiên ra định cư ở đảo. Điều này không có gì là khó hiểu. Phải có một thời gian lâu dài dành cho việc khai khẩn, ổn định chỗ ở, dân số phát triển đủ đông, người ta mới có thể tổ chức một lễ hội cộng đồng qui mô, đòi hỏi nhiều công của cũng như trình độ nghệ thuật cao như đua thuyền.
    Lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn có thể xuất hiện sau lễ hội người Tịnh Long, cũng không thể thu hút nhiều người ở vùng khác đến như Tịnh Long, vì Lý Sơn là một đảo nhỏ, cách đất liền 25 km, nhưng chắc chắn việc đua thuyền ở đây có quy mô và qui củ hơn nhiều. Lý Sơn có 2 đơn vị hành chính ngang nhau là 2 xã trước kia là Bình Vĩnh và Bình Yến, sau lập huyện đổi lại là Lý Vĩnh và Lý Hải và mỗi xã đều hình thành 4 thuyền, đủ bộ "tứ linh" (long, ly, qui, phụng). Các thuyền cũng đặt ở nơi am miếu để thờ cúng: ở xã Lý Vĩnh, thuyền long thờ tại miếu Hoà Lân, thuyền phụng tại lăng Cồn, thuyền ly tại Dinh Chàm, thuyền qui ở lăng Nghĩa Tự. Ở xã Lý Hải, thuyền long thờ ở lăng Cồn, thuyền ly đặt ở Trung Hoà, thuyền qui ở Trung Yên, thuyền phụng ở dinh Tam Toà. Cũng như ở Tịnh Long, thuyền đua ở Lý Sơn có dáng thon dài, ngang nơi rộng nhất 1,4 mét, dài 9,5 mét; trước kia thuyền được làm bằng khung gỗ, mê tre (tất nhiên có trát đầu rái); sau này mê tre được thay bằng mê nhôm hoặc đuya-ra, vừa bảo quản được lâu, vừa đỡ được sức cản của nước hơn. Trên thuyền các phần được trang trí công phu hơn ở sự chạm khắc (chứ không chỉ vẽ như ở Tịnh Long). Khi ghe được đưa đi hạ thuỷ, người ta cũng tổ chức cầu cúng vào đêm trước, sáng sớm trước khi đua và sau khi đua, để tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh. Hàng năm vào rằm tháng Bảy, cúng tế các vị tiền hiền, người ta cũng tổ chức đua thuyền, nhưng chủ yếu vẫn là đua thuyền vào dịp đầu Xuân, kéo dài 4 ngày, từ mồng 4 đến mồng 8 tháng Giêng Âm lịch. Mỗi thuyền đua có từ 18 đến 20 người, trong đó có người Đập then (còn gọn là lái nhịp) và Tổng lái (đội trưởng). Cũng như ở Tịnh Long, mỗi thuyền đua ở Lý Sơn đều có một đồng phục riêng tùy thích, nhưng bao giờ các vận động viên cũng chít khăn đỏ trên đầu. Cách tính điểm đua cũng tương tự như ở Tịnh Long, tuy nhiên trường đua ở đây dài hơn (từ 800 đến 1000 mét) và kéo dài ngày gấp đôi ở Tịnh Long. Tất nhiên, sự thắng bại trong cuộc đua tùy thuộc ở toàn đội, ở sự khoẻ mạnh, dẻo dai của các thành viên trong đội; nhưng ở đây không thể không kể đến người lái nhịp và tổng lái. Người lái nhịp đứng ở giữa thuyền, giữ một trọng trách lớn, là phải dùng then (thanh tre) đánh nhịp rõ to để các thuyền viên bơi đúng theo nhịp. Nhiệm vụ của người đạp then nặng nề ở chỗ, phải đứng ở giữa thuyền, giữ được thăng bằng và phải bằng sức vóc mà liên tục đánh nhịp. Nhịp đánh thưa quá thì thuyền đi chậm, nhặt quá có thể làm các thuyền viên đuối sức, nhịp không đều thì dẫn đến chuệch choạc. Một khi nhịp đã vừa mà có thuyền viên không theo đúng nhịp, gây lực cản thì phải kịp thời phát hiện để thay bằng người khác. Tổng lái là người đứng ở cuối thuyền quan sát đều khắp, đồng thời đảm đương nhiệm vụ lái thuyền. Thuyền đua ở biển có đặc điểm là thủy truờng không êm như ở sông, bởi vậy, tổng lái vừa phải nhắm thẳng đến cột tiêu, đồng thời phải lượn tránh sóng. Đến giáp cọc tiêu rồi phải bẻ lái thế nào đó để không phải mất công vòng rộng, lại không quá gấp thuyền dễ bị chòng chành và nhọc công sức của thuyền viên. Cách quyên góp để tổ chức hội đua thuyền cũng tương tự như ở Tịnh Long, nhưng việc tập dượt để chuẩn bị đua lại hoàn toàn khác. Nếu như để bước vào cuộc đua chính thức, các thuyền viên ở Tịnh Long phải bỏ ra nhiều ngày tập dượt, thì ở đây chỉ cần vài ba ngày. Khi cả đội tập luyện, đội trưởng sẽ xem xét mực ghe để có thể thay thuyền viên cho vừa, mực ghe vừa rồi thì tập cho nhịp nhàng và quen tay. Sở dĩ chỉ cần ít ngày tập luyện bởi những người tham gia đua thuyền đều là những người hàng ngày đánh bắt cá trên biển, rất thông thạo với nghề đi biển.
    Tuy không thu hút được dân nhiều địa phương khác đến, nhưng để đổi lại, những ngày đua thuyền thật sự là những ngày hội của người dân toàn đảo. Cùng với tiếng trống giục, cờ phất là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu Xuân khiến không khí ắng lặng hàng ngày đã hoàn toàn được xua tan, thay vào đó là niềm vui tươi, phấn chấn. Người ta tin rằng những thuyền đua thắng cuộc thì việc làm ăn trong năm sẽ được khấm khá, phát đạt và gặp nhiều may mắn.
    Lớp tín ngưỡng xa xưa của lễ hội đua thuyền có thể là tín ngưỡng thờ mặt trăng, nếu cần tìm ở một tầng sâu hơn sẽ là tín ngưỡng thờ thần biển, nhưng hiện tại, lớp tín ngưỡng ấy đã nhạt nhoà. Vì vậy, trên lát cắt đồng đại, lễ hội đua thuyền chỉ còn lắng đọng niềm tin tín ngưỡng của người dân.
    Lễ hội đua thuyền hàng năm ở Tịnh Long và Lý Sơn, ngoài những ý nghĩa như đã nói, còn là nơi tập luyện và thử thách sự dẻo dai, rèn luyện ý chí, kích thích con người phấn đấu vươn lên làm ăn, xây dựng quê hương giàu đẹp.
    Theo quehuong.vnn.vn
    Được thienansongtra sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 01/03/2005

Chia sẻ trang này