1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI ĐUA THUYỀN Ở QUẢNG NGÃI
    Ở Quảng Ngãi, lễ hội đua thuyền cổ truyền được tổ chức ở ba nơi: Bình Châu (Sa Kỳ), Tịnh Long (Sơn Tịnh) và ở đảo Lý Sơn. Nhưng lễ hội đua thuyền ở Bình Châu trên thuỷ trường là của Sa Kỳ được tổ chức với qui mô nhỏ, không có thuyền đua chuyên và không được tổ chức định kỳ nên nói đến lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quảng Ngãi là người ta nói đến Tịnh Long và Lý Sơn - một ở sông và một ở biển.
    1. Lễ hội đua thuyền ở Tịnh Long

    Là một xã ở đông nam huyện Sơn Tịnh, Tịnh Long nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, gần sát cửa Đại Cổ Luỹ xưa vốn là một thương cảng chính, khá sầm uất của tỉnh Quảng Ngãi. Bởi vậy, bên cạnh nghề nông với ruộng vườn xanh tốt, cư dân Tịnh Long còn làm nghề trên sông, biển. Chắc hẳn đó là lý do sinh ra hội đua thuyền có từ nhiều thế kỷ trước. Xét về thuỷ trường thì đoạn sông Trà Khúc ở Tịnh Long nước êm, có độ sâu trung bình 2-3 mét, lòng sông phẳng. Phía bắc Tịnh Long có các đồi núi thấp, phía nam, nơi hữu ngạn, là Cổ Luỹ cô thôn, với các đồn Thạc Sơn, Bàn Cờ... cùng tạo nên một phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, một khung cảnh thiên nhiên lý tưởng cho một lễ hội tưng bừng rộng thoáng như lễ hội đua thuyền.
    Hàng năm, cứ vào mồng Bốn, mồng Năm tháng Giêng Âm lịch, người dân địa phương cũng như dân ở nhiều xã khác kéo về Tịnh Long, đứng chật trên bờ sông mát rượi bóng cây cổ vũ náo nhiệt cho hội đua thuyền. Thế nhưng việc chuẩn bị cho cuộc đua đã được tiến hành từ vài mươi ngày trước. Từ khoảng giữa tháng Chạp, trong khi đang bận rộn chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán, người Tịnh Long đồng thời cũng sửa soạn quyên góp tiền bạc, chọn vận động viên và tập dượt để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền đầu Xuân. Tịnh Long có 4 thôn (An Lộc, An Đạo, Gia Hoà, Tăng Long), mỗi thôn hình thành một đội đua gồm trai tráng ở cỡ tuổi 18-35, mỗi đội đua có 22 đà công, thuỷ thủ, được nuôi ăn tập và phải chấp hành đúng nội quy cũng như những điều cấm kỵ khác.
    Thuyền đua là loại thuyền đặc biệt, không giống thuyền thường, với dáng thon và dài để hạn chế tối đa lực cản của nước. Khi đóng thuyền, người ta phải chọn ngày lành tháng tốt. Thuyền đóng xong, được trang trí đẹp, từ đầu đến đuôi trang trí theo hình con vật trong tứ linh. Bốn thôn trong xã mỗi thôn có một thuyền đua, được trang trí theo hình Long (rồng), Ly (lân), Qui (rùa), Phụng (phượng). Hiển nhiên, thuyền đua gắn với tín ngưỡng của nhân dân và được thờ ở am miếu của thôn, hàng năm, đến kỳ đua mới được làm lễ hạ thủy, có cờ, trống rộn ràng và khi đua xong lại đưa về am miếu cùng với thủ tục như vậy. Trường đua có tổng diện tích khoảng 60.000m2 với chiều dài 500 mét, rộng 120 mét (chia làm 4 ô, mỗi ô rộng 30mét) cho 4 thuyền đua. Sau khi bốc thăm, đội trưởng đội đua thuyền về cọc tiêu qui định để chuẩn bị sẵn sàng khi có lệnh xuất phát. Trong mỗi thuyền đua có 15 đà công, thuỷ thủ, mặc đồng phục và ở tất cả các thuyền đều chít khăn đỏ. Khi có lệnh xuất phát, các thuyền lập tức lao lên. Tiếng trống giục liên hồi, tiếng reo hò vang dậy ở hai bên bờ sông, những chiếc nón huơ lên cao cổ vũ, tạo nên một không khí tưng bừng náo nức. Mỗi lần đua gồm 8 vòng với 4 km, chia thành hai đợt đua, khoảng giữa 2 đợt đua là thời gian nghỉ giải lao để đà công, thuỷ thủ lấy lại sức. Cách tính điểm là thuyền về nhất được 10 điểm, thuyền về thứ nhì được 8 điểm, thuyền về ba 6 điểm, thuyền về cuối cùng 4 điểm. Tổng cộng cả 2 ngày đua tài, thuyền nào có số điểm cao nhất sẽ giành phần thắng và các thuyền khác cũng tuỳ theo số điểm đạt được mà xếp hạng nhì, ba, tư. Ngày hội đua thuyền ở Tịnh Long thật sự là một hội vui Xuân lành mạnh, tưng bừng náo nức của cư dân cả một vùng đất.
    2. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn

    Lễ hội đua thuyền truyền thống ở đảo Lý Sơn có những nét tương đồng nhưng đồng thời cũng có những nét dị biệt so với lễ hội đua thuyền ở Tịnh Long. Theo các thư tịch cổ, thì người Việt ra khẩn hoang lập ấp ở Lý Sơn vào đầu thế kỷ XVII, muộn hơn ít nhất một thế kỷ so với ở đất liền. Trong gia phả của các dòng họ đầu tiên ra khai phá đảo, thì họ từ đất liền Quảng Ngãi ra khai phá, chứ không phải trực tiếp từ Bắc vào đảo. Gia phả của nhiều dòng họ này còn cho biết, nhiều người có gốc từ Huế, vào Quảng Ngãi định cư ở Rừng Lăng, sau chuyển xuống vùng Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Kỳ... bây giờ, trước khi ra định cư ở đảo. Như vậy, lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn có thể đã có mối quan hệ nào đó với lễ hội ở Tịnh Long, hoặc xa hơn nữa, là Huế. Theo văn tế cúng "bát tổ" (8 vị tổ) và "thất tộc" (7 vị tiền hiền), thì lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn bắt đầu từ năm 1826, nghĩa là trên 100 năm sau khi những người Việt đầu tiên ra định cư ở đảo. Điều này không có gì là khó hiểu. Phải có một thời gian lâu dài dành cho việc khai khẩn, ổn định chỗ ở, dân số phát triển đủ đông, người ta mới có thể tổ chức một lễ hội cộng đồng qui mô, đòi hỏi nhiều công của cũng như trình độ nghệ thuật cao như đua thuyền.
    Lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn có thể xuất hiện sau lễ hội người Tịnh Long, cũng không thể thu hút nhiều người ở vùng khác đến như Tịnh Long, vì Lý Sơn là một đảo nhỏ, cách đất liền 25 km, nhưng chắc chắn việc đua thuyền ở đây có quy mô và qui củ hơn nhiều. Lý Sơn có 2 đơn vị hành chính ngang nhau là 2 xã trước kia là Bình Vĩnh và Bình Yến, sau lập huyện đổi lại là Lý Vĩnh và Lý Hải và mỗi xã đều hình thành 4 thuyền, đủ bộ "tứ linh" (long, ly, qui, phụng). Các thuyền cũng đặt ở nơi am miếu để thờ cúng: ở xã Lý Vĩnh, thuyền long thờ tại miếu Hoà Lân, thuyền phụng tại lăng Cồn, thuyền ly tại Dinh Chàm, thuyền qui ở lăng Nghĩa Tự. Ở xã Lý Hải, thuyền long thờ ở lăng Cồn, thuyền ly đặt ở Trung Hoà, thuyền qui ở Trung Yên, thuyền phụng ở dinh Tam Toà. Cũng như ở Tịnh Long, thuyền đua ở Lý Sơn có dáng thon dài, ngang nơi rộng nhất 1,4 mét, dài 9,5 mét; trước kia thuyền được làm bằng khung gỗ, mê tre (tất nhiên có trát đầu rái); sau này mê tre được thay bằng mê nhôm hoặc đuya-ra, vừa bảo quản được lâu, vừa đỡ được sức cản của nước hơn. Trên thuyền các phần được trang trí công phu hơn ở sự chạm khắc (chứ không chỉ vẽ như ở Tịnh Long). Khi ghe được đưa đi hạ thuỷ, người ta cũng tổ chức cầu cúng vào đêm trước, sáng sớm trước khi đua và sau khi đua, để tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh. Hàng năm vào rằm tháng Bảy, cúng tế các vị tiền hiền, người ta cũng tổ chức đua thuyền, nhưng chủ yếu vẫn là đua thuyền vào dịp đầu Xuân, kéo dài 4 ngày, từ mồng 4 đến mồng 8 tháng Giêng Âm lịch. Mỗi thuyền đua có từ 18 đến 20 người, trong đó có người Đập then (còn gọn là lái nhịp) và Tổng lái (đội trưởng). Cũng như ở Tịnh Long, mỗi thuyền đua ở Lý Sơn đều có một đồng phục riêng tùy thích, nhưng bao giờ các vận động viên cũng chít khăn đỏ trên đầu. Cách tính điểm đua cũng tương tự như ở Tịnh Long, tuy nhiên trường đua ở đây dài hơn (từ 800 đến 1000 mét) và kéo dài ngày gấp đôi ở Tịnh Long. Tất nhiên, sự thắng bại trong cuộc đua tùy thuộc ở toàn đội, ở sự khoẻ mạnh, dẻo dai của các thành viên trong đội; nhưng ở đây không thể không kể đến người lái nhịp và tổng lái. Người lái nhịp đứng ở giữa thuyền, giữ một trọng trách lớn, là phải dùng then (thanh tre) đánh nhịp rõ to để các thuyền viên bơi đúng theo nhịp. Nhiệm vụ của người đạp then nặng nề ở chỗ, phải đứng ở giữa thuyền, giữ được thăng bằng và phải bằng sức vóc mà liên tục đánh nhịp. Nhịp đánh thưa quá thì thuyền đi chậm, nhặt quá có thể làm các thuyền viên đuối sức, nhịp không đều thì dẫn đến chuệch choạc. Một khi nhịp đã vừa mà có thuyền viên không theo đúng nhịp, gây lực cản thì phải kịp thời phát hiện để thay bằng người khác. Tổng lái là người đứng ở cuối thuyền quan sát đều khắp, đồng thời đảm đương nhiệm vụ lái thuyền. Thuyền đua ở biển có đặc điểm là thủy truờng không êm như ở sông, bởi vậy, tổng lái vừa phải nhắm thẳng đến cột tiêu, đồng thời phải lượn tránh sóng. Đến giáp cọc tiêu rồi phải bẻ lái thế nào đó để không phải mất công vòng rộng, lại không quá gấp thuyền dễ bị chòng chành và nhọc công sức của thuyền viên. Cách quyên góp để tổ chức hội đua thuyền cũng tương tự như ở Tịnh Long, nhưng việc tập dượt để chuẩn bị đua lại hoàn toàn khác. Nếu như để bước vào cuộc đua chính thức, các thuyền viên ở Tịnh Long phải bỏ ra nhiều ngày tập dượt, thì ở đây chỉ cần vài ba ngày. Khi cả đội tập luyện, đội trưởng sẽ xem xét mực ghe để có thể thay thuyền viên cho vừa, mực ghe vừa rồi thì tập cho nhịp nhàng và quen tay. Sở dĩ chỉ cần ít ngày tập luyện bởi những người tham gia đua thuyền đều là những người hàng ngày đánh bắt cá trên biển, rất thông thạo với nghề đi biển.
    Tuy không thu hút được dân nhiều địa phương khác đến, nhưng để đổi lại, những ngày đua thuyền thật sự là những ngày hội của người dân toàn đảo. Cùng với tiếng trống giục, cờ phất là tiếng reo hò vang dậy suốt dọc bờ biển trong những ngày đầu Xuân khiến không khí ắng lặng hàng ngày đã hoàn toàn được xua tan, thay vào đó là niềm vui tươi, phấn chấn. Người ta tin rằng những thuyền đua thắng cuộc thì việc làm ăn trong năm sẽ được khấm khá, phát đạt và gặp nhiều may mắn.
    Lớp tín ngưỡng xa xưa của lễ hội đua thuyền có thể là tín ngưỡng thờ mặt trăng, nếu cần tìm ở một tầng sâu hơn sẽ là tín ngưỡng thờ thần biển, nhưng hiện tại, lớp tín ngưỡng ấy đã nhạt nhoà. Vì vậy, trên lát cắt đồng đại, lễ hội đua thuyền chỉ còn lắng đọng niềm tin tín ngưỡng của người dân.
    Lễ hội đua thuyền hàng năm ở Tịnh Long và Lý Sơn, ngoài những ý nghĩa như đã nói, còn là nơi tập luyện và thử thách sự dẻo dai, rèn luyện ý chí, kích thích con người phấn đấu vươn lên làm ăn, xây dựng quê hương giàu đẹp.
    Theo quehuong.vnn.vn
    Được thienansongtra sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 01/03/2005
  2. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hi hì hôm nay rảnh rỗi sưu tầm vài thông tin về QN mà pót lên xong mới thấy TAST đã Post năm nào rùi, sory mọi người nhá.
    mà sao chữ nghĩa gì mờ câm thế kia, xoá hay là e*** nó lại thì tuỳ MOD nhé,
    ha hà tài lanh mờ
  3. imaginelover

    imaginelover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hi hì hôm nay rảnh rỗi sưu tầm vài thông tin về QN mà pót lên xong mới thấy TAST đã Post năm nào rùi, sory mọi người nhá.
    mà sao chữ nghĩa gì mờ câm thế kia, xoá hay là e*** nó lại thì tuỳ MOD nhé,
    ha hà tài lanh mờ
  4. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    i biển Sa Huỳnh - thơ mộng và quyến rũ
    Nằm dọc theo Quốc lộ 1A, bãi biển Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu được biết đến như một điểm du lịch khá lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
    Vẻ đẹp quyến rũ của bãi biển Sa Huỳnh là bờ cát trắng mịn trải dài hàng cây số, trông xa giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi xuân thì. Biển Sa Huỳnh nổi tiếng bởi làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng những đảo nhỏ với thiên hình vạn trạng khác nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Người dân địa phương dựa vào hình thể của từng hòn đảo nhỏ mà đặt tên: hòn Bẹp, hòn Dù, hòn Khu Ông, hòn Son...
    Có đi thuyền dọc theo núi Cấm mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên giữa biển trời nơi đây, nhất là mỗi độ xuân về. Hang Hóc Mó lộng lẫy với rừng mai vàng nở rộ, làm rực cả một khoảng trời giữa biển nước mênh mông. Nằm cách bờ chừng hơn một hải lý là dãy đá ngầm cùng rặng san hô, thế giới của rong biển và những đàn cá đa dạng về chủng loại cùng màu sắc lượn lờ. Sự sống của đại dương chẳng khác nào một xứ sở thần tiên đang diễn ra trước mắt. Thú vị nhất là đứng trên đỉnh Đá Bia vào buổi chiều tà, phóng tầm mắt ra khơi xa ngắm những tia nắng cuối cùng sắp khuất sau rặng núi, hay ngồi dưới hàng dương lộng gió mà nghe lời thì thầm muôn đời của khơi xa. Trời, mây, sóng, nước..., tất cả như hòa lẫn, quyện chặt vào nhau, tạo nên sự thơ mộng và đầy quyến rũ cho bức tranh thiên nhiên của Sa Huỳnh...
    Sau một ngày rong ruổi khắp nơi thăm thú, đêm về ngồi bên bếp lửa hồng, thưởng thức hương vị ngọt thơm, béo ngậy của những loại hải sản: tôm, mực, ghẹ, cua Huỳnh đế, cá nục cuốn bánh tráng..., nhấp ly rượu cay, du khách sẽ cảm thấy như mọi mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn cũng thơ thới, lâng lâng.
    Đến với Sa Huỳnh, du khách sẽ không chỉ được tận mục sở thị những lễ hội văn hóa dân gian của ngư dân nơi đây như: hát bả trạo, hát Bài chòi, lễ cầu an trước khi ra khơi bắt cá..., mà còn được tận tay sờ những tấm văn bia, những dòng chữ cổ có cách đây hàng chục vạn năm, để tự hào rằng mình đã được đến với một nền văn hóa cổ của dân tộc: văn hóa Sa Huỳnh.
    Còn có biết bao điều kỳ diệu khác đang chờ bạn, nếu có dịp đi tham quan du lịch đến bãi biển Sa Huỳnh.

    (Theo CA TP.HCM)
    Được bianconeri194 sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 02/05/2005
  5. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    i biển Sa Huỳnh - thơ mộng và quyến rũ
    Nằm dọc theo Quốc lộ 1A, bãi biển Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu được biết đến như một điểm du lịch khá lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
    Vẻ đẹp quyến rũ của bãi biển Sa Huỳnh là bờ cát trắng mịn trải dài hàng cây số, trông xa giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi xuân thì. Biển Sa Huỳnh nổi tiếng bởi làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng những đảo nhỏ với thiên hình vạn trạng khác nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Người dân địa phương dựa vào hình thể của từng hòn đảo nhỏ mà đặt tên: hòn Bẹp, hòn Dù, hòn Khu Ông, hòn Son...
    Có đi thuyền dọc theo núi Cấm mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên giữa biển trời nơi đây, nhất là mỗi độ xuân về. Hang Hóc Mó lộng lẫy với rừng mai vàng nở rộ, làm rực cả một khoảng trời giữa biển nước mênh mông. Nằm cách bờ chừng hơn một hải lý là dãy đá ngầm cùng rặng san hô, thế giới của rong biển và những đàn cá đa dạng về chủng loại cùng màu sắc lượn lờ. Sự sống của đại dương chẳng khác nào một xứ sở thần tiên đang diễn ra trước mắt. Thú vị nhất là đứng trên đỉnh Đá Bia vào buổi chiều tà, phóng tầm mắt ra khơi xa ngắm những tia nắng cuối cùng sắp khuất sau rặng núi, hay ngồi dưới hàng dương lộng gió mà nghe lời thì thầm muôn đời của khơi xa. Trời, mây, sóng, nước..., tất cả như hòa lẫn, quyện chặt vào nhau, tạo nên sự thơ mộng và đầy quyến rũ cho bức tranh thiên nhiên của Sa Huỳnh...
    Sau một ngày rong ruổi khắp nơi thăm thú, đêm về ngồi bên bếp lửa hồng, thưởng thức hương vị ngọt thơm, béo ngậy của những loại hải sản: tôm, mực, ghẹ, cua Huỳnh đế, cá nục cuốn bánh tráng..., nhấp ly rượu cay, du khách sẽ cảm thấy như mọi mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn cũng thơ thới, lâng lâng.
    Đến với Sa Huỳnh, du khách sẽ không chỉ được tận mục sở thị những lễ hội văn hóa dân gian của ngư dân nơi đây như: hát bả trạo, hát Bài chòi, lễ cầu an trước khi ra khơi bắt cá..., mà còn được tận tay sờ những tấm văn bia, những dòng chữ cổ có cách đây hàng chục vạn năm, để tự hào rằng mình đã được đến với một nền văn hóa cổ của dân tộc: văn hóa Sa Huỳnh.
    Còn có biết bao điều kỳ diệu khác đang chờ bạn, nếu có dịp đi tham quan du lịch đến bãi biển Sa Huỳnh.

    (Theo CA TP.HCM)
    Được bianconeri194 sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 02/05/2005
  6. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Nghe Boychandoi8 nói về chim mía làm mình nhớ lại thuở còn bé,gần nhà có ông chú hàng xóm có cây súng hơi,mà mình là bạn của con ổng nên những lúc như chủ nhật là hay theo bạn và chú ấy lên rừng đi bắn chim,lên đó gặp chim gi là ổng bắn chim đó,mà công nhận ổng bắn hay thật điếu thuốc để cách khoảng 25m mà ổng bắn 10 phát dường như trúng 9 phát,để quay về nói cái dụ ăn thịt chim,về nhà là xách cũng một bị,thế là hai đứa lấy ra mỗi đứa vài con đem nhổ lông rồi mổ bụng bỏ những thứ ko cần thiết rồi cho lá chanh vào trong đến giai đoạn sau là nướng,lúc này là lúc mà mùi thịt nướng của chim cộng với mùi của lá chanh mới thơm làm sao,hoàn chỉnh là chấm với muối hầm,hồi đó chưa có muối nem như bây giờ,nếu như bây giờ mà thưởng thức như thế thì sẽ ngon hơn
  7. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Nghe Boychandoi8 nói về chim mía làm mình nhớ lại thuở còn bé,gần nhà có ông chú hàng xóm có cây súng hơi,mà mình là bạn của con ổng nên những lúc như chủ nhật là hay theo bạn và chú ấy lên rừng đi bắn chim,lên đó gặp chim gi là ổng bắn chim đó,mà công nhận ổng bắn hay thật điếu thuốc để cách khoảng 25m mà ổng bắn 10 phát dường như trúng 9 phát,để quay về nói cái dụ ăn thịt chim,về nhà là xách cũng một bị,thế là hai đứa lấy ra mỗi đứa vài con đem nhổ lông rồi mổ bụng bỏ những thứ ko cần thiết rồi cho lá chanh vào trong đến giai đoạn sau là nướng,lúc này là lúc mà mùi thịt nướng của chim cộng với mùi của lá chanh mới thơm làm sao,hoàn chỉnh là chấm với muối hầm,hồi đó chưa có muối nem như bây giờ,nếu như bây giờ mà thưởng thức như thế thì sẽ ngon hơn
  8. spass

    spass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Đảo Bé hoang sơ mà độc đáo
    Xê xế trưa, vợ chồng Tư Dương ung dung ngồi ở đầu hiên, vợ hong tóc ướt, chồng nhâm nhi ca nước trà. Trông đầy vẻ nhàn hạ, nhưng không phải thế, đôi vợ chồng ấy đã lao động cật lực từ mờ sang. Mới 4 giờ, anh Tư đã ra bãi biển phía Nam đảo lặn sau6u xuống khoảng 2m để vớt tảo mơ dung làm phân xanh mà những cây tỏi rất ưa thích. Loại tỏi ở đây mỗi củ chỉ duy nhất một tép tròn vo, nhâm với rượu trắng trên năm mươi độ sẽ thành thuốc chữa đau bụng, chữa huyết áp cao và nhiều bệnh khác mà người Lý Sơn ca ngợi còn hơn thuốc tiên. Phần việc của chị Dượng vào giờ đó là xuống bãi xúc cát trắng cho vào bao cát nặng hơn ba mươi ký, rồi cùng những người phụ nữ khác đội trên đầu, đi thành hang về làng lúc 9h sang. Đó là 1 phần cuộc sống của những người đang sống trên hòn đảo này, một đảo vệ tinh của huyện đảo Lý Sơn, cách bến Tịnh Kỳ (Quãng Ngãi) 18 hải lý. Đảo Bé là nơi mang danh xưng ?ovương quốc tỏi?. Tỏi được trồng ở Lý Sơn thơm lừng như thế vì thấm quá nhiều mồ hôi của người dân nơi đây. Nông dân mỗi năm phải thay một lớp cát bề mặc cho ruộng tỏi nhà mình, mỗi hécta cần tới 222m3 cát. Mới hiểu tại sao phụ nữ Lý Sơn đội cát trên đầu đi từ dưới mé biển lên đã là một hình ảnh quen thuộc vô cùng.
    Nơi chứa đựng những di tích văn hóa, lịch sử
    Đảo Bé nằm cách cù lao Ré (tên tục của Lý Sơn) 3,5km, chỉ mới đón người đến ở cách đây gần một trăm năm. Từ bốn ông Đốc Hành (những người ra đảo đầu tiên), nay đã phát triển thành 102 nóc nhà. Hòn đảo bốn bề xanh tươi với những khu nhà vườn luôn làm du khách ngạc nhiên vì ở vườn nào cũng nằm chình ình hai chum đựng nước cto cỡ năm người vòng tay ôm mới hết chiều ngang. Từ thuở khai thiên lập địa, đảo Bé đã được gọi là ?ođảo khát?, vì giếng ở đây chưa bao giờ ra được giọt nước ngọt. Người tađành làm lu đựng nước khổng lồ chờ mưa. Những ngày mùa khô, người già, phụ nữ tụ tập trên bến, chờ tàu bán nước ngọt từ đảo lớn sang. Họ phải mua từng can nước 30 lít với giá 4 nghìn đồng. MỖi ngày, tiw62n ước chi gấp ba lần tiền chợ. Khách đến nhà đựoc mời uống nước dừa thay vì nước lọc. Nhưng ?otrời sinh voi, sinh cỏ?, đảo Bé vẫn bốn mùa xanh mát bong cây.
    Đó là một phần hình ảnh của LÝ Sơn huyện đảo trước khi làn song du lịch ập đến nơi này. Nay mai, Lý Sơn sẽ không còn sự yên tĩnh hoang sơ tuyệt đối như hôm nay. Một dự án tàu cao tốc trị giá 20 tỉ đồng do tỉnh Quãng Ngãi đầu tư đang gấp rút thực hiện sẽ rút ngắn hành trình từ đất liền ra huyện đảo xuống còn 30 phút và khi đó thì có thể hiểu đựơc làn song du khách tràn ngập tới đảo nhỏ mỗi mùa hè sẽ mạnh như thế nào. Nghe nói trong tương lai, Lý Sơn sẽ biến thành một đô thị nhỏ có vị thế khả dĩ về phương diện đối ngoại. Sân bay trực thăng lên thẳng có từ năm 1968 đã bị biến thành ruộng tỏi suốt 30 năm nay đang được giải toả để khôi phục lại.
    Ông Võ Xuân Huyện - Chủ tịch huyện Lý Sơn khẳng định rằng cù lao Ré gồm đảo Lớn và đảo Bé đang chứa đựng những di tích văn hoá lịch sử với mật độ dày nhất nước. Mỗi bước đi nơi đây đều có thể bắt gặp những cột mốc theo chiều dài lịch sử khai thiên lập địa của vùng đất với những đình làng Lý Hải - một bảo tang sống về tâm thức người Việt với những nghi lễ tế, hội hè và kiểu kiến trúc trang trí trang trí tứ linh, bát bửu, lưỡng long tranh châu, ngũ phúc. Nhìn thẳng ra biển, Âm linh tự còn đứng đó là nơi ngày xưa làm lễ tế sống những người lính triều Nguyễn đi Hoàng Sa cắm mốc biên giới trên biển và thu nhặt sản vật cho triều đình. Trên ngọn tháp cao rành rành bốn chữ ?oChiến sĩ trận vong?. Dưới chân tháp là những ngôi mộ gió đơn sơ khiến người hậu sinh thấy lòng rưng rưng. Du khách có thể đến thăm những khu mộ gió của thuỷ tổ tộc Phạm, tộc Trần, tộc Lê, lặng yên đi qua những nấm mộ phủ cát và nghĩ đến cuộc đời của những người đàn ông một đời ăn song nói gió và không chịu chết trên giường ngủ nhà mình. Trong mộ gió ấy chỉ có những hình nhân yên lặng, tưởng nhớ con người dũng mãnh đã từng os61ng một lần trên đảo. Ở đảo Bé có vô số nghĩa trang mộ gió như vậy, nên gọi tên là đảo mộ gió cũng có đôi chút kiêu hãnh. Bên cạnh đó, dấu vết của văn hoá biển cò là Lăng Tân, Lăng Cồn đều hướng ra khơi, bên ngoài được nhiều cây cổ thụ vây bọc, bên trong thờ những bộ xương cá ông khổng lồ.
    Người Lý Sơn rất biết nâng niu giữ gìn chốn tâm linh của mình. Chẳng thế, dinh thờ, miếu mạo chỗ nào cũng đựơc tô điểm, gìn giữ, theo quy chế nghiêm ngặt hơn nhiều so với nơi khác đã phát triển du lịch.
    Một lần trèo lên ngọn núi lửa
    Hấp dẫn nhất ở cù lao Ré phải kể đến những ngôi chùa nằm lọt thỏm trong long các ngọn núi lửa đã tắt. Phía dưới là chùa Hang, di tích văn hoá lịch sử quốc gia nằm sâu trong long khối nham thạch không lồ hình dáng ở thế phun trào. Chùa rộng 48m2, chỉ cao có 3.2m, vốn hình thành từ một ngôi đền Chăm cổ, nhưng những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ XX và dân đảo thay thế bằng thời Phật vào thờ tiền hiền của ba tộc lớn nhất đảo. Mẹ con cô bé Lâm THị Phú đứng bán hương và nước ngọt cho khách thập phương ở chân chùa có tiếng giỏi kể cho khách nghe nhiều chuyện, chẳng hạn chỉ có những người đàn ông của tộc Trần đi tu mới được trụ trì ngôi chùa này. Những giọt nước trong veo, mát lạnh thỉnh thoảng từ trần đá lại nhỏ xuống câu chuyện, khiến người nghe từ xa tới cảm thấy như đang tan vào thiên nhiên. Từ chùa Hang, đi lên cao một chút có hang Câu, có chùa Đục, có miệng núi lửa đã tắt. Một điểm rất chung là đâu đâu cũng cảnh nguyên sơ, khiến con người cảm thấy quá bé nhỏ trước ngọn núi lửa từng có thời nổi giận thổi bùng nham thạch lên khỏi mặt biển thành hai cù lao lạc long giữa biển Đông. Để công leo núi hơn 1 tiếng đồng hồ, ta sẽ lên tới đỉnh Thới Lơi, ở đó có miệng núi lửa hình phễu đường kính gần 1km. Mặc dù đã có những ý đồ và dự án hình thành khu du lịch đảo Bé, trong đó miệng núi lửa kia sẽ biến thành 1 hồ chứa nước ngọt, nhưng hôm nay đảo Bé vẫn thuần khiết lắm. Thôn nữ trên cánh đồng tỏi vẫn còn xấu hổ bỏ chạy khi khách lạ giơ máy ảnh chụp. Chúng tôi đành chụp vài tấm phong cảnh, rồi lượm những hòn nham thạch hình thù kỳ dị đem về để chứng minh một lần trèo lên tận miệng núi lửa ? đã tắt ngàn đời! Từ đỉnh núi nhìn xuống cánh đồng tỏi, những ô bàn cớ được ngăn bằng nham thạch vụn đẹp như các khu vường kiểng. Riêng về ẩm thực của cù lao Ré thì chắc không có khu resort nào sánh kịp vì hẳn ai cũng một lần ngạc nhiên khi được dùng một bữa ăn đủ 14 loại ốc biểnkhác nhau, vỏ ốc còn nguyên trên điã với màu sắc long lánh. Còng nữa, đĩa gỏi bạch tuộc trộn với khổ qua cũng hấp dẫn không kém!
    Có lần, cách đây khoảng 10 năm, một nhà đầu tư lạc bước cũng đã cất công biếu cho cù lao Ré một dự án hình thành khu resort với những biệt thự nhà vườn, casino và nhiều kiểu du lịch thời thượng. Nhưng thời thế lúc ấy xem ra chưa thuận tiện cho những dự án táo bạo như thế. Đến hôm nay, hòn cù lao đẹp mê hồn này vẫn tiếp tục ngủ yên giữa biển khơi ngập tràn ánh sang mặt trời, ôm giữ trong long những kỷ niệm của một thời cha ông mở đường định đoạt ranh giới chủ quyền lãnh hải. Sẽ là người may mắn nếu bạn được đến với đảo Bé trước khi cảnh hoang sơ ấy biến mất, dành chỗ cho những khu nghỉ mát cao cấp nhiều sao mọc lên?
    (Theo Doanh nhân cuối tuần)
  9. spass

    spass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Đảo Bé hoang sơ mà độc đáo
    Xê xế trưa, vợ chồng Tư Dương ung dung ngồi ở đầu hiên, vợ hong tóc ướt, chồng nhâm nhi ca nước trà. Trông đầy vẻ nhàn hạ, nhưng không phải thế, đôi vợ chồng ấy đã lao động cật lực từ mờ sang. Mới 4 giờ, anh Tư đã ra bãi biển phía Nam đảo lặn sau6u xuống khoảng 2m để vớt tảo mơ dung làm phân xanh mà những cây tỏi rất ưa thích. Loại tỏi ở đây mỗi củ chỉ duy nhất một tép tròn vo, nhâm với rượu trắng trên năm mươi độ sẽ thành thuốc chữa đau bụng, chữa huyết áp cao và nhiều bệnh khác mà người Lý Sơn ca ngợi còn hơn thuốc tiên. Phần việc của chị Dượng vào giờ đó là xuống bãi xúc cát trắng cho vào bao cát nặng hơn ba mươi ký, rồi cùng những người phụ nữ khác đội trên đầu, đi thành hang về làng lúc 9h sang. Đó là 1 phần cuộc sống của những người đang sống trên hòn đảo này, một đảo vệ tinh của huyện đảo Lý Sơn, cách bến Tịnh Kỳ (Quãng Ngãi) 18 hải lý. Đảo Bé là nơi mang danh xưng ?ovương quốc tỏi?. Tỏi được trồng ở Lý Sơn thơm lừng như thế vì thấm quá nhiều mồ hôi của người dân nơi đây. Nông dân mỗi năm phải thay một lớp cát bề mặc cho ruộng tỏi nhà mình, mỗi hécta cần tới 222m3 cát. Mới hiểu tại sao phụ nữ Lý Sơn đội cát trên đầu đi từ dưới mé biển lên đã là một hình ảnh quen thuộc vô cùng.
    Nơi chứa đựng những di tích văn hóa, lịch sử
    Đảo Bé nằm cách cù lao Ré (tên tục của Lý Sơn) 3,5km, chỉ mới đón người đến ở cách đây gần một trăm năm. Từ bốn ông Đốc Hành (những người ra đảo đầu tiên), nay đã phát triển thành 102 nóc nhà. Hòn đảo bốn bề xanh tươi với những khu nhà vườn luôn làm du khách ngạc nhiên vì ở vườn nào cũng nằm chình ình hai chum đựng nước cto cỡ năm người vòng tay ôm mới hết chiều ngang. Từ thuở khai thiên lập địa, đảo Bé đã được gọi là ?ođảo khát?, vì giếng ở đây chưa bao giờ ra được giọt nước ngọt. Người tađành làm lu đựng nước khổng lồ chờ mưa. Những ngày mùa khô, người già, phụ nữ tụ tập trên bến, chờ tàu bán nước ngọt từ đảo lớn sang. Họ phải mua từng can nước 30 lít với giá 4 nghìn đồng. MỖi ngày, tiw62n ước chi gấp ba lần tiền chợ. Khách đến nhà đựoc mời uống nước dừa thay vì nước lọc. Nhưng ?otrời sinh voi, sinh cỏ?, đảo Bé vẫn bốn mùa xanh mát bong cây.
    Đó là một phần hình ảnh của LÝ Sơn huyện đảo trước khi làn song du lịch ập đến nơi này. Nay mai, Lý Sơn sẽ không còn sự yên tĩnh hoang sơ tuyệt đối như hôm nay. Một dự án tàu cao tốc trị giá 20 tỉ đồng do tỉnh Quãng Ngãi đầu tư đang gấp rút thực hiện sẽ rút ngắn hành trình từ đất liền ra huyện đảo xuống còn 30 phút và khi đó thì có thể hiểu đựơc làn song du khách tràn ngập tới đảo nhỏ mỗi mùa hè sẽ mạnh như thế nào. Nghe nói trong tương lai, Lý Sơn sẽ biến thành một đô thị nhỏ có vị thế khả dĩ về phương diện đối ngoại. Sân bay trực thăng lên thẳng có từ năm 1968 đã bị biến thành ruộng tỏi suốt 30 năm nay đang được giải toả để khôi phục lại.
    Ông Võ Xuân Huyện - Chủ tịch huyện Lý Sơn khẳng định rằng cù lao Ré gồm đảo Lớn và đảo Bé đang chứa đựng những di tích văn hoá lịch sử với mật độ dày nhất nước. Mỗi bước đi nơi đây đều có thể bắt gặp những cột mốc theo chiều dài lịch sử khai thiên lập địa của vùng đất với những đình làng Lý Hải - một bảo tang sống về tâm thức người Việt với những nghi lễ tế, hội hè và kiểu kiến trúc trang trí trang trí tứ linh, bát bửu, lưỡng long tranh châu, ngũ phúc. Nhìn thẳng ra biển, Âm linh tự còn đứng đó là nơi ngày xưa làm lễ tế sống những người lính triều Nguyễn đi Hoàng Sa cắm mốc biên giới trên biển và thu nhặt sản vật cho triều đình. Trên ngọn tháp cao rành rành bốn chữ ?oChiến sĩ trận vong?. Dưới chân tháp là những ngôi mộ gió đơn sơ khiến người hậu sinh thấy lòng rưng rưng. Du khách có thể đến thăm những khu mộ gió của thuỷ tổ tộc Phạm, tộc Trần, tộc Lê, lặng yên đi qua những nấm mộ phủ cát và nghĩ đến cuộc đời của những người đàn ông một đời ăn song nói gió và không chịu chết trên giường ngủ nhà mình. Trong mộ gió ấy chỉ có những hình nhân yên lặng, tưởng nhớ con người dũng mãnh đã từng os61ng một lần trên đảo. Ở đảo Bé có vô số nghĩa trang mộ gió như vậy, nên gọi tên là đảo mộ gió cũng có đôi chút kiêu hãnh. Bên cạnh đó, dấu vết của văn hoá biển cò là Lăng Tân, Lăng Cồn đều hướng ra khơi, bên ngoài được nhiều cây cổ thụ vây bọc, bên trong thờ những bộ xương cá ông khổng lồ.
    Người Lý Sơn rất biết nâng niu giữ gìn chốn tâm linh của mình. Chẳng thế, dinh thờ, miếu mạo chỗ nào cũng đựơc tô điểm, gìn giữ, theo quy chế nghiêm ngặt hơn nhiều so với nơi khác đã phát triển du lịch.
    Một lần trèo lên ngọn núi lửa
    Hấp dẫn nhất ở cù lao Ré phải kể đến những ngôi chùa nằm lọt thỏm trong long các ngọn núi lửa đã tắt. Phía dưới là chùa Hang, di tích văn hoá lịch sử quốc gia nằm sâu trong long khối nham thạch không lồ hình dáng ở thế phun trào. Chùa rộng 48m2, chỉ cao có 3.2m, vốn hình thành từ một ngôi đền Chăm cổ, nhưng những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ XX và dân đảo thay thế bằng thời Phật vào thờ tiền hiền của ba tộc lớn nhất đảo. Mẹ con cô bé Lâm THị Phú đứng bán hương và nước ngọt cho khách thập phương ở chân chùa có tiếng giỏi kể cho khách nghe nhiều chuyện, chẳng hạn chỉ có những người đàn ông của tộc Trần đi tu mới được trụ trì ngôi chùa này. Những giọt nước trong veo, mát lạnh thỉnh thoảng từ trần đá lại nhỏ xuống câu chuyện, khiến người nghe từ xa tới cảm thấy như đang tan vào thiên nhiên. Từ chùa Hang, đi lên cao một chút có hang Câu, có chùa Đục, có miệng núi lửa đã tắt. Một điểm rất chung là đâu đâu cũng cảnh nguyên sơ, khiến con người cảm thấy quá bé nhỏ trước ngọn núi lửa từng có thời nổi giận thổi bùng nham thạch lên khỏi mặt biển thành hai cù lao lạc long giữa biển Đông. Để công leo núi hơn 1 tiếng đồng hồ, ta sẽ lên tới đỉnh Thới Lơi, ở đó có miệng núi lửa hình phễu đường kính gần 1km. Mặc dù đã có những ý đồ và dự án hình thành khu du lịch đảo Bé, trong đó miệng núi lửa kia sẽ biến thành 1 hồ chứa nước ngọt, nhưng hôm nay đảo Bé vẫn thuần khiết lắm. Thôn nữ trên cánh đồng tỏi vẫn còn xấu hổ bỏ chạy khi khách lạ giơ máy ảnh chụp. Chúng tôi đành chụp vài tấm phong cảnh, rồi lượm những hòn nham thạch hình thù kỳ dị đem về để chứng minh một lần trèo lên tận miệng núi lửa ? đã tắt ngàn đời! Từ đỉnh núi nhìn xuống cánh đồng tỏi, những ô bàn cớ được ngăn bằng nham thạch vụn đẹp như các khu vường kiểng. Riêng về ẩm thực của cù lao Ré thì chắc không có khu resort nào sánh kịp vì hẳn ai cũng một lần ngạc nhiên khi được dùng một bữa ăn đủ 14 loại ốc biểnkhác nhau, vỏ ốc còn nguyên trên điã với màu sắc long lánh. Còng nữa, đĩa gỏi bạch tuộc trộn với khổ qua cũng hấp dẫn không kém!
    Có lần, cách đây khoảng 10 năm, một nhà đầu tư lạc bước cũng đã cất công biếu cho cù lao Ré một dự án hình thành khu resort với những biệt thự nhà vườn, casino và nhiều kiểu du lịch thời thượng. Nhưng thời thế lúc ấy xem ra chưa thuận tiện cho những dự án táo bạo như thế. Đến hôm nay, hòn cù lao đẹp mê hồn này vẫn tiếp tục ngủ yên giữa biển khơi ngập tràn ánh sang mặt trời, ôm giữ trong long những kỷ niệm của một thời cha ông mở đường định đoạt ranh giới chủ quyền lãnh hải. Sẽ là người may mắn nếu bạn được đến với đảo Bé trước khi cảnh hoang sơ ấy biến mất, dành chỗ cho những khu nghỉ mát cao cấp nhiều sao mọc lên?
    (Theo Doanh nhân cuối tuần)
  10. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    NÚI ẤN SÔNG TRÀ bắt gặp hồn Nguyễn Cư Trinh​
    chua.jpeg​
    Không hy vọng tìm lại được 10 danh thắng xưa của vùng đất cũ Cẩm Thành (thành gấm), tên gọi của Quảng Ngãi xưa đã lưu danh sử sách. Thời gian, chiến tranh, nguyên một dải giang sơn gấm vóc của nhiều triều đại nơi này chỉ còn là? bóng tịch dương.
    Trải bao năm lịch sử thăng trầm, những đợt Nam tiến mở đất? cho đến ngày sát nhập vào bản đồ Việt Nam, miền đất Quảng đã bao lần thay đổi. Từ Cẩm Thành đến Cổ Luỹ Châu, Tư Nghĩa phủ, Quảng Nghĩa phủ, Hoà Nghĩa phủ, Quảng Ngãi doanh, Quảng Ngãi trấn, Quảng Nghĩa, Nghĩa Bình (gồm hai tỉnh Bình Định - Quảng Nghĩa) và ngày nay là tỉnh Quảng Ngãi. Ở thời nào, núi Ân sông Trà cũng là biểu tượng của Quảng Ngãi với địa danh mà cụ Nguyễn Cư Trinh (1714 - 1767) lúc làm trấn phủ ở đây đã gọi tên một trong 10 danh thắng (Cẩm thành thập thắng) của Quảng Ngãi là Thiên Ân Niêm Hà.
    Tìm lại dấu xưa?
    Từ quốc lộ 1A, ngang địa phận Quảng Ngãi, nhìn lên tả ngạn của sông Trà Khúc, du khách sẽ chiêm ngưỡng được núi Ân. Quả núi hình quả ấn như in dấu ngàn năm xuống dòng sông Trà lững lờ trôi theo dòng lịch sử. Sông Trà đang mùa cạn nước, tiết lập hạ, khi nắng vừa đủ vàng toả xuống con sông như dát bạc, nước vừa đủ trong xanh để nhìn được cát trắng. Núi ôm lấy sông, sông lượn lờ quanh núi, cảnh quan hoà quyện tạo nên ấn trời đóng xuống lòng sông, cổ nhân gọi cảnh này là Thiên Ấn Niêm Hà. Năm Minh Mạng thứ 13 (1830), núi được liệt vào hàng danh sơn và ghi vào điển tịch.
    Khi "đăng cao" ngoạn cảnh, du khách sẽ khám phá những cảm giác khác của núi sông. Núi Thiên Ân nằm ở huyện Sơn Tịnh. Men theo con dốc quanh co bằng xe máy, từ đường lộ lên núi khoảng 3 km, du khách sẽ đến đỉnh của ngọn núi Thiên Ấn. Thị xã Quảng Ngãi chỉ còn là mô hình thu nhỏ, khi nhìn từ đỉnh núi. Con sông Trà Khúc trở thành những nét chấm phá giữa những cánh đồng xanh rì mạ non. Hàng dương liễu buông mình chênh vênh trên triền dốc, quyện vào cơn gió nồm, tấu lên những khúc nhạc yên bình của thiên nhiên.
    Du khách có thể ngắm nhìn và hình dung ra 10 danh thắng xưa của đất Cẩm Thành. Nhìn xuống hướng đông có thể thấy cửa Ðại Cổ Lũy, nơi có cảnh đẹp "Cổ Luỹ cô thôn", một thôn nhỏ nằm trên cửa sông Trà Khúc, đây là nơi hợp lưu giữa sông Trà và sông Vệ. Sử cũ chép, nơi này xưa kia quân Chiêm Thành thường đóng đồn ngăn địch. Giữa đồng lúa xanh tươi, dãy núi Long Ðầu (Long Đầu Hí Thuỷ) với hình ảnh mình rồng uốn lượn giỡn nước nổi lên giữa vùng trời Tây Bắc. Nhìn về hướng nam, núi Thiên Bút với mỹ danh "Thiên Bút phê vân? (Bút trời vẽ mây) hiện lên giữa phố phường tỉnh lỵ.
    Phía tây, rặng Thạch Bích (Thạch Bích tà dương) như một bức tường thành trải dài che chắn cho vùng đất này, trong những ngày khói lửa binh đao. Màu vàng nhạt nắng hoàng hôn trên đỉnh Thiên Ân cũng là hoàng hôn của một đế chế trong quá khứ, triều đại đã kiến tạo nên nền văn minh Chămpa, vương quốc Chiêm Thành. Người viết cố dò la để tìm những dấu tích còn lại trong 10 danh thắng của đất Cẩm Thành xưa, nhưng vô vọng. Người mau chuyện ở đây, bảo rằng: "Thời gian, chiến tranh đã xoá nhoà tất cả, những cảnh vật này chỉ còn trên thơ ca của những nhân sĩ đất Quảng xưa thôi!".
    Cảnh từ bi, hồn chí sĩ
    Khi "mãn nhãn" với giang sơn cẩm tú trên đỉnh Thiên Ấn, lữ khách tản bộ vào ngôi chùa cổ nằm trên đỉnh núi. Chùa toạ lạc trên núi Thiên Ấn, thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chùa do thiền sư Pháp Hoá dựng vào năm 1694. Gắn với chùa có sự tích quả đại hồng chung linh thiêng đúc vào năm 1845 bởi các nghệ nhân của làng đúc đồng Chú Tượng (huyện Mộ Đức). Khi mới đúc ra, chuông đánh không kêu, thiền sư Bảo Ân đã chú nguyện và sau đó đánh tiếng chuông ngân nga khắp vùng. Chùa được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban biểu ngạch "Sắc tứ Thiên Ấn Tự" năm 1716.
    Chùa Thiên Ân có "giếng Phật" sâu 21 mét, nước mát trong, đào từ lúc khai sơn, phá thạch. Câu chuyện về nhà sư đào giếng và lễ khai chuông của thiền sư Bảo Ân đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được ghi lại trong các thư tịch cổ, nhà Phật xem là những Phật thoại. Tương truyền rằng, giếng Phật phải đào mất 20 năm mới hoàn thành, đây cũng là giếng nước đầu tiên của vùng núi Thiên Ấn. Sau nhiều năm vỡ núi tìm nguồn nước, vị sư trụ trì đã đụng đến viên đá tảng chắn ngang nguồn nước, tưởng đã vô vọng. Đêm về, sư được báo mộng, nạy hòn đá lên sẽ có được nguồn nước thiêng. Khi nguồn nước phụt lên từ đáy giếng, vị sư cũng "hoá" theo dòng nước. Về sau, người dân núi Ấn có thơ rằng: "Ông thầy đào giếng trên non, đến khi có nước không còn tăm hơi". Giếng xưa vẫn còn nguyên vẹn, nước vẫn xanh trong, thành giếng phủ đầy rêu phong, du khách có thể quay nước từ giếng Phật lên, uống một ngụm mát lành, khoả nước giếng khơi để gột rửa bớt bụi trần.
    Giã từ bảo tháp, chuông thần, giếng Phật? trong tiếng chuông chùa tịch liêu của buổi chiều tà, du khách tản bộ theo con dốc nhỏ giữa rừng dương thắp một nén hương nơi mộ phần của cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947). Chí sĩ họ Huỳnh người huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), là nhà yêu nước, người lập ra báo Tiếng Dân, tham gia Chính phủ cách mạng năm 1945, được ***** cử làm đại diện Chính phủ ở Liên khu V, mất tại Quảng Ngãi ngày 21.4.1947, được an táng trên đỉnh núi này.
    Trên đỉnh Thiên Ấn, gió sông từ mạn dưới thổi lên ***g lộng. Ông Trần Phiên, người hơn mười năm giữ mộ cho cụ Huỳnh Thúc Kháng trên đỉnh núi Ấn, cắm một nén hương lên mộ cụ Huỳnh. Đôi mắt ông Phiên vẫn ánh lên một niềm tin về vùng đất, quê hương của ông sẽ mãi lưu giữ những gì còn lại của tiền nhân.
    (ST)

Chia sẻ trang này