1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chai_qn

    chai_qn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Có một thành Chăm Pa bị quên lãng
    Lâu nay, các nhà khảo cổ học thường nhắc nhiều đến quần thể di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam hay những ngọn tháp sừng sững bên trời của Bình Định mà ít đề cập đến thành cổ Châu Sa ở Quảng Ngãi. Trong khi đây gần như là thành Chămpa duy nhất còn sót lại.


    Tiểu phẩm Phật giáo bằng đất nung được phát hiện trong thành nội.


    Từ quốc lộ 1A xuôi về Sơn Mỹ chừng 5 km sẽ gặp thành cổ Châu Sa. Những cuộc chiến tranh liên miên cộng với thời gian một ngàn năm đã làm cho thành cổ này gần như bình địa. Tuy nhiên, những gì còn lại sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu hình dung được phần nào tính quy mô của thành. Theo Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi (Bảo tàng Quảng Ngãi), thành Châu Sa được người Chăm xây vào thế kỷ thứ IX, đến đời Lê tiếp quản và gia cố thêm vào thế kỷ XV. Chu vi chừng 4km vuông, mặt thành rộng 4m, cao 6m, được đắp bằng đất, Châu Sa là thành bằng đất duy nhất của người Chămpa được phát hiện tại miền Trung. Ngoài khuôn viên của thành được vây bọc bằng những bờ hào khá sâu, thành cổ Châu Sa còn có hai gọng thành, gọi là ?ocàng cua?, nối thành nội với sông Trà Khúc-con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
    Châu Sa là địa điểm có đủ ưu thế về mặt quân sự để người Chămpa xây thành. Nam giáp sông Trà Khúc, bắc có sông Hồng Giang nối qua Diêm Điền-Chợ Mới để về cảng biển Sa Kỳ. Từ ?ocàng cua?, cũng có thể ra sông Trà để về cửa Đại, gặp biển Đông. Vùng hạ lưu sông Trà có rất nhiều kinh rạch chằng chịt dọc ngang. Sông Kinh và sông Phú Thọ nối Sa Kỳ với vùng Cổ Lũy-Thu Xà. Đây là những địa danh từng một thời là trung tâm thương mại của vùng đất này thế kỷ XVII-XVIII.
    Từ Châu Sa nhìn về phía đông bên kia sông Trà là núi Phú Thọ, án ngữ biển Đông. Năm 2004, tại chân núi Phú Thọ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của những làng nghề và khu dân cư của người Chăm cổ. Cũng tại núi Phú Thọ, hiện còn sót lại hào thành hình bàn cờ. Đây được xem như tiền đồn của Châu Sa, dùng để báo động mỗi khi có địch quân tiến vào cửa Đại. Người Chămpa vốn giỏi thủy chiến nên việc xây các thành ở gần vị trí của nhiều con sông là điều dễ nhận ra.

    Bệ thờ của người Chăm được phát hiện tại Châu Sa.

    Do địa thế thuận lợi nên Châu Sa từng một thời là trung tâm kinh tế vùng đất phía nam kinh đô Đồng Dương (Quảng Nam) của người Chămpa thế kỷ thứ IX-X. Dấu vết dễ nhận thấy về sự phồn thịnh của nó là ở ?ocàng cua? phía đông của thành có một xưởng sản xuất gốm đồng thời là thương cảng. Rất nhiều mảnh gốm, đủ các chủng loại và xuất xứ hiện vẫn còn vương vãi khá nhiều trên mặt đất, cạnh cầu Sắt ngày nay. Các nhà khảo cổ đã bắt gặp các loại gốm có cùng niên đại với Châu Sa ở cửa biển Sa Kỳ cũng như cửa sông Vực Hồng của Thu xà. Điều đó nói lên mối giao lưu buôn bán khá mật thiết giữa các vùng kinh tế thời bấy giờ.
    Ngoại thành Châu Sa, người ta đã phát hiện nhiều hiện vật, gọi là ?ocút?, giống thẻ bài đeo trên người. Các ?ocút? này có bề ngang 5cm, dày 1cm, dài từ 7-10cm. Ở nội thành có rất nhiều tiểu phẩm Phật giáo bằng đất nung. Đây là vật làm tin của các tín đồ Phật giáo, với hy vọng sẽ đem lại may mắn, hanh thông khi đeo vào người. Mới đây, trong thành nội, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của một kho lương thực khá lớn, càng khẳng định thêm về vị trị chiến lược của thành cổ này. Cách thành Châu Sa 500m về phía bắc có tháp Gò Phố. Đây là nơi hành hương của những tín đồ Bà la môn thời bấy giờ.
    Năm 1924, nhà khảo cổ học người Pháp Henry Parmentier đã phát hiện ra thành Châu Sa gồm toàn bộ phần đất của thành nội ngày nay và một ?ocàng cua? ở phía đông. Ông tình cờ phát hiện trong khuôn viên của viên công sứ người Pháp ở Quảng Ngãi có một tấm bia mang nội dung ca ngợi công đức của vua Chămpa Indravacman II cùng xuất xứ của tấm bia này. Năm 1988, Tiến sĩ khảo cổ học Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ) phát hiện thêm một ?ocàng cua? nữa ở phía tây thành. Còn Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi thì phát hiện thêm thành ngoại của Châu Sa, hiện vẫn còn thành đất dài 6km. Vào khoảng cuối thế kỷ XV, người Việt tiếp quản thành Châu Sa và đặt trụ sở hành chính tại đây, cai quản thừa tuyên Quảng Nam (Từ Quảng Nam đến Phú Yên). Người ta đã phát hiện tại thành cổ này một con triện bằng đồng từ thời nhà Lê cai quản vùng đất này. Con triện hiện được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử TP. HCM.
    Đáng tiếc là ngành văn hóa quá chậm chân trong việc công nhận di tích này để có cách can thiệp cần thiết nhằm ngăn chặn việc đào thành của người dân để làm nền nhà. Sự việc này diễn ra trong nhiều chục năm, mãi đến năm 1994 thì chấm dứt sau khi Châu Sa được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, suốt 12 năm nay, Châu Sa vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt như nó đã từng chịu trận suốt một nghìn năm qua.
    Trần Đăng
    Được chai_qn sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 18/03/2006
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đây có phải là Quảng Ngãi không (mình không phải dân QN nên không rõ)?
    [​IMG]
  3. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Xa xa ít vốn nhiều lời
    Anh về bỏ vợ lấy người xa xa
    Xa xa (có nơi còn gọi là xu xoa), nếu bảo là thức ăn hay là thức uống cũng được vì lẽ xa xa vừa no bụng lại vừa giải khát. Vậy thì xa xa được chế biến như thế nào?
    Xa xa được chế biến từ rong câu - thứ rau mọc sâu trong vùng nước lợ, nhiều nhất là vùng ngã tư. Ngã tư nhận nước mặn từ biển lên và nước ngọt từ các sông Côn, Hà Thanh đổ về, là môi trường chua lợ thích hợp cho loài tảo sông này phát triển. Từ một bụi nhỏ, trong vòng năm ba tháng có thể lan tràn cả một vùng, nhất là trong các hồ đìa nuôi tôm. Rong câu trải dài vươn từng đám lá màu hơi nâu nâu. Khi triều xuống nó nằm bẹp xuống mặt bùn, lặng lẽ.
    Về mùa hè, khi rong câu đã đủ già thì người ta thu hoạch về. Lượm rác, nhặt những thứ rong tảo khác lẫn vào, bỏ ra ngoài, số rong câu đã sạch được đong thành từng rổ nhỏ, trút lên cát hoặc bên bãi cỏ. Từng bánh rong câu thô đã khô được đem về hong trên khạp tre. Đó là khâu sơ chế. Rong câu thô để lâu không mốc. Thỉnh thoảng khi có nắng tốt đem phơi lại gọi là "hâm".
    Những ngày giáp hạt hoặc bận bịu công việc, người ta thường ăn cháo rong câu gồm một ít gạo, khoai và rong câu được nấu chung, sền sệt và quánh dẻo. Cháo rong câu chỉ cần một ít đường hoặc muối là đủ thay cơm. Rong câu trộn với rau sống thành thứ rau vừa giòn thơm, vừa dễ tiêu. Người ta còn bảo ăn rong câu khỏi bệnh bướu cổ.
    Cầu kỳ hơn là món rong câu trộn. Rong câu được ngâm lâu với nước trời mưa, hoặc nước vo gạo với vài trái chanh xắt lát, rong câu sẽ trắng hơn, bớt mùi "gành", sợi rong câu vừa trắng lại vừa trong. Bao tử heo được luộc chín thái mỏng. Một ít rau thơm như húng quế, húng tàu xắt thật nhỏ. Tất cả đem trộn đều, thêm gia vị là nước mắm ngon, ớt tỏi giã nhỏ. Món này mà đưa cay thì tuyệt. Món trộn vừa giòn vừa dai, rặt mùi hải vị lẫn cả mùi sơn hào, ai cũng thích.
    Ngoài các món trên, rong câu còn được chế biến thành xa xa. Có thể nói xa xa là tinh hoa của rong câu. Muốn có một bát xa xa ngon mát, người chế biến phải qua mấy công đoạn:
    - Chọn những sợi rong câu đều, mập và trắng.
    - Ngâm nước mưa hoặc nước vo gạo vài ba hôm để tẩy bớt màu vàng và mùi biển.
    - Nấu nhừ cho đến khi những sợi rong câu tan, nhưng không được già lửa, rong câu sẽ bị cháy vàng, sít nồi.
    - Khi rong đã nhừ, người ta cho vào một ít phèn chua để xa xa mau đặc.
    - Khuấy đều và đem lược trên vải, vải thưa quá thì xa xa còn lộm cộm vì những sợi rong chưa tan; ngược lại nếu vải dày quá thì rong câu lâu xuống.
    Rong câu trong suốt, mềm mại, khiêm tốn như sắc thiên nhiên.
    Nói chung, việc nấu xa xa là kỹ thuật và công cán khá nhiều.
    Xa xa ăn với đường thắng mới đúng điệu. Đường thắng tới vừa dẻo người ta nặn vào một ít chanh để khỏi lại đường. Thêm một nhúm gừng giã nhỏ. Món xa xa đã sẵn sàng.
    Những buổi trưa hè nóng bức ngồi trước nhà đợi gió và đợi xa xa, được ăn một bát thật là thú vị. Bỗng tiếng rao từ xa vọng lại. Ai ?xa xa ?không? Tiếng xa xa kéo dài thật trong, nhỏ mà vang cả góc xóm. Rồi có tiếng đáp: Ơi, xa xa lại đây!(Theo Báo Bình Định)

    Cái này hình như có ở nhiều mìên ,không phải đặc sản của QN nhưng nhắc tới nó thì nhớ nhà kinh khủng , nhớ những buổi trưa nắng cầm cái ca ra đầu ngỏ đợi Bà xu xoa đi qua. Thích nhất là lúc Bà ấy cắt xu xoa nhẹ nhàng như không vậy . Rồi cái cảm giác mát lạnh , miếng xu xoa tan mềm trong miệng ...Vẫn thích nhất bà cho nhiều đá một chút để khi ăn hết xu xoa vẫn còn dư ít đá để ngậm trong miệng.
    Sài Gòn có những chiếc xe đẩy bán món này nhưng tất cả được làm sẵn, không một chút hương vị gì của ngày xưa cả.
    Bây giờ, nó vẫn thường nấu món xua xoa , nhưng gọi là rau câu , mua gọi bột agar ngòai tiệm về nấu chung với đường để lạnh rồi ăn , có cả sữa rồi cafe , nước cốt dừa hay nổi hứng nó lại làm màu xanh đỏ tím vàng trong các khuôn có hình rất đẹp....nhưng tất nó không thể quên miếng xu xoa vuông vứt trong cái nồi màu trắng của người đàn bà kia, người mà súôt tuổi thơ nó vẫn gọi là Bà Xu Xoa.

  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Núi Ấn, sông Trà, Thị xã
    [​IMG]
  5. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Hương vị xứ Quảng
    Cháo ruốc
    Việc ăn uống của con người thật là phong phú! Chỉ một bữa ăn vào buổi sáng thôi, cũng đủ để bao người phải lưu tâm. Từ thành phố đến nông thôn và cả đến những vùng cao xa xôi, những món điểm tâm thì nhiều vô kể, không thể nào nói hết. Tùy túi tiền của mình mà bạn cần biết là mình phải ăn những món gì, mặc dù món đó mình không thích lắm, mà lại thích những món khác, nhưng túi tiền không cho phép.
    Cũng chính vì cái lối tư duy "liệu cơm, gắp mắm" như vậy, mà đã giúp cho những người nông dân "chân lấm, tay bùn" ở quê tôi, từ rất xa xưa đã sáng tạo ra một món ngon đến "độc chiêu" để ăn, vào những buổi sáng trước khi "lên bờ, xuống ruộng", bắt đầu một buổi lao động-đó là món cháo ruốc. Hồi tôi còn nhỏ, sáng nào cũng được mẹ cho ăn một tô cháo ruốc, trước khi cỡi trâu ra đồng. Ăn hoài thành quen. Đã quen, mà không có thì phải nhớ; đã nhớ thì phải thèm! Cách chế biến món cháo ruốc rất đơn giản và chắc chắn nó là món chế biến đơn giản nhất so với tất cả những món ăn của người nông dân quê tôi. Bạn dùng ruốc biển đã phơi khô, ruốc nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng người ăn, đem ngâm nước và rửa sạch cát, bụi bám trong thân con ruốc, rồi để cho thật ráo nước. Mỡ (hoặc dầu ăn) phi với hành củ sau khi thái lát mỏng cho thật chín vàng, dòn và tỏa hương thơm; đổ ruốc vào chảo dầu đảo nhanh và để ra ngoài, tra bột ngọt, mắm (vừa ăn), sau đó múc để riêng ra tô cho nguội. Chế biến xong món ruốc, bạn đem gạo cho vào nồi, vo sạch, đổ nước vào và bắc nồi lên bếp. Khi kiểm tra thấy cháo đã chín nhuyễn thì bắc nồi cháo ra ngoài, nêm bột ngọt và muối hầm. Nên nhớ, cháo ruốc là phải hơi đặc, không được lỏng như cháo vịt hoặc cháo gà, nhưng cũng không đặc quá giống như là cơm nhão và ngoài hai loại gia vị bột ngọt và muối hầm, không cần phải nêm thêm vào cháo một loại gia vị nào khác. Bạn có muốn ăn thêm loại gia vị nào đó như rau thơm, húng, quế? thì tùy bạn, nhưng phải để riêng ra ngoài và thỉnh thoảng ăn kèm vào để tạo thêm mùi vị mà bạn ưa thích. Nói cách khác, cháo ruốc phải là nồi cháo trắng và ăn cháo ruốc, phải ăn đúng kiểu bạn mới cảm nhận được vị ngon của nó. Tức là cháo nóng vừa phải và ruốc phải nguội và dòn. Khi ăn, bạn dùng thìa, hoặc đũa gắp một đũa ruốc bỏ vào miệng và húp một thìa cháo, hoặc húp một thìa cháo, sau đó kèm theo một đũa ruốc. Cứ thế và... cứ thế! Thỉnh thoảng, bạn ăn kèm một tí ớt xanh, hoặc 1/2 hạt tiêu hoặc một lát sả thái mỏng hay vài loại rau mùi; nên nhớ là ăn ít gia vị thôi. Đặc biệt, không được ăn nhiều ớt và tiêu, bởi cái vị cay nồng của hai loại gia vị này sẽ làm cơ quan vị giác (lưỡi) của bạn mất tác dụng. Cháo ruốc, ăn đúng kiểu bạn sẽ cảm nhận được vị ngon của nó. Đó là vị ngòn ngọt, mềm mềm, âm ấm của cháo; vị mặn đậm đà, dòn tan, thoáng một chút vị béo của ruốc và hành; hòa quyện với mùi hương thơm thoang thoảng của các loại gia vị như hành, sả, tiêu? Cũng có người khi ăn, đem ruốc trộn chung vào cháo cùng một lúc; ăn như vậy ruốc không còn dòn, mà sẽ chuyển sang dai dai, mềm mềm như thịt xé, cũng được, cũng ngon đấy! Nhưng thực ra, vẫn không ngon bằng cách để cháo-ruốc riêng ra. Lúc ấy, chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng: Món cháo ruốc-món ăn dân dã này, ngon không thể chê vào đâu được và cũng không thua kém bất kỳ món điểm tâm nào hiện có trong các nhà hàng, quán ăn, cho đến các chị quang gánh bán rong ngoài đường.
    Hiện nay, ở vùng nông thôn quê tôi, món cháo ruốc vẫn luôn là người bạn đồng hành, thủy chung của nhiều gia đình nông dân, kể cả nhiều gia đình mà vợ và chồng đều là công chức thứ thiệt. Họ vẫn thường thưởng thức món cháo ruốc vào các buổi sáng trước khi đi làm, như thưởng thức cái hương vị thơm ngon thanh tao, dân dã từ một món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho họ. Đó là món quà được kết hợp từ cái tinh khiết nhất của đồng quê và cái đơn sơ nhất của biển cả qua bàn tay của con người. Và với bạn, có lẽ sau khi thưởng thức xong một bữa cháo ruốc, bạn "Mới hay chữ "ăn" kia, cũng có ba bảy đường!".
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Nhông biển Khe Hai ​
    Anh Lê Chấn Thi ?" một đồng nghiệp, cùng nghề dạy học, quê ở Bình Thanh Đông, là gã đàn ông ghiền món nhông cực kỳ và có vốn hiểu biết về loài nhông không kém gì một nhà chuyên sâu về các loài vật, dẫu vẫn biết rằng anh đang là một giáo viên văn chương thực thụ được đào tạo từ đất Quy Nhơn (Bình Định). Mỗi lần ra nhà chơi, biết tôi là kẻ cũng có ?omáu? ăn và thích viết đặc sản, nên anh thường kéo tôi đến một lều quán nhỏ trên bãi biển Khe Hai ***g lộng gió, anh em tôi tha hồ hàn huyên chuyện đời, chuyện dạy học... và anh luôn đãi tôi bằng các món độc nhông.
    Lúc nào cũng vậy, món khởi đầu, anh gọi: Nhông nướng. Chị chủ quán trẻ tuổi khẽ dạ, rồi đi nhanh xuống bếp làm ngay để chiều lòng các ?ovị thượng đế? nghèo mà ham vui như chúng tôi. Háo hức muốn biết cách làm nhông như thế nào, tôi mạnh bạo theo chân chị chủ quán xuống bếp, chị vừa làm vừa giới thiệu với khách với cử chỉ, thái độ thật tự nhiên và niềm nở. Đấy cũng là bản tính của người phụ nữ đất Quảng nói chung. Hiện ra trước mắt tôi là những chú nhông đều còn sống, được chị chủ cột, buộc thành từng chùm, thi thoảng chúng cố quậy cựa, vẫy vùng hòng thoát thân, nhưng rất hiếm khi có cơ may. Xem ra chúng thật ngoan hiền, tội nghiệp, không có phản ứng, giận dữ gì khi chị chủ gỡ, bắt ra từng chú cho lên thớt. Một trình tự không đổi tiếp theo: Chặt đầu, lột da, mổ bụng, rửa sạch, rồi ướp với ớt, với thật nhiều củ nén (thịt nhông rất hợp với loại củ này, thiếu nó coi như thịt nhông nướng mất đi khá nhiều vị ngon). Những vỉ kẹp nhông đã sẵn sàng, cho lên lò than củi đỏ hồng. Gió biển tạt vào làm cho lò than nướng thịt nhông bên cạnh anh em tôi thêm đỏ rực, nhiều khi bốc lửa, càng làm cho những vỉ thịt nhông bên trên nhanh chín. Khoảng chừng 7 phút sau, nơi khứu giác chúng tôi đã hít, ngửi thấy mùi thơm âm ấm, lạ lạ của thịt nhông nướng vừa chín tới lan toả, đầy sức gợi như một ma lực cuốn hút ghê gớm. Tôi đang miên man tận hưởng mùi thơm ấy, thì anh Thi ghé sát tai để ?otruyền? chút kinh nghiệm của một kẻ từng trải: Thịt nhông cỡ vậy là nhắc xuống được rồi đấy em, để nó ươn ướt như miếng bò nướng mới ngon, nếu cho chín giòn thì hỏng, ăn vào bị dai và đăng đắng, khó nuốt lắm?. Bắc xuống, lột lá lót bên ngoài, thịt nhông nguyên con vàng thẫm, chỉ chờ người đón nhận, thoả nguyện, và đương nhiên làm sao thiếu được chút bia, rượu, để có không khí... gặp mặt này. Thấy nhông nguyên cả con, tôi e dè hỏi: ?oThế này thì khó ăn quá, mình kêu bà chủ chặt nhỏ ra chứ??. Anh và bà chủ nhìn tôi cười và bảo: ?oCậu em lạc hậu quá, thế là chưa biết ăn nhông nướng rồi, đúng bài của nó là để nguyên con, cứ dùng hai tay mà xé, tước... mà ăn?. Tự thấy mình hơi bị quê một chút trong chuyện này, tôi cố vờ ngó lơ đi chỗ khác. Nhưng không sao. Tôi lại bắt đầu thực hiện như anh đã nói và đang làm. Anh xé, tước đâu ra đó, miếng nào miếng nấy cũng cân đối, vừa vặn, dễ nhìn, dễ ăn. Qua ánh mắt say mê, và có một chút thán phục của tôi, anh tỏ ra hãnh diện và lên giọng triết lý: ?oEm thấy đấy ở vùng biển, miền đồng bằng này, có mấy con vật dùng hình thức xé thịt khi nướng, nấu chín đâu, chỉ thường hợp với những loài con thú ở trên rừng. Con nhông ở vùng biển quê anh lại phù hợp với việc ấy, có độc đáo không đó? Hình như nó có lai lịch, nguồn gốc sâu xa từ những loài thú, con vật trên rừng gì đó thì phải mà anh chưa có điều kiện khám phá... Cái cách xé thịt nhông mà anh em ta đang làm đây, chẳng qua là học tập một chút tinh hoa của cổ nhân, ông cha ta đã từng làm rồi?. Lâu nay đã thành nếp, ăn các thứ đều thông qua lối chặt, kho, dùng chén đĩa cầu kỳ, tốn công sức, giờ lại dùng tay xé thịt nhông giữa nơi lều quán, giữa nơi biển trời mênh mông, cả người và tâm hồn đang thấm quyện vào con nhông, vào cái mát mặn mòi của vị biển đương thổi tới, tôi cảm thấy nó hoang dã, cổ xưa mà hay hay, thích thú thế nào ấy, tưởng như mình siêu thoát, đang được sống trong thế giới của ông bà, tổ tông mấy ngàn năm về trước.
    Thịt nhông nướng hợp với kiểu ăn tới đâu xé tới đó. Cứ chấm với muối ớt, muối tiêu, thịt nhông nướng ngon thơm đến mê ly. Thịt nhông nơi đây, chẳng gần, chẳng giống với thứ thịt của con vật nào cả, nó hiện ra đúng ?obản sắc đặc trưng? của chính mình. Nhâm nhi với chút rượu là nhất trần đời. Âm thanh tiếng hít hà, hít hà từng đợt trên đôi môi anh, tôi và những người nhậu bên cạnh, vì chấm phải những chỗ có nhiều ớt, phát ra cũng chỉ đủ cho những người trong lều, trong quán cảm nhận thôi. Mùi thơm thịt nhông không thoảng qua như hương hoa, như những món ăn khác mà đằm đằm, ngấm, giữ rất sâu và lâu. Bằng chứng là, chúng tôi ăn xong, nhảy xuống biển tắm thoả thê mà vẫn còn nghe mùi thơm của thịt nhông, của củ nén lâm dâm, man mát trong người.
    Ngoài món nướng, con nhông không hề tệ với món nấu cháo. Thịt băm nhỏ, tao dầu phụng chính hiệu, đợi gạo cháo nhuyễn nhừ cho vào cùng mắm muối, hành, tiêu, ớt, thế là có những tô cháo, ăn vào chỉ biết khen. Tắm xong, lên nghỉ một lúc, làm vài tô cháo... đến độ quá ?ođã? mới chịu nói lời tạm biệt với bạn, với Khe Hai tuyệt vời.
    T.N
    Biển Khe Hai (Bình Thạnh Bình Sơn).
  7. thuxaqn

    thuxaqn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Chà chà! Chú ơi! Làm ơn cho biết quán này nó nằm ở đâu dậy?
  8. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Em théc méc chút nghe, món này có giống như Dông nướng ko dzậy? Em từng thử món Dông nướng rồi. Con vật này có ở vùng cát Phan Thiết, nó hơi giống con rắn mối nhưng da nó mềm hơn và ko có vảy lợp như rắn mối.Không cần phải chặt đầu, ướp gia vị chi cả, theo em nhớ là: cứ bẻ cổ, xong bỏ lên vỉ than nướng, chín thì lột da chấm muối ớt luôn thôi. Ăn thơm và ngon cực! chẹp chẹp .Cái dzụ này là em ăn ở nhà cuả một đồng nghiệp ngoài Bắc Bình (Bình Thuận) á nên ko cầu kỳ trong chế biến. Không rõ là hai thứ nó có giống nhau không nhỉ???
  9. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Biết rõ nơi này, cũng đã từng nghe đó là một thành cổ Champa. Bao lần ghé xuống nơi này, cố hình dung xem cái thành cổ ngày ấy nó thế nào, nhưng hổng nhìn thấy dấu tích gì hết.
    Cháo ruốc nghe hấp dẫn thiệt, nhưng chưa được ăn bao giờ... hic... Bớ ox, kiếm chỗ nào bán cháo ruốc tết dzìa dắt bx đi en dzí...
  10. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Mắm Nhum ​
    Khi người ta đã ngấy những bữa tiệc sơn hào hải vị ê hề và cầu kỳ thì trào lưu quay về với ?ođặc sản đồng nội? bắt đầu rộ lên. Những ?ođặc sản Quảng Ngãi? bắt đầu tái xuất trên một ?odiện? rộng: Cá bống sông Trà kho tiêu đóng hộp, mạch nha, các loại đường, kẹo gương... trở thành những món quà ?orất Quảng Ngãi?, theo chân người được biếu toả về mọi miền đất nước, đôi lúc còn thêm vinh hạnh ?oxuất ngoại?.
    Tuy vậy, vẫn còn đó cảm giác ?othiêu thiếu? một đặc sản của xứ mình mà từ xưa, món này đã được sách Đại Nam nhất thống chí liệt vào hàng ?otiến Vua?: mắm Nhum (còn gọi là mắm tiến). Mắm không chỉ quý bởi hương vị đặc biệt, mà còn vì mức độ khó khăn từ khâu đánh bắt đến chế biến. Nhum vốn chỉ sống trong những gành đá lân cận các đảo ngoài khơi, ăn độc mỗi rong rêu, thính giác cực bén nhạy, chỉ cần nước xung quanh hơi chao động là cái cơ thể tròn dẹt như cái bánh bèo kia lập tức ghịt chặt vào đá. Bởi vậy, người lặn bắt nhum phải khéo lắm, nhỡ khi bị nhum phát hiện thì chỉ còn cách lấy mũi dao hoặc bửa đôi thân nhum mà gỡ thịt (thịt sẽ chẳng được ngon), hoặc kỳ cạch tách nhum ra khỏi gờ đá (tốn công sức và thời gian). Có rất nhiều loại nhum: nhum bạc, nhum lượi (có nơi gọi là nhum mỡ), nhum đen (còn gọi là nhum mọi hay nhum ta...), trong đó, một số loại nhum tích độc trong gai và sẵn sàng ?obắn? ra theo bản năng tự vệ, nhưng với thợ ?osăn nhum? lành nghề, thì những cái gai độc ấy chẳng là mùi mẽ gì. Tích tắc sau lúc gai độc phóng ra, thì nhum ta đã lọt ủm vào tay thợ.
    Người khi lặn bắt nhum mang theo một loại móc sắt, gặp nhum, người ta dùng móc này lật ngửa nhum, giật về phía mình mà tóm. Nhum bắt về có nhiều loại, song để làm được mắm nhum thì chỉ mỗi nhum đen (nhum ta) và loại này thì lại... không có nhiều (thế mới gọi là đặc sản quý hiếm). Sau khi rửa sạch rêu bám quanh thân, người ta bổ đôi nhum, bóc lấy phần thịt trắng hồng từ các ?omúi? bên trong, lược hết phân rồi cho vào chum, vại để muối (nhưng ngon nhất vẫn là loại mắm được muối trong những ống tre già nút kín bằng lá chuối). Thịt nhum được cho vào trước, sau cùng mới rắc một lớp muối mỏng bên trên. Thao tác này có thể xem là ?onghệ thuật? của mỗi người bởi lượng muối phải đủ nhạt để mắm nhum nhanh chua (chỉ sau khoảng hơn tuần hay nửa tháng là ăn được) và đủ mặn để mắm khỏi hư. Khi mắm bắt đầu lên mùi chua và dậy màu đỏ tươi là lúc chúng ta có thể đâm tiêu tỏi, thích ăn cay thì thêm quả ớt kim hay dăm lát gừng (tránh lạm dụng các loại gia vị nồng, nóng làm mất vị đặc trưng của mắm), dùng mắm làm nước chấm rau, thịt hay ăn với cơm đều được, nhưng tuyệt nhất vẫn là bún tươi chan mắm nhum. Cái vị ngòn ngọt, cay cay quyện với hương thơm ngai ngái đến khó tả..., nhắc đến đã thấy... thèm!
    Nhum chỉ có nhiều vào độ cuối tháng tư, đầu tháng năm (âm lịch). Có lẽ cũng vì vậy mà người ta thường tiên liệu việc muối mắm sao cho nhằm đúng Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) có mắm mà dùng, mà đãi khách khứa, bạn bè. Ở Lý Sơn và vùng ven biển một số huyện Mộ Đức, Đức Phổ ngày nay, vẫn còn nhiều người thuộc câu:
    ?oMồng năm, ăn bún mắm nhum
    Người xa như cũng muốn về cùng em?.

Chia sẻ trang này