1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu du lịch, đặc sản Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    hic...hic....mò vào đây đọc làm gì để rùi thèm hả trời, cái tính tham ăn lại nổi lên. HIc...hic......
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Rau ranh nấu cháo​
    Nhiều người đã từng được thưởng thức món rau ranh nấu canh ốc đá. Mỗi lần được thưởng thức như vậy, không ai là không buột miệng khen ngon. Đó là món ăn đặc sản của người dân tộc vùng cao. Nhưng khi nói đến rau ranh nấu cháo thì có lẽ ít người biết đến.
    Quê tôi, vốn dĩ là một vùng quê thuộc miền núi, tiếp giáp với huyện Ba Tơ và lũ trẻ chúng tôi, hàng ngày xuống sông bắt cá, ra đồng mò cua hoặc lên rừng bẫy chim, hái rau ranh? về nấu canh là chuyện bình thường. Gia đình tôi ăn rau ranh như ăn cơm bữa. Trong những năm chiến tranh, do địch càn quét, không đi lấy gạo được, gia đình tôi và nhiều gia đình khác phải ăn rau ranh thay cơm. Có khi ăn cả hàng tuần liền. Gian khổ là như vậy, nhưng lũ trẻ chúng tôi vẫn cứ trùng trục lớn lên giữa bom đạn của kẻ thù. Bây giờ, mỗi lần nhớ lại những ngày còn nhỏ, tôi cứ khẳng định rằng: Trong từng mạch máu, từng đường gân, thớ thịt và hơi thở của tôi, đều được kết tinh từ rau ranh - một loại rau rừng quý hiếm và ngon đến mê người này. Trong các món ăn được chế biến từ rau ranh, như: Rau ranh hấp cơm chấm mắm ăn với cơm, rau đã ngon mà cơm cũng ngon, bởi nó có mùi hương thơm thoang thoảng của hương vị núi rừng được tỏa ra từ rau ranh. Món rau ranh nấu canh ốc đá thì khỏi chê, đã có không biết bao nhiêu ngòi bút đã dày công mô tả cái ngon của món ăn này, nhưng tôi vẫn thích món rau ranh nấu cháo. Hồi tôi còn nhỏ, mỗi lần có rau ranh là mẹ tôi bao giờ cũng nấu một nồi cháo cho cả gia đình cùng ăn và mọi thành viên trong gia đình đều xem đó là một bữa ăn thịnh soạn. Cách chế biến món rau ranh nấu cháo cũng rất đơn giản, không cầu kỳ lắm. Bạn không được dùng rau ranh già (tức là lá rau đã chuyển sang màu xanh đậm và có nhiều gân, xơ cứng), mà bạn phải dùng rau đang ở độ già vừa phải (có màu hồng sẫm) trở xuống lá non. Dùng tay xé rau ranh ra thành từng miếng nhỏ, nhớ là phải dùng tay xé chứ không được dùng dao thái nhỏ. Không hiểu vì sao, loại rau rừng này khi dùng dao thái nhỏ để nấu thì nó không còn mùi vị thơm ngon vốn có của nó. Làm xong phần rau ranh, bạn đem ốc đá chặt bỏ phần đuôi, rửa sạch và bỏ vào nồi nước lạnh nấu sôi. Khi kiểm tra thấy ốc đã chín thì vớt ốc ra, để riêng, lọc lấy nước ốc. Sau đó, bạn lấy một ít gạo bỏ vào nồi nước, tiếp tục nấu, khi nào gạo chín nhừ và biến thành cháo thì tiếp tục bỏ ốc và rau ranh vào, cho thêm tí dầu ăn. Khi rau chín, nêm gia vị bột ngọt, muối và đem ra để một lúc cho giảm bớt độ nóng rồi ăn. Cháo rau ranh, không được ăn nóng lắm, cũng không được ăn nguội lạnh. Ăn nóng hoặc ăn nguội, đều không thưởng thức được hương vị thơm ngon của nó. Ăn vài ba miếng cháo rau, ta chím môi hút một con ốc, hoặc hút vài ba con ốc, ta lại húp một miếng cháo rau. Lúc ấy, bạn sẽ cảm nhận được cái hương vị thơm ngon của món ăn này. Trên đầu lưỡi bạn, sẽ cảm nhận được cái vị béo của dầu, vị đậm đà của gạo, vị ngọt nguyên sơ của rau ranh và ốc đá. Nếu bạn nào xúc một vá cơm bỏ vào tô cháo rau ranh, thì càng ngon hơn nữa, vì trong khi ăn không những đã ngon, mà bạn còn nghe tiếng sừng sực của những hạt cơm trên đầu lưỡi của bạn. Hiện nay ở vùng cao, trước tệ nạn phá rừng, rau ranh ngày càng trở nên quý hiếm; nhưng nói như vậy không có nghĩa rằng loài rau này bị tuyệt chủng, vẫn còn đấy! Trong những lần đi công tác ở các huyện vùng cao, tôi vẫn được bạn bè chiêu đãi món rau ranh, nhưng chưa ai chịu bỏ công ra nấu một nồi cháo rau ranh đúng nghĩa của nó.
    Sau hơn 30 năm xa quê và giờ đây được sống ở thành phố, được ăn những thức ăn cao lương, mĩ vị ở chốn thị thành, nhưng tôi không bao giờ quên được món cháo rau ranh mà từ nhỏ tôi đã được thưởng thức qua bàn tay đạo diễn của mẹ. Mẹ tôi, tuy đã trởõ thành người thiên cổ, nhưng hương vị cháo rau ranh của bà vẫn ngọt ngào và thơm ngát lòng tôi.
    Quang Trần
  3. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Gỏi cá sanh cầm và chim mía lùi ​
    Đã mấy năm tôi mới có dịp về lại thôn Đôn Lương (xã Đức Thạnh, Mộ Đức) để thăm bà con. Trưa hôm đó, anh họ tôi tổ chức một bữa cơm thân mật, ngoài tôi với những người trong gia đình, anh còn mời thêm một số bà con ở gần, trong đó có vài cụ cao niên. Bữa cơm được bày ra tương đối thịnh soạn (đối với một miền quê) ngoài thịt heo luộc, cá ngừ kho ngọt còn có khổ qua dồn cá chuồn xay hấp và một số món khác, còn thức uống là bia Dung Quất.

    Giữa bữa có một cụ nói: Bây giờ đời sống của bà con ta ngày một khá hơn nên bữa ăn cũng nhiều món hơn, nhưng lại ít thấy xuất hiện món ăn của ?ongày xưa?. Những món ấy mà nhấm rượu thì phải nói là ?ohết ý?!
    Cụ vừa dứt lời, ông anh tôi nói ngay: Hồi ấy cuộc sống quá khó khăn, ăn chỉ cốt để no, nên thức ăn phải khác bây giờ chứ cụ. Cuộc sống ngày càng đi lên mà!
    Đúng rồi, cuộc sống ngày càng đi lên, mừng quá đi chứ! Nhưng tôi muốn nói ở đây là nói đến các món ăn ?oriêng có? của quê mình ngày ấy đấy mà.
    Nghe cụ nói đến món ăn ?oriêng có? tôi liền nghĩ chắc đây là những món ăn dân dã, nhưng đậm đà hương vị quê hương. Tôi tò mò hỏi: Thưa cụ! Cụ có thể cho chúng cháu biết những món ăn đó là những món gì không ạ?
    Cụ thong thả trả lời: Đó là món gỏi cá sanh cầm. Đấy chính là một trong những món ăn ?ođộc đáo? ở vùng Đôn Lương ta ngày xưa đấy. Ngừng một lát như để nhớ lại, cụ kể:
    Cá diếc con được nuôi bằng nếp rang phồng rồi giã nhỏ bỏ vào bể cho cá ăn. Cá bắt đầu lớn là có thể làm món gỏi cá sanh cầm (tuỳ sở thích của mỗi người có thể dùng cá nhỏ hoặc to).
    Còn nước chấm được làm bằng gan heo băm nhỏ, xào với đậu phụng rang giã nhỏ cộng với ớt, mắm và một số gia vị khác.
    Gỏi cá sanh cầm được ăn kèm với lá quýt, chanh, mơ, đinh lăng, húng lông, diếp cá, ngò tây, củ và lá gừng... Nước chấm và lá, củ ăn kèm được đặt quanh bể cả. Cá vớt lên khỏi nước được cuốn với các loại rau thơm và chấm vào nước chấm để ăn. Cứ mỗi miếng gỏi nhấp một ngụm rượu gạo vừa tăng thêm hương vị vừa dễ tiêu hoá. Thường ăn gỏi cá sanh cầm có từ vài người trở lên, vừa thưởng thức vừa kể chuyện gia đình, đồng áng, cao hứng có lúc còn hát đối đáp, rất vui!
    Kể vừa dứt món gỏi cá sanh cầm, cụ liền tiếp: Không những chỉ có thế, ở miệt Đôn Lương của chúng ta còn có một món ăn khác cũng không kém độc đáo, đó là món chim mía lùi.
    Những con chim non được bắt trong những đám mía, đem về nhổ sạch lông rồi đem hơ nhẹ trên lửa, cắt bỏ mỏ, chân, khoét bỏ ruột xong, nhồi sả, ớt, hành, nén... vào trong. Rồi ra bắc một chảo dầu phụng đun sôi pha ít muối, ớt khuấy đều, bỏ chim vào chảo đảo qua vài lần rồi vớt ra, lấy đất sét đã được bóp nhuyễn bọc từng con chim lại lùi vào đống tro của lửa than. Chim vừa chín, mở bọc đất sét ra ta sẽ có một miếng ăn nhỏ nhưng đầy hương vị. Rồi cụ nở một nụ cười rất tươi và hỏi: Các cháu thấy những món ăn ấy thế nào? Có đậm đà hương vị quê hương không nào? Đừng chê những món ăn gọi là ?ocây nhà, lá vườn? nghe các cháu!
    Nghe cụ kể, tôi thầm nghĩ: dẫu trước đây cuộc sống còn nghèo, nhưng mỗi làng quê, mỗi vùng miền đều có những món ăn ?oriêng có? đã có những món trở thành ?ođặc sản? là niềm tự hào của bà con ta. Như ở Quảng Ngãi quê mình có: Don Vạn Tượng, chim mía Xuân Phổ, cá bống sông Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Đồng Cát...
    Như nuối tiếc các món ăn dân dã của quê ta ngày xưa, cụ nói cũng vừa là trách móc: Thời gian qua, do phun thuốc trừ sâu rầy quá nhiều, cộng với một số người chuyên dùng kích điện, lưới mắt nhỏ để bắt cá. Hỏi cá còn đâu? Còn chim mía thì khi phát hiện có đàn chim về trú, thì người ta dùng lưới chụp bắt cả đàn, rồi họ mang bán cho các quán ăn, nhà hàng... Vì vậy, còn đâu cá diếc, chim mía để chúng ta làm món mà thưởng thức ?ohương vị quê nhà?. Thật tiếc!
    Mậu Chiến
  4. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Ngon sao là ruột cá ​
    Thông thường, trong mâm ăn mà có được con cá thì bộ lòng chỉ có người được trọng vọng mới được mời, vì nghĩ mà coi cái ruột cá dù rất ngon nhưng lại rất nhỏ, nên làm sao chia cho đủ. Nhưng với ruột cá nhám mà chúng tôi đang viết đây, thì tha hồ mà thưởng thức.

    Cá nhám rất to và có hình hai cánh ****. Thịt cá nhám cũng ngon lắm, nếu như biết cách nấu nướng và chế biến. Hai món phù hợp và thông dụng nhất là nấu canh chua và um chua ngọt. Muốn cá được thơm ngon thì cả nấu lẫn um đều phải ướp cho kỹ với mắm ngon và gia vị để một lúc cho thấm, rồi bắc chảo phi hành thơm và tao đều. Nói ngon là ngon vậy nhưng sao có thể sánh bằng bộ ruột của cá nhám và phần đáng kể nhất của bộ ruột chính là bao tử của nó. Bao tử cá nhám không nhỏ một chút nào bởi nguyên cái ruột cá đã nặng tới hai ký nếu tính cả gan và bao tử.

    Bao tử cá nhám có thể chế biến được rất nhiều món. Đơn giản nhất là làm sạch rồi bỏ luộc. Luộc vừa chín tới mới giữ được độ giòn vừa đủ. Nhìn đĩa bao tử cá xắt vừa phải đặt cạnh chén mắm gừng và đĩa rau thơm với đủ cả các loại chuối chát, khế? đã thấy nước miếng ứa ra. Nhưng hãy khoan! Cứ từ tốn đã và cũng có thể kêu vài ba người bạn tới để cùng thưởng thức với nhau. Có bạn và mồi ngon như vậy thì làm sao có thể thiếu một ít rượu! - Cái món này ngon là ở chỗ chân chất và mộc mạc. Mắm gừng hay rau thơm chỉ là những phụ gia nhưng lại rất cần thiết. Không có mấy thứ đó, miếng bao tử cá hoá thành? vô duyên ngay và cả đĩa bao tử có nước ế gấp. Bởi vị nồng đậm của gừng kết hợp với cay cay của ớt, rồi là đủ các vị thơm của những thứ rau, sẽ đẩy cái sần sật, dòn dòn ngọt thơm của miếng bao tử cá lên tới đỉnh điểm của sự khoái khẩu.

    Còn một món khác được chế biến từ bao tử cá nhám cũng ngon không kém, chỉ có điều công làm hơi kỹ một chút. Đó là bao tử bóp gỏi. Thì bao tử vẫn được luộc lên và xắt ra nhưng khi đi chợ nhớ mua thêm xoài xanh, bắp chuối, khế, các loại rau thơm, đậu phụng và hành khô. Bắp chuối, khế xắt mỏng. Các loại rau thơm lặt, rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu phụng phải rang và giã dập dập. Còn hành khô thì phải phi lên, không quên nước cốt chanh và một chén mắm ớt tỏi đường. Và như vậy là chúng ta có thể trộn được rồi. Nhìn đĩa gỏi bao tử bắt mắt vô cùng. Màu xanh của rau kèm với những sợi bắp chuối nâu nâu, màu đỏ của ớt, rồi là màu vàng tươi của đậu phụng, vàng rôm của hành phi. Và lẫn trong tất cả là những miếng bao tử với một màu rất khó để phân định. Aên món này, người miền Trung hay dùng cái bánh tráng gạo nướng để xúc. Bao tử cá nhám bóp gỏi không chỉ dân biết? lai rai mới ghiền mà ngay cả người không biết gì đến rượu, bia cũng? ghiền tới tới.

    Thứ nguyên liệu rất đặc biệt này còn có thể làm thêm được vài món nữa nhưng hai món trên là thông dụng nhất. Bao tử cá nhám hấp dẫn đến vậy và được nhiều người ưa đến vậy nhưng lại quá khan hiếm nên rất ít khi được thưởng thức. Đó cũng là điều đáng tiếc lắm thay!

    Vĩnh Hoan
  5. Xu_Ka

    Xu_Ka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Vào đây thấy mọi người giới thiệu đặc sản QN nhiều thật , ui trời sao tui thấy nhiều món lạ quá.
    Các bạn đang sinh sống ở QN cho tôi hỏi này tí:
    Giữa tháng 9 này tôi có dịp đi công tác tại Quảng Ngãi 1tuần, và cũng được Đài PT-TH Quảng Ngãi mời đi tham quan khu Dung Quất, Núi Thiên Ấn và biển Mỹ Khê. Anh em đi công tác cùng có yêu cầu tôi về Quảng Ngãi giới thiệu đặc sản và thắng cảnh Quảng Ngãi nhưng thật ra tôi có biết gì nhiều ở quê hương đâu. Mong mọi người giúp cho, có thể giới thiệu vài món (địa chỉ cụ thể) và vài nơi tham quan.
    Chỉ giúp, xin hậu tạ. (hehe)
    Cảm ơn nhiều.
  6. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Khoai lang nấu đường​
    Phần nhiều, trên mỗi vùng đất thuộc quê hương Quảng Ngãi yêu dấu của chúng ta đều có những đặc sản nổi tiếng riêng, đã in đậm tiếng tăm trong kho tàng câu dân ca quen thuộc xứ này. Chim mía thì ở Xuân Phổ, kẹo gương thì Thu Xà, mạch nha thì Mộ Đức, bánh nổ thì Nghĩa Hành...

    Riêng quê hương Sơn Tịnh của tôi và bao người khác nữa, nói về đặc sản ngày xưa thì đâu có chịu "thua chị kém em", nào đậu xanh, nào đường đinh, nào muối Xuân An, nào mắm Tịnh Kỳ, nào khoai lang... Trong số này, có nhiều đặc sản của Sơn Tịnh, đến hôm nay đã không còn thịnh như trước, lớp con trẻ khó nhận biết được, nó chỉ còn là hình bóng, cảm giác về một thời... trong ký ức, hoài niệm của thế hệ người già. Nhưng cũng có đặc sản vẫn duy trì được "sức sống" của mình đến tận hôm nay, vẫn được nhiều người, nhiều gia đình thuộc khu vực nông thôn, nhất là khu Tây Sơn Tịnh hay dùng, với sự khoái khẩu không thua gì những món ăn "cao lương mĩ vị" bây giờ. Đó là món khoai lang nấu với đường.
    Giới thiệu cách làm ư? Dễ lắm! Khoai lang khô đem rửa, để thật ráo, cho khoai vào xoong, tuỳ vào số lượng người ăn mà nấu xoong to, xoong nhỏ, để nước xăm xắp như nấu cơm, luộc củ lang, củ mì tươi. Đến lúc khoai gần chín, hạ bớt lửa xuống để khoai rút nước từ từ, tránh được khoai bị cháy xém. Bắc xoong khoai xuống, rắc một vài chén đường (ngon hơn là đường muỗng đã rút mật, giã nhỏ, muốn ngọt thì cho nhiều, muốn vừa vừa thì tương đối thôi) vào xoong khoai và dùng đũa đánh, trộn thật đều tới lúc khoai nát nhừ ra mới ngon, mới dễ ăn. Xong việc này rồi, bắc xoong khoai lên bếp lửa, vẫn để nhỏ lửa và xới đều khoảng 5-7 phút nữa, đến khi thấy đường đã tan hẳn và thấm khá sâu vào từng "tế bào" khoai. Bắc xuống, xới lên đĩa, tô. Nếu muốn tăng thêm phần hấp dẫn, đồng thời cũng rất hợp khẩu vị thì thái dừa già, khô, cơm dày thành sợi nhỏ, mỏng, rải lên trên mặt khoai khi ăn.
    Khoai vốn dĩ đã ngọt, thêm vị ngọt đậm của đường, nay lại có chút béo béo của dừa thì ngon tuyệt; chưa được ăn, cái cảm giác thèm thuồng đã trào dâng lên trên đầu lưỡi rồi. Ăn món này vào lúc nào chả được. Càng nhiều người thân, bạn bè càng ngon, càng ăn được nhiều. Song, "đã" nhất là vào những đêm lạnh, mưa gió, hay trời chuyển sang thu, đông mà có bát khoai nấu đường còn tỏa khói để ăn thì thật ấm áp, ngọt ngào... biết bao!
    Đường mía, củ khoai, trái dừa, những sản vật này luôn nhiều, đầy khắp trên đất Quảng, là điều kiện hết sức thuận lợi để ai cũng có thể làm và thưởng thức món ăn rất quê hương này.
  7. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    Món này mà gọi là ngon thì món khoai lang "trụng" đường phải nói là ngon không chịu nổi!
    Lúc Curio còn nhỏ, ở ngoài quê vẫn còn những lò nấu đường thủ công mà bà con quen gọi là chòi mía. Ở đó mía được ép và nấu thành đường bằng một cái lò lửa rất lớn có 4-5 cái chảo sôi sùng sục. Khoai lang không cần gọt vỏ, rửa sạch cắt làm 3-4 miếng rồi đem xâu vào một sợi lạc tre, trụng(nhúng) vào chảo đường non đang sôi. Khoai chín rất dẻo và thơm, đường non cũng thơm và không quá ngọt. Món này ngon tuyệt! Chẹp chẹp!
  8. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Ngon thiệt, thèm chảy nước miếng
    Em còn nhớ ở mấy chòi mía, còn có nước chè hai và đường non. Hồi nhỏ nhà hay được mấy người ở trên quê cho bát đường non, quệt lên bánh tráng mà ăn, thanh thanh, thơm lựng... lại chảy nước miếng.
    Sau này có nhà máy đường, hầu hết người ta bán mía cho nhà máy đường, vì nghe đâu ép mía cực mà kg có lời. Hic.. những món ăn này dần dần mất đi. Lâu rồi, rất lâu kg được ăn lại, mà kg biết có còn dịp nào được thưởng thức kg nhỉ?
  9. laqtri

    laqtri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi! Thèm quá là thèm. Chắc về Quảng Ngãi ăn một mớ rồi vào quá!
  10. oi000io

    oi000io Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

    có thể tôi nói đều này là hơi quá, nhưng hy zọng là ko đi xa chủ đề, cũng là nói zề món ăn ngon thôi mà đúng ko các pác ..
    thế thì nhân tiện, giới thiệu cho các pác Quán Phở đặc sắc tại TT Quảng ngãi, đảm bảo các pác thử một lần mà ko đến lần 2 thì em chịu gì cũng đặng ....
    Đó là Quán Phở "Tây Hồ", phở Hà Nội chính gốc từ chất liệu, từ phong cách, từ nước dùng, đến bánh phở ... zân zân, zà cho đến người bán cũng là người Hà Lội tất ... , dĩ nhiên là đã nhập hộ khẩu dân Quãng ngãi gồi
    Đc: Ngã tư Quang Trung-Lê Lợi; đối diện KS Center, đường Lê Lợi
    Thử một lần rồi xem, pạn sẽ thích ngay mà

Chia sẻ trang này