1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu gì về Hà Nội cho du khách nước ngoài ?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi CaChep, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Những rạp hát cổ nhất của Hà Nội
    Ở Hà Nội cổ, có những gánh hát chèo, hát tuồng đi diễn lưu động ở các phường phố làng xóm, không có rạp riêng mà là diễn ở các sân đình, các bến sông...
    Từ thời Pháp thuộc, Hà Nội đô thị hoá theo phong cách mới. Bộ mặt phố xá thay đổi. Dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Vì vậy từ những năm đầu của thế kỷ 20, một số rạp hát bắt đầu được xây trong các phố.
    Rạp dành cho chèo là Sán Nhiên Đài ở giữa phố Đào Duy Từ. Ban đầu diễn chèo cổ. Từ năm 1914, Nguyễn Đình Nghị thay đổi phong cách diễn, có thêm phông màn lớp lang, gọi là chèo cải lương.
    Dành cho tuồng có rạp Năm Chăn (nay là trụ sở Đoàn ca múa Hà Nội phố Lương Văn Can) và rạp Thông Sáng ở xế cửa rạp Năm Chăn (nay không còn) chuyên diễn tuồng cổ.
    Khoảng năm 1910, có thêm rạp Quảng Lạc (nay là trụ sở Đoàn Kịch nói phố Tạ Hiền) diễn tuồng cổ. Hai chục năm sau, rạp này chuyển sang diễn cải lương Nam Kỳ, các gánh diễn ở đây phần lớn từ Nam ra. Tới năm 1940 rạp này chuyển thành nơi diễn chính của Nhật Tân ban.
    Khoảng năm 1920, có thêm rạp Thăng Long (ở giữa phố Hàng Bạc) là nơi diễn tuồng và chèo. Khoảng năm 1925 chuyển sang diễn cải lương. Và đổi tên là Cải lương hí viện rồi Tố Như (nay là rạp Chuông Vàng). Cũng thời gian này trong ngõ số 8 cạnh rạp Quảng Lạc có rạp Phúc Thắng chuyên diễn tuồng. Sau rạp bị đổ, gánh Phúc Thắng ra diễn ở Chợ Gạo, rồi chuyển sang Khâm Thiên ở chỗ nay là rạp chiếu bóng Dân Chủ.
    Từ những năm 1935 trở đi, công chúng thành phố ít hâm mộ chèo tuồng. Các đoàn phải về diễn ở nông thôn. Các rạp dần chuyển thành nơi diễn cải lương./.
    Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  2. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Du lịch đêm Hà Nội
    Nhìn ở một góc độ nào đó, đêm Hà Nội là một cuộc sống mới. Từ trước tới nay, chơi đêm chỉ đề cập đến như một cái thú, một niềm vui khám phá những bí ẩn của ban đêm mà ban ngày không có.
    Phạm Đình Hổ, tác giả cuốn "Vũ trung tuỳ bút", một tác phẩm ghi chép về Thăng Long thế kỷ 18, có một cái thú là "tối đến lúc mặt trăng mới mọc, đi tản bộ quanh bờ ao, ngâm nga mấy câu Đường thi cũng thú, hoặc ngồi tựa gốc dừa, cành hoa phất phơ trước mặt, ngồi bẻ bông tớc lá thử chơi".
    Thạch Lam trong "Hà Nội 36 phố phường" đã miêu tả phần nào sức quyến rũ của ban đêm Hà Nội với những phiên chợ mát (chợ rau đêm), với thú vui lang thang trên các vỉa hè Hà Nội để nghe tiếng gót giày vang động, với những thức hàng chỉ bán về đêm như hàng xôi, hàng nước, "mìn páo", "dày giò", lục tầu xá, chè sen...
    Có lẽ không ai đến Hà Nội, cả khách quốc tế và khách trong nước lại chỉ du lịch ngày Hà Nội. Trên thực tế du khách từ rất lâu đã tham gia vào những chương trình du lịch đêm Hà Nội. Song việc nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu về nó cho đến nay còn rất sơ sài.
    Trước hết là chợ đêm Hà Nội. Chợ đêm là bản sắc kinh tế-văn hoá một địa phương, là loại sinh hoạt đặc biệt hấp dẫn du khách. ở đây chúng ta cần phải phân biệt hai dạng chợ đêm Hà Nội.
    Dạng chợ đêm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố về các mặt hàng nông sản tươi sống. Chợ đêm kiểu này đã hình thành từ rất lâu, chủ yếu theo hình thức tự phát, không được thành lập, tổ chức, xây dựng (trừ chợ Long Biên và chợ Quảng Bá). Chợ thường họp từ 2-5 giờ sáng, đông nhất là từ 3-4 giờ sáng. Vì chợ họp đêm, trong một thời gian ngắn nên có một không khí đặc biệt: nhộn nhịp, tấp nập nhưng không huyên náo, ồn ã như chợ ngày.
    Dạng chợ đêm "du lịch" vừa phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phơng, vừa thu hút du khách. Hình thức chợ này đã đợc thực hiện ở rất nhiều nước trên thế giới và hoạt động hiệu quả. ở Việt Nam, một chợ đêm đúng nghĩa thế này còn rất hiếm: "chợ tình" Sapa đêm thứ bảy hàng tuần; chợ Viềng Nam Định với 3 phiên: Viềng Hải Lăng (mùng 6 Tết), Viềng Kim Thái (mùng 8 Tết) và Viềng Nam Trực; chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn, chợ Âm Phủ ở Đà Lạt... và gần đây ở Cần Thơ có mở lại chợ đêm Tây Đô. Hà Nội sắp có chợ đêm Đồng Xuân. Những con phố quanh chợ Đồng Xuân sẽ có thêm những quầy hàng lưu động bán thức ăn nhanh, đặc sản của các địa phương miền Bắc, quà lưu niệm...
    Thứ hai, là tour dạo phố. "Phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song". Hầu hết các du khách đặt chân tới thủ đô đều thích thú với việc dạo phố Hà Nội đêm. Sự lạ thường êm dịu của đêm Hà Nội với khu phố cổ chìm dần trong giấc ngủ, không một tiếng động với mặt hồ Gươm sẫm đen, một thoáng hoa sữa nồng nàn trên đường Quang Trung, Nguyễn Du, hương ngọc lan ngọt ngào trên đường Cổ Ngư bên hồ Tây lộng gió, những quán cóc liêu xiêu đã thành thơ thành nhạc... làm nên một nét quyến rũ rất riêng của ban đêm Hà Nội.
    Thứ ba là các nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật chèo, tuồng, cải lơng, kịch nói, hát ca trù, nhạc giao hưởng, thính phòng, tân nhạc... trong đêm Hà Nội là nguồn hấp dẫn vô tận đối với du khách trong nước và quốc tế.
    Thứ tư, là các hình thức giải trí ban đêm. Đó là các quán bar. Sự bùng nổ của các quán bar tại các thành phố lớn chứng tỏ nhu cầu giải trí của con ngời ngày càng cao. Hình thức kinh doanh của các quán bar hết sức phong phú và quán nào cũng tự khẳng định mình bằng phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ và phong cách nội thất.
    Các quán cà phê ở Hà Nội mở cả ngày và cả đêm. Nhưng nếu bạn muốn thấy hết nét vẻ đa dạng của cà phê Hà Nội, nên thưởng thức vào ban đêm, khi phố xá sáng choang ánh đèn, còn cà phê thì mờ ảo.
    Thưởng thức các món ăn đêm Hà Nội lại là một cái thú đặc biệt khác. Số lượng phong phú các nhà hàng cùng với sự đa dạng của các nguyên liệu, cách thức chế biến, các món ăn... luôn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ qua một mảng trong nghệ thuật ẩm thực dân gian Hà Nội - đó là những món ăn được bán rong hay được bày bán ở vỉa hè Hà Nội vào ban đêm. Những tiếng rao đêm một thời từng là nét văn hoá đặc trưng của Hà Nội, từng làm nao lòng người xa xứ nhớ về cố hương...
    Nói tới du lịch Hà Nội không thể không kể đến những lễ hội ban đêm đặc sắc của thủ đô mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là Đêm Giao thừa, Đêm Giáng sinh, Đêm Trung thu... Khi ấy du khách sẽ có thể thức trắng đêm hoà trong những dòng người đông đảo trên khắp các phố phường Hà Nội, hân hoan chào đón và cầu chúc cho nhau những điều an lành nhất của nhân gian...
    Ở Hà Nội, cho đến nay, trong chương trình du lịch Hà Nội, việc tổ chức tour du lịch đêm Hà Nội thường được xem là một hoạt động có tính bổ sung, hoạt động "phụ", chưa được đầu tư. Nguyên nhân của tình trạng này là sản phẩm du lịch đêm Hà Nội chưa thật sự hấp dẫn và tập trung, thêm vào đó, người làm du lịch cha thực sự quan tâm đúng mức đến loại hình du lịch đêm.
    Việc xây dựng tour du lịch đêm Hà Nội có nhiều thuận lợi với những dự án, đề án của thành phố như: dự án chợ đêm Đồng Xuân, đề án lựa chọn đường phố dành cho người đi bộ, phục vụ khách du lịch, dự án phố văn hoá ẩm thực.
    Du lịch đêm phải là một môi trường lạnh mạnh mới có thể thu hút được du khách và điều này đòi hỏi những nơi có sản phẩm du lịch đêm một sự quản lý chặt chẽ, một tình trạng an ninh tốt, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ý thức của nhân dân trong vùng. Có thể xem Hội An là tấm gương trong vấn đề này. Trong đêm hoa đăng, phố cổ Hội An đã tự nguyện ngừng sử dụng các thiết bị điện như tivi, đèn đường, đèn neon... những người dân Hội An không thấy đó là điều bất tiện cho cuộc sống của mình. Các phương tiện giao thông cấm không được đi vào phố cổ. Những người tổ chức đã tính đến những ảnh hưởng của đêm hội tới tình hình trật tự trị an, vệ sinh cảnh quan của thị xã.
    Không cuồng nhiệt, sôi động, ồn ã như đêm Sài Gòn, không kín đáo, e lệ, rụt rè như đêm xứ Huế, đêm Hà Nội có một nét rất riêng, một sức quyến rũ lạ thường đối với du khách. Hà Nội có tiềm năng du lịch phong phú, đặc biệt là du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch đêm Hà Nội đa dạng, độc đáo và có nhiều cơ hội để trở thành sản phẩm du lịch thực sự chứ không chỉ nằm trong dạng tiềm năng. Hy vọng du lịch đêm Hà Nội sẽ sớm là một sản phẩm hấp dẫn, để du khách thêm yêu mến Hà Nội và để học cũng cảm thấy một chút "lãng phí" và tiếc nuối nếu chưa biết đêm Hà Nội./.
    Nguyễn Phạm Hùng - Nguyễn Thị Nguyệt ánh

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  3. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội có xe điện từ khi nào ?
    Tháng 5/1899, Công ty Điền địa Đông Dương được phép thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng xe điện, gọi là Nhà máy xe điện thuộc Công ty Điền địa Đông Dương (Usine de la Société des tramways électricque de l??TIndochine), đặt tại đầu làng Thuỵ Khuê. Vì vậy, dân Hà Nội lúc ấy gọi là "Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê".
    Ngày 13/9/1900 chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ-Thuỵ Khuê. Ngày 10/11/1901 khai thác tuyến Bờ Hồ - Thái Hà ấp. Ngày 18/12/1906 đến lượt tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ. Sau đó kéo dài thêm từ Thuỵ Khuê lên chợ Bưởi, từ Thái Hà ấp vào Hà Đông và đặt đường mới Bờ Hồ - Cầu Giấy. Tháng 12/1929 hoàn thành tuyến Yên Phụ-Kim Liên. Tháng 5/1943 làm thêm đoạn Kim Liên - Vọng.
    Như vậy là từ Bờ Hồ toả ra 6 tuyến đi Yên Phụ, Chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, Vọng, Chợ Mơ tức là toả ra 6 cửa ô nối nông thôn với nội thành.
    Xe điện Hà Nội tồn tại tới 9 thập kỷ. Tiếng leng keng của tàu điện tạo nên một nét riêng của Hà Nội và đã trở nên quen thuộc in sâu trong tâm trí mỗi người dân Hà Nội. Vì thế ai đi xa, khi nhớ về Hà Nội đều phải nhắc đến nó như một cái gì đó không thể thiếu được. Tuy nhiên, do yêu cầu quy hoạch và mở rộng đường phố nên từ năm 1990-1992, các tuyến xe điện lần lượt ngừng hoạt động. Đầu máy toa xe dồn về kho của nhà máy. Đường ray được bóc đi để mở rộng thêm đường phố.
    Đến năm 2000, Nhà nước có kế hoạch nghiên cứu đặt lại một đoạn đường xe điện vừa để gợi nhớ một kỷ niệm cũ vừa phục vụ du lịch./.
    Nguyễn Vĩnh Phúc

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  4. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Hoa sữa Hà Nội
    Từ lâu, hoa sữa dường như đã trở thành một biểu tượng, một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được. Vào mùa hoa nở, dẫu ai có vô tình đến mấy cũng phải xốn xang bởi mùi hương quyến rũ, ghi vào ký ức kỷ niệm về những đêm đông thật khó phai mờ.
    Hoa sữa không biết được du nhập vào Hà Nội từ bao giờ, cây cao (tới gần 20 m), dáng đẹp, cành đan xen khúc khuỷu. Khác với nhiều loại cây, lá cây hoa sữa phát triển từng đốt, mỗi đốt thường xòe ra từ sáu đến bảy lá. Từ những đốt cành nảy ra những nhánh nhỏ vươn về mọi phía, bấm vào cành non thấy chảy ra chất nhựa có mầu trắng như sữa, phải chăng vì thế mà dân gian gọi là cây sữa. Cùng với hoa dạ lan, nhài, trà mi, nguyệt quế... hương hoa sữa chỉ thơm về đêm.
    Cây hoa sữa không có mùa trút lá, chỉ lác đác rụng lá vàng, nên suốt năm, cây luôn xanh tốt. Hoa sữa nở vào độ cuối thu đầu đông, những cụm hoa nhỏ xíu chen chúc từng đám mầu trắng phớt. Ðộ hoa nở, những ngày lặng gió, không gian xung quanh như được ướp bằng mùi hương hắc thơm ngào ngạt, một mùi hương như mơ như thực, bởi hoa nở trên cao không nhìn thấy, còn cái mùi hương nồng nàn quyến rũ ấy cứ lan xa. Dưới gốc cây, rơi rắc những chấm hoa nho nhỏ, như tấm voan mỏng mịn màng.
    Đường phố Hà Nội giờ đã ít đi nhiều cây sữa so với mấy chục năm về trước. Đi trên những phố dài, thỉnh thoảng cũng còn gặp một vài cây sữa đan cài đơn lẻ.
    Từ phố Huế, qua hồ Thiền Quang đến đường Lê Duẩn, tôi đếm được cả thẩy 44 cây sữa, ít hơn ở đường Quán Thánh, chỉ một đoạn ngắn từ vườn hoa Hàng Đậu đến chỗ cắt đường Thanh Niên, đã có 92 cây. Những cây sữa trên đường Quán Thánh rất cây cao vút, tán lá ***g lộng vươn lên trời xanh.
    Hay như đường Trần Hưng Đạo từ cắt đoạn đường Lê Duẩn đến đoạn cắt đường Trần Khánh Dư vẫn còn hơn 20 cây sữa, phần lớn mọc ở gần phía Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Nhưng không hiểu sao, hễ nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên hồ Thiền Quang, dù ở bờ bên kia, vẫn ngửi thấy mùi hoa sữa. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hương hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu?
    Ngược đường Thụy Khuê về chợ Bưởi xưa kia cũng từng có nhiều cây hoa sữa, nhưng bây giờ chỉ còn lại năm cây. Hoa sữa đã được thay bằng dâu da xoan. Dâu da xoan tuy dễ trồng, mùa xuân, mùa hè đều có hoa nở trắng với mùi thơm dịu nhẹ, nhưng cây rất thấp, không thể nào sánh được với hoa sữa. Vì sao cây hoa sữa ở đoạn đường này lại ít đi? Tìm hiểu thì được biết, một số người không chịu nổi mùi hương quá nồng của những cây hoa sữa mọc ngay trước cửa nhà nên tìm cách chặt đi.
    Mấy năm gần đây, chừng như người ta cũng bắt đầu thấy được giá trị của hình tượng cây hoa sữa với phố phường Hà Nội, nên một số phố được trồng thêm rất nhiều cây sữa. Trước cửa Bảo tàng Dân tộc học trên đường Nguyễn Văn Huyên, tôi đã thấy một dãy dài những cây hoa sữa. Ðoạn đầu của con đường Trần Duy Hưng, chỉ khoảng 2 km đã có hơn 100 cây hoa sữa, cao từ 3 đến 4 m, lá xanh xòe rộng khỏe khoắn.
    Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào nhạc, vào thơ, làm xốn xang bao tâm hồn. Ai không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát "Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa"...; rồi "hoa sữa thôi rơi, em bên tôi những chiều tan lớp"... Những lời ca đó đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Hà Nội những mùa đông khi hoa sữa bắt đầu tỏa hương nồng nàn.
    (Theo báo Nhân Dân)
    All for you
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Thế là cũng được khơ khớ bài về Du lịch HN rồi. Chỗ nào cũng thấy hay, chỗ nào cũng thèm đến.
    Cho mình hỏi một chút nhé. Nếu mình cần biên tập thông tin viết về Du lịch HN, ai trong các bạn có thể trở thành công tác viên về nội dung được nhỉ?
    <img src='http://www.ttvnonline.com/uploaded/CaChep/carp2.jpg' border='0'/>
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. vuthang

    vuthang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Các bác đúng là am hiểu về Hà Nội thật. Nhưng theo em nghĩ, để đưa khách đi thăm Hà Nội là "khoai" lắm.Nhất là khách nước ngoài. Em nghĩ nếu thăm Hà Nội thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố mới hình thành được lời dẫn cuả một Guide. Thứ nhất: Thời gian thăm Hà Nội? Điểm thăm theo lịch trình? Vì khách nước ngoài nên nội dung truyền tải nên cô đọng một chút cho họ dễ nhớ ( nói thật chứ nghề này làm sao nhớ hết được chính xác, em đi lắm lúc cũng bốc phét và nói chung chung nhưng tất nhiên không sai lệch nhiều và làm ảnh hưởng tới sự hiểu biết tiếp thu của khách, làm sao để họ không hiểu xấu về Việt Nam theo đúng thực chất ).Bác cứ căn cứ theo điểm thăm quan từng ngày mà đưa ra lời dẫn, tất nhiên phả lận lưng cuốn cẩm nag hoặc quyển " Non nước Việt Nam " là xong. Còn trên đường thì cứ tùy cơ ứng biến. Hiểu đâu nói đó bác ạ, thêm ít mắm muối vào là OK..OK ngay.
  7. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Hà Nội
    - Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ vài ngàn năm trước nhưng cái tên gọi Hà Nội thì chỉ có từ năm 1831. Nguyên là từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Ðại La, đổi gọi thành này là kinh đô Thăng Long. Kinh đô ngày ấy ứng với quận Hoàn Kiếm và một phần của hai quận Ðống Ða, Hai Bà Trưng ngày nay. Sau đó địa giới Thăng Long dần mở rộng và tới cuối thế kỷ 18 thì tương ứng với năm quận nội thành bây giờ. Năm 1802, nhà Nguyễn lên ngôi dời đô về Huế, Thăng Long không còn là Kinh đô nữa và ít lâu sau bị đổi gọi là phủ Hoài Ðức.
    - Năm 1831, có một cuộc cải cách hành chính lớn: xoá bỏ các trấn, thành lập các tỉnh. Từ đó ra đời tỉnh Hà Nội. Sở dĩ có tên gọi này vì tỉnh mới nằm trong (NỘI) hai con sông () là sông Hồngsông Ðáy, gồm có 4 phủ, 15 huyện. Tỉnh lị đặt tại thành Thăng Long cũ, do vậy Thăng Long được gọi là tỉnh thành Hà Nội rồi nói gọn lại là Hà Nội.
    - Năm 1883, Pháp chiếm đóng Hà Nội. Năm 1886 họ thành lập "thành phố Hà Nội", ban đầu chỉ có 3 km2, đến năm 1939 là 12 km2 với số dân là 30 vạn.
    - Trở lại cái ngày Lý Thái Tổ định đô mới, truyền thuyết có kể rằng khi vua Lý tới bến sông Cái (một tên gọi khác của sông Hồng), thì có con rồng vàng hiện trên sông rồi bay lên cao. Vua cho là điềm lành, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long (Rồng lên). Câu chuyện "Rồng lên" đó nói lên khí thế vươn mình của thủ đô mới đang bước lên vũ đài lịch sử, gánh vác sứ mệnh làm trái tim của một quốc gia đã có mấy nghìn năm dựng nước.
    Cũng từ đây Thăng Long ghi nhiều chiến công hiển hách!
    - Thế kỷ 13, Thăng Long ba lần "thành không nhà trống" dồn quân xâm lược nhà Nguyên vào thế bị đói, bị động, để rồi bị quét sạch ra khỏi bờ cõi.
    - Tới đầu thế kỷ 15, đất nước lại một phen chao đảo. Thăng Long lại trở thành điểm quyết chiến tối hậu chống quân xâm lược. Sau mười năm khởi nghĩa, năm 1427 Lê Lợi đưa đại quân về Thăng Long vây chặt quân Minh xâm lược. Bị áp đảo trước khí thế và sức mạnh của nghĩa quân, binh tướng nhà Minh phải thề ở cổng thành phía Nam, xin đầu hàng và được phép rút toàn bộ quân sĩ về nước.
    - Tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lại chính Thăng Long là nơi người anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ghi nhiều chiến công, mà hiển hách nhất là chiến thắng Ðống Ða năm 1789. Với cuộc hành quân thần tốc, mùng 5 Tết năm ấy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn quân lính Mãn Thanh xâm lược. Và trong chiến thắng đó có phần đóng góp của người dân Thăng Long.
    - Sang đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn (từ năm 1802-1945) đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành lỵ sở của tỉnh Hà Nội. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi văn vật nhất nước, là thành phố đứng đầu cả nước về sự nghệ thuật, về công nghiệp, về thương nghiệp, về sự phong phú, về dân số, về lịch thiệp và về văn hóa. . . Tóm lại, đây chính là trái tim của cả dân tộc.
    - Khi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, chính ở Thành Hà Nội, giặc Pháp đã vấp phải sức phản kháng mạnh mẽ nhất. Ngưòi Hà Nội liên tiếp đứng lên chống lại ách đô hộ. Ðỉnh cao của phong trào chính là ngày 19/8/1945[/, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Nửa tháng sau, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Ðình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
    - Nhưng thực dân Pháp lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Vào ngày 19/12/1946 quân và dân Hà Nội nhất tề đứng lên đánh Pháp mở đầu cho giai đoạn toàn quốc kháng chiến dài tới 9 năm. Ngày 7/5/1954 chiến thắng Ðiện Biên Phủ, quân Pháp hoàn toàn thất bại. Năm tháng sau, 10/10/1954 Hà Nội được giải phóng và Hà Nội vẫn là trái tim của đất nước Việt NamHà Nội đã chi viện hết sức mình cho miền Nam đánh Mỹ, trong khi đó vẫn không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cũng trực tiếp chống Mỹ khi Mỹ thực hiện kế hoạch leo thang ra miền Bắc.
    - Năm 1965, Hà Nội quyết liệt đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân. Ðặc biệt 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, làm nên trận "Ðiện Biên Phủ trên không" lừng lẫy, và cùng với cả nước buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
    - Ðến năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất toàn vẹn. Tháng 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất quyết định lấy Hà Nộithủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    ST
    NgƯờI kHôNg Vì MìNh TrỜi ChU đẤt DiỆt​
    Được chits sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 13/12/2002
  8. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng cái chủ đề này cũng được phục hồi
    ____________________

    Ghost2k1

    [​IMG]
  9. chits

    chits Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.038
    Đã được thích:
    0
    chẳng riêng ai
    nếu cần thiết , cả box du lịch sẽ sắn tay lên
    NgƯờI kHôNg Vì MìNh TrỜi ChU đẤt DiỆt​
  10. red_rose

    red_rose Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    quả là quá nhiều có hải ko thế nhưng trăm nghe ko bằng một thấy. mọi người ai có cơ hội qua HN se thấy tất cả những cài này đều khác với thực tế Hn ngày nay đã có nhiều thay đổi có những điều được viết ra đây tiến bộ hơn so với bài viết nhưng có những cái đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực( đây chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân em thôi a). nhưng HN luôn vẫn đẹp và luôn hiếu khách chào đón tất cả mọi người. em nguyện làm hướng dẫn viên nếu như ai qua HN chơi.

Chia sẻ trang này