1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu gì về Hà Nội cho du khách nước ngoài ?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi CaChep, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Đi thi
    Ở nước ta, sớm dùng cách chọn người bằng thi cử. Lệ chung là tất cả mọi người đều được thi như nhau. Chỉ có một số ít người không qua thi cử, đó là các "ấm tử" con các quan có công to. Nhng dù được "làm tắt", các người ấy vẫn phải đủ sức giữ chức vụ, nếu không thì bị chê cười, rồi bỏ. Ở nước ta các người đợc "phong tước" Công, Hầu, Bá, Từ, Nam, không được truyền tước cho con. Thi cử gần như là con đường độc nhất để ra "làm quan".
    Từ đời Lê trở lên, Thăng Long là nơi tổ chức các kỳ thi lớn. Từ khi Hà Nội chỉ còn là một tỉnh lị, thì ba năm một lần cũng có thi Hương. Trường thi Hà Nội gọi là "Trường Hà".
    Vua Lý dựng Văn Miếu, mở trường Thái Học. Năm l075, kỳ thi "Đại Khoa" đầu tiên, đỗ đầu là Lê Văn Thịnh. Trạng Nguyên thứ hai, đỗ năm l086 là Mạc Hiển Tích, tổ của Mạc Đĩnh Chi. Trớc, sau có 56 trạng nguyên, thì tỉnh Hà Bắc có 17 người, Hải Dương 15, Hà Đông 6, Nam Định 5, Hà Nội l, Thái Bình 2, Vĩnh Phú 2, Quảng Ninh l, Thanh Hóa 2, Hưng Yên l .
    Thi "Đại Khoa", từ Lê về trước, đỗ đầu là Trạng nguyên, thứ hai là Hoàng Giáp, thứ ba là Thám Hoa. Còn thì là tiến sỹ. Gọi chung là "ông nghè". Đời Lê , khi đỗ ông nghè thì đợc dự ăn "yến" ở triều đình, đi chơi vườn Thượng Uyển (cung vua), rồi đi "du nhai", tức là chơi phố. Sau đó, dân hàng tổng lên tận kinh kỳ đón quan nghè "tân khoa" về "vinh quy, bái tổ". Trong đám rước, ông nghè cỡi ngựa đi trước, bà nghè, ngồi võng đi sau. Nhà nước cho ưrớc cả bà nghè để tỏ ý biết công người phụ nữ "gánh gạo nuôi chồng".
    Về đến quê, ông nghè được chọn một chỗ, để hàng tổng làm nhà cho. Vì thế mới có câu "cha đỗ ông nghè, đã đe hàng tổng".
    Ở ta xưa, mỗi tỉnh văn học có khác. Hai tỉnh có nhiều tiến sỹ nhất là Kinh Bắc ( Hà Bắc) và Hải Đông (Hải Hưng). Từ Lê về trước, tỉnh Bắc có 17 trạng nguyên và 622 tiến sỹ. Huyện có nhiều ông nghè nhất là huyện nghèo Lang Tài. Một độ, triều đình có 6 Thượng thư (Bộ trửơng), thì 4 ông là người Lang Tài, rồi đến Thuận Thành. Huyện Võ Giàng có làng Dủi, có 40 tiến sỹ. Tiên Du có làng Hương Mặc, có 20 trạng nguyên và tiến sĩ. Hải Đông ( Hải Dương) có 15 trạng nguyên và 572 tiến sỹ. Làng Mộ Trạch nổi tiếng là "Lò tiến sỹ". Lương Ngọc có nhiều danh sỹ. Kiệt Đặc có "bà tiến sỹ" Nguyễn Thị Duệ. Bà đã "giả trai" đi thi. Cả nước có 2.99l tiến sỹ và 56 trạng nguyên.
    Thời Nguyễn, việc học và thi cử như sau :
    Khoảng 1840, trong 3 l tỉnh có 21 viên "Đốc học"hàm bậc 5 trở lên (Quan giai có 9 bậc); 90 phủ, có 63 "giáo thụ", quan bậc 7 trở lên; 270 huyện, có 94 "huấn đạo" quan bậc 8. Thời ấy một phủ gồm mấy huyện.
    ở phủ, huyện, mỗi năm có hai kì thi "khảo khóa".Trúng tuyển đợc gọi là "Khóa sinh", thầy khóa.
    Ba năm một lần, 4 tháng trớc kỳ thi "Hơng", ở các tỉnh lớn, mở kỳ "Sát hạch", để chọn ngời di thi. Ai đỗ đầu kỳ thi này, dù không đợc danh vị gì, trong làng nho vẫn gọi là "đầu xứ". Ví dụ : ông xứ Lê, ông xứ Nhu.
    Năm 1807, nhà Nguyễn mới mở kỳ thi Hương. Cả đời vua Gia Long, chưa mở thi Hội. Vua Minh Mạng có nói: "lối thi không tốt", nhưng vẫn không thấy cải cách gì cả. Các vua nhà Nguyễn hay lo xa, "ngại" không lấy trạng nguyên, trong cung không đặt hoàng hậu.
    Trước khi thi, "thí sinh" phải làm tờ "cung khai tam đại" kê ba đời trước làm gì. Nguyên tắc là con nhà nào cũng phải được thi cả. Thậm chí có người là con nhà "mõ ", không biết. cả họ mình là gì, mà cũng thi đỗ, rồi làm đến tổng đốc. Nhưng lại không cho con nhà hàng cơm và phường chèo đi thi, vì cho là trong hai nghề ấy hay "trái đạo ". Rồi mua "giấy thi", là một thứ giấy bản tốt, rộng, đóng "quyển", viết tên thí sinh, có kèm tên xã, rồi nộp lên.
    Thi "Hương" vào cuối năm, nên gọi là "Thu bảng". Đi thi, không hạn chế tuổi. Đời Lê, loại trên gọi là ông "cống", loại dưới gọi là "sinh đồ". Đời Nguyễn, thì gọi là "cử nhân" và "tú tài", ông cử ông tú. Đỗ tú tài thì đợc thi lại mãi. Đỗ hai lần, gọi là ông "kép", ba lần là "mền", bốn là "đụp". Vì tuổi không hạn chế, mà xảy ra một chuyện: Con đã đỗ, đi chấm trường rồi mà ông bố vẫn đi thi. Thi xong về, cụ hỏi: "Khoa này, có gì lạ khộng?" Con thưa: "Có một bài viết lạ quá. Thí sinh viết: "Văn vương chi hóa tự Tây Đông Nam Bắc vô tư bất phục" không ra nghĩa gì bị đánh hỏng" . Ông bố lấy gậy đánh cho một trận, trách: "Mày dốt làm oan người ta! Tao viết thế đấy"' Thì ra: bài không bao giờ chấm câu. Ông cụ định viết "Văn hóa của vua Văn Vương đến từ phơng Tây, (phẩy), Đ ô ng, Nam, Bắc không đâu là không phục! " Ô ng con đành chịu đòn.
    * *
    *
    Năm 1876, có sáu trường thi Hương: Huế, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định và Hà Nội. Ngoài lệ thường ba năm một khoa, khi có việc vui lớn, thì nhà vua mở "ân khoa". Khi vua Kiến Phúc lên ngôi, triều đình mở "ân khoa, Giáp Thân" ở Thanh Hóa 1884.
    Thi vào tháng l l, Trường Hà Nội, khoa 1876, thi ngày l- l l- 1876, có 4500 sỹ tử, lấy đỗ 25 cử nhân và 50 tú tài. Thi làm 4 kỳ, rải trong l tháng :
    Kỳ l : Thi kinh nghĩa, giải nghĩa sách, thể văn 8 vế.
    Kỳ 2: Thơ và phú.
    Kỳ 3 : Sách vấn. Thường hỏi về chính sách.
    Kỳ 4 : Sát hạch.
    Những sĩ tử chỉ vào đợc kỳ thứ 3 thôi rồi hỏng, khi về cũng được bà con gọi là ông "tam trường".
    Phố Tràng Thi, ở chỗ nay là thư viện trung ơng, năm 1886 là Trường thi Hà Nội. Đời Lê thì Trường thi Hương ở Quảng Bá. Trường thi Hà Nội là một khu đất dài 200m, rộng l00m. Xung quanh có tường bao. Trong trường ngăn ra làm hai phần. Phần tây có 21 nếp nhà gạch, để các quan trường ở và làm việc. Phần đông to hơn để đất trồng. Có hai đường cắt nhau ở giữa, chia đất thành 4 "vi". Đấy là " Đường thập đạo". ở chỗ giữa có cái chòi cao, từ trên ấy, quan "Đề điện" đứng coi thi.
    Trong một thành phố dưới l0 vạn ngời, mà có hơn 5 nghìn sỹ tử đến, các quan trường và tùy tùng, hơn trăm người, thì rậm rịch cả lên. Bà con, nhất là các học trò rủ nhau đi xem "các quan tiến trường". Các quan đi "võng trần". Quan "chủ khảo" che 4 lọng, các vị khác 2 lọng. Những vị có tuổi đem theo một chú bé. Các quan võ đem gươm ngồi ngựa .
    Các quan vào rồi thì cửa trường đóng lại. Niêm phong. Không ai được ra vào nữa. Mỗi ngày, lương thực đưa đến cửa .
    Trước hôm thi, cửa trường yết bảng "Trường quy" và bảng các tên "húy" của nhà vua, phải tránh không được dùng, hay phải viết sai đi. Thí sinh xúm lại ghi kĩ. Việc này hệ trọng lắm. "Phạm húy" thì bị đánh hỏng. Phạm húy nặng, có khi bị tội .
    Hôm thi, tiếng loa gọi. Quan Đề điệu đứng trên chòi nhìn chòng chọc. Sỹ tử xách lều chõng vào , đóng ở cái "vi" dành cho địa phương mình. Mỗi người một lều. Học trò nghèo chỉ đem cái chõng, vài cái cọc, trên là chiếc chiếu. Con nhà các gia đình hay có người đi thi, thì có lều làm sẵn. Một cái đế gỗ gập đôi, mở ra. Mấy cái nẹp đã có lỗ để cắm cọc. Các cọc phía trên chụm vào một cái suốt có ống tre để cắm. Phủ bằng tấm giấy sơn. Có cả lá tiền và lá hậu. Thật là một cái nhà xinh. Nếu không có tráp, thì phục xuống sàn mà viết.
    Đeo "ống quyển" vào, lên xin lại quyển thi đã nộp trước.
    Về lều làm bài. Đến bữa, giở cơm nắm ra ăn. Nớc uống đựng trong quả bầu lọ. Đến giờ "ngọ ", giữa trưa, phải đem quyển lên đóng dấu "Nhật trung". Quan trường nhìn dấu thi biết rằng đến trưa làm bài đến đâu.
    Đến chiều, cho bài vào ống quyển và thu lều chõng.
    * *
    *
    "Lễ sinh" rọc "phách", tức là "rọc"tên, cất đi, cho quan trường không biết là bài của ai.
    Đứng đầu quan trường, là quan "chủ khảo " thường là một vị có tiếng về đạo đức, văn chương. Quan "sơ khảo" chấm lần thứ nhất. Quan "phúc khảo" chấm lần thứ hai. Các bài hỏng còn được quan "phân khảo" chấm lại. Ông "chủ khảo " thường xem lại một lượt, có khi vớt được những người hỏng oan.
    Người ta rỉ tai kể rằng, khi các quan trường chấm, thì có các oan hồn" đến run rủi, không để cho con bọn tàn ác đỗ ! Có người bảo là có thật đấy!
    Sau ba kỳ, là các bài chính đã xong. Kỳ 4 là kỳ "sát hạch" thường ra một bài luận để xem có thật tài không và để xếp thứ tự. Thường lấy một cử nhân thì hai hay ba tú tài.
    Hôm cuối làm lễ "xướng danh", gọi tên các người đỗ.
    Trước trường dựng một cái đài lớn. Các quan trường ngồi trên những "ghế chéo". Ghế mặt hình quả trám. Khi ngồi thì mỗi chân để một bên cái góc phía trớc. Sau ghế, có chỗ tựa . Ngồi ghế này dễ ngay ngắn.
    Lễ sinh gọi tên các ngời đỗ cử nhân. Đến tên ai thì ngời ấy "dạ" mộ t tiếng to , thật sung sớng. Yết bảng tên các ngời đỗ tú tài. Các "ông cử mới" đợc ban cho mỗi ngời một áo thụng xanh và một cái mũ "văn mạo ". M ặc vào, sắp hàng, lạy tạ các quan trờng. Từ đây, gọi quan trờng đã chấm, lấy mình đỗ là thầy, là "phòng s".
    ở khóa 1886, các ông cử ức lắm, vì trên bục có cả mấy ngời nớc ngoài. Sau này, ở trờng Nam, vì có mấy bài thi mới, lại có mấy "tham biện" chấm thi. Vì cớ này mà nhiều sỹ tử bỏ không thi nữa.
    Qua một khoa thi, thầy khóa đã một bớc lên "quan". Đỗ cử nhân có thể đi làm Tri huyện hay Huấn đạo. Đỗ Tú Tài, cũng vinh hiển, nhng cái kiếp "đi thi" vẫn còn cha hết. Tú tài cũng có thể làm Huấn đạo ở các miền Trung du.
    Khoa thi cuối cùng ở trờng Hà, có một chuyện cảm động. Chập tối, mà còn một lều. Đề điệu đến xem, thì thấy thí sinh đã chết rồi, mà ống quyển đã treo vào cổ. Thày khóa đã viết xong, định đi nộp thì chết. Quan trường quyết định cứ xếp quyển của anh ta vào hòm bài. Sau khi chấm, bài ấy được xếp vào loại đỗ tú tài. Vinh dự muộn mằn đến với tang gia. Đó là nho sinh người họ Phạm, làng Lương Ngọc.
    ở miền Bắc và miền Nam, thi Hương, đỗ đầu, gọi là "Thủ khoa". ở Trung, gọi là "Giải nguyên".
    * *
    *
    Khoa 1886, khoảng 5 nghìn sỹ tử đến Hà Nội. Việc "Hà Thành thất thủ"' như nhát dao mang trong lòng đang rỉ máu. Dù sao , đến Hà Nội, thì cũng đi "chơi phố". Các thầy không còn nhỏ gì nữa, nhưng cái nghề "nhất quỷ, nhì ma, . . . " các thí sinh vẫn cứ bồng bột, trong bụng lại có một "quan cử tương lai". Hàng Khay có cô bé bán hàng, khá là "chanh chua" . Khi biết rằng đó là con gái bang Kim, người hay thì thọt nhà Tây, thì học trò cơn giận nổi lên đùng đùng, phá tan cửa hàng, đập vào cả trong nhà.
    Tây biết ngay ý nghĩa của việc này. Sau khoa ấy, trường Hà bị bỏ, chuyển sang "Hà-Nam hợp thí" Và rồi mỗi khi thi ở trường Nam - chỗ sau ga Nam Định bây giờ - thì pháo, thuyền vào sông Vị Hoàng, chõ nòng súng vào trường thi.
    * *
    *
    Năm trước có thi Hương, thì liền năm sau có thi Hội. Có nhiều ông cử cứng, đỗ mùa đông, mùa xuân đi thi Hội ngay.
    Phần nhiều các ông cử tự học thêm. Nhng cũng có những ông vào làm "Giám Sinh", tức là học trờng "Quốc Tử Giám" . Nhà Lý đặt trờng Thái Học, sau thành Quố c
    Tử Giám. Trường ở phía sau Văn Miếu, nay còn khu đất, có tường bao, ở sau điện Đại Thành, có cổng riêng mở ra phố Văn Miếu (phố Cao Đắc Minh và Cổ Giám cũ).
    * *
    *
    Trường có hai giảng đường và 150 phòng cho 300 giám sinh ở. Học trò có bốn loại: "Tôn sinh" là con vua; "ấm sinh" là con các quan, được tập ấm; "Cống sinh" là các học trò mà các tỉnh đặc biệt giới thiệu đến; đến "Giám sinh" là số đông nhất, là ông Cống (ông cử) đến học để thi Hội.
    Giám sinh thì chia làm ba "xá", xá l, mỗi ngời đợc lĩnh một quan tiền đen (kẽm) mỗi tháng; Xá 2, tám tiền; Xá 3, sáu tiền. Mỗi "tiền" là 60 đồng kẽm. Một quan có mời tiền.
    Hiệu trưởng gọi là "Quốc Tử Giám tế tửu", giáo s là "T nghiệp". Các ông đều là những người đạo đức, văn chương cự phách. Đời Trần, thầy Chu Văn An cũng đã dạy ở Giám.
    Lệ nhà nước định rằng: Mỗi kỳ giảng, Thái Tử phải đến nghe. Các quan to được đến nghe giảng, coi là vinh dự. Mỗi năm, Giám mở một tiệc: đánh cá Văn hồ (ở trớc Văn Miếu) làm một bữa mời tất cả thầy, trò, quan khách dự.
    Đời Nguyền đã đem Quốc từ Giám vào Huế .
    * *
    *
    Thi "Hội" mở ở kinh đô, vào mùa xuân, gọi là "Xuân bảng". Muốn dự thi phải đỗ cử nhân. Nói về văn, ở khoa thi này có các thể văn: Biểu, Chiếu, Chế, tức là thư dâng lên cho vua, và chỉ thị từ vua xuống. Trong thể văn này, mỗi chữ là quan trọng, phải được dùng thật "đắc thể", nghĩa là đúng chỗ , đúng cách.
    Để rồi đi thi Hội, các ông cử của Hà Nội thờng chỉ đọc văn cũ, học lấy thôi. Đi thi Hội là cả một chuyện. Đi bộ , ít ra cũng mất 25 ngày, thi cử một tháng, rồi về 25 ngày nữa. Tiền lộ phí, tiền trọ, nhiều lắm. Thường thì các ông cử nghèo, được họ hàng, làng nước giúp, nhưng sao mà đủ được . Nếu yếu sức mà phải đi cáng thì còn nhiều lắm. Thắt lưng trong, mỗi thày có một sợi dây chuỗi xâu tiền, rút ra dần mà tiêu. Phần lớn, ai đi thi như một cuộc "chơi xa", ăn uống đạm bạc, vài chén rượu mỗi chỗ có phong cảnh đẹp, lại dừng lại ngâm thơ. Mãi sau này khi có tầu thủy Hải Phòng vào Đà Nẵng, mới dễ dàng đôi chút.
    Có một điểm là: đi thi, không học "gạo ". Học phải thấm vào. Không có thì đi đường quên hết.
    Thi vào tháng 3. Thường có 200 thí sinh.
    Các quyển thi nộp lên, người ta cũng "rọc phách", rồi trao cho các "ông nghè bút thiếp ", chép lại bằng chữ "son". Ông nghè đây không phải là tiến sỹ; thư ký các viện gọi là ông nghè. Ông nghè "bút thiếp" là người đã thi đô kỳ thi chứ tốt. ờ Hàng Than, trước đây, có "ông nghè Dụ".
    Quan trường chấm, chỉ chấm bản son thôi. Đôi khi chính ông được trao cho đề thi lại nói lộ ra. Ví dụ nói cho con của thầy học mình, hay con của thủ trưởng mà mình kính phục. Nhưng không phải là ai được giúp cũng chịu nghe cả đâu. Ông Nguyễn Thượng Hiền đợc một người làm với bố ông giúp như vậy. Ông đã không nhận thư, và bỏ đi trọ chỗ khác.
    Thi "Hội" có ba kỳ. Số điểm cho từ l đến l0. ở một kỳ mà không được 4 điểm trở lên, thì không được vào kỳ sau. Sau 3 kỳ, mà điểm đều từ 4 trở lên, thì xếp loại đỗ "tiến sỹ". Đợc vào kỳ 3, mà không đỗ, thì xếp vào loại "phó bảng". Phó bảng cũng là "tiến sỹ", nhưng ở bảng "phó"
    Sau thi Hội, có thi "Đình", tức là thi ở trong triều đình. Phép là vua coi việc thi và ra đầu bài. Thường thì vua ủy cho một viên quan to làm. Đầu bài hay hỏi về một vấn đề lý luận cao, hay một việc thời sự, một chính sách. Thí sinh trả lời, gọi là "đình đối", nghĩa là trả lời triều đình.
    Dự thi gồm các ngời đã đợc xếp đỗ tiến sỹ và một phó bảng xuất sắc.
    Xếp hạng nh sau:
    10 điểm, đỗ trạng nguyên
    9 điểm, đỗ bảng nhỡn
    8 điểm, đỗ thám hoa
    Ba loại trên này đều cũng gọi là tiến sỹ, nhưng gọi là "Tiến sỹ Đệ Nhất Giáp".
    Được 6 hay 7 điểm, đỗ "Nhị giáp tiến sỹ"
    5 điểm trở xuống là "Tam giáp tiến sỹ"
    Trung bình mỗi khoa có 200 thí sinh, có 6 hay 7 tiến sỹ. Triều nhà Nguyễn chưa bao giờ lấy "Trạng nguyên". Trong giới văn học thì người ta gọi người thi hội đỗ đầu là "Hội nguyên", đỗ đầu thi Đình là "Đình nguyên", ví dụ: ông Đình nguyên Đào Nguyên Phổ. Đỗ đầu cả thi hương, Hội và Đình, gọi là "Tam Nguyên", ví dụ hai ông tam nguyên: Trần Bích San (1840-1878) và Nguyễn Khuyến (1835-1909). Võ phạm Hàm đỗ Thám hoa, Nguyễn Thượng Hiền ( 1868- 1925) đỗ Hoàng giáp. Khi vào thi, vua ban cho bánh kẹo. Phải lạy tạ, nhưng không ăn, để đem về làm quà cho bố mẹ...
    Đỗ Tiến sỹ đi làm, có thể bổ Tri phủ. Phó bảng làm Đồng tri phủ.
    * *
    *
    Trên đây là một số ý thức và hình thức cũ về khoa cử mang một số ý nghĩa. Các hình thức ấy cũng biểu hiện: trao một danh vị văn học cho một ngời là đồng thời trao cho một trách nhiệm về đạo đức .

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  2. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Đi lễ
    Dân ta ở một đất nước khí hậu nặng nề, vị trí lại ở chỗ nhiều người qua lại, vì thế mà khai phá đất phải nhiều nhọc nhằn, giữ đất phải chiến đấu bền bỉ. Những lúc nguy biến, kêu trời không thấu, lại cứ phải trông vào đôi tay của mình, dòng máu của tổ tiên mình. Nghĩ đến nguồn gốc thì theo lời dạy của người trớc "kính trời, nhưng cứ ở xa". Không mê tín gì. Lúc làm ăn khấm khá, thì đôi lần cũng bày ra lễ lạt, nhng cái lễ chính của mọi nhà vẫn là thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là cái "lễ" nhắc nhủ mọi người về nguồn gốc, nhắc mọi ngời nối nghiệp ông bà cha mẹ, nhng lại bảo rằng phải cố để tiến hơn ông cha. Các cụ dạy:
    Con hơn cha, nhà có phúc.
    Vì nguồn gốc của lễ này sâu sắc thế, nên mỗi khi bị xúc phạm là chống đối lại ngay.
    Còn đối với trời, thì bàn dân đã trao cho nhà vua, ngời giữ chính quyền; "thiên tử" là con trời, ba năm một lần, đi tế trời đất ở đàn Nam Giao.
    Trớc đây 2500 năm, tức là trước Công nguyên năm trăm năm, ở một nớc nhỏ là nớc Lỗ, nay thuộc Trung Quốc, có một nhà hiền triết là Khổng Trọng Ni (Khổng Tử), ông dạy học trò các điều "Nhân", " Nghĩa", lòng nhân giữa con ngời, các nhiệm vụ của con ngời, không mê tín. Sau này học trò của ông là Mạnh Kha (Mạnh Tử) phát triển lời dạy của ông, mà nói "Dân là quý, là nặng, vua là nhẹ". Các lời dạy của Khổng, Mạnh gồm cả đạo đức và tổ chức (chính trị), trở thành lý tưởng của nhiều nớc mặt Đông Châu á. Đồng thời với Khổng Tử, có Lão Tử, chủ trương sống thanh cao, Khổng bảo "vào đời", Lão lại bảo: "Ra khỏi đời". Khổng Tử có đến gặp Lão Tử, nhưng cho đạo của Lão là không thiết thực. Cũng vào thời này, bên ấn Độ có một nhà hiền triết khác, là Thích Ca Mầu Ni, sau khi suy nghĩ lâu ngày, ông muốn dạy đời "lòng Bác ái". Tư tưởng của ông thành "Đạo Phật", một thứ triết học, không dùng bạo lực, được truyền bá rất nhanh trên đời.
    * *
    *
    Khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi (l0l0), vua trọng đạo Phật, nhưng vẫn trọng Đạo Nho (Khổng, Mạnh) và cả đạo Lão. Nhưng tổ chức cai trị thì theo đường Khổng. Thiên Đô đến Thăng Long năm l0l0, thì năm l070 nhà Lý dựng Văn Miếu và 5 năm sau mở trường Thái học. Văn Miếu, nghĩa là Cung Văn học, thờ Khổng Tử, một ông thầy tư tưởng. Chỉ triều đình và các tỉnh mới được có văn miếu thôi. Các huyện, xã, chỉ có "văn chỉ" để ghi nhớ các tiên hiền của địa phương. Mỗi năm hai lần, các quan được sai đến tế. Công chúng không vào khấn bái kêu cầu.
    ở nước ta ngày xa, "Nho", "Phật", "Lão " đều được tôn trọng, nhân dân ai theo cách nào là tùy ý. Đạo Phật được truyền bá rất rộng, phần lớn các làng có "chùa" thờ Phật. Phụ nữ đi chùa nhiều nhất. Một số nhà Nho, khi già cũng hay "quy y" đạo Phật. Những nhà thờ đạo Lão gọi là "quán" . Thờng ngời ta gọi là quán tu tiên, ví dụ quán Bích Câu, đền Ngọc Sơn. Người tu đạo này rất ít, vì lý tưởng là thoát ra ngoài trần tục (xuất thế).
    * *
    *
    Tiếp với "lễ" cúng tiên tổ trong gia đình, là "lễ" cúng thần ở các đình làng. Thờng mỗi làng có một "đình", thờ một vị "thần", "anh hùng" của địa phương hay của quốc sử. Người ta hay nói rằng "Công, Minh, Chính, Trực" là "Thần". Người "anh hùng, nghĩa khí" chết, thì thành "thần". Ông thần thành hoàng làng, tức là người che chở cho dân làng, đánh các tà ma và nêu gương tốt cho dân.
    Đình là một ngôi nhà to, phần lớn làm theo kiểu cổ có từ đời Hùng Vơng, mái cong, có sàn. Đình đủ to , làm chỗ họp việc cho cả làng. Trong đình, chỗ cao nhất đợc dành để thờ thành hoàng. Có khi đình chỉ là nơi hội họp; các ngày lễ thì rớc các vị thần đến đấy để tế và vào đám, xem hát. Xong lại rước các thần về các miếu. Đình trước hết là nơi họp dân.
    Dân ta cho đời sống ngày thờng và đời sống linh hồn, cũng như nhau. Nhà có tổ tiên, làng có thành hoàng, nước làm lễ trời đất.

    * *
    *

    Ngoài ra dân gian cũng có những tín ngưỡng như lễ "con yêu cây đa, con ma cây gạo", hầu bóng, lên đồng, cho đến một người chết đường, thần miếu kẻ mơ, một bụi cây, một hòn đá tảng. Mỗi khi trong xã hội có biến động thì những người ít hiểu biết không đủ để giải quyết được tư tởng là đi lễ như "tế sao", đi bói, xin thẻ, để cho yên lòng.
    Các bà làm ăn khó nhọc, lại đẻ nhiều, phần nhiều thần kinh suy yếu, dễ thấy "mình có số phải thờ". Đội "bát nhang" lúc đầu có thấy dễ chịu, rồi đâu lại vào đấy, lại phải đi lễ, thành "đồng thuộc". Nhiều bà phong lu, thì hầu bóng. Mặc khăn chầu, áo ngự vào, cung văn hát dìu dặt, rồi thúc giục, làm cho lảo đảo; xung quanh lại có những ngời xúm lại van, xin, cầu khẩn; tay giật lấy nắm hương, vẽ loằng ngoằng vào không khí, truyền phán. Cho đến lúc mệt, sắp ngã ra, thì cung văn hát:
    Làng Vân xa giá về cung,
    Bao nhiêu hầu hạ theo chân cô về chầu . . .
    Thế là đồng "thăng".

    Lâu rồi thành ra một cái thích của các bà có của. Có mấy hòm khăn chầu, áo ngự, đem theo cung văn, đi các đền rất xa, "tuần" nọ , "tuần" kia, thành ra những cuộc viễn du tốt đẹp. Rồi các bà bỏ tiền ra sửa lại nhiều đền, nhiều quán. Các đền, tĩnh, mọc lên; rồi mỗi chùa cũng theo thời mà đặt một đền bên cạnh, cho có khách.
    Cũng có những bà đồng chân thật. Các bà bảo: Nghe đàn hát, thì chân cứ muốn nhảy, mắt nhìn thấy. những ông "lốt", tức rắn to chờn vờn trớc mặt, rồi thấy cô cậu nhập vào mình, mình sáng suốt ra, nói đâu ra đấy.
    Trong gia đình mới mất một ngời thân. Đi "gọi hồn". "Cô hồn"lên cơn "rung động", giống với tâm linh ngời khách, nói ra vanh vách, nh là ở âm phủ mới về, Thầy phù thủy "đánh đồng thiếp", sai người xuống âm phủ. Người khách "chập chờn" thấy lại ông, cha, bà, chú. Nhưng đến lúc tỉnh rồi, hỏi, thì anh ta chỉ thấy rõ những vị mà mình biết rõ thôi, còn các cụ khác thì chỉ thấy "lờ mờ": Người cứng bóng vía thì thầy sai thế nào cũng không đi được. Té ra chỉ đi vào trí nhớ thôi.
    Vì không biết khoa học "tâm linh" nên thường cứ cho là "thần tiên".
    Kinh "dịch" và khoa "chiêm tinh" cũng làm cho ta hiểu được nhiều chuyện trước đây coi là "thần kỳ".
    "Thầy bói" quen tính các số "can, chi", lại nghe ngóng nắm đợc tâm lý, nói dựa dẫm, nhiều khi trúng ý ngời đi bói.
    Có những đám "đồng chổi", người lên đồng mê đi, cầm chổi quét lia lịa, không có ý nghĩa gì, chỉ là mê thôi.
    Một việc mà một thời gian dài, giới văn học hay làm, là "Đảo bút". Dùng một cành gỗ đào làm bút. Một người nửa say nửa tỉnh, cầm "bút đào" viết lia lịa những câu thơ. Chỉ là một hiện tượng "lên đồng" của nhà nho suy tàn thôi.
    Để làm cho ngời ta khiếp sợ, "thầy phù thủy" kể, những chuyện "trùng bắt về ngời", "quỷ nhập tràng", rồi làm bộ ra tay thuật phép, mồm nói "Thày sai". . . quan tớng nọ , quan tớng kia...
    Khi tâm linh đợc kích động, người ta có thể "lên đàn than", đi trên than hồng, dân Đông Bắc hay làm. Trên thế giới ở đảo Fitgi người ta cũng làm. "Xiên lình" cũng vậy. ở Vạn Kiếp, thầy đồng dìm "ma" xuống sông.
    Nhiều người làm "nghề tôn giáo", đem chuyện " âm phủ, âm ty" dọa người và diễn những việc như dùng gậy "tầm xích" phá cả ngục của Diêm Vương, hay nhân lúc ngời ta hấp hối để yêu cầu "cúng" ruộng đất của cải.
    Người ta cho là các "cao tăng" có thể bắt quyết, mà "hô thần, nhập định", biến những pho tượng thành phật thiêng. Vua Nguyễn cấm thờ Tây Sơn, thì s cụ của chùa Bộc đã đem tợng thổ thần mà hô thần, "gọi" là vua Quang Trung, để trấn áp các "ma" nhà Thanh, chết nhiều quá ở cánh đồng Khơng Thợng. ở chùa phố Hàm Long, và trớc kia, ở chùa Liên Trì, có tạo cảnh "âm ty" , mời hai điện Diêm Vơng, để nói lên rằng: Những kẻ vu oan, giá họa, tham nhũng, cân điêu, lừa lọc, ở trên đời dù thoát đợc tù tội, thì khi xuống âm phủ cũng bị những hình phạt núi dao, cây kếm, lửa đốt, vạc dầu, rồi đến kiếp sau phải làm trâu ngựa.
    Vào chùa thấy Phật sáng suốt và từ bi, ra tay cứu vớt. Nhng gây nên tội ác, thì không có đờng nào mà tránh. Để làm rõ, kinh Hiền - ngu kể rằng: "Hồ Tôn Hiến mắc tội giết ngời ra hàng, nên sau bị kết tội "khô ng đánh giặc", mà bị xử trảm". Đó là luật báo ứng của nhà chùa.
    Có một thói quen trong thời gian dài, đã đọng lại trong dân ta, là tin "thày địa lý", thầy "phong thủy". Làm một cái nhà, để một ngôi mả, mà đợc chỗ thuận tiện mát mẻ là hay, nhng thầy "địa" lại nói rằng có gò ngọn bút thì phát quan văn, có gò thanh kiếm thì phát quan võ gò ngang chặn đầu thì tuyệt tự, gò trớc mặt cao thì tội con chống vua cha. Họ kể: cụ Tả Ao nh thần làm cho ngời ta chuyển mả hay xây "dơng cơ" để cầu phú quý, làm cho ngời chết cũng không đợc yên. Chọn đất có kiểu đẹp rồi họ còn chọn "huyệt", rồi dùng la bàn để tính độ số. Đời sống mới đã thanh toán một loạt bọ n này. Chọn hớng cho nhà mát mẻ, tiện nước là hay, không thể vì thế mà kết phát.
    Trong dân ta, sau tết, cấy rồi, "ngày rộng tháng dài" nghĩ tới việc "vào đám" . Lễ thần, vui dân. Nhân dịp, những ngời rất nghèo cũng đợc ăn thịt, xem hát chèo, hát ả đào "cửa đình", đánh đáo đĩa, sóc đĩa, đánh đu, đánh vật. Nhiều nơi như hội Gióng, diền lại trận đánh ngày xa, hội La thi nầu ăn khi hành quân, hội Hiền Quan (Phú Thọ) "đánh phết", là một môn thể thao cổ của ta. Lên lễ tổ Hùng Sơn, vào hội Gióng, ra hội Thầy, 20 tháng 8 lễ giỗ Hưng Đạo Vơng ( Kiếp Bạc) , những hội hè là cho dân đi lại, giải trí và nhớ đến non nớc, tổ tiên. ở Gióng nhìn thấy cái mũ "tứ phơng bình đỉnh" của bộ đội ta xa.
    Dân ta trọng các giáo lý, rộng rãi về tín ngỡng, đặt tất cả giáo lý ngang hàng, chỉ chống lại khi thấy đi ngược lại nền nếp của dân tộc thôi. Giữa các tôn giáo, cũng có những nét đẹp, ví dụ khi các cố đạo G ia - tô bị nhà vua truy bắt, thì sư cụ chùa Bà Đá lại cho các cố vào ẩn trong chùa, được an toàn, tỏ rõ lòng "'hỷ xả" của đạo Phật. Sách dậy rằng : "Kính nhi viễn chi", tức là kính mà ở xa thôi, để sức làm các việc thiết thực cho đời sống.

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  3. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Các nghề
    Về mặt công nghệ thì rõ ràng là các tỉnh đã làm nên Thủ Đô .
    "Tứ Tuyên" góp phần, mỗi nơi một cách". Có những đoàn xây dựng nhà cửa, đình chùa, tạc tượng, lên kinh kỳ làm việc. Hết việc là về. Có ai "nhắn" mới lại lên. Như thế là làm nghề mà vẫn không bỏ hẳn đồng áng. Có những làng như Đa Hội (Hà Tây và Phúc Yên) đến thủ đô là thợ rèn, ở phố Hàng Bừa; nhng chỉ tìm đủ chỗ làm và ở tạm thôi. Nhà nào cũng xây dựng dinh cơ ở quê nhà ngày tết là về. Thợ may cũng làm nh thế. Phờng buôn Phợng Lâu, ai cũng giữ cơ sở trong quê.
    Cách làm nhiều nhất là dọn nhà hẳn lên Hà Nội. Nhưng lòng người Nam mình, ai cũng gắn bó với "quê cha, đất tổ ". Lên đến Kẻ Chợ, khi người cùng làng đã khá đông rồi, là "họp làng". Có những làng như Phất Lộc, Tự Tháp, vẫn cứ ở liền với nhau một khối. Nhưng nhiều làng không ở được gần nhau, thì vẫn coi nhau là "đồng hương", xây dựng một đình "thờ vọng", gọi là "vọng từ", để thờ vị Thành Hoàng làng mình, và đến ngày vào đám, cũng mở hội tế lễ. Mỗi năm còn cử một đoàn về quê lễ để giữ vững liên lạc. Các ngời dân làng Phủng ( Hng Yên) đến Hà Nội làm nghề bán sách, xây "Phù ủng vọng từ" ở phố Lý Quốc Sư, để thờ tướng Phạm Ngũ Lão. Có những nghề như Hàng Quạt, Hàng Giầy, cùng xây đền để thờ ông "Tiên Sư". Những nghề không làm được đình, thì mỗi năm cũng tế Tiên sư một lần ở nhà người "đăng cai". Đăng cai, cũng như "câu đương" là người lần lượt đợc cắt để lo việc lễ và việc ăn uống sau lễ. Có những chỗ các ngời cùng làm một nghề, hội họp thành "Phường", để cùng lề tổ và cùng giữ nền nếp của nghề. Các người làm đồ xấu, làm mất tiếng, thường bị cảnh cáo. Có khi mất quyền mua chung nguyên liệu. Trong mỗi nghề, người ta hay cử người đi mua chung nguyên liệu, để được giá hời. Khi về thì chia nhau. Ví dụ nghề "phó cối", mua gỗ về làm "răm" cối. Cắt ra từng thớt, rồi chia phần, và nhờ một em bé rút thăm hộ. Mất cái quyền mua chung ấy, thì khó làm ăn.
    Lại cũng có những ngời, nh thợ cạo Kim Liên và Thịnh Quang, sáng ra tỉnh làm, tối lại về làng.
    Tình "quê hương bản quán" mạnh, giúp cho bà con giữ được đoàn kết, bảo vệ được tiếng tăm chung và những điều dễ dàng trong nghề nghiệp.
    * *
    *
    Người làng Đan Loan (Hải Dương) lên Kinh kỳ, là nghề nhuộm màu ở Hàng Đào. Sách ở Hàng Gai, do người Liễu Chàng (Hải Dương) in, và người Phù ủng (Hưng Yên) bán. Dân Kiêu Kỵ (Gia Lâm) đến làm "vàng quỳ" ở Hàng Bài, suốt ngày búa đập chan chát. Kiêu Kỵ còn làm cả mực đen, bán ở Hàng Bút. Làng Quýt Độn (Quất Động), Thờng Tín, đa thợ thêu lên lâm việc ngõ Yên Thái (Hàng Mành), bán ở "Chợ đình thợ thê", ở chỗ nhà số 2A bây giờ. ở đó là đình thờ ông tổ nghề thêu. Phố Hàng Trống có người Liêu Thượng (Hưng Yên) đến làm các thứ trống: trống cái, trống con, trống khẩu, trống cơm. Cũng ở Hàng Trống có dân Đào Xá (Thờn Tín) làm lọng. Thôn Tự Tháp ở cuối phố Hàng Trống. Người Tự Tháp làm nghề vẽ tranh (gọi là tranh Hàn Trống), tranh thờ Phật, Thánh và quan Tớng (Hổ). Dân Hà Vị (Thường Tín) đến Hàng Hòm, làm tráp, quả, hòm xiểng bằng tre và gỗ sơn. Người Đình Bảng (Bắc Ninh) cũng đến Hàng Hòm và Hàng Bông làm hoành phi và câu đối sơn then và sơn son, thếp vàng. Làm đồ Hàn Tiện là dân Nhị Khê (Thường Tín). Ngõ Hàng Hành và ngõ Hài Tượng có dân làng Chằm (Tứ Kỳ, Hải Dơng) đến làm nghề da và giầy dép. Hài Tượng có đình thờ tổ nghề ở số 16 Hàng Hành, cũng có đình tổ nghề nhà số l0 Hàng Bạc có bốn nghề. Dân Châu Khê (Hảí Dương) lên ở để làm "trường đúc bạc" đúc bạc nén cho triều đình. Họ có hai đình thờ tổ nhà số 42 và 50 và mộ t "vọng từ Châu Khê" trong ngõ Miễu. Người Châu Khê cũng làm cả việc "đổi bạc", đổi bạc nén ra tiền đen. Nghề kim hoàn gồm ba ngành: chạm, đậu, trơn, do người Định Công (Thanh Trì) làm. Dân Định Công cũng có đình thờ riêng; nay đã đổ. Việc chạm đồ bạc, nh ấm, chén, do dân Đồng Xâm (Thái Bình) làm. Dân Kim Ngu (Văn Giang, Hải Hng) đến Hàng Buồm làm thịt' trâu. Thợ làm mành, phố Hàng Mành quê ở Giới Tế (Bắc Ninh). Dân Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) làm đồ khả ở phố Hàng Khay. Người Hòe Thị (Từ Liêm) đến làm bừa ở phố Hàng Bừa. Phố này, nay gọi là phố Lò Rèn có nhiều ngời Đa Hội (Đan Phợng và Phúc Yên) để làm nghề sắt. Rất đông ngời Lơng Ngọc (Lơng Đờng Hải Dơng) đến ở Tự Tháp, Hàng Trống, Hàng Bông làm nghề văn chương dậy học, và có "vọng từ" ở Hàng Bông số 68A. Người Liên Viên, Phượng Dực (Thường Tín) làm đồ gỗ và áo quan ở Lò Sũ, Hàng Sũ. Phố này cũng có nhiều lò rèn. Dân năm xã: Đông Mai, Châu Mỹ, Long Phượng, Đào Viên, Điện Tiến (Hà Bắc và Hải Dương) đến lập lò đúc đồng ở đảo Ngũ Xã trong hồ Trúc Bạch. Người Vân Hoàng (Thanh Oai) làm nghề nhuộm thâm ở phố Thợ' Nhuộm . Từ Phùng Khoang (Hải Hưng) có dân lên làm khóa ở phố Hàng Sắt, (Hàng Đồng). Hàng Đồng cũng có ngời Cầu Nôm (Hải Hng). Ngời làm quạt lông, gốc ở làng Đơ ( Hà Tây). Người bán giò chả, quê ở Ước Lễ (Thường Tín) . Người Phường Đổi, Phú Đôi (Phú Xuyên) bán sách, nhưng chỉ đến buôn ở Hàng Gai, mà không có nhà ở Hà Nội.
    * *
    *
    Có nhiều nghề người Hà Nội làm. Những phố bán đồ ăn: Hàng Gạo, Hàng Đậu, Hàng Đờng, Hàng Cá, Hàng Chả Cá, Hàng Trứng, Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Gà, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Chè, Hàng Rợu ,Đậu phụ Hòa Mã, Bún Đình Gạch, bánh Huyền Thiên, Hàng Bột, Hàng Giò , Hàng Hành.
    Chơi cờ có đền Đế Thích, hát ca trù Hàng Giấy, hát chèo Giáo Phờng, Phục Cổ; Hàng Đàn ở phố Chân Cầm, Hàng Kèn, Hàng Bài.
    Các bát đĩa bán ở Hàng Bát Đàn, Bát Sứ; may áo đại triều hay phường hát ở phố Mã Vỹ. Có Hàng Nón Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Dầu, Hàng Hài, Hàng Bông Đệm. Hàng Chĩnh bán chum vại. Hàng Vải, Hàng Mụn, Hàng Màn, Hàng Chỉ, Hàng Bút, Hàng Giấy, Hàng Cân, Hàng Mây, Hàng Nâu, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàn Điếu, Hàng Lợc, Bến Nứa, Hàng Than. Xây dựng có Hàng Vôi, Hàng Tre , Ngõ Gạch, Bến Gỗ.
    Vòng ngoài thành có các làng Hoa, Nhật Chiêu, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Võng Thị, Đại Yên, Ngọc Hà, Hữu Tiệp. Các loại giấy do Bởi, Nghĩa Đô và Cót cung cấp. Cốm vòng Mai Dịch. Các rau gia vị làng Láng, gạo Mễ Trì, kẹo Kim Lũ, vải, nhãn Thanh Liệt, cam, bởi làng Canh, cá rô đầm Sét, cá chép Hồ Tây, rợu sông Hát và Kẻ Mơ. Thao Triều Khúc, gấm vóc làng La Khê. Cuối Hàng Bồ có bán đá cuội và dao rựa để đánh lửa.
    Trăm nghề, mỗi nghề có một địa phương, một lịch sử những phong cách đặc biệt, góp phần vào "phong vị Tràng An".

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  4. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Tết lớn
    Cả năm làm "đầu tắt, mặt tối", ai cũng nghĩ đến ba ngày Tết. Gặt xong rồi, nhà nông cũng mong đến "Ngày rộng, tháng dài". Đã có vài giọt ma xuân. Hoa mai, hoa đào đã nở.
    Thích nhất là trẻ con. Tết thì đợc mặc áo mới, ăn bánh chng với tha hồ thịt mỡ, da hành. Đốt pháo. Đợc nghỉ học. Lại đợc ông, bà, bố, mẹ "mở hàng" cho.
    Nhưng ngời lớn, phần nhiều là "lo ".
    Nhà nghèo, lo "sốt vó", vì đến Tết, là người ta tính sổ ngời ta đòi nợ. Không trả được kịp, thì chủ nợ sai "nặc nô, nô tỳ" đến. Chúng nó hạ cả bát hơng nhà người ta xuống, dọa đái vào, "cho mà xem"...
    Nhà trung bình cũng vất vả. Chắc "ông" cũng lo đấy, nhưng ông không biết rõ là lo cái gì. "Bà" thì "trăm rau đổ đầu nhà oản". Từ đầu tháng, bà đã về chợ quê, mua gạo nếp, cho rẻ, mua vài con gà về "vỗ". Con lợn, giả sáu đồng, mà phải tìm ngời trong phố chung, để nhà lấy độ một góc thôi. Rồi cá. Lá dong. Đi mợn cái nồi ba mơi. "Trăm thứ bà giằn".
    Lũ trẻ lại nhắc, nóng ruột : "Năm mới, mẹ may áo mới cho con"!. Thế là bà mẹ cứ thức khuya, cứ khâu, nh không biết bao giờ xong. Lũ trẻ ngồi vòng quanh mẹ, quay ra ngủ cả. Cô chị chợt mở mắt, thấy mẹ vẫn khâu, cô thì thầm: "áo con còn mới lắm, mẹ đừng may nữa, mẹ ạ!" Mẹ "hừ", vuốt đầu con, bảo "con ngủ đi!" không ai biết mẹ thức đến canh mấy.
    Ông thì ông chạy những mục mà hình nh đã được phân công làm. Từ hôm mồng Một tháng Chạp, ông lên "hiệu" mua ba củ thủy tiên. Đem về, ông ngắm cả ngày đoán xem các dò hoa mọc ở chỗ nào. Rồi lấy gọng đập bẹp, mài thành con dao tỉa. Mỗi củ, ông cắt mộ nửa, bên ít có thể có dò hoa. Giữ lấy cả gốc. Đem ngâm nước. Bắt đầu ngâm úp. Sáng ra, đặt vào bát chiết yêu đổ nước vào, bầy ra nắng. Vài hôm, các dò hoa ngỏn lên. Từ đó, không ai bận bằng ông, ngày nào cũng dự đoán thời tiết. Lúc lúc lại đem ngọn bút lông cũ ra rửa và sửa dò hoa, sao cho các dò cụp vào mà các bông hoa lại xòe ra. Hôm nào không chăm, sợ dò nó cao lên nghênh thì chán chết. Sao cho sáng mồng Một Tết, hoa nở, mà nở "hàm tiếu" thôi, như "cời mỉm" ấy.
    Tưởng chừng làm sao mà đạt đợc cái chuyện ấy. Thế là lo chậm thì ông phơi ra nắng, tối lại cất vào nhà, để mà "thúc"!. Trời nóng thì ông phải "hãm" bằng cách đêm đem phơi sương, ngày để chỗ mát. Ông bảo "chơi phải công phu thế đấy!".
    Ông lại lên hiệu mua các thứ để "khai bút". Ngày "Nguyên đán" bố con cầm bút viết lần đầu tiên trong năm, là một thói lề của con nhà cắp sách đi học . Mua bút "ô long thủy" thì ngòi mềm, phải cái quá đắt. Hai thứ : "Nhất thủ tam nguyên"! - một tay ba giải nhất, "Dụng cửu phương tri" . Dùng lâu mới biết, tiền vừa phải. Mua cái thắp bút đồng, để giữ ngòi bút ẩm luôn. Kiếm một thoi mực "cực phẩm" nữa . Hỏi "hoa tiên" thì hiệu đa ra hộp "thập cẩm tiên", một hộp có giấy mời kiểu rộng, hẹp, màu sắc, nền in cổ vật, cổ họa. Ông chỉ lấy một tập thường thôi . Ngoài ra ông chọn mấy tờ "Hồng điều" để viết câu đối dán tường, một tờ "ngân chu" để ông nội viết danh thiếp.
    * *
    *
    Thế rồi, ngày ba mơi Tết đến. Hôm qua, nồi bánh chưng đã làm cho sắp trẻ bận cả ngày. Hôm nay lấy phần lợn về, gói giò.
    * *
    *
    Là ông đồ , ông không cho con dựng cây nêu và vạch cung nỏ vôi ra đất, không dán tranh U ất lũy, Thần trà trừ tà ma ra cửa : chỉ dán bốn chứ "Quốc thái, dân an" để chúc nớc nhà thịnh vượng, dân nhà yên vui.
    Tối đến có lũ trẻ nhà nghèo, bỏ mấy xu vào ống nứa, đến cửa, vừa giỗ vừa chúc : "Súc sắc , súc sẻ , nhà ông còn đèn, còn lửa, mở cửa cho anh em tôi vào. Bước lên giường cao, thấy con rồng ấp, bớc xuống giường thấp thấy con rồng chầu ; bước ra đằng sau, có nhà ngói lợp . Voi ông còn buộc, ngựa ông còn cầm...".
    Không biết mẹ đã để sẵn từ bao giờ , đưa mấy xu cho con, mở cái cửa sổ con, cho tiền vào ống cho lũ trẻ . Có đến mời đám như thế .
    Mẹ mở hòm. Các con trố mắt nhìn. Mẹ rút cho mỗi con một bộ. Đẹp làm sao! Chị cũng được, nhìn mẹ ứa nước mắt. Mẹ ngắm các con. Mọi nỗi khó nhọc biến đâu mất cả.
    Giục đi ngủ mà bọn trẻ cứ đợi "giao thừa". Đến lúc pháo nổ ran, bố châm hương lễ gia tiên; mẹ bầy một mâm ra sân, khấn đất trời. Không ai dám hỏi: "nhà ta sao không đốt pháo ?".
    * *
    *
    Sáng mùng Một. Mở mắt, đã thấy bố mẹ làm bữa sáng xong rồi, để ăn cơm sáng, còn đi lễ Tết. Các con ôm chầm lấy bố mẹ , chúc tíu tít. Đóng áo mới vào . Bố bưng củ thủy tiên đẹp nhất, để trong cốc pha lê, đi trớc. Mẹ dắt các con theo sau. Đến nhà ông nội. Mọi người sắp hàng. Ông nhanh mồm bảo "miễn lễ", không có thì tất cả đã lạy thụp xuống rồi. Bố đi mài mực, ông trải một tờ "ngân chu" - giấy hồng tía, rắc bạc, viết bốn chữ "Hiếu, Đễ, Trung, Tín" cho con, cháu. Ông giảng: "Hiếu với cha mẹ , Đễ với anh chị, Trung với Tổ quốc, Tín với bạn bè".
    Bà mở tráp trầu, từ ngăn dới, lấy ra mấy phong nhỏ, giấy đỏ, cho bố một gói, mẹ một gói. Mỗi cháu đợc một gói con. Vội vàng bóc ra: mỗi cháu đợc hai xu "mới". Thích quá! đòi mẹ xem cho đợc. Mẹ đợc bà cho hai hào.
    Ông thắp hơng. Tất cả lạy. Sau đó đi lễ nhà thờ bên nội và nhà thờ bên ngoại, rồi đến mừng tuổi thầy đồ .
    Trên đờng, gặp các cụ đi lễ đình. Các cụ mặc áo thụng. Mỗi cụ cầm một tập danh thiếp đỏ . Gặp nhau các cụ vái nhau và trao đổi danh thiếp.
    Ai cũng chúc mừng, ai cũng vui vẻ, tơi cời. Y nh là một đời mới đã bắt đầu rồi ấy.
    Về nhà bố mẹ bàn chơng trình. Nội nhật hôm nay phải đi thăm hết các bạn bè . Các bạn cũng đến mừng nhà. Vì thế bố mẹ phải thay nhau, lúc nào cũng có một người ở nhà. Mẹ như có ý đợi, xem năm nay ai "xông đất nhà ta". Bố thì không để ý điều đó.
    Bố mở hộp Hoa tiên. Anh rót nước "mặc trì" ra, mài mực. Bố viết một bài thơ. Mỗi con viết mấy chữ. Coi như là cái "lề" học tập đầu năm. Lễ "khai bút".
    Khách trong phố , từ các phố khác đến. Có ông khách đi xa lâu ngày, nay về "ăn tết!' . Ai cũng nói những chuyện vui mừng. Như là đâu cũng "được mùa" cả. Khách khen củ thủy tiên đẹp, hoa chớm nở, như "chén vàng đặt trong đĩa ngọc", khen cành đào có thế, "Lão mai" mà hoa vừa phải, không tục . Những bà con gặp lại nhau, nói những lời thắm thiết. Ai cũng tránh hỏi những chuyện lôi thôi.
    Mồng Hai tiếp các khách ở làng ra.
    Ngày thứ ba, làm lễ "hoá vàng" tiễn các cụ.
    Suốt ba ngày, các chú chỉ thích đốt pháo . Chú út cũng đòi mua một bánh nhỏ, "mượn anh đốt cho". Bố mẹ cứ phải nhắc nhỏm luôn, kẻo mà "cháy nhà đấy!".
    Mồng Bốn, Tết hết thật rồi. Các nhà hàng tính sổ, để vài ngày nữa, "khai trương"- Mở hàng.
    Lại thấy mẹ "đăm đăm" như năm cũ rồi.
    Đến trường, thấy trên tường, thầy đã viết bốn chữ: " năm mới, đức mới".

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  5. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Các bà các cô ăn mặc
    Bắt đầu ăn mặc chỉ là để chống nóng lạnh, rồi nghĩ đến che thân; khi có của ăn, của để thì nghĩ đến làm đẹp, cũng lại tỏ cả ý mình. Vì kinh tế, vì tình hình, cách ăn mặc có thay đổi. Có khi vì cả ảnh hưởng trong và ngoài mà thay đổi có lẫn, hỗn độn. Nhưng rồi cũng cứ phải "vừa mắt" mới thôi.
    * *
    *
    Đây là nói chuyện ăn mặc ở phố phường.
    Là con gái đầu lòng, hay con dâu, thì việc đầu tiên mỗi ngày, là phải có mặt ở nhà ngoài trước khi mẹ bước chân xuống đất. Mà ra đến nhà ngoài, là phải trang điểm đâu đấy rồi. Vì thế mà các cô cứ phải thức giấc sớm một chút. Rửa mặt, rồi kéo cái hộp gương ra. Mở nắp là tấm gương dựng lên. Từ ô rút trên, lấy ra cái lợc và cái rẽ. Rẽ đầu ngôi thật ngay, rồi chải đầu. Có cô phải đứng lên giường, để tóc khỏi chấm đất. Đội khăn, là một công phu. Quấn khăn nhiễu là dễ nhất. Khăn nhung cứ tuột đi. Quấn khăn ra ngoài rút tóc và cái "độn", lằn chặt, rồi lấy ghim mà găm lại, không có thì phải ép đầu vào tờng cho chắc, rồi mới làm tiếp. Tóc dài, đủ thò ra ngoài khăn một cái " đuôi gà", trên một gang. Nếu tóc ngắn, thì phải nối vào bằng một cái "độn tóc". Đó là món tóc góp lấy, hay là mua ở phố Hàng Mành. Rồi nâng vành khăn lên, kẹp đuôi gà. Đuôi gà dài, mà quấn đợc vào khăn vài vòng, là chắc. Soi lại gương, xem đường ngôi thật ngay cha ? Chỉ có các cô không cần giữ giá nữa, mới dám rẽ lệch và đội vòng khăn vênh lên thôi. Rút ô kéo dưới, phết nhẹ vào hai gò má một tý tị phấn. Nhớ lời mẹ dặn: "Đánh nhiều phấn vào, thì sau này mặt như mặt bà đồng, nhiều tàn nhang đấy? ". Môi có nẻ thì chấm một chút sáp son mua của bà cử Hàng Đường.
    Nhìn thoáng lại một lợt, rồi bước ra nhà ngoài. Nhóm lò, đặt siêu nớc lên, rồi ra mở cửa . Từ lúc ấy, bà cụ hàng hoa đã treo lên cửa gói "hoa tháng". Mở ra bày lên bàn thờ, thắp nhang, thỉnh ba tiếng chuông. Nhặt bông ngọc lan, giắt lên khăn. Không lấy hoa nhài đâu. Thơm nhng phải cái tội cứ nở vào đêm. Quét nhanh mấy nhát, sao cho lúc rót nớc, thì không còn bụi nữa .
    "D ung" đợc đặt vào trong bốn đức, "Công, Dung, Ngôn, Hạnh". Vậy mà không bao giờ được nghĩ nhiều đến Dung. "Phấn, son, điểm nhạt" thôi.
    Trong "Dung", có mục quần, áo. Thứ nghĩ đến trước của các cô, là cái "yếm". Có thợ may đấy nhưng chưa bao giờ có cô nào dám đưa thợ may yếm, may quần. Mẹ bảo: "Có họa bọn "thối thây" mới làm thế ? ".
    Yếm là vuông vải trắng nhỏ, vừa vặn che ngực. Góc trên, khoét một chỗ để tra cái "cổ xây". Cổ xây phải đi mua. Nó là một vòng vải khâu thật tròn, là cứng, có giải để buộc sau gáy. ở phần trên của hai cạnh dới cái yếm khâu hai đoạn vải dài, để quấn ra đằng sau, rồi thắt ở đằng trước, cho chắc ngc và gọn cái "lưng ong". Thắt rồi bỏ sõng trước mặt, cho khỏi "chống chếnh". Các bà bảo "Thắt lng con én". Các cô không cài khuy cổ áo để cho cái cổ - từ cổ yếm vươn lên, kiểu "cổ kiêu ba ngấn, miệng cười trăm hoa". Giải yếm thắt, lưng gọn mà không cứng đờ .
    Các bà, các cô làm lao động chân tay, mặc áo "bốn thân", hai thân trước bắt chéo như thắt lưng, cũng là để, "kín" phía trước, Nhiều cô lại thắt ra đằng sau cho đi trong áo, rồi làm nút ở phía trớc, vừa đẹp, vừa kín đáo. Các bà dùng thắt lưng tam giang hay quan lục. Các cô thì dùng màu quan lục; khi mạnh bạo dùng mầu đào. Ngày thường mặc yếm trắng. Đi làm đồng, mặc yếm nâu non. Ngày cưới hay ngày làng vào đám, thì mặc yếm điều. Các cụ trong làng hay dùng yếm "hoa hiên", gói chạnh cái tên "hoa huyên", là hoa cây "cỏ huyên", tượng trng cho bà mẹ. Hoa này nấu canh ăn mát ruột. Yếm các cụ thì khoét "cổ sẻ" dới nhọn, thêu ba vết tòe ra như chân chim.
    Mầu áo hay dùng nhất, cả ở tỉnh và nhà quê, là mầu nâu. Mua "củ nâu" về, gọt vỏ, xắt mỏng, giã cho chảy nhựa, đổ thêm nớc mà nhuộm. Nhuộm vài nước thì được mầu "nâu non"; nhiều nước thì mầu thẫm, gọi là "nâu già". Có khi ngả bùn nữa. Nhuộm nâu thì vải bền thêm. Các cô gồng gánh nhiều, thì vai áo chóng rách. Các cô cắt phần trên áo, thay bằng vải mới, gọi là "áo đổi vai", coi có duyên.
    Nếu là hàng tơ lụa, mà muốn nhuộm thâm, thì trước hết phải "chuội" bằng quả tai chua, rồi nấu với nước lá sòi và lá bàng. Các cụ bà thích mầu "cánh kiến", nâu, đỏ nóng, nhuộm bằng "cánh kiến", do một thứ sâu làm ra ở trên cây mạn Sơn La, Lai Châu. Màu cánh kiến rất bền. Cánh kiến cũng dùng để nhuộm răng.
    * *
    *
    ở hàng phố, mùa hè, thanh cảnh nhất, các bà dùng the La Cả chuội trắng. Mỏng, nhẹ , mát. áo the thâm có hai thứ : the đơn và the kép , mỏng và dầy. Thờng gọi "áo đơn" là áo một lần vải. May áo hai lần vải, gọi là "áo kép ". Ba lần, trong có một lần "dựng", gọi là "áo mền". Bốn lần, gọi là' "áo đụp". Các bà cũng dùng "áo băng" bằng the đơn có hoa lác đác. "Xuyến" có vết tà ngang. Khi các bà mặc áo yếm, tuy áo mầu, thì ở ngoài hay phủ bằng the hay sa cho nhũn. Đức "dung" yêu cầu đẹp nhưng cũng yêu cầu "nhã nhặn". Tránh những thứ "lòe loẹt" .
    Phụ nữ Bắc mặc áo quần thâm bằng lĩnh, lụa, cấp , vải, trồi, đũi. Khi các bà vào thăm cung điện lăng tẩm ở Huế, thì người ta yêu cầu mặc áo quần trắng, như các bà miền Trung.
    Ngày tết hay có đại lễ , các bà cũng mặc "mớ ba", "mớ bảy". Cái đẹp , ở chỗ mỗi tà áo trong lộ ra dộ một ly. Trừ khi làm lễ "thượng thọ" có khi mặc áo đỏ "đại hồng".
    Khi thấy người ăn mặc không hợp , với phụ nứ thì chỉ nhìn thôi, nhìn như "có ý", mà không nói gì. Với nam giới thì người ta nói ngay: "Gớm, xúng xính như lễ sinh chết vợ ấy! ". Không coi mảnh áo, tấm quần nặng hơn phẩm giá con ngời. Người ta nói : "Mặc xứng với Đức". ở cái thời trước ấy, thì cả các cô đào hát, cũng chỉ cốt hát hay, mặc áo the, quần lĩnh, đi dép cong. ở các hội rất linh đình, có "nhà trò bỏ bộ", các cô cũng ăn mặc thế, chỉ có cài vào vai hai cái đèn giấy thôi.
    * *
    *
    Các ông, bên ngoài, tỏ ra "bất cần", nhưng thực ra thì có chú ý đến ăn mặc. Các ông sợ nhất là: mặc quá sang trọng, thì bị xếp vào hạng "tục khách".'
    Thường thì vẫn để tóc trần, búi tóc ra đằng sau, nhưng có khách đến, là chạy ngay vào nhà trong, chít khăn. Vòng thứ nhất, làm chữ "nhân", vòng thứ hai bao búi tóc. Hai vòng nữa là hết. Khăn to thì bị gọi là "khăn tầy vố". Khăn áo chỉnh tề, mới ra tiếp khách. Thế là trọng khách và trọng mình. áo ngoài, không cài khuy cổ để lộ cổ áo trong, có cài.
    Người ta hay gọi các cậu ấm là "phường khố lụa", nhưng rất ít người mang quần lụa. Khoảng 1914, mới thấy "khăn xếp".
    Ngày lễ cưới, họa hoằn lắm, mới có cô dâu quấn khăn "vành dây", quấn nhiều vòng thật đều bằng nhiễu điều. Khi ấy cũng mang yếm và quần hồng.
    Có tang, hay mặc đồ trắng, tỏ ý là "đồ mộc", không trang sức. Trở đại tang, thì mặc áo chàm, để xổ gấu. Đứng đầu bốn Đức, là "nữ công". Trước hết là vá may. Vá may cho cha, mẹ, chồng, con. Chỉ có may áo dự lễ lớn, mới đi thợ may. Những "tổ" thợ may, từ Hà Đông ra, thuê hàng ở Hàng Đào hay Hàng Vải. Chỉ thuê có một bên cửa hàng thôi. Tất cả thợ lớn, nhỏ , đều làm việc và ăn ngủ tại đó. Với họ, Hà thành chỉ là chỗ làm thôi.
    Thợ may rất giỏi, vì không có một bà hay một cô nào chịu để người ta đặt cái thước lên người mà đo. Nếu khách đưa cái áo cũ đến là tốt rồi. Không có , thì chỉ ước lợng bằng mắt thôi. Đường khâu nhìn như không thấy chỉ ở đâu cả. Người ta dùng quen mắt đi. Sau này, khi có máy khâu, cũng không ai chịu đưa áo ngoài đi khâu máy cả. áo bông thì bao giờ cũng khâu tay.
    Một khoản là "khuy". Không biết khuy xa thế nào, chứ mua khuy đồng là phải lên hiệu. Thường thì dùng "khuy tết" Khuy áo nữ nhỏ bằng một phần ba khuy áo nam. Ta làm khuy hổ phách và khuy vàng. Mỗi khuy vàng có hai vòng để ***g khuyết vào. Các bà ở nông thôn, dù áo có khuy đấy cũng cứ ấp tà áo vào ngực, rồi thắt lưng ra ngoài, chứ không cài khuy. Thường thì các cụ mới dùng áo bông. Trẻ thì dùng áo mền.
    ở làng, cái váy là phổ biến. Các bà gọi là cái "nơm". Các sư nữ gọi là "hạy", cái áo dưới. Các bà hàng phố dùng quần. Tùy tiện.
    Nói chung là "hà tiện". Dù là nhà quan hay nhà giầu, vẫn cứ ngại "miệng đời", cho là "hợm" của. áo có gần rách, mới nghĩ đến chuyện may áo mới. Đến Tết, tất cả đàn con đều được áo mới . Các em mừng lắm, nhng đó là một nỗi lo lớn của bà mẹ. Bà thức không biết là bao đêm nữa. Khi đã quyết định may áo mới rồi, là đắn đo, tính toán mãi. Chọn hàng, đa nhuộm cho vừa ý, kén thợ may. ở Hàng Đào, một độ, "Phó Dùi" đắt khách nhất. áo phó Dùi may, ai cũng khẹn. Làm sao mà áo mặc ăn người, lưng thon, tà mở vừa vặn, mặc nhiều áo mà không bộn.
    Khi các cụ "lên lão", con cháu biếu áo tam giang, quần điều, thêm cái mũ ni. Các cụ bảo : "Mũ ni che tai, gác chuyện thiên hạ".
    Sắp có cháu, là bà đi xin áo cũ của các cụ, cho "khước". Thật ra, vì áo cũ mềm, cháu đỡ ngứa. Không ai đi thuê may áo cho trẻ con. Đường kim, mũi chỉ, cô mẹ trẻ, đã âu yếm con từ khi cha sinh ra. Ra Hà Nội các bạn trong làng hay đến phố Hàng Mụn, ở đấy bán quần áo trẻ sặc sỡ và cái mũ ba khoanh, bằng vóc ba màu, chỏm có dây rút, dưới có vành che tai.
    Cái áo cánh, kiểu cổ thìa, đến 1912 mới thấy ở Hà Nội. Các cô hàng phố mua cát-bá về, vạch đi vạch lại mãi, sao cho ra cái "cổ thìa". May xong, cũng chỉ dám mặc trong nhà thôi. Ra ngồi hàng mặc thì thấy nó cũn cỡn thế nào ấy.
    áo cánh cổ thìa, từ trong Nam truyền ra cùng với kiểu guốc Sài Gòn. Thấp gọn và xinh.
    Các cô thích guốc Sài Gòn lắm. Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè "lóc cóc, rào rào", đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi.
    Xa kia, ở Bắc, cũng có "áo chẽn". Y như cái áo dài mà cắt ngắn đi; còn cái năm thân, cái thân thứ năm hơi ngắn, có giải buộc ở dưới. Đó là áo các phú ông đi thăm ruộng, các thợ rèn trên phố.
    Khi cô bé đã mười lăm, mười sáu tuổi, thì các bà gọi là "cô ả". Việc lúc này là mua cái "nón Nghệ" mà tập đội và đôi "dép cong".
    Đến phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ, cái phố có những nhà nông cho choèn. Hàng bày nhiều guốc nhất. Đất nước lắm ma mà lại ! Giầy guốc, đế bằng gỗ lòng mực, mũ da đỏ. Guốc Nghệ, kiểu đặc biệt Nghệ, đẽo bằng gốc tre, mũi cong lên, quai mây. Có lẽ đi chục năm mới mòn hết. Có "guốc Kinh", rực rỡ đúng vẻ Kinh đô. Bầy một đôi là nổi bật lên trong cửa hàng. Đế lòng mực sơn trắng muốt, mũi vóc hồng, thêu kim tuyến. Từ Huế ra, làm quà, thì quý giá lắm. Nhưng cho chân vào, bước vài bước, chệnh choạng một chút là mũi bong, không phương cứu chữa. Chiến thắng trên phản bày hàng là "guốc Sài Gòn". Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách, vui tai. Không guốc nào sánh kịp. Loáng một cái, nhiều ngõ mở ngay ra những xưởng đẽo guỗc. Tột bậc là hiệu Phúc Mỹ, ở Quán Thánh, ném ra "guốc Phi Mã", gót cao lênh khênh, đẽo bằng máy. Nhà hàng giới thiệu là: đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm. Thế nhưng không mở rộng được mấy, có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân.
    Với các bà, các cô làm ăn, thông dụng nhất là đôi "Dép một". Một lần da trâu, có quai ngang, có khuyết để cho ngón cái vào. Tiện, lại vững. Các bà hàng phố cũng đi dép một, nhưng quai chữ "nhân" - hai nét - bọc nhung, có lót lụa. Rồi từ Đà Nẵng - thầy thông gọi là Tu - ran - truyền ra kiểu giầy "mõm nhái", đế da, mũi nhung, thêu hạt cờm. Các bà bỏ ngay dép để đi giầy "mõm ngóe". ở nhà, các ông đi giầy "da lộn", khi ra phố thì dận "giầy Gia Định". Giầy Gia Định mũi bằng da láng. Giầy Gia Định trở thành biểu thượng của ngời lịch sự. Mấy "công tử" nhà quê, cũng sắm một đôi, khi đi cầy buộc vào bắp cầy, đến ruộng thì đặt ở bờ ruộng, cho là giá trị.
    Khi Tây sang, các chú bồi bếp nhặt được giầy "sắng đá" đi rậm rịch. Các thầy thông, thầy ký thì đi giầy "đơ cu- lơ" hai mầu. Đến một lúc, các quan, các ông nghị cho giầy "ban" là sang nhất. Không "nhảy" đâu, nhng lúc nào cũng giầy ban. Đi ăn cưới, đeo bài ngà, ngồi xe song mã, bắt chân chứ ngũ, thì giầy ban trông nổi lắm.
    Các cô tìm "dép cong", vì dép cong thuộc lệ bộ của cô ả . Dép làm bằng bốn năm lần da giầy, đóng lại với nhau bằng đanh tre, mũi cong lên. Quai nhung. Nặng ơi là nặng. Nhng các cô có cần đi nhanh đâu. Chỉ có đi "thoăn thoắt gót sen" thì khó quá.
    Có một thứ giầy quý, trong đời chỉ dùng một lần, đó là "văn hài". Đế vải bồi, mũi thêu. Các mợ đi hài mỏ phượng. Hài chỉ dùng ngày cưới, rồi cất đi làm kỉ niệm.
    Hàng dép cũng bán cả "hài sảo ", đó là dép bện rơm, có quai gai buộc vào chân. Lính thú dùng đi đờng đá, không đau chân. Các quan viên đi tế, đi "hia!' mua ở phố Mã Vỹ.
    * *
    *
    Việc thứ hai của cô ả là đi mua cái nón. Đến phố Hàng Nón, hỏi nón Nghệ. Nón rộng đến 80 cm, sâu 10 cm. Lần lót đan bằng sợi tre rất nhỏ, đằng sau cài những mảnh gơng vào. Nón Nghệ nặng lắm, vì thế, cái "khua" phải cứng, sơn quang dầu. Lên Hàng Bạc, sắm một bộ "chiên, thẻ". Chiên là miếng bạc vuông, trong đó có vòng tròn, chạm hai rồng chầu mặt nguyệt. Hai chiếc thẻ cũng bằng bạc, to như quân bài tam cúc, chạm hoa lá ở giữa có cái vòng để buộc, quai thao . Cắm hai cái thẻ vào bên trong nón, đặt cái chiên vào đáy khua, rồi chờ phiên chợ hàng tơ, các bà làng Triều Khúc ra bán quai thao. Một bộ quai thao gồm tám sợi bằng tơ, mỗi sợi gồm nhiều sợi tơ, ngoài bọc tơ dệt liên tục, nh bấc đèn con. Quai thao dài độ l,50 m. Hai đầu mỗi sợi thao là một quả găng, từ đó rủ xuống những chỉ tơ, dài độ 20 cm. Phải đa thao "mộc" đi nhuộm thâm, nhuộm kỹ.
    Sắm xong chiếc nón Nghệ và đôi dép cong, cô ả thấy mình đã ra người lớn rồi. Cô đóng cửa buồng lại, đem dép ra ớm, đội nón lên, tay phải giữ thao cho nón thăng bằng, tay trái vung vẩy uốn éo, chân nhắc đôi dép nặng như cối đá. Thoăn thoắt gót sen thế nào đây ?
    Rồi một ngày tạnh ráo, mát mẻ, cô thắng đủ bộ vào, đi ra phố. Lũ quái con đã hát ngay :
    Cô kia dội nón quai thao,
    Chồng cô đánh giặc, đến bao giờ về ?
    Cô đỏ chín mặt. Nhưng trong lòng cũng thích là có chồng đi đánh giặc .
    Nhớ cái hôm đến hàng nón, mắt hoa cả lên. Bên ngoài cửa hàng, một chồng nón "mũ chảo", nón nông dân xứ Đoài. Rồi đồng áo tơi. Mỗi chiếc mở ra nh một cái nhà con, chống được cả ma lẫn nắng. Đến chồng"nón cu ly", ba xu. Bên trên, cái lao màn, treo lủng lẳng những "nón lính" làm bằng thanh tre ken lại, giống nh cái đĩa úp lên đầu, trên có chỏm đồng, sau có lỡi vải che gáy. Đây là nón lính ma tà, rồi khố đỏ, khố xanh. Từ trên mái nhà, treo đung đa, những nón Nghệ, nón "nhị thôn", nón "ba tầng" của các bà ngồi chợ. Đủ các hạng nón lông : nón lông quạ, bông bèo đồng, cho tổng lý nón chóp và bông bèo bạc cho các quan nhỏ; nón lông trắng, bông bèo vàng cho các cụ lớn. ở trong cùng, như trùm lên tất cả, là nón "tu lờ" của các sư cụ. Y như nón chóp , lại thêm cái vành rộng bằng cái nia, thao nâu. Cứ trông, đã phải kính trọng rồi. Bên cạnh bà hàng là chồng nón "bài thơ", nón Kỳ Anh, Ba Đồn. Quý nhất là nón dứa Huế, Gò Găng. Nhẹ và thanh. Các tao nhân nữ sỹ hay dùng. .
    Trong cái làng nón ấy, nón Nghệ của cô coi khá lắm.
    * *
    *
    Chuyến đi cuối cùng là phải đi với mẹ hay dì.
    Sắp đi dì dặn: "Vàng chỉ ba mươi sáu đồng một lượng. Nhưng con nhà tử tế, chỉ đeo "gọi là" thôi. Ba trăm hạt vàng, một đôi xuyến. Không kéo kiềng hay vòng. Những thứ ấy, tốn công chạm. Khi cần đẩy đi thì thiệt tiền. Vả lại có đồ vàng thì coi như là có cái vốn. Đeo vào, phải dè chừng, có khi của làm hại người đấy con nhé ! " .
    Theo chân dì lên Hàng Bạc. Cứ tưởng đến đây thì vàng hoa cả mắt. Thế mà mỗi nhà hàng chỉ có cái tủ con, bầy toàn đồ bạc: cái vòng cổ trẻ con, thêm cái khánh. Vòng tay có quả bí để ngậm chơi. Vài bộ "xà tích". Các bà nhà quê, đi chợ, hay đeo vào thắt lưng bộ "xà tích", một vòng con bằng bạc, đeo những thứ lặt vặt, nh ống vôi, quả đào đựng thuốc lào, cái nhíp nhổ lông quặm, cái chìa vôi, cái móc ngoáy tai, v.v. . . Lúc các bà bước đi son són, thì bộ xà tích xủng xoảng, vui tai.
    Nhà hàng đem vàng quệt vào hòn đá đen để thử tuổi. Hạt vàng có sạn. Xuyến trơn, làm xong ngay. Chỉ còn lên hiệu mua chỉ hồng xâu hạt vàng, là xong. Bà hàng bảo : "Gần đến Tết hay ngày vui mừng, nhớ đem đồ vàng đến "tắm", là lại đẹp như mới ngay" .
    * *
    *
    Thế là "lệ bộ" cho cô ả xong. Nhìn tương lai, thấy nhiều chuyện, không sao đoán trước được. Muốn đi xem bói xem sao. Nhưng bố bảo: "Nhà ta không bói toán gì cả ? ". Chỉ chờ, khấn Trời, Phật, tổ tiên dun dủi, cho gặp được một "chàng thiện sỹ"'

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Nhiều quá, bố mẹ ơi. Thế này thưởng to nhé.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  7. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Có 860.000 khách du lịch đến Hà Nội

    Ba tháng đầu năm nay, đã có 860.000 khách du lịch đến Hà Nội, tăng 14,6% so với năm ngoái; trong đó có 190.000 khách du lịch quốc tế.
    Doanh thu của ngành đạt 510 tỷ đồng, tăng 14,6 % so với năm trước. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn đạt từ 55 đến 90 %.
    Thời gian qua, ngành du lịch Thủ đô đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, mở rộng các loại hình dịch vụ, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và đã duy trì thị trường khách ổn định.
    Hiện ngành đang triển khai một số dự án như khu vui chơi giải trí Sóc Sơn, thành Cổ Loa; trang bị tàu du lịch chất lượng cao phục vụ khách du lịch trên sông Hồng; xây dựng tuyến phố đi bộ; tuyến du lịch bằng máy bay trực thăng và nâng cấp một số điểm du lịch văn hóa như Hồ Tây.
    (Theo TTXVN )
    All for you
  8. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, nhiều nhiều nữa lên rồi ta ra quán làm chầu tuý luý luôn.
    Hà Nội ơi, nhiều trái tim hồng...
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  9. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    HỒ TRÚC BẠCH, ĐƯỜNG THANH NIÊN
    Hồ Trúc Bạch là một thắng cảnh của Hà Nội, nằm kề hồ Tây, cách nhau con đường Thanh Niên rợp mát bóng cây, bốn mùa hấp dẫn con người đến thưởng cảnh, nghỉ ngơi. Xưa kia, Trúc Bạch với hồ Tây, đều nối liền nhau. Đó chính là một đoạn ḍng cũ của sông Hồng.
    Sách Long thành dật sự có ghi rơ rằng: Hồ Tây mặt nước rất rộng, đáy sâu và thường có sóng lớn. Riêng có phần hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên là nước nông, ít sóng, nhiều bùn tốt nên lắm cá tụ về. Năm Vĩnh Tộ thứ 2 đời Lê Thần Tôn (1620) dân làng Yên Phụ và làng Yên Quang (khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đầu Quán Thánh ngày nay) hợp sức với dân làng Trúc Yên, đắp một con đập từ đầu làng Yên Phụ nối với đầu làng Yên Quang để chắn giữ lấy cá làm nguồn lợi cho cả ba làng. Đập ấy gọi là Cố Ngự Yển, tức đập Cố Ngự, có nghĩa là giữ vững. Để kỷ niệm việc này, người ta có dựng một bia lớn ở phía đầu làng Yên Quang. Đập Cố Ngự mỗi năm lại được đắp rộng ra, thành một con đê, rồi thành đường đi. Sau này, người ta đọc thành Cổ Ngư.
    Cũng theo sách Long thành dật sự thì làng Trúc Yên có nghề làm mành trúc, nên các nàh dân đều trồng trúc thành rừng, để làm nguyên liệu. Đời vua Lê Ư Tôn (1735-1739), chúa Trịnh Giang lấy một khu đất của làng Trúc Yên cho xây một toà biệt điện làm nơi tĩnh dưỡng, gọi là Trúc Tâm Viện. Chỉ được vài năm, biệt điện này thành một lănh cung để an trí các cung nữ bị tội. Các cung nữ bị an trí ở đó phải tự làm việc kiếm sống. Họ phần nhiều là người khéo tay, nên dệt lụa khá đẹp, được các nơi rất ưa dùng. Rồi nhân dân gọi thành quen thứ lụa của các cung nữ dệt là lụa làng Trúc, tức Trúc Bạch. Đă có những câu ca:
    Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
    May áo chàng cùng xóng áo em
    Chữ tình gắn với chữ duyên
    Xin đừng thay áo mà quên lời thề
    Cũng từ đó, phần hồ Tây phía làng Trúc Yên cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
    Cũng từ thời ấy, triều đình Lê - Trịnh ngày đêm đổ nát. Số cung nữ ở làng Trúc Yên không còn ai bị kiểm thúc nữa. Năm Chiêu Thống thứ 2 (1788) vì muốn báo thù, Chiêu Thống cho đốt hết cung điện của chúa Trịnh, Trúc Tâm Viên cũng bị thành tro tàn???
    Nhưng vẫn còn làng Trúc Yên với nghề mành, nghề lụa. Đê Cổ Ngư sau thành đường rộng Cổ Ngư. Những năm sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoà b́nh lập lại, đường Cổ Ngư đă được thanh niên Hà Nội và nhân dân cùng góp công sức, qua những ngày lao động xă hội chủ nghĩa, kiến tạo thành con đường thanh niên. Ngày nay, các làng Yên Phụ, Yên Quang, Trúc Yên đều đă thành phố xá đông vui. Hồ Trúc Bạch đă trở thành một địa danh nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng. Người trong Nam ra, ngoài Bắc về Thủ đô đều muốn đến hồ Tây, hồ Trúc Bạch, đi dạo trên con đường Thanh Niên rợp bóng phượng hồng và bằng lăng tím, thả hồn trải rộng miên man với nước hồ và gió trời. Người xưa đă vật bùn đất lên, tạo đập Cố Ngư, thành đường Cổ Ngư xưa và đường Thanh Niên hôm nay??? C̣n người Hà Nội ngày nay vẫn đang có những việc phải làm cho Trúc Bạch, đó là quy hoạch, giữ gìn cho hồ nước không bị hẹp lại và lúc nào cũng thanh sạch, đẹp tươi.
    (Báo du lịch Việt Nam)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  10. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    CẦU LONG BIÊN QUA BA THẾ KỶ
    Trên thế giới có lẽ hiếm có những cây cầu có tuổi thọ một trăm năm và lại càng hiếm hơn khi cây cầu đó tuy một trăm tuổi song lại tồn tại vắt ngang ba thế kỷ. Cầu Long Biên của Việt Nam, của Hà Nội chính là cây cầu quý hiếm đó. Những người đã sống, đang sống chắc sẽ chẳng thể quên được cây cầu lịch sử này bởi số phận của nó, cuộc đời của nó luôn gắn với những thăng trầm của Thủ đô, của dân tộc. Tuy nhiên theo năm tháng, cây cầu cũng ngày một già cỗi đi. Vậy liệu rồi tới đây, cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử đó sẽ ra sao?
    Về những người thợ Việt Nam xây cầu
    Để thuận tiện cho việc khai thác thuộc địa, cụ thể để thuận lợi cho việc vận chuyển bằng tàu hoả từ Hà Nội xuống cảng Hải Phòng, lên Lạng Sơn, Lào Cai sang tận Côn Minh?, tháng 4-1897, sau khi nhậm chức hai tháng, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã phê chuẩn dự án xây cầu bắc qua sông Hồng. Cây cầu được thiết kế bởi kỹ sư Eiffel do hai hãng Dayde & Pille của Pháp thi công phần cầu chính còn Nha công chính Đông Dương thi công phần cầu dẫn với tổng kinh phí 6,2 triệu Franc. Cầu được đặt trên các trụ cao 13,5m so với mặt nước lúc cạn nhất và từ mặt nước xuống chân trụ sâu 33m, có chiều dài 1682m gồm 19 nhịp được kết nối bằng các thanh thép với vẻ duyên dáng. Có nhiều câu chuyện về những người thợ cầu Việt Nam thời đó. Trong cuốn hồi ký của viên toàn quyền Doumer đã có những dòng viết trân trọng về họ: "Những người thợ An Nam xây trụ? họ đã ngồi trong các két sắt đi xuống nước như những con tàu dấn sâu vào đáy sông rồi sau đó thì vào vùng khí nén, nơi đó sâu tới 30 -33m, sự làm việc trở nên khó nhọc đến mức kinh khủng. Những người thợ An Nam mảnh khảnh xuống đến độ sâu như thế nhưng họ không hề sợ hãi, không hề phản đối. Rồi những thanh thép được đưa sang lại cũng chính là những người thợ An Nam lắp ráp. Lúc đầu, người ta tuyển phần lớn là người Tàu, tưởng rằng họ khoẻ hơn người An Nam nhưng dần dần chính những người Tàu ấy lại được thay thế bằng người An Nam. Nếu họ có kém sức hơn một chút nhưng ngược lại họ lại năng động hơn, tinh nhanh khéo léo?". Cây cầu dự định sẽ phải xây dựng trong 5 năm nhưng do nhà thầu và thợ giỏi nên chỉ hơn 3 năm (12/9/1898 - 28/2/1902) đã được hoàn thành. Như vậy là cây cầu lớn nhất Đông Dương, lớn thứ hai trên thế giới khi đó (sau cầu sắt Brooklyn bắc qua sông East của Mỹ) đã có bàn tay xây dựng của những người công nhân Việt Nam.
    Qua bao nhiêu thăng trầm
    Một trăm năm qua đi, đã có bao lớp người của Hà Nội, của cả nước từng ngang qua cây cầu này? Chắc chẳng có ai, nhất là người Hà Nội lại hình dung về Hà Nội mà thiếu dáng vẻ thân thuộc của cây cầu Long Biên. Ai mà chẳng nhớ cầu Long Biên với "trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về" giải phóng Thủ đô khi chúng ta đánh bại đế quốc Pháp và rồi sau đó cây cầu lại phải oằn lên gánh chịu bao trái bom của đế quốc Mỹ trút xuống. Từ năm 1967 đến khi Hiệp định Paris được ký kết, người ta đã không đếm chính xác được bao quả bom trút xuống "vành đai trắng" này mà chỉ thống kê được rằng Mỹ đã 14 lần ném bom cây cầu, phá hỏng 1500m cầu, làm gục 9 nhịp và 4 trụ hư hỏng nặng. Ấy vậy mà chỉ sau 41 ngày Hiệp định được ký kết, cầu Long Biên đã được những người thợ cầu cùng những kỹ sư lập tức sửa chữa để lại trở thành nhịp nối con đường huyết mạch của đất nước. Cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam, của nhân dân Hà Nội.
    Hiện nay, mặc dù đã có nhiều cây cầu hiện đại khác bắc qua sông Hồng nhưng cầu Long Biên vẫn trầm mặc, cần mẫn ngày ngày đón đưa bao đoàn tàu xuôi ngược, giúp bao con người gồng gánh, thồ kéo hàng hoá mưu sinh.
    Cầu Long Biên trong tương lai
    Tháng 9-2001, khi ông Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Pháp sang thăm Việt Nam đã đến thăm cầu Long Biên và cam kết sẽ giúp Việt Nam cải tạo cây cầu này. Chính phủ Việt Nam cũng đã giao cho Bộ GTVT làm dự án về cây cầu và có kế hoạch cùng Chính phủ Pháp cải tạo xây dựng lại cây cầu (dự định dự án khoảng 50 triệu USD trong đó Chính phủ Pháp sẽ tài trợ để nghiên cứu khả thi trong năm nay số vốn còn lại sẽ huy động từ nhiều nguồn). Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phương án cụ thể nào cho cây cầu Long Biên trong tương lai. Ông Chu Ngọc Sủng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT, cơ quan được giao nhiệm vụ cùng với cơ quan tư vấn Pháp tư vấn, nghiên cứu đưa ra những giải pháp, lập dự án khả thi về cầu Long Biên cho biết: việc lập dự án có cái khó là nó rất nhạy cảm vì việc vừa bảo tồn quá khứ trong khi lại phải hiện đại hóa. Hơn thế, vốn đầu tư cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ Pháp hiện nay vẫn chưa cho biết sẽ hỗ trợ được bao nhiêu và bao giờ mới có tiền. Mặt khác, khi lựa chọn thiết kế còn phải tính toán cân nhắc gắn với kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt trên cao.
    Tuy nhiên, ông Sủng cho biết dự án có thể sẽ theo hai cách. Cách thứ nhất kết cấu hiện đại nhưng gợi lại những hình ảnh của chiếc cầu cũ. Cách thứ hai giữ như cầu cũ nhưng nâng cao hơn và cho công năng sử dụng hiện đại. Mặc dù hiện nay, dự án về cầu Long Biên vẫn chưa ngã ngũ song ngay trong tháng 4, các nhà thiết kế Việt - Pháp sẽ bắt đầu vào việc. "Phải cố gắng rất ghê gớm thì đến 2005 mới có thể bắt tay vào thi công và 2010 khi Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cây cầu mới được hoàn thành" - ông Sủng thành thật tâm sự như vậy.
    Tháng 10-2001, tại một cuộc hội thảo về các di sản kiến trúc trên thế giới, người ta đã đặt vấn đề về cầu Long Biên với mục tiêu làm sao để dù làm lại nhưng chiếc cầu vẫn giữ được giá trị của quá khứ. Chúng ta cũng vậy, đều có ước muốn cầu Long Biên - cây cầu đã gắn bó, đã đi sâu vào tiềm thức của người Hà Nội, người dân cả nước sẽ phải được gìn giữ, bảo tồn. Cây cầu Long Biên trong tương lai sẽ phải vừa có công năng sử dụng thời hiện đại nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của cây cầu 100 năm tuổi.

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]

Chia sẻ trang này