1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu gì về Hà Nội cho du khách nước ngoài ?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi CaChep, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì sẽ giới thiệu cho các bác ấy về các quán cafe ở Hà Nội mà tôi sưu tầm được mặc dù tôi không phải là dân Hà Nội... đợi tí nhé.... hehe... đâu rùi.....
    All for you
  2. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Những quán cà phê Hà Nội

    "Văn hóa cà phê" từ lâu đã trở thành bình dị trong nếp sống người Hà Nội. Nhưng dưới con mắt người ngoại quốc, nó có thể được khám phá với những nét độc đáo. Bạn sẽ thấy cảm nhận đó qua bài viết của nữ ký giả Katherine Zoepf đăng trên New York Times.
    Lúc đầu bạn sẽ không tìm ra nơi đó đâu. Nằm ép mình giữa hai cửa hàng vải lụa trên một đoạn đường đông đúc của phố Hàng Gai, cuối một lối đi chật hẹp dẫn tới khu vườn nhỏ ở sân sau nhà, quán cà phê Phố Cổ cho cảm giác về một khám phá mới, dù bạn tới đây lần đầu hay lần thứ 50.
    Vài cư dân Hà Nội biết tới nó như một quán cà phê bí mật, một ốc đảo hầu như tách biệt hẳn với những đường phố đông nghẹt xe máy của khu phố cổ. Những chiếc bàn thấp đặt cạnh mấy chậu hoa sen. Những con bồ câu Nhật Bản với đôi chân lông lá và đuôi xòe hình rẻ quạt thản nhiên len lỏi giữa đám bàn ghế. Bộ sưu tập nghệ thuật của chủ quán treo trên những bức tường. Những tấm bạt đã bị nước mưa làm hoen bẩn. " Nước làm màu đậm thêm", người chủ quán nói. Nửa buổi sáng, quán cà phê vắng teo, trừ mấy nhóm cụ già đánh cờ bên ly cà phê của họ.
    Quán Phố Cổ là một trong những điểm bán cà phê ngon nhất Hà Nội. Không như phần còn lại của châu Á - một lục địa uống trà nói chung, một vùng đất nhạt thếch với những gói Nescafé hòa tan dành cho du khách phương Tây thích loại cà phê Java, Việt Nam có một nền văn hóa cà phê khác hẳn Italy. Cùng với kiến trúc thời thuộc địa và bánh mì đũa được bán ở các góc phố, cà phê là một trong những tàn tích dễ chịu nhất mà những năm đô hộ của người Pháp để lại.
    Bỏ qua vấn đề giao thông, nhịp sống ở đây vẫn từ tốn và hầu như người Việt nào bạn gặp, bất kể già trẻ, giàu nghèo, đều có một quán cà phê mà họ ưa thích, nơi họ có thể bỏ ra hàng giờ để chuyện gẫu, hút thuốc lá và nhấm nháp một ly cà phê sữa đá thật đậm và ngọt (cà phê phin đặt trên một ly cao với đá đập nhỏ và sữa đặc có đường). Đó là cách pha cà phê thông dụng ở đây với giá 20 đến 40 cent cho một ly (3.000-6.000 đồng - TS).
    Đó là một loại văn hóa cà phê kiềm chế: Không có những chiếc dù phô trương, không có những chiếc bàn đặt nhô ra lề đường. Ngắm người qua lại không phải là mục tiêu của nó. Quán cà phê tiêu biểu của Hà Nội là một khung cảnh nhỏ, thường chỉ là một mặt tiền cửa hàng với bức mành tách biệt khỏi đường phố. Khu phố cổ của Hà Nội - 36 phố phường, mà hồi thế kỷ 13, mỗi phố đều được đặt tên theo phường hội buôn bán những loại hàng của họ - đều là những cơ sở kinh doanh nhỏ của các gia đình.
    Bên trong những quán cà phê này, như cà phê Quỳnh ở phố Bát Đàn, thường tối tăm - trái với ánh nắng nhiệt đới ở bên ngoài. Mỗi tách cà phê là một thứ xa xỉ nhỏ có thể chấp nhận tại một xứ sở mà lợi tức gia đình hằng năm xấp xỉ 300 USD. Những cư dân của Hà Nội tới các quán cà phê để trốn cái nóng ban ngày, để thư giãn, và để nhấm nháp một tách cà phê đắng pha ngọt lịm của thành phố.
    Cũng như nhiều thứ khác ở Việt Nam, tách cà phê có một lịch sử cay đắng lẫn ngọt bùi. Chính những chủ thuộc địa người Pháp ở Đông Dương đã thành lập các đồn điền cà phê đầu tiên ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ 19, bóc lột sức lao động rẻ mạt của nông dân địa phương. 90 năm về trước, những quán cà phê nằm rải rác trên đường phố Hà Nội chủ yếu dành cho những người ngoại quốc giàu có...
    Ở mọi góc phố, người ta đều dễ dàng nhận thấy những tầng kiến trúc của 990 năm lịch sử Hà Nội. Những cái cổng chùa cổ bị át bởi những "nhà hầm" mới chật hẹp. Những biệt thự đang sụp đổ của khu Pháp (cũ) đã được biến thành những tòa đại sứ hoặc khu chung cư cho nhiều gia đình. Những con đường với hai hàng cây quanh hồ Hoàn Kiếm được trang trí bằng các bảng tuyên truyền kêu gọi đủ điều khác nhau, như tham gia vào việc học của con cái, phòng chống HIV/AIDS.
    Mặc dù bạn khó tìm được một tiệm Starbucks ở Việt Nam, nhưng không thiếu gì những thứ khác ở các quán cà phê của Hà Nội. Ngoài 4 món cà phê thông dụng - đen nóng, đen đá, sữa nóng và cà phê sữa đá, được cung cấp tại bất cứ quán cà phê nào - còn có cà phê trứng. Đây là một loại cà phê nóng, đập quả trứng sống vào đó, có hoặc không có sữa, vị hơi giống bánh trứng, nhưng có thêm mùi. Cộng với đường, thực tế đó là một bữa ăn. Tôi ưa thích món này ở Cà phê 129, đầu phía nam đường Mai Hắc Đế, một trong những đường phố nhiều quán ăn nhất của Hà Nội.
    Cà phê chồn nổi tiếng, đúng như tên gọi của nó. Những nhà trồng tỉa lựa ra những hạt cà phê tốt nhất của mỗi vụ mùa, và lấy cho chồn ăn. Hạt cà phê được thu thập sau khi con chồn tiêu hóa, rồi được xay và pha như thường lệ. Có vẻ như hệ thống tiêu hóa của con chồn làm điều gì đó bí mật cho những hạt cà phê, khiến chúng trở nên dịu hơn và đậm đà hơn bất cứ loại cà phê nào khác.
    Tôi đã phải mất vài tháng mới đủ can đảm uống thử cà phê chồn tại cà phê Trung Nguyên, gần trụ sở của Ủy ban Nhân dân Hà Nội, ngay phía đông hồ Hoàn Kiếm, dưới áp lực của một người bạn mới tới thăm. Món đồ uống quả thật dịu, nhưng nó có một vị xạ hương thoang thoảng mà tôi chỉ có thể cho rằng đó là mùi chồn. (Câu chuyện con chồn tiêu hóa hột cà phê rồi thải ra "cà phê chồn" vốn là một truyền thuyết được ưa thích. Thực tế, loại "cà phê chồn" hiện nay có bán ở Hà Nội được sản xuất bình thường như các loại khác, chỉ khác ở cách chế biến mà thôi - TS).
    Kể từ năm 1996, hàng dãy quán cà phê Trung Nguyên, một dây chuyền toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam, đã bung ra khắp thủ đô. Chúng được trang trí với hình của những ngôi sao điện ảnh, và ngày cũng như đêm, chật cứng những học sinh chạy theo thời trang. Người Hà Nội phàn nàn rằng các cửa tiệm trước kia chỉ phục vụ một món cà phê nay phải đa dạng hóa thực đơn của họ, cung cấp những món khác - như sô đa chanh hoặc nước dừa chẳng hạn - để cạnh tranh.
    Nhưng những quán cà phê nhỏ hơn, có tính truyền thống hơn vẫn san sát, và chúng là những địa điểm hấp dẫn để một du khách tới đây lần đầu có thể nếm trải một chút gì đó trong cuộc sống thường ngày của người Việt. Và khi bạn lang thang ở khu phố cổ Hà Nội giữa hơi nóng hầm hập của buổi trưa, khi khói xe máy và giao thông trở nên quá đáng, bạn hãy bước vào một quán như vậy.
    Hãy để mắt bạn làm quen với ánh sáng, và tìm một cái bàn có thể nhìn ra đường. Có thể bạn sẽ thấy những bức ảnh gia đình trên các vách tường, cũng có thể có một tấm lịch chúc mừng năm mới đã trầy sát. Và trên quầy phía sau thường là những vật dụng pha cà phê, những lon Coca-Cola, Sprite xếp gọn ghẽ thành hình kim tự tháp, những chai bia Tiger, lọ Ovaltine, bình thủy tinh lớn đựng sirô mơ, thuốc lá Vinataba, kẹo trái cây Juicy Fruit và kẹo cao su Doublemint trong những hộp nhỏ quay tròn.
    Một em nhỏ sẽ đem ra một thực đơn. Rồi bạn có thể gọi: "Cho tôi xin một cà phê sữa đá".
    (Sưu tầm)
    All for you
  3. morpheus

    morpheus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    On4U à, tôi đùa thôi mà. Cha cha chắc là đa.i nhân này cao thủ lắm hay sao, nghe giọng bề trên phết nhỉ. Có điều là như vậy thì không hay lắm. Nghe có vẻ hơi trịch thượng...
    --*--*--*
    The grass is always greener on the other side of the hill
    --*--*--*
  4. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Nếu quả thật lời nói của tôi có gì không đúng với bác thì cho tôi xin lỗi... tôi không thích chúng ta mới chỉ quen nhau thôi mà lại có hiềm khích với nhau. Sorry.
    All for you
  5. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Người Hà Nội
    (Sưu tầm)
    Hà Nội đang vào hạ. Bên hồ Hoàn Kiếm, tôi cùng chồng ngồi bên ghế đá ngóng gió. Lâu lắm rồi tôi mới về Hà Nội. Chẳng biết với chồng tôi, những cảnh vật xung quanh có ý nghĩa gì không, chứ đối với tôi, cũng như với bao người Hà Nội, chúng gợi cảm giác xao xuyến, rất lạ. Những cô học trò nhỏ mang sách ra bờ hồ, để học thì ít mà để sà vào các gánh mận rong thì nhiều. Một người đàn ông, mà theo như chồng tôi đoán, có vẻ như một... nghệ sĩ lang thang, đang ngủ vật vờ trên chiếc ghế đá gần đó. Một cậu bé, khoảng mười tuổi, kháu khỉnh, khăn quàng đỏ có vẻ sẵn sàng cho buổi học chiều, đang chơi với một chiếc ôtô bé xíu. Cậu chạy qua chạy lại theo chiếc xe với vẻ không biết mệt mỏi là gì. Thật đúng là trẻ con, tôi thầm nghĩ.
    Gió dịu dàng đa đẩy như muốn ru tôi vào giấc ngủ, trong lúc đó chồng tôi đang khám phá một niềm say mê mới: chiếc còi tự tạo của ông bán kem! Có vẻ như ở nước anh người ta không bán kem bằng cách đó, và dường như nó khá hấp dẫn anh bằng vẻ "độc đáo và sáng tạo" - theo lời anh!
    Ngồi thêm một lúc, chúng tôi xách balô đứng dậy định đi dạo tiếp một vòng quanh hồ. Khi tôi vừa dợm bước xuống lòng đường thì nghe tiếng chồng tôi kêu tên tôi. Quay lại, tôi thấy anh cười rạng rỡ, tay cầm một bông hoa nhỏ xíu màu vàng, trông thật mong manh đến nao lòng trong lòng bàn tay của một võ sư nhà nghề như anh! Ngạc nhiên hết sức, tôi không biết chuyện gì xảy đến với anh, phải chăng khung cảnh nên thơ của đất Hà thành đã khiến anh trở nên lãng mạn đến vậy?
    Tôi cảnh giác tiến lại gần anh, và chưa kịp thốt ra lời cảm ơn khách sáo cho hành động "thế kỷ 19" này thì anh thì thầm đầy vẻ có lỗi: "Không phải của anh. Của cậu bé kia tặng em đó!". Nửa tin nửa ngờ, tôi đa mắt tìm cậu nhỏ thì thấy cậu đang ngồi xổm, mặt cúi gằm, cũng đầy vẻ có lỗi, dới chân đầy những bông hoa nhỏ vàng rụng và tay đang mân mê chiếc ôtô vẻ chăm chú. Để kiểm chứng lời nói của anh, tôi tiến đến gần, cúi xuống khẽ nói: "Cám ơn em". Hai gò má ửng hồng và đôi mắt đen bối rối ngớc lên nhìn tôi, và một câu tiếng Anh ngọng nghịu dễ thương thốt lên: "Not at all".
    Cậu bé Hà Nội đã không nhận ra đồng hương! Chồng tôi nói cậu chính là cậu bé con cô chủ quán quán Café de Paris, một quán nhỏ rất Pháp nằm bên hồ Hoàn Kiếm, nơi chúng tôi dừng chân dùng bữa tra. Hóa ra cậu đã theo chân chúng tôi từ khi chúng tôi bước ra khỏi quán! Chồng tôi còn nói anh để ý cậu đã đặt bông hoa vàng đó lên chiếc ôtô nhỏ và kiên trì đẩy đi đẩy lại về phía tôi mà tôi vô tình không biết! Cuối cùng, khi chúng tôi định đi, cậu không còn cách nào khác là chạy lại và dúi bông hoa vào tay chồng tôi.
    Giờ đây, bông hoa đã héo, nhng mỗi lần nhắc lại chuyện đó chồng tôi thường tỏ vẻ tự đắc rất... trẻ con là vì tôi quá xinh đẹp nên đến cả đứa trẻ cũng theo, và như vậy tất là anh không phải là người "không có mắt"! Tôi chẳng trách anh được vì hời hợt và huênh hoang vốn là bản chất của đàn ông. Còn tôi, mỗi lần nghĩ lại kỷ niệm nhỏ đó, tôi không ngăn nổi niềm kiêu hãnh cứ muốn buột ra thành lời: "I am Hanoian!".

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  6. morpheus

    morpheus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Không đâu On4U ạ, do tui không biết ấy mà. Lỗi cũng do tôi. Thôi chúng ta bắt tay làm hoà nhé, "đánh nhau rồi mới quen nhau mà" phải không On4U. Biết đâu lại thành thân nhau ấy chứ! Đúng là "lời nói chẳng mất tiền mua" On4U nhỉ.
    Thôi, cười cái cho cả nhà vui nào!!!

    --*--*--*
    The grass is always greener on the other side of the hill
    --*--*--*
  7. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội năm cửa ô xoè nhớ những heo may
    Tuỳ bút của Lê Huy Quang
    Hãy về đây em ơi, cùng Thăng Long con nước, nghe những nhịp heo may đầy ắp kỷ niệm quê hương....
    Bỗng nhiên. Và bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc đời. Con người như bay lên, hư hảo, lâng lâng và tan biến. Cảm giác mới lạ ào đến, tóc em nhẹ bay và mắt sáng long lanh. Và gió. Gió từ đâu như mơn man, như lướt nhẹ, như đùa giỡn cả trong từng hơi thở dịu êm. Trước mắt ta, trời trong trong thật cao, thật xanh và quang đãng. Nắng hoe vàng, hoa hoe trắng, sáng, hoe xanh và hoe hoe óng ả. Bóc một tờ lịch mới, chợt đã thấy "Bạch Lộ". Nắng nhạt cuối tháng 7 âm lịch wớc sang đầu tháng 8, thu phân. Ta nghe màu gió heo may đã bắt đầu về để tạo nên những cảm giác ấy. Từ năm cửa ô Hà Nội, gió heo may xoè mở tóc em bay.
    Từ tháng 8 mùa thu - Trung thu trăng rằm như trái bởi vàng trôi. Trong muôn sắc hoa vào mùa cưới xin của nam nữ thanh niên Hà Thành thanh lịch. Ta nghe hương cốm làng Vòng non xanh thoang thoảng. Ta nghe chín mọng hồng đỏ au đặt kề bên nải chuối vàng ươm trứng cuốc. Ta nghe ríu rít tiếng đàn chim ngói bay về từng đôi trong hương thơm cọng rơm kết tổ. Ta nghe mùi sữa trong đòng đòng non lúa: mới từ các cánh đồng ngoại thành theo một làn gió đầu mùa mở những heo may. Ai ơi đừng đi xa Hà Nội trong nhịp chuyển mùa "Thu phân" sang "Lập đông" đầu tháng 10 âm lịch để bước vào "Tiểu tuyết". Ta cứ ngỡ như xoè bàn tay là bắt được gió, là bắt được nắng, là hái được cả một đám mây trắng mỏng lững lờ tít tắp giữa trời cao. Hà Nội heo may, ta đưa nhau vòng một vòng từ hồ Thiền Quang, qua đường Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương sang Lý Thường Kiệt, qua Trần Hưng Đạo vòng lên đường Thanh Niên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá và cuối cùng soi ánh mắt xuống mặt nước Hồ Tây. Bỗng nhiên, trăm ngàn truyền thuyết xa xa như vẫy về, gợi nhớ, nảy nở sinh sôi cho những huyền thoại về tổ tiên giống nòi người Việt. Hồ Tây, Tây Hồ sương sớm giăng giăng mờ trắng, tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương, nhịp chày Yên Thái. Thi sĩ tài danh Cao Bá Quát một đời chỉ cúi mình trước hoa mai -"Nhất sinh đề thủ bái mai hoa", đi qua Hồ Tây ngỡ như thấy khuôn mặt nàng Tây Thi nghiêng nước nghiêng thành, nhưng Tây Thi chỉ làm cho Ngô Vương Phù Sai ngẩn ngơ, còn Tây Hồ đã làm cho ai từng đến kinh thành Thăng Long đều phải mê đắm, ngẩn ngơ.
    Ta lại đưa nhau vòng vòng qua những ngả đường ngoại thành đêm heo may theo nhịp chuyển mùa từ những đường cao tốc mở rộng dưới ánh đèn cao áp. Những ngọn gió ngoại thành, người ngoại thành xuôi ngược qua cầu. Lại nghe đòng đòng hương lúa mới như sữa mẹ ngọt ngào nuôi ta từ thuở bé. Có một đêm như thế, có nhiều đêm như thế, ta đi hoặc ta lại tưởng tượng, chỉ riêng Hà Nội mới cho ta một cảm giác đê mê say. Ta lại bóc một tờ lịch mới, mùa heo may chuyển từ Noel đến Tết âm lịch cổ truyền nghìn năm đất nước. Và chao ôi là hương hoa sữa. Hoa sữa thoang thoảng trầm, êm êm và cũng nhẹ hắc. Hoa của riêng mùa heo may Hà Nội, nghìn năm một góc Đông Đô, Thăng Long. Đã lại thấy Noel trở sang một năm mới dương lịch. Cô gái Hà Nội đã bắt đầu khoe các kiểu áo rét mùa đông, những màu áo len mỏng rực rỡ và mảnh khăn choàng voan bay nhẹ lướt. Lại thương em trong đó Sài Gòn - em ở trong này không có mùa đông - nên em không được ngọn gió heo may mơn man và không thấy nước mắt nàng Bân dệt áo cho chồng sang xuân lỗi hẹn. Hãy về đây em ơi, cùng Thăng Long con nước, nghe những nhịp heo may đầy ắp kỷ niệm quê hương.
    Bỗng nhiên. Và bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc đời. Ta như bay lên, hư ảo lâng lâng và tan biến, thoát thục. Ta bỗng thấy thanh thản tâm hồn. Ta bỗng thấy những gì là tranh giành vật chất nhỏ nhen, tầm thường, đố kỵ trong cuộc sống thường nhật, những danh lợi hão huyền, hào nhoáng đều là vô nghĩa trước thiên nhiên muôn đời lạ lùng và bất tử. Do phải chăng là giây phút của nhịp chuyển gió heo may Hà Nội.
    Ta nghe từ năm cửa ô xoè mở những bình yên Mùa Hà Nội mở heo may.

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  8. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội mùa hoa sấu
    Sáng nay, tôi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, ngồi hít thở không khí trong lành của sương sớm ban mai khi thành phố lúc còn chưa ồn ã náo nhiệt. Chút nắng sớm chiếu rọi qua hàng sấu già càng làm lộng lẫy vẻ đẹp kiêu sa của những chùm hoa sấu li ti đầu mùa đang thầm lặng tỏa hương. Tôi hơi bất ngờ vì hoa sấu nở nhanh đến như vậy. Mới hôm nào cách đây vài độ, lá vàng còn xào xạc rụng hoài trên phố. Ấy vậy mà chỉ qua một vài cơn mưa đầu mùa hạ, lá sấu xanh non đã phủ kín những cành gầy run rẩy. Những chùm hoa sấu cũng bắt đầu nhú lên từ những đầu cành non đó.
    Người ta vẫn từng nói, Hà Nội là nơi tập trung của hầu hết các loài hoa đặc trưng nhất ở mọi miền đất nước. Mỗi phố cổ hay một con đường mới nào đấy, đâu đâu ta cũng bắt gặp muôn vàn cây hoa với đủ màu sắc kiểu dáng từ phượng vĩ, hoa bằng lăng, hoa ban cho tới các loài hoa quý phái hơn như hoa lan, bạch lan, hoa sữa... Vâng! Nhưng có lẽ hoa sấu đối với tôi nó gắn nhiều kỷ niệm hơn cả bởi sự mộc mạc, giản dị đến khiêm nhường, bởi tuổi thơ tôi đã từng được những hàng cây sấu minh chứng. Tôi nghĩ chẳng riêng gì tôi mà hầu như tất cả những ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì ngoài các loài hoa khác ra, hoa sấu không thể thiếu trong hành trang tuổi thơ đầy ắp của mỗi người trước khi bước vào cuộc sống... chính vì lẽ đó mà mỗi khi mùa hè tới, mùa hoa sấu về những kỷ niệm trong tôi lại dâng trào.
    Ngày nhỏ, mỗi lần dạo phố vào ban đêm, dưới ánh trăng bàng bạc xuyên qua những lỗ hổng của cành lá xuống đờng, bà tôi thường bảo: "Cháu có nhìn thấy hàng hoa sấu li ti màu trắng trên cây kia không?". Tôi căng mắt ra nhìn nhưng không sao nhìn thấy, chỉ một màu xanh đen của lá và những khoảng sáng của trăng. Sáng sớm hôm sau tôi dậy thật sớm để ra xem hoa sấu, quả thực nó nhỏ lắm, chỉ bằng đầu cái cọng cỏ màu trắng. Ít bữa hoa sấu rụng, tôi và bọn trẻ con tha hồ nhặt chúng, xâu lại thành chuỗi hạt đeo cổ trông rất ngộ và thích thú.
    Đẹp nhất, thơ mộng nhất là phố Phan Đình Phùng, bởi lẽ phố này rất nhiều cây sấu. Đi dưới đường vào mùa hoa sấu người ta như ngây ngất hơn khi những cánh hoa sấu rụng như mưa bụi, đậu trên đầu, trên vai. Hoa sấu đẹp giản dị, khiêm nhường. Mùi hương và màu sắc của hoa không quý phái, ngất ngây như hoa sữa, hoàng lan hay dạ lan..., nhưng vẫn toát lên vẻ quyến rũ riêng làm ta nao lòng. Dọc Trần Phú, Phan Đình Phùng, Bà Triệu, quanh Hồ Hoàn Kiếm, Tràng Thi..., màu lá xanh rì của những hàng sấu gợi lên nét riêng của phố phường Hà Nội. Lũ trẻ lớn lên ôm kỷ niệm từ màu lá xanh, chùm hoa bé xinh, đến những quả sấu non lớn dần theo thời gian, nóng lòng chờ sấu già, sấu chín để được leo trèo hái quả. Hái cho thỏa lòng khao khát chứ nào có ăn được bao nhiêu!
    Những mùa sấu ở Hà Nội cứ đến và qua đi. Có khi người ta quên mất nó trong bận bịu thời gian, nhưng với những người đi xa, mùa hoa sấu là ký ức tuổi thơ, là nỗi nhớ nao lòng về một Hà Nội không thể nào quên được ...
    Nguyễn Thái Hà (Tạp chí Thế hệ trẻ)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  9. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Lúc sương tan
    Cha tôi thường dậy rất sớm. Tuổi già dường như giấc ngủ mỗi ngày một ngắn lại. Sáng nào cũng vậy, ông tọa thiền thật lâu trên sân thượng. Cái tĩnh lặng trong những giây phút tọa thiền của ông như đối lập với sự chuyển động của mặt trời đang mỗi lúc một hiện rõ nơi đường chân trời.
    Nhiều lần tôi phải rời xa Hà Nội. Bao giờ tôi cũng mang theo một khoảng trống vắng trong lòng. Một cái gì đó không thể diễn tả nổi. Nhưng có lẽ, day dứt nhất vẫn là hình ảnh cha tôi ngồi trước mặt trời mỗi sớm và Hồ Gươm nhìn từ góc sân nhà tôi vào lúc sương tan.
    Hôm nay, về Hà Nội, sau một chuyến đi dài. Không hiểu sao, những chiếc xe thồ rau quả, hoa lá từ ngoại thành như cuốn hút tôi đi tìm lại một Hà Nội thở ấu thơ. Men theo cầu Long Biên, tôi hòa cùng dòng chảy của những người dân lao động ùa vào lòng Hà Nội.
    Một cách vô thức, tôi đi theo một tuyến đường chẳng định trước, con đường chạy vào trung tâm thành phố, nơi thân thuộc với tất thảy những người Hà Nội, đến nỗi, hàng ngày qua lại ta chẳng có một cảm giác thú vị nào. Quả thật, đường phố Hà Nội lâu nay đã trở nên vô cảm với những người hàng ngày sinh sống tại đây. Thậm chí, người ta quên bẵng đi việc phải gìn giữ cái vẻ thanh thoát, lịch lãm của một đất kinh thành hào hoa ngày nào. Nhưng bất chợt, tôi khám phá ra một Hà Nội khác lạ, một Hà Nội tinh khiết không một biểu hiện hỗn độn của đời sống thường nhật. Một Hà Nội không tuổi. Chỉ có thể thấy được Hà Nội ấy vào lúc sương dần tan dưới ánh ban mai trong lành.
    Khắp phố phường Hà Nội vận động khoan khoái nhẹ nhàng như vừa trở mình thoát ra khỏi giấc ngủ say. Mọi người tập trung xung quanh Hồ Gơm tập thể dục rất đông, dường như không một mét vuông nào ở đây bị bỏ phí. Không ai để ý tới ai, tất cả mọi người như chỉ chăm chú vào bài tập thể dục của mình theo tiếng nhạc phát ra từ một chiếc radio cũ kỹ, mỗi người theo đuổi một điều gì rất riêng và tách biệt đến im lặng.
    Tôi lại bất giác nhớ tới hình ảnh cha tôi đang tọa thiền trớc tinh khí của trời đất. Lâu nay, ông không còn khỏe nên chỉ tọa thiền ngay trên chiếc phản trong nhà. Cha tôi ngồi đó, ánh loang loáng của những vật bắt sáng đang chuyển động ngoài đường chạy vụt qua mặt ông rất nhanh trong một khoảng tối mờ của buổi sớm. Cha tôi hay thời gian? Cha tôi hay Hà Nội? Ông ngồi đó, mắt nhắm nhưng lòng ông mở rộng.
    Tôi cảm thấy hơi lạnh từ làn sương mỏng lơ lửng trên mặt hồ. Tôi cảm thấy hơi lạnh trong buổi sáng mùa thu rất đặc trưng của Hà Nội đang tan dần cùng với nhịp mặt trời. Thê Húc kiều (nghĩa là: Cầu hứng ánh nắng ban mai, theo nghĩa tiếng Hán) cũng có những người hớng về phía mặt trời mong đợi một ngày mới. Bỗng nhiên cái huyền bí bao nhiêu đời nay vẫn ẩn hiện trong ý thức về Hồ Gươm của truyền thuyết như lung linh lên một sự thật?
    Từng nhóm tập thể dục theo cụm dân cư, theo phường, theo hội. Sự nghiêm trang đến hài hước của các ông bà già theo tiếng hô từ chiếc radio khiến tôi không khỏi nhớ hình ảnh cha tôi bao năm qua trong tĩnh lặng như muốn thu hết những vận động ồn ào của Hà Nội vào trong lòng, ngay cả những khi ông trầm ngâm trớc giá vẽ, trầm ngâm bên chén trà, trầm ngâm với cây đàn tứ cũ kỹ... Phải chăng ngời già có ý thức đúng đắn và nghiêm túc hơn chúng ta về thời gian?
    Hà Nội là đây. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy 2km chu vi Hồ Gơm mà hội tụ đầy đủ các thân phận, các cảnh ngộ, các miền tâm linh. Người Hà Nội đang bất lực trước những thay đổi phá tốc trong nền nếp, trong phong cách vì lối sống nhộn nhạo. Mỗi ngày, cái khoảnh khắc Hà Nội lại như một ngắn hơn, để giờ đây, Hà Nội chỉ thực sự là của người Hà Nội vẻn vẹn có vài ba tiếng đồng hồ mỗi sáng sớm. Cái chủ quyền được thể hiện một cách ngộ nghĩnh bằng các bài tập dưỡng sinh buổi sáng của ngời Hà Nội không khỏi gieo vào lòng người một tình cảm thương mến mà rất xót xa.
    Có những người không phải ra bờ hồ ngồi mỗi sáng để chăm sóc cho sức khỏe bản thân. Không hiểu là do sợ cô đơn hay là do sợ mất đi một Hà Nội của ngời Hà Nội, mấy ông già tụ tập trên ghế đá ngồi tán chuyện, rồi lôi nhau vào một quán nước tận hởng hương vị chén trà buổi sớm. Họ yêu Hà Nội hơn bản thân mình?
    Thanh niên có, phụ nữ có, khách nước ngoài cũng có, một buổi sáng marathon vòng tròn quanh Hồ Gươm không phải là điều đặc biệt khiến cho Hà Nội khác hẳn các thành phố khác, với các xứ sở khác hay sao?
    Mặt trời mỗi lúc một lên cao. Quầng hồng thắm nơi chân trời bây giờ đã chuyển thành một bức phông hồng nhạt phía đông. Đờng phố đã lác đác xe cộ qua lại. Một góc phố đầu đờng Đinh Tiên Hoàng, các chủ sạp sách báo đang chia các đầu báo để rao bán. Quán cà phê Ban Mai đối diện với tòa soạn báo Hà Nội Mới đang mở cửa hàng. Đầu phố Hàng Đào, gần vòi phun nước, những chiếc taxi đang liên lạc với trung tâm để đón khách. Rải rác trước các mái hiên nhà, những chú nhóc lang thang vẫn say sa với giấc ngủ hoa niên. Anh thợ chụp ảnh bên cửa Đền Ngọc Sơn đang lục đục kéo những tấm bảng ảnh mẫu và đồ chơi đợi khách thập phơng ghé qua... Những gánh quà sáng nghi ngút khói, những bác xích lô đã lau chùi "yên cương" chỉnh tề... Người tập thể dục đã dần tỏa ra theo các hướng của thành phố bằng con đờng họ đã tới. Chỉ trong vòng vài phút, "Hà Nội dưỡng sinh" biến mất như một cơn mơ. Sự tấp nập giao thông của xe cộ và dòng người xung quanh Hồ Gơm như một chấn động âm thanh khiến cho Hà Nội hoài cổ trong tôi tan biến.
    Tôi về nhà. Cha tôi đang ngồi bên chén trà như thường lệ. Đôi mắt xa xăm của ông mách bảo với tôi rằng những gì vừa chợt khám phá về một Hà Nội lúc sương tan đã hiện hữu trong cuộc đời ông, trong mỗi người Hà Nội lâu lắm. Mỗi sáng, một Hà Nội bất tử chỉ chạy vụt qua trớc mắt chúng ta có bấy nhiêu. Nó cũng đi nhanh nh ánh sáng mặt trời vậy! Tôi chợt muốn đến bên cha, bất động sau lưng ông để cùng nhìn qua khung cửa ra phố, nơi dòng người cứ vùn vụt để lại trong mắt cha tôi những ánh chớp của thời gian.
    Với tôi, cha tôi là thời gian và cũng là Hà Nội.
    Phan Huyền Thư

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  10. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Hà Nội chỉ còn lại một cửa ô quan chưởng?
    Hà Nội xưa, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749. Các cửa ô phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn, nhưng đến nay, chỉ còn lại một cửa ô Thanh Hà, thường gọi là Ô Quan Chưởng. Vậy tại sao lại gọi là Ô Quan Chưởng?
    Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá viết: "Cửa Ô Quan Chưởng có thể có từ thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) đã đắp thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, có mở một số cửa ô. Về tên gọi của cửa ô này, hiện nay có nhiều cách giải thích:
    1.Có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên.
    2.Có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà thành tên. 3.Có thuyết giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".
    Còn hỏi tại sao Hà Nội xưa có tới 16 cửa ô thì 15 cái bị phá nay không còn dấu vết. Chỉ riêng Ô Quan Chưởng còn tồn tại? Để giải đáp thắc mắc này phóng viên VOVNews đã tới gặp ông Đào Tam Trọng - một hậu duệ của gia đình có khoảng hơn 300 năm sinh sống tại Hà Nội. Ông kể:
    "Sau khi quân Pháp sang đánh chiếm nước ta, chúng đã cho phá dần các cổng ô để mở rộng thành phố. Với các cửa ô khác không rõ việc phá dỡ tiến hành nh thế nào. Còn cửa Ô Quan Chưởng lúc đó thuộc tổng Đồng Xuân do một ông họ Đào làm Thiên hộ trông coi (chức Thiên hộ thời đó ngang với chức Chánh tổng). Ông họ Đào người làng Khúc Thuỷ tên là Đào Đăng Chiểu, sinh năm ất Tỵ (1845), mất ngày 25/6 năm Bình Thìn (1916), nguyên là Chánh tổng Tổng Đồng Xuân, sau này thành phố Hà Nội đổi ra làm 8 hộ, ông được cử làm Thiên hộ hộ thứ nhất. Bọn Pháp gọi ông Đào Thiên hộ đến và bảo: "Để người Pháp tiện việc xây dựng mở mang đường sá, thuận lợi giao thông dân bản xứ, nên phải phá Ô Quan Chưởng. Vậy ông về làm một tờ đơn trình bày đề nghị quan Pháp cho phá cửa ô. Đơn phải có chữ ký của các đại biểu bô lão dân làng. Hẹn 10 ngày nữa ông mang tới đây". Ông Đào Thiên hộ về bàn với dân làng rồi cùng mọi người nhất trí nhận định: "Pháp nó sang chiếm đóng đô hộ nước ta, nó muốn làm gì chẳng được, sao nó lại cần xin ý kiến của ta. vậy ta không đồng ý chắc nó không dám phá! Với lại ai mà biết nó phá cửa ô để làm đường hay làm gì!". Đúng 10 ngày sau ông Đào Thiên hộ đến gặp quan Pháp và trả lời: "Dân làng tôi không ai chịu ký vào đơn. Họ nói cửa ô là của dân cả nớc, có phải là của riêng họ đâu mà họ ký. Nếu các quan Pháp muốn phá thì cứ phá, nhưng nếu xảy ra chuyện gì, dân chúng tôi không chịu trách nhiệm".
    Nghe xong chuyện này, mấy người Pháp tức tối lắm, chúng bảo: "Các cửa ô khác, dân chúng sở tại đều làm đơn cả rồi, sao dân ở đây lại bướng bỉnh, không muốn được mở mang khai phá hay sao?" Chúng yêu cầu ông Đào phải về bàn lại với dân làng. Sau ông Đào Thiên hộ lại phải lên trả lời cho bọn chúng: "Dân làng tôi họ nói, các nơi khác người ta có làm đơn hay không là việc của người ta. Còn dân làng tôi họ không chịu ký, và tôi cũng không ép buộc được họ". Bọn Pháp cho gọi ông Đào lên mấy lần, chúng còn hăm doạ, nhưng vẫn không đạt được mục đích. Sau đó ông Đào Thiên hộ tìm mọi cớ tránh không lên gặp bọn chúng nữa. Rồi sau không biết vì nó ngại dân tổng Đồng Xuân rất cứng đầu cứng cổ hay vì còn có nhứng lý do nào khác, nên không thấy chúng nhắc nhở đả dộng đến việc phá vỡ cửa ô này nữa. Và thế là cửa Ô Quan Chưởng an toàn tồn tại cho đến ngày nay. Đây cũng là công đóng góp của dân tổng Đồng Xuân và một phần không nhỏ của ông Đào Thiên hộ."
    Vậy ông có thể cho biết do đâu lại biết được câu chuyện này không?
    Ông Đào Tam Trọng trả lời: "Bố tôi là hậu duệ của ông Đào Thiên hộ, sự việc này có ghi trong gia phả gốc bằng chữ Hán của họ Đào. Tiếc rằng trong chiến tranh chống Pháp, gia đình tản cư đồ đạc sách vở để lại ở Hà Nội bị mất cả. Sau này chúng tôi chỉ được nghe bố tôi kể lại mà thôi".
    Đặng Khanh (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]

Chia sẻ trang này