1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu gì về Hà Nội cho du khách nước ngoài ?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi CaChep, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội nghĩa là gì?
    (ST)
    Khi Gia Long diệt được Tây Sơn, ông đã đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai kinh thành Thăng Long cũ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là đơn vị ngang với trấn, tức trực thuộc Trung ương mà đại diện là Tổng trấn ở Bắc Thành. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), vị vua này tiến hành đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành tổng trấn với 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ở miền Bắc và lập ra 15 tỉnh trực thuộc Trung ương. Lúc đó, Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ họp thành tỉnh Hà Nội. Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ. Hà Nội có nghĩa là phía trong sông. Vì trong thực tế, tỉnh mới này trên đại thể nằm trong 3 con sông Hông, sông Nhuệ và sông Đáy. Tổng có 4 phủ là:
    - Hoài Đức gồm 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm
    - Thường Tín gồm 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên
    - ứng Hoà gồm 4 huyện Sơn Minh (nay là ứng Hoà), Hoài An (nay là phía nam ứng Hoà và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ), Thanh Oai
    - Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân và Kim Bảng), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục.
    Như vậy tỉnh Hà Nội so với nay gồm thành phố Hà Nội, nửa phía đông tỉnh Hà Tây (chính là tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc) và toàn bộ tỉnh Hà Nam, rõ ràng nằm kẹp giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
    Cũng từ đó, thành Hà Nội cũng được coi là thành tỉnh, và con đường đi từ Hàng Bông qua Mang Cá (công trình phòng thủ hình tam giác xây trớc cửa thành) đi vào Cửa Đông của toà thành được gọi là phố "Cửa Đông Cổng tỉnh" nay là phố Đường Thành.
    Có người kể rằng, chữ Hà Nội là lấy từ câu trong sách Mạnh Tử (Thiên Lương Huệ Vương): "Hà Nội hung tắc di kỳ dân Hà Đông, chuyển kỳ túc Hà Nội" (Hà Nội bị tai hoạ thì đưa dân về Hà Đông, đưa thóc Hà Đông về Hà Nội). Nhưng đó là trường hợp năm 1904 khi muốn đổi tên tỉnh Cầu Đơ cho khỏi nôm na, "tiểu ban đặt tên" mới lấy câu sách Mạnh Tử nói trên để đổi tỉnh Cầu Đơ ra tỉnh Hà Đông

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  2. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Lai lịch tiếng kinh kỳ
    Không giống tiếng nói của các địa phương khác - thường đợc phát triển lên từ tiếng nói của một làng, một xã, một vùng hoặc một phường thợ - tiếng Hà Nội không đơn thuần là tiếng nói gốc gác của cư dân bản địa và cũng không phải tiếng nói của riêng một địa phương nào mang tới. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tiếng Hà Nội - có bộ mặt như ngày nay - là kết quả sự lựa chọn tự nhiên ngôn ngữ của cộng đồng dân cư Hà Nội bao gồm cư dân bản địa và những người thợ thủ công, nhà buôn, kẻ sĩ, nghệ nhân, binh lính... từ khắp các miền đất nớc đến sinh cơ lập nghiệp ở đây qua nhiều đời, nhất là từ mấy tỉnh lân cận thuộc đồng bằng Bắc Bộ nh Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam... Nói cách khác, tiếng Hà Nội đã được chung đúc nên trên cái nền của phương ngữ Bắc mà cách đây vài ba thế kỷ được gọi là tiếng "Đàng ngoài". Giống như mọi tài sản khác, cái gì từ mọi vùng khác nhau của đất nước quy tụ về Hà Nội cũng được "Hà Nội hóa" - nghĩa là được thâu nạp và chắt lọc những gì tinh túy nhất - để rồi trở lại lan tỏa đi cả nước, mang theo mầu sắc, hương vị và phong cách riêng của Hà Nội, thường hay hơn, đẹp hơn. Tiếng Hà Nội mang đậm đặc trưng đó, nó là sự hội tụ, kết tinh và tổng hòa của những gì chung nhất, tinh hoa nhất của nhiều phương ngữ bồi đắp hun đúc nên. Đó cũng là tiếng nói, giọng nói phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu hơn cả đối với các vùng, được những người buôn bán theo các đường bộ, đường thủy và những quan chức, trí thức, học trò, v.v. mang tỏa đi khắp nơi.
    Cũng như bất kỳ thành phố cổ nào trên thế giới, quá trình đô thị hóa của Hà Nội khởi đầu từ một cái chợ, phát triển lên từ hàng loạt chợ cùng những đường phố. Danh từ "kẻ chợ" vốn dĩ là danh từ chung - có nghĩa là "người ở (phố) chợ" - dần dần chuyển thành danh từ riêng để chỉ khu vực 36 phố phường cũ quây quần chung quanh chợ Cầu Đông. Rồi từ thế kỷ 17-18 "kẻ chợ" lại biến thành danh từ chung mang ý nghĩa mới, tương đương với những từ "kinh kỳ", "kinh đô", "thủ đô"; tiếng "kẻ chợ" chính là tiếng kinh kỳ, tiền thân của tiếng Hà Nội ngày nay.
    Sau khi hình thành, tiếng Hà Nội đã được nhân dân cả nước yêu mến ngưỡng mộ, không những nhân dân miền xuôi mà cả đồng bào miền núi vùng cao cũng thiết tha, ngưỡng vọng về "tiếng xuôi kẻ chợ". Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Kim Thản, trong truyện dân gian cổ truyền "út Lót - Hồ Liêu" đồng bào Mường đã biểu lộ tình cảm, niềm ước ao của mình đối với "tiếng xuôi kẻ chợ" như sau:
    "(Bà Tu ó nói):
    Lấy gan chim khướu mớm cho con để nó chóng biết nói. Lấy gan gà lôi mớm cho con để nó chóng biết reo. Lấy gan chào mào mớm cho con để nó chóng biết nói tiếng xuôi kẻ chợ".
    Tiếng Hà Nội sở dĩ được sự ngỡng mộ chung, gần như tự nhiên như vậy bởi vì, trước hết đó là tiếng nói phát triển sớm so với tiếng nói của mọi miền trong nước. Theo quy luật chung, nơi nào có trình độ phát triển cao hơn về các mặt chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội... thì ngôn ngữ của nơi đó cũng phát triển nhanh hơn. Nhìn vào lịch sử, ta thấy rõ điều này: lưu vực sông Hồng từ 4.000 năm nay vốn là cội nguồn, cái nôi của dân tộc, nơi phát tích và quyết định tiến trình của dân tộc về nhiều mặt. Đặc biệt là từ sau thế kỷ 3 trớc Công nguyên, vùng đất Hà Nội ngày nay đã nổi bật lên như là đầu não của khu vực trung tâm ấy qua các mốc lịch sử: nước Âu Lạc ra đời với kinh đô Cổ Loa, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đóng đô ở Mê Linh, các tướng tài của Lý Bí là Triệu Quang Phục, Phạm Tu người quê Thanh Trì; Lý Phục Man lập phòng tuyến ở cửa sông Tô Lịch; Phùng Hưng rồi Ngô Quyền đều khởi binh từ Đờng Lâm; Ngô Quyền chọn tại Cổ Loa làm nơi định đô. Đến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư trở về thành Đại La (Hà Nội ngày nay)... Thành Thăng Long từng diễn ra những sự kiện văn hóa lớn lao: xây Văn Miếu, mở khoa thi đầu tiên dựng Quốc Tử Giám, lập Giảng Võ đờng và Quốc học viện; Lê Văn Hưu soạn Đại Việt sử ký, Lê Thánh Tông lập hội Tao Đàn,v.v. cho nên tiếng Hà Nội xứng đáng là tiếng nói tiêu biểu của "hồn núi sông ngàn năm" vậy (Nguyễn Đình Thi).
    Trong những thế kỷ tiếp theo, đặc biệt là những thế kỷ 15-18 Hà Nội càng là nơi phát triển mạnh mẽ, nơi tập trung buôn bán phát đạt sầm uất, nơi đô thị nhộn nhịp đông vui ("Phồn hoa thứ nhất Long Thành"), là một trong hai cảng lớn nhất đất nớc "Nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến". Nhờ đó, tiếng Hà Nội cũng nảy nở, sản sinh thêm nhiều từ ngữ mới, dồi dào hơn, cách diễn đạt mạch lạc, khúc chiết hơn. Cho đến cuối thế kỷ 20 tiếng Hà Nội đã tự hoàn thiện về nhiều mặt, đẹp hơn, phong phú hơn, trong sáng hơn. Trong bài "Bàn về tiếng Hà Nội" (Văn nghệ số 845, ngày 12-1-1980) nhà văn lão thành Tô Hoài đã dẫn ý kiến của nhiều nhà văn quê ở miền trong từng sống lâu ở Hà Nội (nh Bùi Hiển, Bùi Đức ái, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng...) cùng có chung nhận xét là: "Từ ngữ miền bắc - trước nhất là từ ngữ Hà Nội - thật phong phú, uyển chuyển, giàu có".
    Đình Cao (Báo Người Hà Nội)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  3. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hồ Hoàn Kiếm và thành Thăng Long xưa
    Hồ Hoàn Kiếm hiện nằm ở Trung tâm thủ đô Hà Nội, có Đền Ngọc Sơn -Tháp Rùa - Đài Nghiên - Tháp Bút. Có truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa thần, cùng với những cảnh quan và di tích quanh hồ, thì hồ quả là một viên ngọc lung linh của đất nước.
    Lúc vua Lý Thái Tổ về Thăng Long, chắc cảnh quan còn hoang sơ, nơi nơi ngổn ngang bề bộn, lúc này vẫn chưa hình thành Hồ Gơm. Bởi căn cứ vào tấm bản đồ được vẽ năm 1490, từ thời Hồng Đức mang tên "Trung Đô đồ". Cách thời vua Lý định đô đúng 480 năm, vẫn thấy bốn phía Kinh thành mênh mang sông nước.
    Nhìn trên bản đồ, so sánh với vị trí ngày nay thì thấy: phía đông có sông Hồng, nưước đỏ phù sa. Phía bắc có sông Tô Lịch nối với sông Hồng ở đoạn Chợ Gạo, chảy vòng qua Hàng Lược, Quán Thánh, đến Thụy Khuê - đầu làng Hồ Khẩu, lại nối với Hồ Tây bằng hai cửa lớn, đến đoạn chợ Bưởi, Nghĩa Đô, lại nối với sông Thiên Phù. Sông Thiên Phù thời nay hãy còn rất rộng, chảy từ sông Hồng, ở đoạn Phú Gia, Nhật Tân, theo hướng bắc - nam, đến chợ Bởi thì nối dòng với sông Tô Lịch cùng xuôi xuống phía nam, hòa với nước sông Nhuệ.
    Vùng Văn Miếu và Bẩy Mẫu lúc ấy là một hồ nước rất rộng. Nhìn trên bản đồ, thấy nước một mảng dài uốn lợn tới mấy km, làm cho khu vực Văn Miếu bị nước bao quanh như một hòn đảo, mà trên bản đồ ghi là Đại Hồ, và còn nhiều hồ, ao, ngòi, lạch khác.
    Hồ Hoàn Kiếm lúc ấy chưa hình thành, nó là một nhánh cụt của sông Hồng, khởi nguồn từ chỗ Bệnh viện Hữu nghị, chảy ngang đoạn cuối đường Trần Hng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, lên đến tận mạn Cầu Gỗ, Hàng Đào. Mặt nước có hình loe thắt không bằng nhau. Nhìn trên bản đồ mà ước đoán thì đoạn rộng nhất, to gấp nhiều lần sông Tô Lịch thời ấy, mà sông Tô Lịch ngày xa thì thuyền ngược xuôi tấp nập, vẫn còn lưu lại trong câu ca dao:
    Sông Tô nước chảy trong ngần
    Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
    Thon thon hai mũi chèo hoa
    Lướt đi lướt lại như là **** bay
    Còn thành Thăng Long, lúc này đã được xây dựng rất hoàn chỉnh. Thành có hai lớp: vòng Hoàng thành và Cấm thành. Nhìn trên bản đồ, vòng Hoàng thành uốn lượn như một lá cờ bay. Thành có ba cửa: cửa Đông Môn ước đoán quãng phố Cửa Đông. Nam Môn ở quãng gần phố Cao Bá Quát, và cửa Bảo Khánh ở quãng khu triển lãm Giảng Võ - Ngọc Khánh. Bởi nhìn trên bản đồ, vùng Văn Miếu lùi sâu hơn so với cửa Bảo Khánh, theo một đường thẳng từ đông sang tây.
    Vòng Hoàng thành bắt đầu từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù, chỗ đầu chợ Bưởi sang Cầu Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía đông theo đường Giảng Võ đến Kim Mã, uốn nhẹ sang chỗ vườn hoa Lê Trực, rồi theo đường Trần Phú, đến chỗ phố Hà Trung, ngược lên hướng bắc, song song với phố Phùng Hưng, đến chỗ vườn hoa Hàng Đậu, rồi rẽ về phía tây, vòng theo sông Tô Lịch (phố Quán Thánh) Hoàng Hoa Thám, đến chợ Bưởi là hết một vòng Hoàng thành.
    Khu vực Cấm thành xa rất rộng, được xây theo hình chữ nhật. Giới hạn tường phía tây vuông góc với làng Hồ Khẩu. Phía bắc chạy dọc đường Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. ở quãng này, vào khoảng năm 1520, thời vua Lê Tương Dực, đã có một lần thay đổi. Đại Việt sử ký Toàn thư tập bốn có viết: "Lúc ấy Vua thích xây hồ dựng điện, đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trần Vũ, chùa Thiên Hoa ở cửa phường Kim Cổ, từ phía Đông tới phía Tây Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống...".
    Tiếp đến đoạn Cấm thành phía đông, chạy song song sát với Hoàng thành, từ quãng Hàng Đậu, dọc phố Phùng Hưng, rồi rẽ vuông góc về phía nam, chạy dọc bên trong đường Trần Phú, chỗ Cột Cờ, Bảo tàng Quân đội, qua phố Đội Cấn, đến Liễu Giai thì vuông góc với làng Hồ Khẩu. Trong Cấm thành có điện Kính Thiên, điện Vạn Thọ, Thái Miếu, Đông Cung, v.v. Nhìn trên bản đồ mà ước đoán, thì trung tâm Cấm thành là chỗ Quảng trường Lăng Bác bây giờ...
    Vua Lê Lợi lên ngôi 1428, mất năm 1433. Sáu mươi ba năm sau mới có bản đồ Hồng Đức (1490) mà nhìn trên bản đồ lúc này, Hồ Gươm vẫn cha hình thành. Ngay cả các tấm bản đồ sau này như: "Trung đô sơn xuyên hình thắng chi đồ" vẽ năm Cảnh Hưng 31 (1770), "Trung đô Thăng Long thành nhất phủ nhị huyện đồ" (thế kỷ thứ 17), "Trung đô nhất phủ nhị huyện chi hình và Thăng Long thành nhất phủ nhị huyện". Có lời tựa năm Gia Long thứ chín (1810) đến tấm bản đồ "Thăng Long thành Phụng thiên nhất phủ nhị huyện" thì vẫn thấy sông Hồng nối nhánh vào Hồ Gơm.
    Không biết sau đó hồ được hình thành từ thời gian nào, đến tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thì Hồ Gươm đã gần như ngày nay, Hồ hiện diện trên tấm bản đồ được ghi là "Tả Vọng".
    Như vậy là căn cứ vào những tấm bản đồ thời Lê, thời Nguyễn, có thể suy đoán: vào khoảng năm 1428, vua Lê Thái Tổ lên ngôi, nhà vua cùng đoàn thuyền ngự đi từ sông Hồng, rẽ vào nhánh, mà đoạn gần cuối là hồ Hoàn Kiếm bây giờ, lúc ấy các phường nghề, làng xóm, phố xá đã trở nên đông vui nhộn nhịp. Và chính nơi này, nhà vua đã trả gươm cho Rùa thần, rồi trải qua hàng mấy trăm năm "gió mưa biến đổi", và quá trình đô thị hóa, hồ được lấp dần, còn lại như ngày nay.
    Huyền thoại Hồ Gươm là một bằng chứng cho lòng yêu hòa bình thiết tha của người Việt Nam, của Thăng Long - Hà Nội. Đất nước bao giờ cũng muốn hòa bình để dựng xây, nhưng nếu có xâm lược, thì gươm của Thần linh nước Nam, lại được trao cho một dân tộc anh hùng bất khuất để bảo vệ vẹn toàn đất nước mà các vua Hùng đã có công tạo dựng từ 4.000 năm trước.
    Văn Sáu (Báo Người Hà Nội)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  4. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Đền Ngọc Sơn - Hà Nội
    Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống dung hợp các luồng văn hóa từ bên ngoài; dù đó là văn hóa phương Tây hay phương Đông, là văn hóa Trung Hoa hay văn hóa ấn Độ... Đạo Cao Đài ra đời tại Nam Bộ đầu thế kỷ 20 này là một minh chứng điển hình về tính dung hòa văn hóa của người Việt Nam.
    Trên đất kinh kỳ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, nghìn năm văn hiến thì sự dung hợp về tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn. Cùng với Hồ Gươm và Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ. Quần thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội ngày nay.
    Sự hỗn dung của Đạo giáo, Đạo Phật, Đạo Nho (hay còn gọi: Tam giáo đồng nguyên), không chỉ ở hiện trạng bây giờ, mà nó còn được thể hiện trong lịch sử xây dựng đền Ngọc Sơn. Vào thời Trần và đầu thời Lê, đền được xây dựng để thờ các Tiên nữ dạo chơi trên hồ. Thời kỳ Vua Lê - Chúa Trịnh, đời Vĩnh Hựu (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc. Đời chúa Trịnh Doanh lại cho đắp một gò núi phía đông Hồ Gươm, gần đảo Ngọc gọi là núi Độc Tôn. Năm 1788, trước khi chạy đi cầu cứu quân xâm lược nhà Thanh, Lê Chiêu Thống đã cho lính đốt cháy phủ Chúa Trịnh và cung Khánh Thụy. Sang đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa được xây dựng trên nền cũ của cung Khánh Thụy. Việc thờ Phật chỉ kéo dài được một thời gian thì chùa được đổi thành đền. Đền chủ yếu thờ Văn Xương Đế Quân - ngôi sao chủ việc văn chương, khoa cử (theo tín ngưỡng Đạo giáo đương thời), và thờ Trần Hng Đạo. Năm 1864, danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu đứng ra chủ trì việc sửa sang toàn cảnh khu đền với diện mạo như ngày nay.
    Sự dung hòa: Đạo, Phật, Nho, không chỉ thể hiện ở việc thờ cúng mà nó còn biểu lộ đậm nét trong kiến trúc, xây dựng cho đến hệ thống các câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.
    Trước hết là sự thể hiện tinh thần Nho giáo một cách sâu sắc ở Tháp Bút và Đài Nghiên. Khi tu sửa lại khu vực đền, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây dựng một tháp đá trên gò núi Độc Tôn, trên đỉnh tháp là hình ngọn bút lông, trên thân tháp tạc ba chữ: Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Cạnh đó, Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn. Đài Nghiên được tạc bằng đá hình nửa quả đào có ba con ếch đội. Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng văn chương, anh tài của Nho giáo. Đồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng của tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ, mà trước hết là Nguyễn Văn Siêu. Qua cửa cuốn là cầu Thê Húc dẫn đến Đắc Nguyệt Lầu (lầu được trăng). Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo. Hai bên (Tả - Hữu), có hai bức phù điêu hình Long Mã đang cõng Bát quái và Rùa Thần đang cõng một thanh kiếm. Trên các phù điêu có các câu: Long Mã Hà đồ (Long Mã cõng Hà đồ); Thần Quy lạc thư (Rùa Thần cõng Lạc Thư). Giữa Hà đồ và Bát quái còn có mối liên hệ trực tiếp, chứ giữa Lạc Thư và Kiếm Thần có quan hệ gì đây?
    Từ Hà đồ, Lạc Thư đến Đắc Nguyệt Lầu, cầu Thê Húc (nơi đậu lại của ánh mặt trời ban mai), là sự thể hiện tư tưởng Triết học âm - Dương phương đông và tinh thần Đạo giáo Thần Tiên. Tuy nhiên ngay ở Đắc Nguyệt Lầu lại có sự thể hiện tư tưởng Phật giáo. Hai câu đối ở cửa (châu lâu), một vế mang tư tưởng Đạo giáo: Trần Cảnh tiên châu hữu lộ thông (Cảnh Tiên ở cõi trần cũng có đường thông tới), vế kia thì lại mang tinh thần nhà Phật: Linh hồ Nhược Thủy tùy duyên độ (Hồ linh thiêng, nước Nhược Thủy theo duyên thì độ).
    Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần: phía trước là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng); giữa là điện thờ chính, sau cùng là Hậu Cung. Điện thờ chính là nơi thờ Văn Xương Đế Quân cùng chư vị Thần Tiên, ở đây mầu sắc Đạo giáo rõ rệt. Phần Hậu Cung là nơi thờ Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, tượng Đức Thánh Trần với bàn thờ ở giữa, còn một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử, bên kia là bàn thờ Thần linh, sơn Thần, Thổ địa. Bức tường trước Hậu Cung thì lại có sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung - Nghĩa là hình Bát quái.
    Những sinh hoạt tín ngưỡng tại đền Ngọc Sơn cũng thể hiện sự hỗn dung Tam giáo một cách sâu sắc. Dù trước điện thờ Văn Xương Đế Quân, bàn thờ Phật, hay bàn thờ Đức Thánh Trần thì câu khấn đầu tiên sẽ là: "Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát" hoặc "Nam mô A di đà Phật". Tiếp đó là tụng kinh Phật, hoặc lời khấn mong Đức Thành Trần phù hộ độ trì hay lời ước nguyện của bản thân. Những cụ già mặc áo nâu sồng tụng kinh, khấn vái; những người đến tham quan cũng hương hoa nguyện cầu; Những người đến lễ lạt thành tâm... Tất cả đều được ngời dân xử sự một cách tự nhiên, hòa thuận mà không phân biệt đâu là Phật, là Đạo, là Nho. Tôn giáo nào, thần thánh nào đem đến niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống thì đều được ngời Việt Nam thờ phụng. Đó chính là tâm linh của người Việt Nam khi dung hòa các tín ngưỡng, tôn giáo.
    Đền Ngọc Sơn vẫn đứng đó, Tháp Bút vẫn đang viết lên trời xanh, tất cả không chỉ là một quần thể đẹp đẽ giữa lòng Hà Nội, đó còn là thế giới tâm linh, khẩu khí của con người Việt Nam xưa và nay.
    Trần Lưu (Báo Văn nghệ trẻ)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  5. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi chùa mang tên các bà ở Hà Nội
    1. Chùa Bà Ngô ở số nhà 128 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là Ngọc Hồ tự. Tương truyền chính ở chùa mình, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã gặp tiên, cùng tiên ngâm vịnh. Gọi là chùa Bà Ngô vì có tích kể rằng chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể là người xây chùa là một bà có chồng là người nước Ngô (tức Trung Quốc). Chưa rõ tích nào đúng.
    2. Chùa Bà Nành ở số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tương truyền vốn là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành. Bà là người phúc hậu, hay giúp người nghèo. Khi về già bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà bà một ngôi chùa và bà xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng làm bàn bán hàng. Nay tượng và bàn đá đó vẫn còn. Dân gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là Tiên Phúc tự.
    3. Chùa Bà Đá ở số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm. Lịch sử chùa được kể như sau: Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Báo Thiên (tức khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá, bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang tự. Pho tượng đá đã bị mất trong vụ cháy chùa thời Pháp thuộc.
    4. Chùa Bà Già ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư một bộ phận người Chăm được đa từ phía nam ra. Những người này đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254 - 1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì chùa này. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ Bà Già tự.
    5. Chùa Bà Đanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh.
    Sau hình như người Chăm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ: "Vắng như chùa Bà Đanh". Tới thời Pháp thuộc, thực dân bắt dời chùa đi để xây xưởng in, rồi xây trường học. Đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu ở chỗ nay là số nhà 199B phố Thụy Khuê, gọi gộp là chùa Phúc Lâm. Nhưng hiện nay trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ "Châu Lâm tự hiệu Bà Đanh tự".
    Cũng xin nói thêm là có người nghiên cứu về địa phương này cho rằng có thể đó là chùa Bà Banh với suy luận chùa vốn của người Chăm, tất có tượng các vũ nữ ở tư thế múa, tay dang, chân khuỳnh. Do vậy mà có tên Bà Banh. Xin ghi lại đây để tham khảo.
    6. Chùa Bà Móc ở phố Nguyễn Thiếp, số nhà 27. Không rõ lai lịch, chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Địch làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa nhà. Như vậy chùa cũng đã có trước đó ít ra là bảy tám chục năm.
    Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (Báo Hà Nội mới)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  6. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Thế nhé, chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau.....
    All for you
  7. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    THĂNG LONG, MỘT THỜI GIAO THƯƠNG
    Hà Nội, đất kinh kỳ hay còn gọi Thăng Long - Kẻ Chợ. Mối giao lưu buôn bán của Hà Nội có từ rất lâu, nó gắn liền với việc hình thành và phát triển kinh thành Thăng Long. Từ thời Lý, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với nước ngoài đã có những mở mang nhất định. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi sự kiện vào năm 1149, đời Lý Anh Tông, thuyền buôn các nước lndonesia, Xiêm La??? đến vùng Hải Đông (gồm Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh) xin cư trú và buôn bán. Trong các bạn hàng, Trung Quốc là nước có quan hệ buôn bán lâu đời với Việt Nam. Hằng năm, thương thuyền Trung Hoa vẫn qua lại buôn bán với nước ta. Các thương nhân người Hoa thường đến vào mùa gió đông và đi vào mùa hạ. Họ cập bến tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Vị Hoàng (Nam Định), Phố Hiến (Hưng Yên) và ngược theo sông Hồng đến Thăng Long - Kẻ Chợ để buôn bán. Thủ tục đầu tiên là các chủ thuyền phải nộp thuế và lễ vật cho triều đình phong kiến. Hàng hóa các thương nhân đem đến chủ yếu là vải vóc, giấy bút, đồ đồng, đồ sứ, diêm sinh, khí giới. Họ mua về hồ tiêu, đường, gỗ, hương liệu, lâm thổ sản... Những công việc trao đổi buôn bán này chủ yếu diễn ra qua mạng lưới chợ.
    Chợ Thăng Long xưa rất nhộn nhịp sầm uất, bởi Thăng Long ngoài trung tâm đầu não của nhà nước phong kiến còn ở vào địa thế giao thông thuận lợi cho các mối giao thông buôn bán. Phía đông dọc theo hệ thống sông Lực Nam, sông Thái Bình có thể ra vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, phía nam theo hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Vị Hoàng có thể ra Nam Định, Ninh Bình, phía bắc có đường bộ từ Lào Cai, Lạng Sơn rất thuận tiện cho việc buôn bán bằng đường bộ với Trung Quốc. Song có một điều là tất cả những con đường đó đều dẫn tới kinh thành Thăng Long phồn hoa và náo nhiệt. Theo thống kê của nhà sử học Phan Huy Chú thì thế kỷ XVIII Thăng Long có 8 chợ lớn là chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bắc Cử, chợ Ong Nước. Đến thế kỷ XIX thêm chợ Đông Thành, chợ Yên Thọ (ô Cầu Dền), chợ Thái (Bưởi).
    Chợ tạo ra sự giao lưu trao đổi thông thương buôn bán giữa nông thôn với thành thị, giữa những người nông dân với tầng lớp thị dân (bao gồm cả quan lại quý tộc, vua, chúa). Chợ Thăng Long ngày trước cũng mang nhiều dáng vẻ cung bậc khác nhau: Có chợ họp buổi sớm, chợ họp buổi chiều, chợ phiên, chợ ven đê, chợ trên sông... Có chợ kinh doanh chủ yếu một mặt hàng, có chợ phong phú đa dạng nhiều mặt hàng. Thương nghiệp chợ kinh thành bao gồm những người buôn bán chuyên nghiệp, chủ yếu là thị dân gốc tại đây họ có lều, quán và địa điểm cố định như các hàng vải, hàng xén, hàng mắm, hàng thịt, hàng cá??? Bên cạnh đó, số lượng các tiểu thương, tiểu chủ cũng không nhỏ, họ thường là những thợ thủ công kiêm thương nhân, tự sản xuất, giới thiệu và bán những sản phẩm thủ công của mình. Trong tầng lớp những người buôn bán còn xuất hiện một số nông dân lên kinh thành chạy chợ, lấy công làm lãi để tận dụng lao động nông nhàn. Ngoài ra phổ biến hơn cả là những người tiểu nông (nông dân ở các vùng phụ cận) đem những sản phẩm của mình (chủ yếu là nông phẩm) sản xuất được ra bán. Hệ thống chợ ở Thăng Long ngày trước thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nền kinh tế tiểu nông phát triển, tạo ra sự giao lưu đối thoại thường trực giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các miền, rộng ra là các nước với nhau, qua đó các sắc thái văn hóa của từng địa phương cũng có sự giao thoa đan xen hòa quyện với nhau tạo lên một văn hóa rất đặc trưng mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là văn hóa chợ Hà Nội.
    Trước đây, buôn bán thương mại ở Thăng Long chủ yếu nằm trong phạm vi hoạt động của người Việt. Nhưng từ thế kỷ XVII-XVIII, xuất hiện thêm một số thương điếm của các thương nhân nước ngoài. Năm 1672, đại diện toàn quyền Anh là Gyfford, đi trên tàu Zant đến Đàng ngoài và lập được thương điếm ở Phố Hiến, sau thương điếm này rời lên Thăng Long. Cũng vào đầu thế kỷ XVII, lúc ưu thế buôn bán của Hà Lan vượt lên so với các nước khác. Năm 1602, công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập, công ty này có thế lực rất lớn, được nhà nước Hà Lan đầu tư về mọi mặt. Năm 1637, đại diện của phái đoàn công ty Đông Ấn Hà Lan VOC là Hartsinc, đi trên chiếc tàu Grol đã cập bến ở Đàng ngoài. Haltsinc gặp vua Lê Thần Tông một nhân vật trung gian có tên là Oursan. Cuộc gặp gỡ thành công tốt đẹp, vua Lê Thần Tông nhận Hartsinc làm con nuôi và cho phép lập thương điếm ở Phố Hiến. Năm 1645, thương điếm này mở thêm chi nhánh lên Kẻ Chợ. Vậy là cho đến giữa thế kỷ XVII, người Hà Lan có hai thương điếm ở Đàng ngoài, một ở phố Hiến, một ở Thăng Long - Kẻ Chợ. Qua việc giao thương buôn bán với các nước phương Tây một số kỹ thuật được đưa vào Việt Nam như kỹ nghệ đúc súng, kỹ thuật đóng tàu, nghề làm đồng hồ???
    Sự nhộn nhịp của hệ thống chợ, phường nghề phố nghề tại Thăng Long góp phần tích cực để duy trì thúc đẩy các nghề thủ công nghiệp truyền thống tồn tại phát triển. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như khảm, gốm sứ, mây, tre, chiếu cói bày bán tại kinh thành Thăng Long không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cho tầng lớp thị dân mà dáng vẻ thẩm mỹ và tính chất tinh xảo độc đáo của những mặt hàng này là yếu tố quan trọng thu hút thương nhân nhiều nước đến đây buôn bán. Giá trị những sản phẩm thủ công mỹ nghệ này không chỉ đơn thuần ở ý nghĩa sử dụng, biểu trưng nổi bật chính là những nét văn hóa dân gian được bàn tay khối óc của các nghệ nhân nhào nặn trong đó, qua đó phần nào phản ánh những ước mơ hoài bão cũng như tâm hồn nghệ thuật của con người Việt Nam.
    (Báo Du lịch Việt Nam)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  8. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Cây cơm nguội
    Mang một cái tên xấu xí, cây cơm nguội chẳng có hương thơm, cành cũng không thẳng và lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...
    Nhưng cây cơm nguội có vẻ riêng mà không cây nào sánh được.
    Hà Nội có những đường cây khá đẹp. Nó là niềm yêu của ai đang ở Hà Nội, là nỗi nhớ của người đi xa, cũng là mong chờ của ai chưa đến.
    Phố Trần Hưng Đạo có rặng sấu sum suê, tán tròn, xanh quanh năm. Phố Lò Đúc có hàng sao đen cao vút, thân thẳng tắp, đầy bóng mát. Đường Thanh Niên có phượng đỏ rực trời hè, nay còn thêm hoa ban tím. Phố Hàng Dầu có hoa sữa, nay còn thêm dâu da xoan. Đặc biệt phố Lý Thường Kiệt và quãng cửa Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, phố Đinh Tiên Hoàng, có hàng cây cơm nguội. Cái tên xấu xí, nhng nó có vẻ riêng, không cây nào sánh được. Nó còn có tên nữa là sếu. Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc nhìn cành khẳng khiu mà tưởng ta đang đi trong tranh thuỷ mặc.
    Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa toả hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Thu đã đến hẳn rồi Hà Nội ạ.
    Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất... Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu; màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non nh màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm. Lá ấy trông ngon như màu cốm, hấp dẫn trẻ thơ ngắt quả chơi, hấp dẫn cả những ai yêu nhau phải hò hẹn tìm nhau.
    Cây cơm nguội sống hàng trăm năm, có khi còn dài hơn một đời người. Cây cơm nguội mọc thành hàng, cho phố thêm thơ mộng. Trong bóng hàng cây ấy, ai là người có những kỷ niệm vui buồn của đời mình với một gốc cụ thể nào? Có thể đó là buổi không thuộc bài, hôm đi bắt ve sầu, lúc đánh mất hòn bi ve, hôm đi tiễn đa ngời bạn, cái buổi lần đầu tiên cầm tay ai, hồi hộp không nói nên lời. Cũng có thể đó là chỗ hai người chia tay vĩnh biệt, hoặc cắt đứt mọi ràng buộc một đời...
    Cây cơm nguội hẳn biết chia sẻ nỗi niềm, tình cảm ấy. Vì thế mà nó cứ thì thầm lao xao, mà rung rinh sáng lên trong nắng ấm, trong mưa phùn, trong dòng đời của bao cây khác, hoa rực rỡ hoặc thơm ngát hoặc thơm nồng... Cây cơm nguội khiêm tốn vì hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to... nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết...
    Tuy vậy, cũng có những cây cơm nguội quá già nua, bị sâu ăn ruỗng, phải nhường chỗ cho cây non, có khi là khác loài. Nhưng nó im lặng, vui lòng./.
    Băng Sơn
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  9. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Mùa đông Hà Nội

    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thượng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời người, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi mưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con rươi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch, tức tháng 11 dương lịch thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có người khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói nh nhà thơ say Lưu Trọng Lư:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...
    Đàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về phương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nướng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng lưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã t, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm người tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những người trai người gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn trước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, vườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có ngời con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn ma nhỏ từ hai chiếc bình tới gọi là ô doa, càng gió đôi má càng au đỏ như hai đoá hoa lựu được mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm thương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ Gươm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đưa như vạn cổ đã thường xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời người, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm tưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt người soi nhẹ lướt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như người đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi được đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, người đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm hương vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Đàm, là mù sương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để vợt qua ngàn con sóng, chỉ có sơng cho tiếng gõ mạn thuyền của ngư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, sương xuống (hay sương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nước nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ như tấm ảnh thiếu sáng của người nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt ngời xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bước chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đường như sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến người không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc dương cầm có câu "ca nhi đối gơng ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, nhưng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vượt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, vườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn người đã thành hồn nước non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đường Bắc Sơn vườn hồng tơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng tươi như tương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 người hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chư a tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Quá khứ Việt Nam đã có trên bốn nghìn năm. Hà Nội cũng vừa xong 990 mùa đông để mùa đông này mang dáng vóc hoàn toàn riêng biệt, mùa đông cuối cùng thiên kỷ thứ hai. Thì vẫn là gió mùa đông bắc, vẫn là sương dăng mọi tầng mái cổ, mái kim vẫn là cần kéo cao cổ áo, chùm kín chiếc khăn quàng để nghe rét mớt luồn qua những đám mây và bầu trời màu sữa loãng, màu bạc lỏng lang thang... ta hoà mình vào với kinh thành ngàn năm và đang lột xác để tân tiến mỗi ngày...
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái tết về không phải long đong... Hình như mùa đông nói rằng con người cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm tư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm được đầy vơi san sẻ cùng nhau. Đã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nhưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thờng Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt Vơng, Mai Hắc Đế cứ dăng mắc chờ đợc về với mọi hình hài...
    Người bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà sương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như nhung, đung đưa như con tàu lướt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau. Rượu cũng được nhưng lời bà mắt cần nhau hơn, tràn đầy nhau hơn.
    Người con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Người thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, người nhìn ta mà có một bầu trời sương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phơng Nam nắng ấm, ta mang người theo, tìm cho người tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vợt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nhng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con người sẽ vượt qua được nhiều nỗi bi thương bước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như xếp từng lá thư tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phương trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với người: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả người đấy, tình ơi.../.
    Tuỳ bút của Băng Sơn
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  10. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội và tôi...
    Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê Nam bộ, sau đó lập nghiệp và sinh sống hơn 30 năm tại Sài Gòn, nhưng có một nơi tôi rất yêu mến và nếu hơi lâu mà cha về thăm thì nỗi nhớ da diết cứ cào xé tôi như là nỗi nhớ chính quê hương mình, đó là Hà Nội!
    Tôi thích lang thang trên phố mang những cái tên nghe rất lạ mà cũng rất dễ thương, trước đây khi đất nước chưa hoà bình tôi chỉ biết được qua các tập truyện của nhóm Tự lực Văn đoàn, từ phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Mã và cả Hàng... Hòm, phố nào cũng có nét đặc thù riêng, có phố thì sầm uất tấp nập người qua lại hàng hoá bày bán đủ mọi thứ như các phố thơng mại ở Sài Gòn, có phố êm ả, tính lặng và hình như phố nào cũng vậy, cây xanh che rợp bóng mát đờng phố, mát cả người qua lại gây cảm giác thật dễ chịu cho mọi ngời.
    ở Hà Nội, còn gì thú cho bằng, sáng sớm dạo bộ một vòng quanh bờ Hồ Gươm, vừa thể thao vừa ngắm cảnh phố quanh hồ buổi sáng, mặt nước trong xanh với Tháp Rùa cổ kính chứa đựng bao huyền thoại mà có lúc tôi như thấy được thần Kim Quy từ dưới đáy hồ nổi lên miệng vẫn còn ngậm kiếm vàng của vua Lê Lợi trả năm nào khi đã giành được cơ đồ từ tay lũ giặc ngoại xâm.
    Tháp Bút uy nghiêm, cầu Thê Húc lúc nào cũng đỏ màu son, chùa Trấn Quốc buông tiếng chuông tan dần theo làn sơng mỏng buổi sớm mùa đông Hà Nội mà có lúc tôi tưởng chừng như lạc vào một cõi nào đó không phải trần tục nơi tôi đang ở!!!
    Những chiều vàng rực nắng, còn gì thú cho bằng dạo cảnh Hồ Tây, cây xanh bóng mát, mặt hồ mênh mông, gió mát ***g lộng, trên bờ, hai bên đường Thanh Niên, nam thanh nữ tú dập dìu đền Quán Thánh u tịch trang nghiêm muôn thuở toát ra vẻ cổ kính và cũng là nơi chứng kiến bao thăng trầm của Hà Nội... Ngược lên khu Quảng Bá ngang qua Phủ Tây Hồ ngày xa, nay đã đổi mới với nhiều khu nhà ở sang trọng, những ngôi biệt thự xinh đẹp ẩn mình trong những vờn cây xem thật bắt mắt...
    Với tôi, Hà Nội thiêng liêng mà tôi nghe rất rõ hồn núi sông vang vọng khi bước vào khu Quốc Tử Giám - Văn Miếu với những bia tiến sĩ xếp dài trên khu vờn yên tĩnh, tôi tận tay sờ vào từng văn bia, đọc từng dòng ca ngợi tài đức, công trạng xây dựng cơ đồ của từng vị tiến sĩ từ Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi... đều được tôn vinh nơi đây, đền thờ các vua Lê khói hương luôn nghi ngút... qua cổng Khuê Văn Các, bước trên từng viên gạch nơi sân Trình, chỗ nào cũng thấy dáng dấp của lịch sử đáng tự hào của một thời đã qua của dân tộc Việt Nam...
    Hà Nội với tôi dễ thương hơn là lúc đông về, cái rét thật đặc biệt phương Bắc và cũng là "đặc sản" của những người ở phương Nam quanh năm nắng ấm như tôi! Thú nào cho bằng được diện những bộ quần áo ấm, hai tay đút vào túi quần dạo chơi phố rồi tìm đến một góc quán không tên, uống ly cà phê thật nóng, nghe những bài ca nói về Hà Nội... đã từng uống cà phê ở nhiều nơi trên thế giới những mùa đông tuyết trắng nhưng riêng uống cà phê ở Hà Nội thì quả thật là vừa "thú" lại vừa "vị"!
    Đông tàn thì Xuân cũng vừa đến, rõ nét nhất là cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, Hà Nội với tôi lúc này là cả một bức tranh đẹp, từ màu hồng những đôi má xuân thì của các thiếu nữ Hà thành dễ làm xao xuyến lòng lữ khách đến mùa hồng phai, hồng xác pháo của những cành đào làng Nhật Tân hay các vùng ngoại ô chở lên Hà Nội để bán và muôn vàn các loại hoa khác thi nhau khoe sắc... Cây bàng "mồ côi mùa đông" chỉ còn trơ những cành khô với vài chiếc lá đỏ rực!
    Ngời Hà Nội ngoài cách ăn mặc lịch sự còn rất chú trọng đến thời trang, những kiểu dáng áo quần, gam màu phù hợp với từng mùa... Già trẻ, gái trai ai cũng có sắc thái riêng mà phong cách đó rất Hà Nội không nơi nào có được!
    Người có tuổi, đêm về hay tìm chỗ yên lặng nơi băng ghế đá nào đó, nơi công viên hay góc bờ hồ để xả hơi sau một ngày mệt mỏi! Có người yêu thích văn nghệ thì rủ nhau tạt qua đường Trần Hng Đạo để nghe các ca sĩ đứng tuổi biểu diễn trong khung cảnh ấm áp và lịch sự... còn thì đa số quây quần bên mái ấm gia đình...
    Hà Nội còn nhiều điều để nói, riêng tôi thì rất yêu mến và sẵn sàng "tha thứ" những khiếm khuyết như hai người yêu nhau dễ xuề xoà mọi lỗi lầm tiểu tiết, vả lại Paris, New York, London... cũng chưa thật sự hoàn hảo thì nói gì đến ta. Tôi yêu lắm từng gốc sấu to cao che mát đường phố, yêu mùi hoa sữa dịu dàng những đêm thu lang thang trên hè phố vắng, yêu từng ghế đá góc công viên nào đó, yêu những quán cóc "liêu xiêu" vô danh, với bếp than đỏ rực, ấm nước sôi sùng sục pha những vốc chè móc câu thơm đậm ấm lòng khách ly hương giữa mùa đông rét mướt, yêu sao những phòng tranh, không gian tuy chật hẹp nhưng cách bài trí rất nghệ thuật, yêu cả mùa hè rực lửa hơn cả miền Nam quê tôi những ngày tháng năm oi ả, yêu cả tiếng leng keng của xe xích lô mà các bác tài ngoài này áo luôn bỏ trong quần, mang giày da bóng lộn trông cứ như các anh hai ở quê tôi phục trang đi ăn giỗ... yêu và còn nhiều điều đáng yêu hơn thế nữa!
    Yêu quý là thế, từng cái nhỏ nhặt nhất để kết thành cả tấm lòng hướng về Hà Nội, nên dù có đi đâu xa nhưng nh ông Huỳnh Văn Nghệ quê ở Đồng Nai đã thốt lên: Ngàn năm thơng nhớ đất Thăng Long./.
    Lê Quốc Sơn (Hà Nội Mới cuối tuần)
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]

Chia sẻ trang này