1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu gì về Hà Nội cho du khách nước ngoài ?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi CaChep, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Hòm thuở xa

    Cách đây hơn 40 năm phố Hàng Hòm (thuộc phường Hàng Hòm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một phố nhỏ. Từ đầu phố đến cuối phố dài khoảng hơn 100 met với 2 dãy nhà nhỏ một tầng xinh xắn bán các loại hòm gỗ nhỏ, các loại sơn véc-ni, các loại giấy giáp đánh véc-ni bàn ghế... Chỉ có ở đầu phố có một hiệu sách nhỏ mang cái tên hiệu sách Trường Thịnh bán các loại truyện nhỏ, các loại văn phòng phẩm giấy, bút chì, bút màu, bút viết, ngòi bút cho trẻ em. Cũng nh các phố xung quanh: Hàng Gai, Hàng Quạt, phố Hàng Hòm có trồng những cây hoa nhỏ nh hoa hoàng lan, hoa bằng lăng... Đặc biệt mùa hè mùi thơm của hoa hoàng lan ngào ngạt. Ngời dân ở phố Hàng Hòm đa phần là quê hương ở làng Đa Sĩ, nay là xã Kiến Hưng thị xã Hà Đông họ lên Hà Nội làm ăn từ ba bốn đời từ ông bà, cha mẹ nối tiếp đến con cháu ngày nay. Nghề cổ truyền của họ là đóng các loại hòm bằng gỗ từ nhỏ đến to, hòm nhỏ thì dùng đựng sách, hòm to thì dùng đựng quần áo. Các cô gái khi lấy chồng không quên mang hòm quần áo có bản lề sắt mạ hoặc đồng xinh xắn về nhà chồng. Về sau dân làng Hà Vĩ thuộc tỉnh Hải Dương lên đây mang theo nghề làm sơn đen. Hiện nay ở giữa phố Hàng Hòm lại có một ngôi đình nhỏ mang cái tên "Đình Hà Vĩ" thờ vị ***** làm nghề sơn đen có công đem dân làng ra Thăng Long làm nghề sơn đen.
    Ngày nay, phố Hàng Hòm đã thay đổi nhiều, số nhà 16 ngày xưa là một ngôi nhà 1 tầng nay đã trở thành một ngôi nhà 3 tầng làm phòng trưng bày tranh của các hoạ sĩ trẻ. Nhiều nhà 3 tầng mọc lên trong phố. Những ngôi nhà nhỏ 1 tầng đã dần dần mất đi theo thời gian năm tháng. Người dân trong phố đa số đã chuyển sang nghề bán sơn các loại sơn đen, sơn mầu. Đáng tiếc nghề đóng hòm gỗ đã không còn nữa. Những cụ già quê làng Đa Sĩ, xã Kiến Dương, thị xã Hà Đông nay không còn mấy cụ làm nghề đóng hòm gỗ do tuổi cao sức yếu và con cháu cũng không ham thích nghề này. Thay những cái hòm gỗ ngày xưa là những túi du lịch bằng các loại vải hiện đại. Dấu tích cái hòm gỗ đã không còn lại hình bóng nữa ở phố Hàng Hòm.
    Thuở trẻ tôi đã đến hiệu sách Trường Thịnh ở đầu phố Hàng Hòm mua sách, từ sách giáo khoa đến sách truyện và không quên mua một cái hòm gỗ nhỏ đựng sách. Tôi không sao quên được một người con gái mắt đen đứng sau quầy hàng bán hòm gỗ cho những người đến mua sách như tôi. 40 năm sau, phố Hàng Hòm đã thay đổi nhiều quá, còn lại ít nét cổ kính của Hà Nội xa - Hà Nội 36 phố phường (như một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam đã viết cách đây hơn 50 năm, tác phẩm văn học đầu tiên viết về Hà Nội yêu quý của chúng ta). Không biết 40 năm sau nữa - Hàng Hòm sẽ còn lại những gì của phố Hàng Hòm đã in đậm nét trong tôi./.
    Nguyễn Hải Hồng (Người Hà Nội)
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  2. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội có một làng nghề

    Ven Tây Hồ, một cảnh quan đẹp và nên thơ bậc nhất Thăng Long - Hà Nội, có những làng chuyên trồng quất Nghi Tàm, làng chuyên trồng đào như Nhật Tân, trồng các loại hoa như Phú Xá, vào xuân rực lên đủ màu, đủ sắc. Bên cạnh đó lại còn có những làng nghề, từng vào ca dao, sử sách thời xa. Không biết làng Võng Thị xa có chuyên nấu rượu hay không, tôi sinh sau để muộn không rõ, nhưng đọc thơ phú xưa thấy ... hình như nơi đây có lò rượu nên trong "Phú chiến tụng Tây Hồ", Phạm Thái mới viết:
    Chợ Võng Thị rượu nồng hương mới chín
    Lũ tuy ông tất tả dáng sang đò...
    Hẳn là nơi đây khi xa phải có lò rượu, nên khi mẻ rượu vừa cất xong toả nức hương thơm, gió Tây Hồ toả hương rợu sang bên kia bờ nên đám dân "nghiền" mới tất tả kéo sang chợ Võng Thị mà say sưa. Trong "Địa dư chí" của Nguyễn Trãi, những làng khác ven Hồ Tây cũng được ông ghi như sau: "Phường Thuy Chương dệt lụa, phường Yên Thái làm giấy". Yên Thái nằm trong vùng Bưởi bây giờ, nhưng cách Bưởi không xa có làng Cầu Giấy, Cầu Giấy nằm bên sông Tô Lịch. Cạnh đó còn có Đông Xá, Hồ Khẩu, thôn Nghè... xa đều nằm trong vùng Bưởi.
    Trong bài "Phú thượng Tây Hồ" Nguyễn Huy Lượng thời Tây Sơn nói về nghề làm giấy rất thơ: "Chày Yên Thái nện trong sương loảng choảng". Hẳn là, tà mạn Bưởi, Yên Thái, tiếng chày giã "dó" thành bột để làm giấy đã vang động cả một vùng hồ nước mênh mông, nên mới được Nguyễn Huy Lượng tán dụng đến như vậy.
    Cây dó trên rừng có thứ vỏ để làm giấy rất tốt. Khi vỏ dó được bóc đem phơi khô chuyển về kinh thành Thăng Long, nó được lọc kỹ càng, thứ tốt để riêng, còn thứ xấu để làm giấy "xề". cho nên trong câu ca dao cũ mới kể: "Con gái Kẻ Cót thì đi buôn "xề".
    Kẻ Cót là tên nôm của Yên Hoà xưa có tên Thượng Yên Quyết. Buôn "xề" là buôn loại giấy xấu, giấy "xề". Tuy vậy con gái Kẻ Cót lại xinh tươi chứ không như ai đó đùa cợt dùng chữ "xề" như gái xề là chẳng đúng.
    Các cụ ở Bưởi khi nói về cái nghề "tổ" của làng mình đã cho rằng nghề làm giấy có từ thời Lý Công Uẩn. "Chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ ban bổ khi Hoa Lư viết trên giấy của làng này.
    Như trên đã nói, nghề làm giấy nói chung có ở vùng Bưởi, vùng Nghĩa Đô, Bác Ninh, phụ trách thông tin phường Bưởi nhắc đến nhiều nhất thôn Nghè, họ Lại, đọc một câu ca dao cũ: "Họ Lại làm giấy sắc vua". Họ Lại ở thôn Nghè. Tại thôn này, người ta giữ được tờ giấy "sắc" thời phong kiến vẽ mây rồng. Bác Ninh kể lai lịch thôn Nghè, làng Nghè:
    -Nghè đây không phải là ông nghè, ông trạng mà là nghề "nghè giấy" hay nện giấy. Ngày xưa cha có máy ép thì khi đúc xong những tờ giấy trên khuôn, nhuộm xong, phơi khô xong, người ta xếp thành từng tập, mươi mười lăm "rồ" một, đặt trên phiến đá phẳng, dùng chày mà nện cho thật kỹ, đến khi giấy mịn mặt mới thôi.
    Ra thế, có được những tờ giấy mịn, dai là nhờ giấy được "nghè".
    Làm giấy thường thì những công đoạn không phức tạp lắm. Đáng chú ý là việc làm giấy sắc. Đó là loại giấy đặc biệt. Các loại giấy thông thường có thể làm từ cây giang, cây nứa, bã mía... nhưng làm giấy sắc thì hoàn toàn phải dùng vỏ cây dó sạch, không pha tạp chút nguyên liệu nào khác để giấy không nát, bền và dai. Tờ giấy khi đã đúc từ khuôn ra đem phơi cho khô rồi nhuộm. Màu vàng của giấy sắc không quá sẫm. Người ta pha hoa hoè với phẩm hoa hiên, phẩm hồng. Hoa hoè phải đem rang. Pha những thứ màu đó rồi đổ lẫn với nhau cho ra một màu chung để nhuộm giấy. Xong khâu nhuộm thì đến khâu vẽ. Chất liệu vẽ là kim nhũ hoà với keo da trâu. Ngời vẽ dùng bút lông vẽ hình long, ly, quy, phượng, mây, hoa...Những hình vẽ trên giấy sắc đã được quy định rõ ràng, giấy sắc phong cho phẩm trật nào thì có vẽ hình ấy. Có hai loại giấy đặc biệt, một là giấy sắc và giấy lệnh. Giấy sắc phong các vị thần, các vị có chức tước cao thì dùng giấy màu vàng còn giấy sắc thường thì dùng giấy "lệnh".
    Các cụ làng giấy kể về thứ giấy đặc biệt thời phong kiến như sau:
    -Các vua nhà Nguyễn muốn có giấy sắc thì từ trong Huế lệnh cho Tổng đốc Hà Nội. Viên quan này bèn cho lính đến Nghĩa Đô bắt thợ tập trung làm giấy. Mỗi nhà làm giấy đều có lính đóng tại đó để kiểm tra, xem xét. Nhà làm giấy khi bắt tay làm giấy sắc phải dọn dẹp sạch sẽ, bàn thờ tổ phải có khói hương vì việc làm giấy sắc là việc vô cùng quan trọng theo lệnh vua. Giấy làm xong thì lính áp tải về dinh Tổng đốc, nhập kho rồi mới được trả tiền công.
    Những người chuyên làm giấy cũ vùng Bưởi ven Tây Hồ không còn nữa. Tuy nhiên, vẫn có nhà giữ lấy nghề "tổ". Họ không làm giấy bản, giấy sắc nhng vẫn làm một loại giấy mà hiện Hà Nội và các địa phương rất cần. Đó là mà người ta hay gọi nôm na là giấy vệ sinh. Giấy này cũng đang được sản xuất nhiều và bán chạy lắm. Những cuộn giấy màu vàng, màu đỏ, màu trắng được sản xuất từ các loại giấy "phế liệu", hoặc những nguyên liệu sẵn có in nhãn hiệu các nhà sản xuất, mỗi cửa hàng ăn uống, mỗi gia đình cần đến./.
    Lữ Giang
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  3. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Đào

    Nếu phố Thợ Nhuộm từng có nghề nhuộm nhiều màu khác nhau thì phố Hàng Đào chuyên nhuộm màu sáng, màu đẹp, chủ yếu màu đỏ, màu đào, trên các loại tơ lụa, gấm, vóc... Hàng Đào cũng là cái chợ chính buôn bán hàng tơ lụa, người mua là dân sở tại, người bán là các làng La của tỉnh Đơ, Hà Đông ra, các ngày phiên chợ: mồng 1 và mồng 6 hàng tháng.
    Đây nguyên là đất các phường Đông Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Thời ấy có cụ Mền Đại Lợi mở trường dạy học. Thời Lê, đây có hồ Thái Cực, thông sang Hồ Lục Thuỷ (Hồ Gươm về sau).
    Phố còn nhiều di tích, đình chùa, nhưng nay đều bị dịch vào phía trong hoặc lên gác, còn mặt đường thành cửa hàng. Đất ở đây đắt hơn vàng, có những quầy hàng chỉ có cái tủ, vài chục phân mét, vẫn có thể sống đàng hoàng, vì đây là một trong những phố buôn bán điển hình của Hà Nội từ xa tới hôm nay. Ai đến Hà Nội cũng phải qua Hàng Đào mới thấy là không thiếu cái gì. Phố có đủ thứ hàng, lấp lánh như kim cương, choé sáng như vàng, bính bong như đồng hồ, ấm áp như len dạ... Đầu thế kỷ có nhiều ấn kiều buôn bán len dạ.
    "Nông dân Hàng Đào" là cụm thành ngữ để chỉ người Hàng Đào gốc. Con gái Hàng Đào là loại sang, vừa đẹp vừa giàu và cũng không kém phần kênh kiệu, kiêu ngạo một thời. Đám cưới Hàng Đào thì cầu kỳ bậc nhất Hà Nội, chỉ Hàng Đào mới sánh nổi.
    Số 10 từng là trụ sở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, một trường tự do một số sĩ phu yêu nước mở ra để nâng cao dân trí, dạy cho người nghèo không lấy học phí, có các môn sử ký, địa dư, cách trí... để xoá bỏ thứ học từ chương vô bổ trước kia. Trường sớm bị chính quyền Pháp đóng cửa, có thày giáo bị bắt, bị tù đầy.
    Đường tàu điện ở đây đã được bóc đi, đường có rộng ra chút ít tuy vậy, thành phố và đời sống phát triển, nên phố lúc nào cũng đông đúc, tấp nập, toàn chuyện bán mua, chen vai thích cánh, kể cả khách du lịch nước ngoài, "Tây bụi" cũng mua bán không kém.
    Phố mới có một hàng cây xanh mà hàng trăm năm trước không có. Đó là cây dâu da xoan, thứ cây dễ trồng, lên nhanh, mùa xuân có hoa trắng thơm dìu dịu vị chua, quả chín có thể làm quà cho trẻ nhỏ, màu đỏ, hơi nhăn nheo như cái mặt chú khỉ con. Hoa dâu da đôi lúc cho người qua phố cảm tưởng như lùi lại thời gian, gần gũi với những mảnh vườn quê, có cây, có lá, có hoa, có quả, vợi đi chút ít chuyện đua chen thành thị. Cũng hay.
    Lớp người gốc của phường Đại Lợi, Đồng Lạc chắc không còn bao nhiêu, Hàng Đào ngày nay đã chứa đựng người của nhiều phương khác đến mua bán làm ăn. Phố cổ cũng không còn giữ được khuôn mặt của mình. Không hiểu nên mừng hay nên lo?.
    Băng Sơn
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  4. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Ngang
    Hàng Ngang cùng với Hàng Đào, Đồng Xuân... góp tạo ra một khuôn mặt Hà Nội Kẻ Chợ tấp nập nhiều thời, mà đến nay cũng chưa có thuyết nào lý giải được Ngang là gì, bởi không có món ấy mua bán bao giờ. Bảo rằng thời xa, phố có hai cổng nằm ngang ở hai đầu, thì đâu riêng nó, nhiều phố cũng có đấy. Thì cứ mặc nó vậy. Phố chỉ có độ dài khoảng vài trăm bớc chân (150m) nguyên là phường Diên Hưng, huyện Thọ Xương sở tại của Thăng Long, Hà Nội.
    Từ dăm trăm năm trước, thời Lê, người Trung Hoa Quảng Đông đã đến đây lập nghiệp, thành hàng bang, và cái tên thời Pháp: phố người Quảng Đông (Cantonais) còn dư âm, lâu dần mới có người Việt làm ăn phát đạt, chen vào đây tậu đất mua nhà, và thêm người ấn Độ ta quen gọi là "Ông Tây đen" (bán vải), phố thay chủ nhưng nếp sống chỉ rộn ràng thêm theo năm tháng, cho đến nay vẫn là nơi sầm uất vào bậc nhất thủ đô, mỗi tấc đất là một tấc vàng.
    Nằm trong khu phố cổ, nhưng Hàng Ngang cũng đang bị biến hình, bởi những căn nhà xưa khá bất tiện về tiện nghi sinh hoạt. Ngôi nhà ba tầng cao to, đồ sộ được xây xong vài năm trước cách mạng, mang dáng dấp kiến trúc phương Đông pha lẫn hiện đại, là của nhà doanh nghiệp lớn yêu nước. Ông Trịnh Văn Bô và bà Minh Hồ, nơi số 48, nay được gọi là nhà "Bảo tàng Bác Hồ với Hà Nội", trưng bày một số hình ảnh Bác Hồ ngày mới về Hà Nội tháng Tám năm 1945, kèm theo là một bên cửa hàng bán mấy thứ đồ chơi, tượng gỗ, con rối nước... cho vui.
    Ngày 19/8/1945 Cách mạng thành công ở Hà Nội, ngày 25/8 Bác Hồ từ chiến khu về, ngôi nhà này được chọn làm nơi ở tạm của Bác. Tuy nhiên, Bác đi đi về về, nghỉ tại nhiều nơi, có cả ngôi nhà số 6 phố Lê Thái Tổ mà ngày nay là Khách sạn Vàng của người nước ngoài.
    Nhà 48 ăn thông sang số 33 Hàng Cân phía sau, lại nằm ngay trung tâm buôn bán, rất thuận tiện để vừa giữ bí mật, vừa ít ai để ý và dễ thoát ra ngoài theo lối Hàng Cân...
    Ông bà Trịnh Văn Bô - Minh Hồ đã dành gần trọn tầng hai rộng rãi, sang trọng cho Trung ương và nơi Bác làm việc, nhưng Bác lại chỉ ở trong một căn phòng nhỏ, vài chục thớc vuông, có chiếc giờng vải xếp, chiếc bàn tròn, một chiếc ghế bành...
    Theo như bà Minh Hồ (nay đã lên cụ, với mái tóc trắng như cớc và nụ cười tươi tắn) thì suốt một thời gian dài, chính bà đã trực tiếp lo cơm nước cho Bác, tự mình đi chợ, coi sóc người làm nấu nướng, có khi còn chuẩn bị cả một bữa tiệc long trọng, mang ra ấu Trĩ Viên, nay là chỗ làm việc của Cung Thiếu nhi, để Bác tiếp khách nước ngoài.
    "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" và "Bình Ngô đại cáo" thường được xem như hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Đại Việt, không biết Lý Thường Kiệt và ức Trai Nguyễn Trãi đã tung bút gió mưa hào sảng ở địa điểm nào. Còn bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba nhưng cũng là thứ nhất của kỷ nguyên mới, thì chính trong căn phòng nhỏ này tại số nhà 48 Hàng Ngang này, Bác Hồ đã thức thâu đêm để soạn ra lời nước non bất hủ, lời dõng dạc với năm châu, vang lên trên Quảng trường Ba Đình trong ngày Quốc khánh đầu tiên 02/9/1945 một thuở.
    Đồ đạc trong căn phòng, đã qua hơn nửa thế kỷ, nhng vẫn được giữ nguyên vẹn như ngày Bác nghỉ tại đây, đã đón nhiều khách tham quan. Cửa hàng tơ lụa phía tầng dưới không còn buôn bán. Ông bà Trịnh Văn Bô - Minh Hồ đã dọn về phố Nguyễn Gia Thiều tĩnh mịch, dưới bóng mấy cây nhãn cây dừa, và vẫn được Trung ơng thăm hỏi chăm sóc. Ông Bô đã mất, nhưng bà Minh Hồ vẫn còn, vẫn minh mẫn và kể về những ngày: "Cái thuở ban đầu dân quốc ấy" một cách đầy tự hào, hạnh phúc.
    Chính ông bà cũng là những người dân đầu tiên xung phong đóng góp hàng trăm lạng vàng cho "Tuần lễ vàng" lúc đó, vận động các nhà buôn lớn như Lợi Quyền, Quảng Hưng Long... đóng góp với tinh thần thi đua không ai chịu kém ai trong công cuộc góp phần vào cách mạng.
    Phố Hàng Ngang mươi năm nay, đã bóc hết đường tàu điện, thêm rộng rãi, nó nối phố Hàng Đào phía dưới với phố Hàng Đường phía trên. Từng nhiều năm nơi ngã tư Phúc Kiến - Hàng Buồm, mỗi tết trung thu, bán bánh trung thu, đây là nơi sáng đèn nhất, tng bừng nhất với những tấm biển quảng cáo bánh trung thu, vẽ cảnh ông vua đa tình Đường Minh Hoàng lên cung trăng tìm nàng Dương Quý Phi diễm lệ dưới ánh trăng ngần và khúc múa Nghê thường lả lướt, bên những chiếc bánh nướng, bánh dẻo trần gian. Cũng khu vực này, ta có thể nghe được nhịp gõ chí chát của những người làm bánh, gõ khuôn gỗ vào mặt bàn, bụi bột lờ mờ bay toả, hương va ni, hương nước hoa bởi cứ như mời gọi khách qua đường dừng chân mà ngắm, mà tìm mua bánh...
    Những Ông Tây đen bán vải đã về nước hết, hàng tơ lụa bán buôn từng súc đã tha thướt, hiệu buôn lớn cũng không còn, thay vào đấy, Hàng Ngang ngày nay vẫn ồn ào nhưng tạp hoá hơn, đủ loại mặt hàng, đủ thứ nội ngoại, thứ nào cũng có một ít, những khách xa về Hà Nội, khó mà không đảo chân lên Hàng Đào, Hàng Ngang, hoặc lên chợ Đồng Xuân (cả thời chưa xây lại, cả lúc chưa cháy và nay đã mới) phải bước qua phố Hàng Ngang vừa cổ xa, vừa hiện đại...
    Trụ sở Uỷ ban Nhân dân phường Hàng Đào đặt tại phố Hàng Ngang, chen giữa những cửa hàng đồng hồ lấp loá, giữa những chuỗi hạt trai giả, những chiếc nơ lụa, những đồ mỹ nghệ...
    Phía đầu phố, cho đến cách đây gần năm, có nhà thơ Lý Đăng Cao vẫn cùng vợ ngồi bán ít tạp phẩm, ông tham gia công tác khu phố, không làm thơ nữa, nhng ông vẫn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng giới Văn học nghệ thuật, ông ra đi cũng là niềm thương tiếc của không ít ngời.
    Số nhà 12 có nghệ sĩ nhiếp ảnh lão thành Nguyễn Chính, cả đời gắn bó với nghề ảnh của Thông tấn xã Việt Nam. Gần đây, ông cùng Trương Đức Anh có sáng kiến tạo ra một hình thức nghệ thuật mới: Diễn ca ảnh, tức là ảnh nhưng có thơ diễn ca minh hoạ, được thu vào băng từ, ngời xem vừa xem ảnh, vừa nghe ngâm thơ, nội dung dễ đi vào lòng người gấp bội. Nhiều tác phẩm ra đời, đã được dư luận hoan nghênh.
    Mùa thu lại về cùng Hà Nội và Ba Đình nắng. Phố Hàng Ngang vẫn còn đó với một di tích vẻ vang, có thể gọi đó là căn nhà hộ sinh, đỡ cho ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mà người Cha tối thượng là Bác Hồ bất tử./.
    Băng Sơn
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  5. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hàng Bạc - đôi nét thơ
    Một buổi chiều mưa xuân Hà Nội, cái thứ ma gây men cho người nghệ sĩ phải ra đường, cho những người yêu phải tìm nhau, cho những câu chuyện cần trao gửi... Một thứ mưa mờ mờ, giăng giăng như tơ trên lộc non, như sương trên mặt hồ, thành nỗi nhớ của người xa Hà Nội và cũng không loại trừ những đệ tử của Lưu Linh hẹn nhau họp mặt nơi quán mộc tồn Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Lược... cho những mái tóc bồng bềnh dăm chàng thi sĩ ngồi đối ẩm bên ly cà phê tí tách thơm lừng mê hoặc... Đương nhiên thứ mưa xuân cứ lay phay mà làm ẩm ớt, mốc cả tường nhà lầy, những ngõ phố ít được sửa sang, có thể cũng gây cảm giác khó chịu cho nhiều người.
    Một buổi chiều mưa xuân như thế có một chàng trai Hàng Bạc gốc đến tìm tôi, dù nay anh đã thành một ông già tóc bạc, thuộc loại tuổi xa nay hiếm, nhưng vẫn tề chỉnh đầy phong độ của một người Hà Nội, một người Hàng Bạc, chỉ để nói dăm ba câu chuyện phiếm, nhắc lại đôi điều kỷ niệm, ôn về một quãng xa xôi.
    Đó là nhà thơ trào phúng Thôi Sơn, chua cay mà yêu đời, đạm bạc nhưng vẫn phong lưu, thơ là quả đấm thôi sơn nhưng người lại gầy gò, còn thêm huyết áp cao và bệnh teo cơ. Cái ông Hàng Bạc gốc ấy hiện diện mà như có cả một cuốn lịch sử thủ đô hiện ra, trước hết là những trang Hàng Bạc, với những dòng đầy sống động, lung linh, mà nhiều người chưa biết, ít người nhắc lại, kể cả có người quên lãng.
    Nói đến Hà Nội có thể nào không nhắc đến Hàng Bạc. Hình với bóng. Cái nọ chứa cái kia, cái kia ***g cái nọ, như chữ trên giấy, như vợ bên chồng, như con trong mẹ...
    Kể của lạ. Một thứ bắc bậc kiêu kỳ, xa hoa lộng lẫy là vàng bạc, châu ngọc, không hiểu tại sao lại nằm kề, lại nối liền với một thứ rất đời thường, dân dã, mộc mạc (có thể là dung tục nữa nhưng vô cùng cần thiết) đó là mắm, muối: Hàng Mắm.
    Hàng Bạc, con phố nhỏ chỉ dài trên 280m, vẫn đang còn những căn nhà cổ xa, ngôi đình ngói mũi hài rêu phong trầm mặc, hút sâu vào phía trong và như chìm hẳn vào chiều sâu dưới mức mặt đường... Phố Hà Nội cổ ấy một đầu gối lên Hàng Mắm, đầu kia nắm tay Hàng Dép - nay là đoạn đầu Hàng Bồ - con phố đầy ắp kỳ tích cũng như huyền thoại và thực tế sinh động, con phố của một kinh thành cũ, đáng được bảo tồn để cho nhiều lớp thế hệ sau này biết được qua những chứng tích sống của thành phố thủ đô bước vào nghìn tuổi.
    Phạm Đình Hổ (1768-1829) đã ghi trong tác phẩm Vũ Trung tuỳ bút câu chuyện một quận chúa đi võng điều từ trong Phủ ra Hàng Bạc mua vàng, lấy mươi nén về Phủ để cho các vị Vương hầu xem. Đến tối, nhà hàng vẫn không thấy quân lính trở lại, sốt ruột, bèn mạnh dạn ra hỏi quận chúa vẫn nằm trong võng, thì, trời ơi... đó chỉ là một người đàn bà hành khất mù đợc thuê để làm việc này. Mẹo lừa đâu phải bây giờ mới có. Thì ra cái choé sáng của vàng bạc có thể từ bao đời nay làm mờ mắt nhiều kẻ bất lương.
    Hàng Bạc một thời nổi tiếng đồn về những cô gái có cổ tay tròn lẳn, trắng nõn như ngó cần, thanh cảnh đến nỗi ăn cái giá đỗ cũng phải cắn đôi, về những bữa cỗ thật sang, khánh vàng đeo đầy mình, bàn tiệc mâm cỗ toàn cao lương mỹ vị đựng trong bát đĩa sứ Giang Tây, Nhật Bản và nhất là bát chiết yêu đựng đồ nấu thì lót một cái đĩa trong lòng, để chỉ đựng một chút món ăn. Thực khách đâu phải loại cần ăn nhiều. Gia chủ không vì tiết kiệm mà chỉ cần khách gắp vài miếng cho ngon miệng...
    Những cô gái Hàng Bạc là niềm mơ ước của bao chàng trai học trò nghèo qua nhiều thời đại, và nhiều chàng trai nghèo nhưng học giỏi, đỗ đạt cũng là mơ ước của nhiều cô gái cấm cung ấy. Cách ăn cỗ, cách kén chồng, chọn rể ấy dù sao cũng là đồn đại, truyền tụng trong dân gian nhiều hơn là thực tế, nhưng nó cũng là một phong cách lịch lãm hào hoa, không dung tục tí nào, nét giàu có mà không ô trọc.
    Cũng như một số phố cũ Hà Nội, có những người từ một làng địa phương khác lên lập phường nghề, sinh sống. Hàng Bạc có dân nguyên gốc là làng Châu Khê (Hải Hưng) lên làm nghề chuyên vàng tức là đúc vàng bạc vụn thành nén hoặc ngược lại, từ vàng bạc nén lại đúc thành vàng bạc lẻ. Cũng còn có dân làng Định Công (Thanh Trì) và một làng Thái Bình lên làm nghề kim hoàn, chạm bạc... Hai ngôi đình (số nhà 50 và 42) còn đó, là của người Châu Khê. Hẳn từng có giai đoạn những ngôi đình này vang lên những hồi trống tế thần, những nhịp chiêng vào hội trong khói hương nghi ngút, áo gấm quần hồng diêm dúa, tàn lọng xênh xang, cỗ bàn thịnh soạn và những trò chơi mùa xuân đầy hào hứng hấp dẫn vốn là niềm ưa thích của người Việt Nam dù sinh ra lớn lên ở đâu...
    Một thời, Hàng Bạc ban ngày chí chát búa đe, buổi tối cho tới khuya râm ran chuyện trò cùng bước chân người đi xem hát ở Tố Như cùng mấy rạp quanh đó, đến đêm tiếng rao hàng vang vọng, có tiếng vui tai, có tiếng thú thật chả ai hiểu nghĩa là gì, và có tiếng còn như than vãn hoặc oan hồn lảng vảng... Lốc bểu (bánh cuốn nhân thịt hấp) Chê thì chề (Mía tiện thành từng khẩu, hấp nóng), lồ mai phàn (xôi lạp xường) lục tào xá, chí ma phù, bánh bao tài páo, tỉm sắm, síu mại, kể cả các gánh phở rong mùi nước dùng thơm ngào ngạt từ ngã tư, hương thơm cứ theo làn gió mà gọi người mà trêu cợt cái thần khẩu, không muốn ăn cũng phải ăn, cộng thêm ánh lửa liu riu, đôi khi bùng lên toé ra hoa cà hoa cải vì cái ống thổi của ông hàng phở. Lại còn chú bé gõ phách tre đi rong phố. Món sực tắc đấy. Mì vắn thắn đấy. Tiếng phách có lúc khoan thai, có lúc đổ dồn hối hả, ngày nắng cũng như ngày mưa, mà gánh vằn thắn chỉ đỗ khuất nẻo ở một góc nào.
    Hàng Bạc nay đã thay đổi nhiều. Nét cổ kính rêu phong đã khiêm tốn lùi vào quá khứ. Ngay nhà hàng lớn Chấn Hưng - thân sinh ra nhà thơ thạc sĩ Phạm Huy Thông, nay cũng đã đóng cửa im lìm, dọc nhà chia nhỏ ra, tường xây liếp chắn trông mà buồn thảm.. Hiện tại đè lên có phá vỡ chăng? Cái đó còn tuỳ con mắt nhà cầm quyền và nhà kiến trúc.
    Phía đầu phố, nơi giáp với Hàng Mắm, một loạt cửa hàng những bia đá, mộ chí, biển tên cơ sở, cối xay bột... để cho đá nói đá tha, để cho hạt gạo chảy thành bánh đúc bánh cuốn... Lại có cả ống máng, hương sen vòi tắm cho nước róc rách tràn trề trên cơ thể con người cần tiện nghi, cần sang trọng hơn xa. Chắc chắn nó phải hơn cái thời kỳ người đàn bà hành khất kia giả làm quận chúa, hơn hẳn cái thời anh kép hát ngủ chui ngủ rúc trên cánh gà sân khấu, không dậy nổi vì cha được "kèn cờ"... và nói như Thạch Lam trong Hà Nội băm sáu phố phờng: "Buổi trưa thanh vắng hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và thiết tha đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt các cặp môi héo hắt, và khiên đôi khi những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình...".
    Hàng Bạc nhà vẫn còn thò ra thụt vào, chứng tích của xa xa cái thời con đường làng mới mở, chưa cần đến vỉa hè, cái hồ Hàng Bạc còn gần đó thông ra Hồ Gươm (hồ Lục Thuỷ) bằng con ngòi nhỏ có cầu gỗ bắc qua, mà nay là phố Cầu Gỗ.
    Mưa xuân Hà Nội vốn bao giờ cũng có tính chất khiêu khích, gợi một cái gì đó ngày thường chìm lẫn với muôn mặt lo toan. Đây là lúc tâm hồn cần giao hoà, là lúc kỷ niệm dễ sống lại một cách đầy đủ. Và cũng không hiểu tại mưa hay tại cái chất men Hàng Bạc, nhà thơ châm biếm đã trở thành nhà thơ trữ tình từ lúc nào, cứ gật gù, rung đùi, cứ ngâm nga câu thơ của một ai đó, không rõ lời, không thành khúc điệu... chỉ có hình ảnh một quãng đời Hà Nội hiện về qua bức màn mưa. Con mắt lãng đãng phóng vào trong mưa, vào hàng cây mờ mờ sương khói như trong thơ Đường, sống lại cái lịch lãm một thời, cái vốn có của Hà Nội, hào hoa, đĩnh đạc, đoan trang, mà Hàng Bạc mang đủ nét điển hình cho Hà Nội. Có lẽ tự nhiên có ai bật ra câu nói để nhà thơ tỉnh giấc mơ màng? Hình như đó là mùa xuân./.
    Băng Sơn
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  6. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Di tích văn hoá
    ngàn năm Thăng Long
    (Trích)
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua các triều đại xưa
    Việc vua Lý Công Uẩn chọn Đại La làm nơi đóng đô vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay, tên gọi buổi đầu là Rồng lên) thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và hoài bão lớn lao của một vương triều thịnh trị. Một quốc gia độc lập tự chủ đã ra đời sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, quật cường đánh bại mọi âm mưu thôn tính đồng hoá và giành được thắng lợi vẻ vang. Vào năm 1070, vua Lý Nhân Tông đã cho dựng Văn Miếu, và sau đó mở tiếp Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của quốc gia 6 năm sau đó, đặt nền tảng vững chắc cho nền văn hoá Đại Việt đang trên đà phát triển rực rỡ.
    Nét nổi bật của Văn Miếu Hà Nội là sự gắn kết Văn Miếu nơi thờ phụng danh nhân văn hoá với Quốc Tử Giám, nơi đào tạo nhân tài của quốc gia. Qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn luôn tồn tại. Sau mỗi cuộc xâm lăng, khu di tích bị tàn phá nặng nề, các triều đại vua Đại Việt vẫn chủ trương tu bổ và xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày một rộng lớn hơn.
    Quốc Tử Giám được vua Lý Nhân Tông thành lập năm 1076. Vào năm 1253, đời Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám đợc trùng tu dưới tên Quốc học viện. Dưới đời Lê chính thức đặt làm Thái học viện. Đứng đầu Quốc Tử Giám là quan Tế tửu, tương đương với Hiệu trưởng Đại học, kiêm chủ lễ tế ở Văn Miếu và quan Tư nghiệp, Hiệu phó. Đảm nhận việc giảng dạy ở Quốc Tử Giám có các Giáo thụ, Trực giảng và Trợ giáo. Học trò, được gọi là Giám sinh, được chia làm ba hạng: thượng xá sinh, trung xá sinh và hạ xá sinh hưởng mức học bổng khác nhau. Tại trường Giám thường có những buổi giảng văn, bình văn rất sôi nổi và lý thú.
    Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho sửa chữa, tu tạo lại khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Theo ghi chép trong cuốn Việt sử thông giám cơng mục thì: "Hồi đầu triều Lê, nhà Thái học vẫn theo nếp cũ triều Trần, quy chế phần nhiều còn thiếu thốn, đến nay nhà vua cho sửa sang rộng thêm... Đằng sau nhà Thái học dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía Đông và giảng đờng phía Tây là nơi dạy học; lại đặt thêm kho bí thư để chứa ván gỗ đã khắc in sách, bên đông bên tây nhà Thái học, làm nhà cho giám sinh ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy hai mơi lăm gian làm chỗ ăn nghỉ cho giám sinh, bên đông bên tây mỗi bên đều có một nhà bia quy mô có phần rộng lớn khang trang".
    Vào năm 1484, tức là một năm sau, vua Lê Thánh Tông chủ trương dựng bia tiến sĩ, đặc biệt tôn vinh các vị đại khoa. "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia... Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tớc trật... Việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm điều răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho Nhà nước", lời bất hủ ấy đã được ghi trong bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) ở tấm bia sớm nhất dựng trong Văn Miếu theo chủ trương của vị minh quân - nhà văn hoá Lê Thánh Tông.
    Thời Mạc, các khoa thi vẫn được tổ chức đều đặn. Việc tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tiến hành từ năm 1536 đến mùa xuân năm 1537 thì hoàn tất.
    Năm 1662, dưới thời vua Lê Trung Hưng, khu di tích được tu tạo với quy mô đáng kể dưới sự trông nom của Tham tụng Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ Yên quận công Phạm Công Trứ. Trong cuốn Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn từng mô tả: "Cửa Thái học ba gian có tường ngăn lợp ngói đồng. Nhà bia phía đông và phía tây mỗi dãy đều mười hai gian. Khu để ván khắc sách in bốn gian... Nhà Minh luân ba gian hai chái. Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều một gian có tường ngang. Nhà giảng ở phía Đông và phía Tây hai dãy, mỗi dãy mười bốn. Phòng học của học sinh tam xá ở phía Đông và phía Tây đều ba dãy, mỗi dãy hai mươi lăm gian, mỗi gian cho hai người ở". Như vậy, vào thời điểm trùng tu xong, Quốc Tử Giám có thể đón được 300 giám sinh.
    Vào mùa hạ năm 1785 dưới triều vua Cảnh Hưng đã diễn ra đợt trùng tu cuối cùng dưới triều Lê, do Hành tham tụng Bùi Huy Bích trông coi.
    Thời Sơn Tây, tương truyền vua Quang Trung đã phê vào tờ tấu xin sửa sang Văn Miếu - Quốc Tử Giá hai câu thơ nôm lục bát như sau:
    Nay mai xây dựng lại nước nhà
    Bia nghè lại dựng trên toà muôn gian
    Nhưng tiếc thay triều đại ngắn ngủi ấy lại chưa kịp thực hiện điều mong ước này. Khi Gia Long lên ngôi đóng đô ở Phú Xuân - Huế, Thăng Long chỉ còn là một trấn của Bắc Hà. Văn Miếu dưới triều Nguyễn được xây dựng ở Huế. Từ đó Văn Miếu Thăng Long chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, Quốc Tử Giám thành nhà học của phủ Hoài Đức. Tuy vậy, tới năm Gia Long thứ 4 (1805), Văn Miếu - Quốc Tử Giám lâm vào cảnh "khói lạnh, hương tàn" do cuộc xâm lược của Pháp và tiếp đó là việc bãi bỏ khoa cử sau khoa thi cuối cùng năm 1919, rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cũng chịu thêm nhiều tổn thất, tuy có dựng lại được hai dãy Tả vu và Hữu vu nhờ hảo tâm của một số nhân sĩ.
    ....
    P.V
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  7. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Nét đặc trưng của Hà Nội


    Nói đến Hà Nội là nói đến mảnh đất ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Là một dải đất cổ nên văn học Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến chữ quốc ngữ. Các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến ca dao tục ngữ đều mang những nét đặc trưng rất Hà Nội, thanh lịch và tinh tuý:
    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
    Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An
    và người Hà Nội không:
    Gặp em anh nắm cổ tay
    Mượn vá cái áo mợn may cái quần
    mà là:
    Hỡi cô đội nón ba tầm
    Cô về Yên Phụ phiên rằm lại sang
    Phiên rằm chợ chính Yên Quang
    Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua
    Nét thanh lịch của Hà Nội còn được thể hiện qua cái ăn cái mặc và được người ta lấy đó làm chuẩn. Trước đây người ta thường nói là người Hàng Đào cảnh vẻ ăn cái giá cắn làm đôi, không bao giờ người ta chê Hà Nội ăn phàm uống phủ, người ta có thể chê người Hà Nội quá cảnh vẻ, quá kỹ tính, cái giá cắn làm đôi đó chính là sự thanh lịch rất chọn lọc, cái tính tinh chọn tính nâng cao trong sinh hoạt, trong cuộc sống.
    Hà Nội cũng là đề tài của văn học. Phố Hàng Buồm tức là phường Hạ Khẩu ngày xa với rất nhiều cao lâu tửu quán, trà đình đã đi vào thơ của Nguyễn Du, hay phố Hàng Giấy, trên phố Hàng Đậu xa kia là xóm ca trù, xóm ả đào, giải trí, vui chơi. Những chợ đêm Hán Xuân, chợ đền Bạch Mã, chùa cầu Đông với sự tích Tú Uyên gặp Giáng Kiều, những cái này ở trong phố đi vào văn học, trở thành đề tài của văn học cổ điển.
    Hà Nội còn có nét đặc trưng khác nữa: đặc trưng của Hà Nội 36 phố Phường. Người ta còn cho rằng tiếng của Hà Nội là tiếng của vùng 36 phố phường. Phường và phố khác nhau như thế nào?
    Theo sách văn hoá Việt Nam thì: Phường là nơi sinh sống - hội họp của những người cùng làm một nghề. Ví dụ như: phường chèo, phường thợ. Phường ngoài nội dung chỉ những tổ chức của những người cùng làm một nghề trên còn có cách gọi khác nữa là: chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ....Phố nguyên nghĩa là nơi bán hàng mà ngày nay còn gọi là cửa hiệu. Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy dài nên các dãy gồm nhiều "phố" ấy cũng được gọi là phố. Và dần dần cái từ với nghĩa là một dãy các cửa hàng đã lấn át cái từ phố nguyên nghĩa và thế là 36 phố phường Hà Nội đã ra đời, bắt nguồn từ bằng "hàng" như: Hàng Bạc, Hàng Đào...
    Để hiểu rõ về nét đặc trưng của Hà Nội 36 phố phường, phóng viên VOVNews đã có cuộc gặp gỡ với Nhà Nghiên cứu, Nhà Hà Nội học - Nguyễn Vinh Phúc. Ông cho biết: Thăng Long hình thành từ đời nhà Lý 1010, lúc bấy giờ dân cư không đông, nhưng sau đó thì dân cư tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc, mà cả vùng Thanh lẫn Nghệ cũng kéo về Thăng Long Hà Nội để sinh cơ lập nghiệp. Đây là dải đất kinh kỳ nên các nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội, cao hơn các địa phương, những người tài giỏi của đất nước đã tập trung về Hà Nội. Trước đây, người giỏi nghề, người tài khéo đều tập trung ở cửa sông Tô và sông Hồng. Sông Tô Lịch là sông to, là thông thương quan trọng của Hà Nội nên thuyền bè muốn vào Hà Nội buôn bán đều phải Tô Lịch cho nên cửa sông Tô này trở nên sầm uất.
    Đời Nhà Lê, Thăng Long chia làm 36 phường, phường là diện, phố là tuyến, trong từng phường có rất nhiều phố. Chẳng hạn như phường Đông Tác thì có phố Hàng Bạc, phố Hàng Giầy, Hàng Mắm, Mã Mây. Sang đời Nhà Nguyễn, khi Thăng Long đổi tên là Hà Nội (năm 1831), thì Hà Nội không chỉ là 36 phường nữa mà chia ra làm 250 phường, thôn, trại khác nhau. Ví dụ phường Nhà Lê được chia là dăm bảy phường, thậm chí hàng chục phường, thôn trại nhỏ dưới thời nhà Nguyễn. Đến bây giờ, nói đến Hà Nội 36 phố phường là người ta nghĩ ngay đến phía bắc Hồ Gươm kéo đến tận chợ Đồng Xuân, đến Quán Thánh đổ ngược lại. Tại khu vực 36 phố phường người tứ xứ kéo về, người làng Giới Tế về họp thành làng Mành để đan mành, người Châu Khê - Hải Dương về làm nghề vàng bạc lập ra phố Hàng Bạc, người làng Chắm ở Phong Lâm - Văn Lâm - Hải Dương kéo về lập ra phố Hàng Giày ra ngõ Hải Thượng để đóng giày, dép, người làng Nhị Khê kéo về Hà Nội để làm nghề tiện, tiện gỗ. Do vậy, các phố của Hà Nội mang tên các hàng nghề, sản xuất, thủ công nghiệp hay là nghề buôn bán thơng nghiệp.
    Hiện nay, cũng chính tại khu vực 36 phố phường xa đưc gọi là khu phố cổ. Khu phố cổ này bao gồm đáy nhỏ một bên là đường bờ sông đê cũ: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật một bên là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Gà, kéo xuống Hàng Bông rồi từ Hàng Bông chạy ra phía Đông, Hàng Đồng - Cầu Gỗ, trở lại khu vực Trần Quang Khải theo hình thang với đỉnh là phố Hàng Đậu.../.
    Khương Thuỷ
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  8. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Cầu Long Biên trong lòng người Hà Nội

    Tháng 10/2000, nhân dân cả nước sẽ tưng bừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Cầu Long Biên gắn bó với người Hà Nội 100 năm có lẻ, lẽ nào trong lễ kỷ niệm trọng thể của thủ đô lại thiếu vắng hình ảnh cây cầu.
    Mọi nền văn minh thế giới đều gắn với những dòng sông. Nếu như "Ai Cập là tặng vật của sông Nil" thì nghĩ đến ấn Độ, không thể quên sông Hằng; cũng như nền văn minh Trung Hoa với Trường Giang, Hoàng Hà; nền văn minh Lưỡng Hà và hai sông Tigrơ và Ơfrat.
    Sông Hồng gắn với nền văn minh lúa nước của người Việt cổ - văn minh sông Hồng, có độ sâu 20m. Vào mùa mưa, nước có thể dâng cao thêm 8m. Hơn 100 năm trước, vào tháng 9/1898, toàn quyền Đông Dơng đã làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ. Cầu được đặt tên là Paul Doumer, nhưng người Hà Nội vẫn gọi là cầu Long Biên hay cầu sông Cái.
    Cầu Long Biên được thiết kế bởi kiến trúc sư, cha đẻ của tháp Eiffel, biểu tượng nước Pháp. Thay cho những công nhân Trung Quốc được tuyển trước đó, bằng sự khéo léo, tinh nhanh, năng động, chính những người thợ Việt Nam đã lắp ráp các cấu kiện kim khí, tán đinh chốt, sử dụng cần cẩu... dới sự hướng dẫn của các kỹ sư người Pháp, cầu xây đúng vị trí mà chiếc tàu của thực dân Pháp nổ súng bắn vào Ô Quan Chưởng và Cửa Bắc mở đầu xâm lược Việt Nam khi xa.
    Cầu gồm 20 bệ trụ xây và mố, với chiều sâu 30m và cao 13,5m tính mức nước thấp nhất. Phía hữu ngạn có cầu vòm dài 800m, toàn thân cầu là 2.500m. Nét độc đáo nhất của cây cầu là đường bộ hai bên, đường sắt ở giữa lối đi bên trái.
    Tháng 2/1902 khánh thành cầu, cũng là nối liền con đường Hà Nội, Hải Phòng và đặt khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Đông Dương.
    Khi ấy, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, nổi bật nhất ở Viễn Đông. Nhưng, cũng như đa số cơ sở hạ tầng mà thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam, cây cầu chủ yếu phục vụ cho mục đích khai thác, bóc lột tài nguyên và nhân công Việt Nam đưa về chính quốc.
    Cầu Long Biên gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cũng như chứng kiến sự chuyển mình đi lên của đất nước từ khi thống nhất. Cầu Long Biên là một phần của thủ đô Hà Nội, vì thế mọi biến cố có tầm vóc quốc gia xảy ra tại Hà Nội đều có sự chứng kiến và tham gia của cây cầu. Năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, bao người dân ngoại ô đã đi qua cây cầu Long Biên về nghe Bác hỏi ân cần "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Tháng 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa ngày giải phóng thủ đô. Kháng chiến chống Mỹ, xe tăng súng đạn rầm rập qua cầu theo bộ đội chi viện cho miền Nam. 21 năm sau ngày thủ đô được giải phóng, cầu cũng chứng kiến niềm vui độc lập tự do hạnh phúc trên khuôn mặt hân hoan của người Hà Nội: giải phóng miền Nam.
    Có nhà nghiên cứu đã thống kê: trong hơn 2 triệu tấn bom đạn mà đế quốc Mỹ đã trút xuống đất nước Việt Nam, hơn một nửa là trút xuống cầu đường. Cầu Long Biên bị oanh tạc bằng bom và tên lửa có điều khiển. Hai lần cầu gãy xuống lòng sông. Nhưng nhân dân Hà Nội vẫn nối lại cầu cho xe qua mỗi đêm, ban ngày lại dỡ ra che mắt địch. Dấu tích cho đến nay là Long Biên mất đi một đoạn vẩy rồng (như người Hà Nội nói). Và dòng sông Mẹ lại chứa đựng bao nhiêu sắt thép, bom đạn.
    Cầu Long Biên bắc ngang bãi giữa. Những cư dân của làng Trung Hà trên bãi kể: "Những năm chiến tranh, bãi giữa có 6 ụ pháo cao xạ bảo vệ cầu và nhà máy điện Yên Phụ". Trên nóc cầu còn lại nhiều thanh sắt - dấu tích những điểm trực chiến của bộ đội ta. Hứng chịu bao bom đạn mà cầu vẫn tồn tại nh minh chứng cho sự anh dũng, trí tuệ của người Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ.
    Hoà bình, thống nhất đất nớc, Long Biên là cây cầu cho xe cộ và người đi bộ vào ra nội thành. Mỗi ngày có hơn 3.000 chuyến tàu xe, hơn 15.000 lợt ngời qua. Vài trụ cầu lại có ngọn điện đỏ. Mặt cầu được sửa chữa nhỏ thường xuyên.
    Nhìn sông Hồng mới thấy cái táo bạo của thiếu nữ xa mơ "bắc cầu dải yếm". Gió sông Hồng cũng không đủ để các cô gái không phải "về nhà dối mẹ" khi bị rơi nón xuống sông. Mố bảo vệ cầu có hình mũi thuyền luôn luôn như xé sóng, hướng về thượng nguồn.
    Tôi nhớ những ngày 02/9, đám trẻ con ngoại thành, đầu trần chân đất, dắt nhau đi bộ qua cầu sang thăm Lăng Bác. Ai cũng háo hức quên đi bàn chân mỏi, để tối về trong những buổi sinh hoạt lại say sưa hát "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ...".
    Tôi nhớ những tháng năm bao cấp, đạp xe vào nội thành đi làm. áo bố nồng mùi nắng gió. Một lần, xe bố bị hỏng xích. Tiền không có, không có hiệu sửa xe, bố dắt bộ qua cầu. Mồ hôi dán chặt lưng. Một cậu khoảng 16 tuổi, đi chở than về, bảo bố ngồi lên xe và kéo xe bố qua cầu.
    Bố bảo, những tối mùa đông, có một thanh giằng cứ kêu lên trong gió: "rằng... rằng... rằng", có lẽ các đinh tán bị mòn. Tôi băn khoăn: Hay là cầu bị rét hả bố?".
    Cầu Chương Dương và Thăng Long được dựng, ô tô, xe máy không đi qua cầu Long Biên nữa. Cầu không phải tải nặng mỗi ngày. Nhưng cầu đã mòn mỏi lắm. Thời gian dội màu bàng bạc lên sắt thép. Mặt bê tông gồ ghề nứt nẻ. Mỗi chuyến tàu qua, cầu lại run lên.
    Cầu trở thành bạn của mọi ngời dân ngoại thành. Mỗi sáng, từng đoàn xe thồ than, rau xanh, cây cảnh... vào nội thành. Công nhân viên chức đến cơ quan, nhà máy. Các bạn học sinh, sinh viên đến trường. Ngược đường, là những người đi chợ hoa quả Long Biên. Gió sông thổi qua cầu, thổi đi những giọt mồ hôi mặn mòi vất vả.
    Buổi tối, từng tốp học sinh đợi nhau về. Họ cười nói ríu rít. Những xe than, sọt thồ rỗng không lại thanh thản qua cầu. Từ sáng đến tối, cầu luôn nhộn nhịp như thế. Đèn cao áp mắc sáng trên cầu.
    Để rồi sáng sáng, các cụ trong nội thành qua cầu, đi bộ xuống bãi giữa tập thể dục, tận hưởng không khí trong lành nguyên sơ của bãi ngô mùa phun râu, hay dầu bạc hà chập chờn trong gió sớm. Người từ bãi lên cầu bán bí đỏ, cà chua, khoai, lạc, đỗ... vài bà cụ Gia Lâm cắp thúng hoa thiên lý xanh ngọt ngào qua cầu đi rao trong phố cổ...
    Cầu Long Biên... Bao du khách đến ghi lại nhịp sống trên cây cầu cổ. Bao đôi bạn quen nhau mỗi buổi học về, bao lớp người tuổi "tri thiên mệnh" giữ hình ảnh cầu trong cuốn phim ký ức.
    Cứ như vậy, hiền lành và chở che, hơn thế kỷ vẫn trung thành nối nhịp sống đôi bờ, cầu Long Biên vẫn góp sức vào cuộc sống của ngời dân Hà Nội hôm nay.
    Và mỗi lần qua cầu, tôi đều đinh ninh những người dân vẫn cần mẫn đạp xe kia đều có tấm lòng của cậu bé 16 tuổi năm xa./.
    Vũ Kim Hoa
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  9. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội một thuở
    Sau vài cơn mưa, tiết Hà Nội gió về vừa đủ lạnh... Cứ mỗi lần chuyển mùa, con người ta bỗng cảm thấy một cái gì là lạ, rất mới, xao động lòng người mà khoan thai, nhẹ nhõm. Tâm hồn bỗng cảm thấy thanh tao, nhân ái. Con người bỗng cảm thấy cần có nhau, gần gũi hơn...
    Hà Nội vào đêm làm cho con người ta có ít nhiều những ký ức mông lung gợi nhớ... Những tiếng rao đêm như xói vào lòng người tiếng gót giày trên hè phố vắng. Hàng phở gánh nơi góc đường bốc hơi nghi ngút toả hương thơm cả một quãng phố dài, những chùm hành, chùm ớt cùng mấy tảng thịt bò thơm lựng đung đưa trên khung gánh như mời gọi khách chơi đêm. Vào giờ này những chàng thi sĩ và những kẻ bất lương rất dễ gặp nhau nhưng không cùng chí hướng, cảm thông...
    Qua đêm trời sáng dần, Hà Nội hiện ra như một trung tâm của nền văn hoá ẩm thực.
    Sáng ra, chỉ cần ăn gì thôi mà mẹ tôi cũng phải hỏi từng người, rồi nghĩ mãi không biết ăn gì vì nhiều, nhiều lắm... Những hàng rong đủ loại: nào phở, nào cháo tiết (ăn với dầu cháo quẩy), rồi "ô mai phàn" (xôi lạp xường) bốc hơi thơm lựng trên chiếc xe gỗ đẩy lọc cọc trên mặt đường. Bên thành xe cắm những chai nước chấm nào sáng sáu, xì dầu, ma ri... rồi bún riêu, bún thang, bún ốc... Hàng "lốc bển" (bánh cuốn nóng) tiếng rao lạ hấp dẫn kéo dài. Chỉ cần gọi một đĩa, mấy chiếc bánh nóng hổi được bày lên mặt đĩa, rắc chút bột tôm và hành phi cùng mấy miếng giò lụa, chả quế cắt nhỏ, bát nước chấm chua, cay, mặn, ngọt, thêm mấy giọt cà cuống thơm lừng thì thôi rồi, khỏi nói...
    Cứ thế... sáng, trưa, chiều, tối, các loại hàng quà rong nào gánh, nào đội đầu, nào xe đẩy, mỗi người mỗi kiểu tạo ra những tiếng rao quen thuộc hấp dẫn đến mê hoặc lòng người.
    Đấy là chưa kể những chú khách ăn vận theo lối Quảng Đông - Trung Quốc cất tiếng rao lơ lớ, ngồ ngộ gây tò mò cho những khách vãng lai. Nếu không phải người Hà Nội thì đố có ai dám gọi để biết nó là món ăn gì.
    Tài cố, một thứ bánh trong như hổ phách to bằng bìa đậu được thái lát ra, thả vào mỡ nóng già, chín thơm vàng ruộm, ngọt, ngầy ngậy, bùi bùi và còn vị gì nữa khó lòng đoán được, ăn rồi không ai mà quên nổi...
    "Sa cốc mày" (nước đường nóng có những viên bột nhỏ tròn nấu chín), "súi ỉn" (bánh trôi tàu", "phán xì thoòng" (chè khoai), "bát bảo lường xà" (nước uống có tám vị thảo mộc quý", "mạo can chê sủi" (mía nóng ướp hoa bởi", "bạc chúc" (cháo hoa bột mịn có vị ý dĩ và thảo quả), "chê cà cô" (bánh bò tàu), "tế cố" (hàng kem cốc đẩy xe rong), rồi "thịt bò khô"... Đấy là chưa kể một số tiếng rao đêm "Chí má phù", "Lục tàu xá", "Sực tắc" (mì vằn thắn) và nhiều nhiều lắm, không thể nào mà nhớ hết được...
    Hồi ấy tôi còn bé, không hiểu hết được những thú chơi của người lớn. Cứ nhìn ông ngoại tôi ai cũng bảo là người có cốt cách lạ, dáng hạc ngời tiên, râu ba chòm để dài, tóc bạc phơ như cước. Lối chơi cây cảnh của ông cũng cầu kỳ. Ông thuê người vớt bùn ở sông Tô Lịch đóng thành viên nư viên gạch rồi phơi khô xếp cao lên ngoài sân. Cách mấy ngày ông lại đập vụn một viên bón cho những cây hoa quý. Mỗi lần hoa nở, có những bông to như một cái bát ô tô. Tối hôm hoa quỳnh nở nhà tôi có hội. Khách của ông tôi ngồi vịnh thơ suốt đêm tới sáng, vừa nhắm chè sen, vừa xem quỳnh nở, thưởng thức hương đêm...
    Dịp sát Tết tôi thấy ông ngồi hàng giờ ngắm nghía mấy củ thuỷ tiên rồi cẩn thận gọt tỉa từng tí một. Ông vừa tỉa gọt củ hoa vừa giảng giải cho mọi ngời: "Chơi hoa thuỷ tiên là phải tỉ mỉ, công phu, chọn mua cho được củ thuỷ tiên năm giò đã khó, gọt tỉa để bộ rễ sạch sẽ trắng tinh mà không sây sát, đạt đúng yêu cầu: Hoa chi tề chỉnh, hoa lá phương phi... "Hoa cập thời, hoa tề hàm vị tiếu" (tức là các giò lan phải thật đều và đúng giờ quy định phải cùng hé cười hé mở). Ông còn bảo: "Người chơi hoa đào, tính cách cũng như hoa. Những người thích bích đào sắc hoa đỏ thắm là người nồng nàn đằm thắm. Đào phải chỉ hợp với người tao nhã, thanh lịch. Màu hồng phai biểu lộ sự e ấp, mềm mại như chứa đựng một điều gì tinh tế, dịu dàng".
    Những ngày gần Tết, người lớn trong nhà bận rộn, mỗi người mỗi việc còn bọn trẻ con chúng tôi cũng sốt ruột chờ đợi từng ngày mong Tết đến để còn được mừng tuổi được ăn nhiều thứ... Trong khi chuẩn bị những chương trình chờ Tết, chúng tôi dành dụm từng đồng từ tiền ăn quà sáng để đi nghe kể chuyện Tây Du và Tam quốc vỉa hè... Rẻ lắm, chỉ mất năm chục đồng thôi (bằng tiền mua chiếc kẹo bột) là chúng tôi được nghe một hồi "Lã Bố hý Điêu Thuyền" hoặc "Quan Công quá ngũ quan trảm lục tướng". Người kể là một nghệ sĩ vỉa hè chuyên kể chuyện, kể rất hay, rất hấp dẫn. Bọn trẻ chúng tôi cứ gọi là tròn xoe mắt theo dõi theo điệu bộ minh hoạ âm giọng trầm bổng... cao thấp, lúc cười khà khà, lúc gầm lên giận dữ. Thật đáng tiền mà thú vị lắm thay...
    Có hôm chúng tôi nịnh bà ngoại được một trăm đồng thế là "a lê", tút thẳng một mạch ra bến tàu điện Bờ Hồ Hoàn Kiếm để xem "xi nê ma chổng mông". Cứ nghĩ đến "xi nê ma chổng mông" là chúng tôi cứ thích mê đi... Một dãy chiếc xe hòm đóng kín sau màu xanh được đỗ thành hàng ngang, dọc theo bến tàu điện. Đầu xe được gắn một cỗ máy chiếu phim tám ly. Mấy ông người Tàu lùng thùng trong bộ quần áo ba túi màu đen, đầu đội mũ phớt phơ, đứng ở đầu xe tơi cười thân thiện đón chúng tôi, giọng lơ lớ tiếng Quảng Đông, lại nói nhanh nên nghe rất ngộ và hấp dẫn "nào mời các thượng khách thưởng thức bộ phim Tôn Ngộ Không ba lần dập tắt Hoả Diệm Sơn", nào xin mời các cậu... Tha cậu cửa số mấy? Dạ, có ngay! Thế còn mấy cậu? ầy à... cửa số 4, số 6, tốt rồi... Xin các cậu chờ cho một chút trong khi tôi lắp phim vào chờ thêm hai số nữa là ta có thể xem được rồi". Thế là chúng tôi chờ và cũng không lâu. Hai dãy cửa sổ là những ống nhòm được gắn hai bên thùng xe và được kê hai chiếc băng ghế dài. Ai cần xem cửa số mấy, ông tàu áo đen chỉ việc điều khiển chiếc dây thép là cánh cửa bịt ống nhòm bật ra, thế là chúng tôi úp mặt vào xem. Tới những đoạn hấp dẫn chúng tôi chổng cả mông lên mà cười ré lên một lượt. Giọng thuyết minh của ông Tàu áo đen thật cuốn hút lũ trẻ chúng tôi. Ông thuyết minh như máy nổ, hùng hồn, truyền cảm, nhưng phải là khách nghe quen mới hiểu được ông đang nói cái gì. Ông phát âm thật là vất vả, cứ như người đánh vật ấy. Tay thì phải quay thật đều cho máy chạy, mồm thì mấp máy liên hồi. Thế mà chúng tôi cũng sướng lắm rồi... Âu cũng đã có một thời như thế...
    Thế rồi Tết cũng đến. Trên bàn thờ tổ tiên trầm hương nghi ngút. Lúc này mọi người trong gia đình đã ăn mặc chỉnh tề chờ đón phút giao thừa thiêng liêng, mọi người rộn ràng tiễn năm cũ ra đi...
    Ông tôi mở toang cánh cửa. Không khí của một mùa xuân mới đang ùa vào trong nhà./.
    Nguyễn Huy Hoàng (Hà Nội Mới cuối tuần)
    (VOV)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]
  10. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phố Hà Nội bây giờ...

    Thuở trước khu 36 phố phường đất Long Thành được gọi tên bằng các phố hàng để đánh dấu sự phát triển của các phường hội, làng nghề. Đến nay, qua hàng vạn sự biến thiên Thăng Long - Hà Nội được mở rộng ra vùng ngoại thành, phố xá còn tên nhưng nghề còn nghề mất. Qua bao triều đại, bao cuộc binh biến, 36 phố phường giờ trở thành phố cổ.
    Nay phố Hà Nội thật phong phú, tên phố nghe gợi thông tin và rất hiện đại. Đầu tiên có lẽ phải kể đến phố xe máy - Phố Huế. ở đây bạn có thể mua nguyên chiếc mới hoặc cũ hay bất kỳ phụ tùng nào của xe với đủ "quốc tịch": Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc... nếu thích bạn có thể dán các kiểu nhãn mác vào xe mình, dịch vụ dán đề can sẽ giúp bạn chuyện đó.
    Hai Bà Trưng được mệnh danh là phố điện tử, những cửa hàng san sát nhau cung cấp đủ loại đồ điện: tivi, cassette, máy lạnh, điều hoà, dàn cái đẹp, máy vi tính... nhng giá mỗi nơi khác nhau, cách phục vụ cũng rất riêng.
    Phố thiết bị và trang trí nội thất - Cát Linh với đủ các mẫu mã, chủng loại, giá cả... nội địa có, ngoại nhập có; bình dân có, cao cấp có. Nếu cần bạn còn đợc góp ý luôn về bố cục, thiết kế, trang trí cho ngôi nhà của mình.
    Phố vải Phùng Khắc Khoan với đội ngũ người bán hàng đồng thời là người mẫu luôn tấp nập người mua kẻ xem.
    Phố đồ may sẵn Trần Nhân Tông tập hợp thời trang cho mọi lứa tuổi đồ xịn có, đồ dởm có, thử thoải mái, nói thách vô biên.
    Phố Tống Duy Tân nổi tiếng với những hàng ăn trở thành phố ẩm thực của Thăng Long - Hà Nội, phố này không dậy mùi xào nấu như phố Mai Hắc Đế nhưng rất đông khách, khách đến đây cũng được thởng thức những món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nó còn quá nghèo nàn và tự do để có thể trở thành phố ẩm thực đại diện cho đất Thăng Long.
    Bạn đã đến Hàng Hành bao giờ chưa? Nếu chưa bạn không phải là người sành điệu rồi. Phố cà phê, nước giải khát này mới đầu chỉ nổi tiếng với hàng cà phê Nhân, nay nó đã sầm uất với rất nhiều quán khác với những cái tên vô cùng lãng mạn... Phố này là nơi tập trung của những ngời sành điệu để gặp gỡ bạn bè, để thể hiện mình và để thưởng thức những loại trà "dành cho thế hệ trẻ", cà phê "số 1 thế giới"(!).
    Phố hải sản tươi sống Tô Hiến Thành với những món đặc sản biển vô cùng hấp dẫn. Dù sao ăn hay không khi đi qua phố này bạn cũng được các nhân viên đon đả chào đón nhiệt tình.
    Phố "đàn bà" - là nơi báo Phụ Nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam toạ lạc. Phố nghệ sĩ - Trần Hưng Đạo chỉ riêng số 51 là địa chỉ đóng đô của 4 hội nghệ sĩ: nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật, nhạc sĩ. Phố lính - Lý Nam Đế từ đầu đến cuối phố là các cơ quan tập thể của quân đội: Báo Quân đội Nhân dân, Phát thanh truyền hình Quân đội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Điện ảnh Quân đội...
    Điểm qua một vài phố như thế cũng đủ thấy phố xá Hà Nội bây giờ khác xưa nhiều lắm. Phần nào nó phản ánh sự thay đổi, sự giao lưu mở cửa của thủ đô trong thời kỳ đổi mới. Mặt khác nó thể hiện những phức tạp nảy sinh trong xã hội./.
    Lại Thuý Hà (Hà Nội Mới cuối tuần)

    To be or not to be. That 's a question!

    [​IMG]

Chia sẻ trang này