1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu sách dancing "BALLROOM DANCING" của ALEX MOOR.

Chủ đề trong 'Dancing' bởi mediaplayer, 29/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mediaplayer

    mediaplayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu sách dancing "BALLROOM DANCING" của ALEX MOOR.

    Tác giả nhờ tôi post lên giới thiệu cho mọi người, bản thân tôi chưa được đọc cuốn sách này nhưng tôi tin đây sẽ là một tư liệu quý để các bạn yêu dancing tham khảo.
    Xin được gửi nguyên văn nội dung :
    " Chào các bạn. Xin tự giới thiệu tôi là Ngô Sơn Bình. Tôi đang có quyển sách dạy về kỹ thuật khiêu vũ (năm điệu Quickstep; Van; Slow foxtrot; Tango và Van viên) được dịch từ quyển "BALLROOM DANCING" của ALEX MOOR.
    Mặc dù chỉ với 7 năm luyện tập KV, trong đó 5 năm luyện tập KV theo phong cách quốc tế và vốn tiếng Anh đủ giao tiếp nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy Nguyễn Dũng; Thầy Vũ Chí Dũng và các bạn Việt-Yến; Ngọc Huyền, tôi đã hoàn thành được cuốn sách dịch này. Rất vui được giới thiệu cuốn sách này tới những người yêu thích khiêu vũ (Giá bán dự kiến là: 150.000VND. Tùy theo số lượng người đăng ký sẽ có thể giảm giá). Xin liên hệ theo số ĐT: 0953403581 hoặc qua email:binhngoson@yahoo.com
    Dưới đây xin đăng nguyên văn lời mở đầu của cuốn sách:
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nhảy múa từ rất xa xưa đã là một trong những bản năng tự nhiên của loài người. Khiêu vũ - Sự kết tinh của nghệ thuật chuyển động; Sự tôn vinh những vẻ đẹp của con người; Và trên hết, là sự thăng hoa của những tâm hồn đồng điệu - đã được ra đời từ sự phát triển và hoàn thiện không ngừng bản năng đó. Trên tay các bạn là cuốn sách ?oKỸ THUẬT KHIÊU VŨ? của Alex Moor - Cố chủ tịch của ISTD - Một trong những cuốn sách được đánh giá là có thể thổi bùng ngọn lửa đam mê khiêu vũ trong lòng người đọc.
    Nội dung quyển sách:
    Chương I giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất và quan trọng nhất của tất cả các điệu nhảy ballroom như: Tư thế vào đôi; Sự thăng bằng; Phân phối trọng lượng cơ thể; Kỹ thuật dẫn theo; Kỹ thuật di chuyển; Kỹ thuật tiếp sàn; Các kỹ thuật nâng hạ thân; Cách kiểm soát đầu gối ... Ngoài ra, một số vấn đề quan trọng khác cũng được đề cập trong chương này như: Bảng liệt kê các thuật ngữ về kỹ thuật khiêu vũ; Những giải thích chi tiết cho từng thuật ngữ....
    Từ chương II đến chương VI giới thiệu về 5 điệu nhảy: Quickstep; Van; Slow Foxtrot; Tango và Van viên. Mỗi chương đều mô tả chi tiết và đầy đủ về: Đặc điểm riêng của điệu nhảy, kỹ thuật thực hiện các bước nhảy tiêu chuẩn cho cả nam và nữ, có kèm theo hình minh họa.
    Trong cuốn sách này có một số thuật ngữ, do chưa tìm được từ tiếng Việt tương đương nhưng tôi vẫn mạnh dạn đặt cho những thuật ngữ đó những cái tên (Mặc dù tên đó chưa thể hiện được đầy đủ nghĩa của từ gốc) và từ gốc tiếng Anh được đặt trong ngoặc ở ngay bên cạnh thuật ngữ tiếng Việt đó, như vậy bạn đọc sẽ có thể đối chiếu và hiểu rõ vấn đề hơn.
    Với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của phong trào khiêu vũ nước ta, tôi hy vọng cuốn sách - chứa đựng những kiến thức và kỹ thuật khiêu vũ đã được biên soạn, chuẩn hóa bởi các vũ sư giỏi nhất thế giới - này sẽ trở thành một cuốn cẩm nang gối đầu giường, giúp cho những người bắt đầu luyện tập khiêu vũ có thể đạt được những thành tựu nhanh chóng do được học đúng ngay từ đầu; Những vũ công luyện tập để thi đấu và những người đã có niềm đam mê đối với khiêu vũ có thể nhận được những câu trả lời thỏa đáng, những giải thích đầy đủ, chi tiết cho niềm đam mê của họ; Những người đang thực hiện công việc hướng dẫn, truyền bá khiêu vũ có thể nhận được những bài học quý giá về phương pháp và nội dung giảng dạy khiêu vũ.
    Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Dũng; thầy Vũ Chí Dũng; Các bạn Việt-Yến; Ngọc Huyền, những người đã giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình biên dịch. Tuy nhiên, thật khó có thể tránh khỏi những thiếu sót trong lần ra mắt đầu tiên này. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn để cuốn sách ngày càng trở nên hoàn thiện và hữu ích!
    Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ email: binhngoson@yahoo.com "
  2. sonrise

    sonrise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Tác giả nhờ tôi post lên giới thiệu cho mọi người, bản thân tôi chưa được đọc cuốn sách này nhưng tôi tin đây sẽ là một tư liệu quý để các bạn yêu dancing tham khảo.
    Xin được gửi nguyên văn nội dung :
    " Chào các bạn. Xin tự giới thiệu tôi là Ngô Sơn Bình. Tôi đang có quyển sách dạy về kỹ thuật khiêu vũ (năm điệu Quickstep; Van; Slow foxtrot; Tango và Van viên) được dịch từ quyển "BALLROOM DANCING" của ALEX MOOR.
    Mặc dù chỉ với 7 năm luyện tập KV, trong đó 5 năm luyện tập KV theo phong cách quốc tế và vốn tiếng Anh đủ giao tiếp nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy Nguyễn Dũng; Thầy Vũ Chí Dũng và các bạn Việt-Yến; Ngọc Huyền, tôi đã hoàn thành được cuốn sách dịch này. Rất vui được giới thiệu cuốn sách này tới những người yêu thích khiêu vũ (Giá bán dự kiến là: 150.000VND. Tùy theo số lượng người đăng ký sẽ có thể giảm giá). Xin liên hệ theo số ĐT: 0953403581 hoặc qua email:binhngoson@yahoo.com
    Dưới đây xin đăng nguyên văn lời mở đầu của cuốn sách:
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nhảy múa từ rất xa xưa đã là một trong những bản năng tự nhiên của loài người. Khiêu vũ - Sự kết tinh của nghệ thuật chuyển động; Sự tôn vinh những vẻ đẹp của con người; Và trên hết, là sự thăng hoa của những tâm hồn đồng điệu - đã được ra đời từ sự phát triển và hoàn thiện không ngừng bản năng đó. Trên tay các bạn là cuốn sách ?oKỸ THUẬT KHIÊU VŨ? của Alex Moor - Cố chủ tịch của ISTD - Một trong những cuốn sách được đánh giá là có thể thổi bùng ngọn lửa đam mê khiêu vũ trong lòng người đọc.
    Nội dung quyển sách:
    Chương I giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất và quan trọng nhất của tất cả các điệu nhảy ballroom như: Tư thế vào đôi; Sự thăng bằng; Phân phối trọng lượng cơ thể; Kỹ thuật dẫn theo; Kỹ thuật di chuyển; Kỹ thuật tiếp sàn; Các kỹ thuật nâng hạ thân; Cách kiểm soát đầu gối ... Ngoài ra, một số vấn đề quan trọng khác cũng được đề cập trong chương này như: Bảng liệt kê các thuật ngữ về kỹ thuật khiêu vũ; Những giải thích chi tiết cho từng thuật ngữ....
    Từ chương II đến chương VI giới thiệu về 5 điệu nhảy: Quickstep; Van; Slow Foxtrot; Tango và Van viên. Mỗi chương đều mô tả chi tiết và đầy đủ về: Đặc điểm riêng của điệu nhảy, kỹ thuật thực hiện các bước nhảy tiêu chuẩn cho cả nam và nữ, có kèm theo hình minh họa.
    Trong cuốn sách này có một số thuật ngữ, do chưa tìm được từ tiếng Việt tương đương nhưng tôi vẫn mạnh dạn đặt cho những thuật ngữ đó những cái tên (Mặc dù tên đó chưa thể hiện được đầy đủ nghĩa của từ gốc) và từ gốc tiếng Anh được đặt trong ngoặc ở ngay bên cạnh thuật ngữ tiếng Việt đó, như vậy bạn đọc sẽ có thể đối chiếu và hiểu rõ vấn đề hơn.
    Với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của phong trào khiêu vũ nước ta, tôi hy vọng cuốn sách - chứa đựng những kiến thức và kỹ thuật khiêu vũ đã được biên soạn, chuẩn hóa bởi các vũ sư giỏi nhất thế giới - này sẽ trở thành một cuốn cẩm nang gối đầu giường, giúp cho những người bắt đầu luyện tập khiêu vũ có thể đạt được những thành tựu nhanh chóng do được học đúng ngay từ đầu; Những vũ công luyện tập để thi đấu và những người đã có niềm đam mê đối với khiêu vũ có thể nhận được những câu trả lời thỏa đáng, những giải thích đầy đủ, chi tiết cho niềm đam mê của họ; Những người đang thực hiện công việc hướng dẫn, truyền bá khiêu vũ có thể nhận được những bài học quý giá về phương pháp và nội dung giảng dạy khiêu vũ.
    Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Dũng; thầy Vũ Chí Dũng; Các bạn Việt-Yến; Ngọc Huyền, những người đã giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình biên dịch. Tuy nhiên, thật khó có thể tránh khỏi những thiếu sót trong lần ra mắt đầu tiên này. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn để cuốn sách ngày càng trở nên hoàn thiện và hữu ích!
    Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ email: binhngoson@yahoo.com "
    <P>Fall better.</P>[/sign]
    Được mediaplayer sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 19/04/2006
  3. sonrise

    sonrise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một trích đoạn trong chương I của quyển sách:
    TƯ THẾ VÀO ĐÔI
    Tư thế vào đôi của nam.
    Phần này nói về tư thế vào đôi của nam trong các điệu Quickstep; Van và Foxtrot. Tư thế vào đôi trong khiêu vũ ballroom là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Một tư thế vào đôi không tốt không chỉ làm xấu phong cách thể hiện của một vũ công mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới sự cân bằng cũng như các lực dẫn của các vũ công.
    Một tư thế vào đôi hợp lý nên được tạo ra như sau: Đứng thẳng với hai chân đóng. Căng nhẹ phần giữa thân (Bụng, eo) chứ không nên căng hai vai. Toàn bộ cơ thể nên giữ ở trạng thái tự nhiên một cách bình thường.
    Mặc dù vị trí của tay được xác định phụ thuộc theo phong cách cá nhân của từng vũ công, tuy nhiên các chỉ dẫn chung kèm theo hình minh họa ở đây sẽ giúp cho các vũ công tránh được những vị trí bất hợp lý.
    1. Tay trái:
    Tay trái nên ở vị trí tạo một đường hơi dốc từ vai xuống khuỷu, nếu không vai sẽ bị nhô. Phần tay này nên được giữ sao cho khuỷu tay thẳng hàng với lưng. Ở đây có một lỗi rất hay xẩy ra, đó là việc người nam để khuỷu tay của mình hướng ra phía trước thân, tiến về phía thân nữ, như vậy sẽ làm cho tay phải của nữ bị đẩy ra phía sau.
    Tay trái nên cong vừa đủ để tạo độ (sắc) nét ở khuỷu tay, cẳng tay hướng lên trên và hơi có hướng vào trong, khi đó bàn tay sẽ gần đầu hơn khuỷu tay. Tuy nhiên, nếu tạo dáng các vị trí đó quá mức cần thiết thì sẽ làm cho dáng thân của chúng ta quá cứng nhắc và mất đi cảm giác phóng khoáng, rộng rãi mà khung tay khi ở tư thế phù hợp có thể tạo ra. Và nên giữ cố định góc khuỷu tay. Với tư thế tay như vậy, sẽ tạo ra được cảm giác đẹp sang trọng chứ không phải là cảm giác được tạo ra bởi những vũ công cẩu thả khi để cẳng tay duỗi dài ra phía trước.
    Lòng bàn tay hướng chéo xuống mặt sàn. Bàn tay phải của nữ được nắm một cách thoải mái và đơn giản. Hầu hết các vũ công nam đều để các ngón tay của người nữ giữa ngón cái và ngón trỏ của mình rồi nắm các ngón tay giữ lấy lưng bàn tay của người nữ.
    Cổ tay trái không được cong. Khi đó đường nối từ khuỷu tay tới cổ tay sẽ là một đường thẳng với các đốt ngón tay hơi cao hơn cổ tay một chút. Bàn tay không bao giờ được hạ thấp hơn cổ tay.
    2. Tay phải:
    Tay phải cũng phải ở vị trí tạo ra một đường dốc từ vai xuống khuỷu tay. Đường dốc này càng đối xứng với đường dốc bên vai trái càng đẹp. Độ dốc này phụ thuộc vào chiều cao của nữ. Khuỷu tay phải hướng tới trước nhiều hơn vai vì bàn tay phải có nhiệm vụ đỡ lưng người nữ. Vị trí của khuỷu tay không đưa quá ra phía trước hay hạ quá sát xuống cạnh phải của nam.
    Bàn tay phải của nam được đặt dưới xương bả vai trái của nữ. Nếu đặt tay quá sâu sau lưng người nữ, vai phải của nam sẽ có xu hướng bị hạ thấp.
    3. Đầu:
    Đối với các vũ công nam, nên giữ đầu ở vị trí thẳng tự nhiên và hướng nhìn của nam thường là nhìn qua vai phải của người nữ.
    4. Vị trí so với bạn nhảy:
    Nam nên cố gắng giữ cho người nữ ở vị trí trước mặt và hơi lệch về bên phải, nhưng không để độ lệch đó trở nên quá rõ ràng.
    Tư thế vào đôi của nữ:
    Tư thế vào đôi của nữ luôn luôn tuỳ thuộc một phần vào tư thế của nam, tuy nhiên nên tuân theo một số điểm sau đây:
    1. Đứng thẳng, phần thắt lưng hơi căng, và không nâng vai
    2. Đứng trước mặt nam, hơi lệch về phía cạnh phải thân của nam. Không đứng quá lệch về bên phải của nam.
    3. Nâng bàn tay phải với các ngón tay duỗi thẳng và cho phép người nam nắm lấy và đưa đến vị trí tự nhiên của tay nam. Thông thường, người nam đặt các ngón tay nữ giữa ngón tay cái và tay trỏ rồi nắm lại khi tay nam đã dừng ở vị trí hợp lý.
    4. Cánh tay phải có thể hạ nhẹ từ vai xuống khuỷu tay rồi từ khuỷu tay lại hướng lên tới vị trí tại đó gặp tay của nam.
    5. Tay trái của nữ nên đặt nhẹ lên tay phải của nam chứ không phải là đè toàn bộ trọng lượng của cánh tay nữ lên.
    6. Các ngón tay trái của nữ đặt một cách duyên dáng lên tay phải của nam, giữa vai và khuỷu tay.(Nhưng thường thì tay nữ đặt gần phía vai phải của nam)
    Tư thế vào đôi đối với riêng điệu Tango sẽ được nói rõ hơn trong phần viết về điệu nhảy Tango.
    DÁNG THÂN ?oPOISE?; TƯ THẾ CÂN BẰNG; VÀ CÁC ĐIỂM CHÍNH CỦA BƯỚC ĐI BỘ
    Bước đi bộ tiến và lùi là chuyển động cơ bản nhất trong khiêu vũ ballroom. Chuyển động này chứa đựng những điểm quan trọng như: Dáng thân hay còn gọi là khung của cơ thể, sự cân bằng, sự phân chia trọng lượng hợp lý khi di chuyển và hướng của các chân. Vì vậy các học giả nên nghiên cứu thật kỹ những chú giải ở các phần dưới đây.
    Bước tiến của nam
    Dáng thân: đứng thẳng; gối thả lỏng nhẹ và phải giữ không được cong. Sau đó hơi đổ thân về phía trước đến khi hai gót chân có cảm giác bị nhấc lên khỏi mặt sàn. Lúc này trọng lượng cơ thể dồn lên hai mũi chân. Chú ý khi ở tư thế này hai gót chân vẫn không rời khỏi mặt sàn, không thay đổi tư thế đứng thẳng, hông hướng lên phía trên. Đây là tư thế để có thể bắt đầu thực hiện bước đi bộ tiến.
    Chân và bàn chân: Chú ý chân chuyển động trước theo như mô tả dưới đây là chân phải. Ở đây không quy định việc bắt đầu chuyển động phải là chân trái hay chân phải, nhưng phải ra tín hiệu để bạn nhảy có thể chuyển động theo. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn trong mục ?odẫn và theo?.
    Dồn toàn bộ trọng lượng lên chân trái và đưa chân phải ra phía trước, lực điều khiển chuyển động của chân là bắt đầu từ hông. Mũi chân là vị trí tiếp sàn đầu tiên, sau đó lướt cả bàn chân trên mặt sàn với mũi chân hơi hướng lên cao.
    Khi toàn bộ bàn chân phải đi qua mũi bàn chân trái thì đồng thời cũng là lúc gót bàn chân trái được giải phóng khỏi mặt sàn. Khi phóng bước hết sải chân phải thì trạng thái tiếp sàn của hai chân ngay tại thời điểm này là mũi chân trái và gót chân phải, sau đó ngay lập tức hạ mũi chân phải xuống và lúc này chân phải tiếp sàn bằng toàn bộ bàn chân.
    Sau khi hạ toàn bộ cả bàn chân xuống sàn thì thân vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước kéo chân trái di chuyển theo. Chân trái sẽ di chuyển về phía trước bằng cách kéo mũi chân lướt trên mặt sàn với một chút áp lực. Khi chân trái di chuyển qua chân phải thì mọi chuyển động lại lặp lại như quá trình đã mô tả ở phần trên.
    Phân phối trọng lượng trong bước đi bộ: Khi bắt đầu thực hiện bước đi bộ ở tư thế đóng, trọng lượng cơ thể phải được dồn toàn bộ lên hai mũi bàn chân rồi mới bắt đầu di chuyển chân.
    Quá trình phân phối trọng lượng của bước đi bộ trong thực tế bắt đầu từ chân trụ. Sau khi phóng một chân thực hiện bước sải dài, tại thời điểm gót của chân di chuyển chạm mặt sàn thì lúc này trọng lượng của cơ thể phân chia lên gót chân trước và mũi chân sau. Ngay sau đó, trọng lượng sẽ di chuyển tiếp lên chân trước cho tới khi hết đà chuyển động. Tức là đầu tiên chân trước sẽ tiếp sàn bằng gót chân, sau đó là cả bàn chân.
    Các điểm cần lưu ý khi thực hiện bước đi bộ: Từ vị trí đứng yên ban đầu, khi bắt đầu di chuyển, hãy luôn có cảm giác cơ thể chuyển động trước chân một chút. Hãy nhớ rằng chân luôn luôn chuyển động nhanh hơn thân. Nên nếu chân chuyển động trước thân thì trọng tâm của cơ thể sẽ ở quá xa phía sau và sẽ gây mất thăng bằng trong toàn bộ chuyển động. Như vậy chuyển động của chúng ta sẽ giống như chúng ta đang chuẩn bị ngồi xuống.
    Đầu gối nên thả lỏng và giữ ở trạng thái tự nhiên trong toàn bộ quá trình chuyển động. Các chân chỉ duỗi thẳng ở thời điểm phóng chân dài nhất, và ngay sau thời điểm đó trọng lượng của chúng ta chuyển lên gót chân trước và mũi chân sau, tuy nhiên, ngay cả ở chính thời điểm chân duỗi thẳng nhất thì chúng cũng không căng cứng, và gần như trong toàn bộ thời gian chuyển động thì chân di chuyển được đưa đi thật tự nhiên qua chân trụ (chân giữ chuyển động)
    Hãy giữ cho mắt cá và mu bàn chân thả lỏng tự nhiên trong các bước tiến, khi đó chân mới có thể thực hiện được chuyển động ?ophóng? nhẹ cẳng chân trước khi gót tiếp sàn, và sau đó là hạ được mũi chân xuống một cách thoải mái.
    Khi chuyển động phải giữ cho các bàn chân thẳng. Phía trong bàn chân, cụ thể là các vị trí ngón chân cái và gót của các bàn chân phải lướt qua nhau khi di chuyển một chân qua chân trụ còn lại.
    Chú ý quan trọng: Mặc dù trong kỹ thuật tiêu chuẩn yêu cầu phải luôn luôn có điểm tiếp xúc giữa bàn chân và mặt sàn trong tất cả các bước tiến. Tuy nhiên phần lớn các vũ công có trình độ cao không thực hiện chính xác theo kỹ thuật này. Khi họ di chuyển chân sau ra phía trước thì gót chân không tiếp xúc với mặt sàn cho tới khi đã phóng hết tầm chân ra phía trước thì gót chân mới tiếp xúc với mặt sàn và ngay lập tức (dừng lại để bắt đầu) nhận trọng lượng từ chân sau. Với cách chuyển động như vậy sẽ tạo ra cảm giác chân chuyển động nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn là luôn duy trì tiếp xúc giữa gót và mặt sàn khi thực hiện bước tiến trước.
    Bước lùi của nữ
    Thực hiện bước lùi của nữ khó hơn rất nhiều việc thực hiện bước tiến của nam. Chuyển động tiến của nam chỉ có một chút thay đổi so với bước đi bộ bình thường của chúng ta, trong khi người nữ phải sử dụng đôi chân và các cơ bắp theo cách mà không một môn thể thao hay trò chơi nào sử dụng. Vì lý do này, việc thực hiện bước lùi mà vẫn giữ được dáng, và sự cân bằng đối với các học viên nữ mới tập khiêu vũ là tương đối khó, nhất là đối với những nữ cao tuổi. Vì vậy, trong các chú ý dưới đây, dáng và sự cân bằng của nữ được đề cập đến hàng đầu. Sau đó là một số lời khuyên hữu ích về cách duy trì dáng và sự cân bằng của cơ thể cho các học viên mới bắt đầu tập luyện khiêu vũ - Những đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì dáng và sự cân bằng.
    Dáng và sự cân bằng của nữ
    Bắt đầu với trạng thái đứng thẳng như đã được miêu tả trong phần ?oTư thế vào đôi?. Hai đầu gối hơi thả lỏng nhưng không chùng xuống. Đầu và phần thân trên của cơ thể hơi ngả về phía sau và lệch sang trái. Vị trí này không cho phép nữ đạt được sự cân bằng lý tưởng của cơ thể nhưng vị trí này của nữ lại có tác dụng tạo ra ấn tượng mạnh hơn cho đôi nhảy. Tuy nhiên, người nữ cần chú ý để phần thân trên không ngả ra sau quá mức, nếu không lưng của nữ sẽ tạo ra một đường cong không đẹp. Ở tư thế này, người nữ phải duy trì gần như liên tục cảm giác trọng lượng cơ thể đang ở trên các mũi chân.
    Bây giờ, hãy đặt cơ thể ở trạng thái sẵn sàng di chuyển lùi bằng cách di chuyển trọng lượng cơ thể từ vị trí ở trên các mũi bàn chân tới khi có cảm giác một phần trọng lượng của cơ thể đã chuyển tới gót chân. Tại vị trí này, thân của người nam bắt đầu có hướng sẵn sàng tiến về phía trước, và khung tay của nam phải đỡ lấy phần thân hơi hướng về phía sau của nữ. Mặc dù phần thân trên của nữ đang sẵn sàng di chuyển lùi nhưng toàn bộ cơ thể nữ thì lại phải tạo ra một chút lực chống lại chuyển động tiến của nam. Lực này có thể cảm nhận được ở phần thân dưới của cơ thể, tuy nhiên không nên dồn toàn bộ lực này ra hai hông vì như vậy sẽ dẫn đến làm cản trở chuyển động tiến của nam và làm cho việc thực hiện các bước nhảy trong đó nam bước ra bên ngoài hai chân của nữ trở nên cực kỳ khó khăn.
    Người nữ không nên nghiêng về phía trước hay cố gắng giữ trọng lượng của cơ thể trên mũi chân khi đang thực hiện bước di chuyển lùi. Nếu nữ di chuyển theo cách như vậy, khi nam di chuyển sẽ cảm thấy lực cản ở trên ngực. Điều này không chỉ làm cản chở ?odòng chuyển động? (sự di chuyển liên tục trên sàn) của bước đi bộ mà còn làm cho nam cảm thấy người nữ trở nên thật nặng nề.
    Có thể nói rằng, điều khó nhất đối với nữ chính là việc đạt được ?odáng? như trên. Và người nữ chỉ có thể đạt được điều này khi luyện tập được khả năng điều khiển các cơ chân để có thể hạ thân xuống gót chân sau với tốc độ thật đều (to lower her back heel at an even speed). Vấn đề này được giải thích rõ hơn trong phần ?ochuyển động của chân và bàn chân?. Những người mới học thường được khuyên nên cố gắng để đạt được tư thế đúng. Nhưng đối với một vài học viên ở độ tuổi trung niên thì điều này gần như là không thể.
    Chuyển động của chân và bàn chân
    Chú ý: Trong phần trình bày dưới đây, mô tả sự chuyển động của bước đi bộ bắt đầu bằng chân trái. Không có quy tắc nào quy định chân nào là chân bắt đầu di chuyển mà việc này luôn luôn do người nam quyết định và đưa ra tín hiệu cho người nữ biết chân nào sẽ là chân bắt đầu di chuyển.
    Dồn toàn bộ trọng lượng lên chân phải và bắt đầu thực hiện như sau:
    Đưa chân trái ra sau với lực dẫn bắt nguồn từ hông, đầu tiên là mũi chân sau đó đến đầu ngón chân cái lướt trên mặt sàn. Khi chân trái di chuyển qua gót chân phải sẽ kéo theo mũi chân phải cũng từ từ rời khỏi mặt sàn.
    Khi chân trái di chuyển về phía sau tới vị trí xa nhất của bước lùi (mà đầu ngón chân trái còn tiếp xúc với mặt sàn) thì cơ thể hạ từ đầu ngón chân xuống mũi chân trái. Như vậy, tại thời điểm này chúng ta đang đứng trên mặt sàn bằng mũi chân trái và gót chân phải.
    Tiếp tục di chuyển về phía sau, di chuyển chân phải thu về chân trái đồng thời từ từ hạ gót chân trái xuống mặt sàn. Hãy điều khiển tốc độ hạ của gót chân trái sao cho thời điểm gót chân trái chạm sàn cũng chính là lúc chân phải di chuyển ngang qua nó. Chân phải được thu về sau bằng cách kéo gót lướt trên mặt sàn và hạ dần mũi chân khi nó lùi dần về chân trái và tiếp tục thực hiện bước lùi với chân phải.
    Điểm quan trọng nhất của bước đi bộ lùi là sự hạ từ từ của gót chân sau. Và việc tập luyện để có thể kiểm soát tốt chuyển động của gót chân sau như đã trình bày sẽ đảm bảo cho người nữ có thể giữ được sự liên kết với nam mà vẫn duy trì được dáng của thân trên ngả về phía sau.
    Sự phân phối trọng lượng cơ thể trong bước đi bộ
  4. music303

    music303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Tuy chưa đọc nhưng cũng cám ơn bạn đã chia sẻ!
  5. sonrise

    sonrise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    MỤC LỤC CUỐN SÁCH
    CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1
    Tư thế vào đôi (Hold) 4
    Dáng thân, tư thế cân bằng và các kỹ thuật chung của bước đi bộ 5
    Chuyển động vặn thân (CBM) 11
    Kỹ thuật tiếp sàn (Footwork) 12
    Nâng hạ cơ thể (Rise and fall) 15
    Góc quay (Amount of turn) 19
    Hướng nhảy (Alignment) 20
    Kỹ thuật nghiêng thân (Body sways) 21
    Dẫn và theo (Lead and follow) 22
    Giải thích các thuật ngữ 24
    Cách đọc sơ đồ các bước nhảy 29
    Cách mô tả các bước nhảy 30
    CHƯƠNG II. ĐIỆU NHẢY QUICKSTEP 34
    Các chú ý chung 34
    Bước đi bộ tiến và lùi (The walk, forward and backward) 35
    Bước quay góc ¼ sang phải và trái của nam 35
    Bước quay góc ¼ sang phải và trái của nữ 37
    Bước đuổi tiến 39
    Bước quay phải 41
    Bước quay phải trên mũi chân trụ 43
    Bước quay tròn sang phải 46
    Bước quay đuổi trái 48
    Bước đuổi chéo 50
    Bước khóa tiến 51
    Bước quay trái trên mũi chân trụ 53
    Bước đuổi tiến sang phải 54
    Bước zigzag, khóa lùi và kết thúc có đà 56
    Bước đuổi đảo chân sang phải 60
    Bước quay trái hai vòng 63
    Bước xoay chéo 64
    Bước đuôi cá 66
    Bước quay phải có đà 68
    Bước mở trái nhanh 72
    Bước 4 bước nhanh 74
    Bước 6-V 76
    Các bước:
    Telemarl đóng; Telemark mở; Quay đẩy ra tư thế đóng; Quay đẩy ra tư thế mở 78
    Các tổ hợp bước 80
    CHƯƠNG III. ĐIỆU NHẢY VAN 81
    Các chú ý chung 81
    Đổi chân phải trong tư thế đóng 85
    Đổi chân trái trong tư thế đóng 86
    Bước quay phải 87
    Bước quay trái 89
    Bước dừng đổi chân 91
    Bước đổi chân ngoài 93
    Bước quay tròn sang phải 95
    Bước vắt chân 97
    Bước đuổi chân từ tư thế dạo 100
    Bước corte trái 102
    Bước lùi vắt chân 104
    Bước quay trái hai vòng 107
    Bước quay ngoài chân 109
    Bước Telemark mở 112
    Bước cất cánh 115
    Bước quay đẩy ra tư thế mở 117
    Bước dừng kéo rê chân và khóa lùi 119
    Bước đuổi tiến sang phải 121
    Bước khóa quay trái 123
    Bước đan chéo chân từ tư thế dạo 125
    Các tổ hợp bước 128
    CHƯƠNG IV. ĐIỆU NHẢY SLOW FOXTROT 129
    Các chú ý chung 129
    Bước đi bộ tiến và lùi 131
    Bước chèo thuyền 131
    Bước 3 bước 134
    Bước quay phải 135
    Bước quay trái 139
    Bước sóng ngược 141
    Bước đổi hướng 145
    Bước quay đẩy ra tư thế đóng 148
    Bước Telemark đóng 150
    Bước Telemark mở 152
    Bước Telemark trôi 154
    Bước chèo thuyền trôi 156
    Bước Telemark quay phải 157
    Bước quay soắn sang phải 159
    Bước đan chân cơ bản 162
    Bước quay lật 164
    Bước xoay ngoài chân 168
    Bước đan chân sang phải 173
    Bước đan chân từ tư thế dạo 175
    Các tổ hợp bước 178
    CHƯƠNG V. ĐIỆU NHẢY TANGO 180
    Các chú ý chung 180
    Các bước dạo 187
    Bước đi bộ tiến, lùi 188
    Bước tiến sang ngang 188
    Bước quay đung đưa 189
    Bước đi bộ chuyển sang tư thế dạo 192
    Bước nối tiến 193
    Bước dạo đóng 294
    Bước dạo mở 296
    Bước corte trái 298
    Bước đung đưa lùi chân trái 200
    Bước đung đưa lùi chân phải 201
    Bước quay trái mở, nữ đối diện 202
    Bước quay trái mở, chân nữ bước ra ngoài 204
    Bước quay trái cơ bản 206
    Bước tiến sang ngang quay trái 207
    Bước quay soắn sang phải 210
    Bước dạo quay phải 213
    Bước nối dạo 215
    Bước 4 bước 217
    Bước dạo lùi 218
    Bước xoay ngoài và quét mũi chân 220
    Bước xoay ngoài chân quay trái 223
    Các tổ hợp bước 225
    CHƯƠNG VI. ĐIỆU NHẢY VAN VIÊN 227
    Các chú ý chung 227
    Bước quay trái 228
    Bước quay phải 230
    Bước tiến đối chân phải và chân trái 232
    Bước lùi đổi chân trái 233
    Bước lùi đổi chân phải 234
    Bước quay vòng 234
    Bước dừng quay vòng trái chuyển quay vòng phải 240
  6. latin_sky

    latin_sky Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0

    Bình cho anh đăng ký một quyển nhé ! anh muốn lấy sớm thì thế nào ( tất nhiên anh là người kinh doanh nên hiểu luật bản quyền tác giả ) thu xếp cho anh lấy sớm trước mọi người nhé ! có gì alô anh số 0903282927

Chia sẻ trang này