1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về các nước Bắc Âu. Trang 8, 9, 10: thông tin chung về các nước. Bài mới: Các em bé Thụy

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi sun_forever, 24/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Gặp gỡ một gia đình trung lưu Thụy Điển
    Meet the Johanssons: Sweden''s average family
    23rd January 2007 15:15 CET
    Many Swedes will tell you that there''s only one law in Sweden that matters, and that''s the mythical Law of Jante, which promotes the idea that being average is the most desirable of personal qualities. It is also a cherished stereotype that Swedes are sticklers for scientific accuracy.
    Many will therefore no doubt be thrilled by the news that state-run Statistics Sweden has compiled a scientific profile of the average Swede.
    Meet the Johanssons: mother Anna and father Lars, aged 42 and 39 respectively, with their two children Johan and Emma. They drive a very lagom Volvo and go on vacation once a year. They are Sweden''s typical family according to a new study by Statistics Sweden.
    Anna and Lars live in a detached house in an urban area. The couple married in 1990, when Anna was 27.
    Both the Johanssons have a full high school education, but did not go to university. They both work full time - Anna in healthcare, Lars in a manufacturing industry.
    Lars earns 28,100 kronor a month, Anna 21,800, leaving the family with a disposable income of 32,000 kronor a month. The family spends an average of 31,300 a month, of which a quarter goes on living expenses.
    This being Sweden, the couple drive a silver-grey Volvo from 2000, with 170,000 kilometres on the clock. They have a home PC and Internet access, but do not own a dog.
    The pair have a fairly healthy lifestyle. Neither Anna nor Lars smokes. Lars is a bit overweight, but Anna is not. She, however, suffers from neck pain. Anna spends three times what Lars spends on underwear and six times as much on personal hygiene.
    The couple together drink a litre of wine, with the family eating 1.2 kilos of candy and 1 kilo of pastry every week.
    The Johansson children were both born in April - Johan in 1990 and Emma in 1993. Both have their own bedrooms and own mobile phones. They both play sports regularly. Emma has a pet, but Johan does not. Johan has a television in his room, but Emma does not.
    Both children spend one or two hours a week on homework. Emma gets 150 kronor a month in pocket money. As the older of the two, Johan gets a little more - 250 kronor a month.
    Exactly where the mythical Johansson family might live depends on how you look at it. Stockholm is the largest city, while Hallsberg is ''Sweden''s demographic centre-point,'' meaning that it is the municipality that most accurately represents the characteristics of the average Swedish town.
    James Savage
    Online: http://www.thelocal.se/6179/

  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đất nước của những người trúng số
    Kỳ 1: ?oThương hiệu toàn cầu?
    Thứ Năm, 24/05/2007, 06:48 (GMT+7)​
    Một nhà xã hội học Mỹ đã từng ví von: ?oSinh ra ở Thụy Điển vào thế kỷ 20, thế kỷ 21 thì coi như đã trúng số?! Thậm chí một người trúng số cũng khó có được cuộc sống sung túc như ở Thụy Điển. Vì sao?
    Mời bạn đọc cùng Tuổi Trẻ ghé thăm Thụy Điển, đất nước Bắc Âu có khoảng 9 triệu dân đang là biểu tượng của sự phồn vinh thuộc vào loại bậc nhất châu Âu và thế giới.

    TT - Người Thụy Điển đang sở hữu rất nhiều ?othương hiệu toàn cầu?: giải thưởng Nobel, độ C bách phân (Celsius), ban nhạc ABBA, xe hơi Volvo, tủ lạnh Electrolux, đồ nội thất IKEA, vodka Absolut, điện thoại di động Ericsson... Bản thân ?omô hình Thụy Điển? cũng là một ?othương hiệu? lừng lẫy - mô hình nhà nước của phúc lợi xã hội toàn dân, với GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 31.600 USD.
    Xứ sở của... miễn phí!
    Giá cả sinh hoạt của Thụy Điển thuộc vào loại đắt đỏ nhất thế giới. Một trái chuối xanh giá 2 couron (gần 5.000 đồng VN). Một cái hot-dog kiểu Pháp bán ở lề đường Stockholm gồm một ổ bánh mì ba-ghết khoét ruột, cắm trọn cái xúc xích dài chưa hết gang tay, pha với sốt ớt, sốt cà chua, ăn vào là mất đứt 20 couron. Một đĩa phi lê cá chiên kèm khoai tây và vài cọng rau lấy mất của bạn 90 couron. Bó hoa cỡ trung bình 50 couron, vé tham quan bảo tàng 80 couron, đôi giày loại thường trên 300 couron... Dân xứ ta sang đây mà ngày nào cũng nhẩm tính chuyện ăn xài theo VN đồng thì sớm muộn gì cũng... đứt ruột.
    Ấy thế mà đất nước Bắc Âu này lại nổi tiếng thế giới về những khoản miễn phí dành cho công dân nước mình. Trẻ em Thụy Điển được chăm sóc miễn phí từ khi còn trong bụng mẹ. Khi sinh ra, các em được gửi đến các nhà trẻ miễn phí. Lúc cắp sách đến trường, toàn bộ hệ thống giáo dục đều miễn phí. Hệ thống bảo hiểm sức khỏe đảm bảo mọi người được chăm sóc y tế, hỗ trợ thuốc men, thậm chí cả chi phí chăm sóc răng miệng. Người cao tuổi được nhà nước chăm lo đầy đủ. Thụy Điển có một hệ thống tài chính hỗ trợ nhà ở, trợ cấp thất nghiệp, trả lương khi người lao động đau ốm, trợ cấp cho gia đình có trẻ con và nhiều hình thức hỗ trợ xã hội khác... Tóm lại, người Thụy Điển thường bị ?oanh em tứ hải? ghen tị mà chế giễu là những người được nhà nước ?ocơm bưng nước rót? từ khi khóc chào đời đến lúc cười xuống mồ.
    [​IMG]
    Quảng trường Sergel nổi tiếng ở trung tâm Stockholm là nơi thường xuyên tổ chức hội chợ, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, và cũng là nơi tụ tập cử tri để các ứng cử viên tranh cử, nơi các nhóm đảng phái hoặc các lực lượng xã hội biểu tình, bày tỏ chính kiến - Ảnh: D.Trường
    Thụy Điển có một hệ thống phúc lợi xã hội dựa trên việc đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao, nhằm chia sẻ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm mọi công dân dù trong hoàn cảnh nào cũng hoàn toàn yên tâm về những bảo đảm cho các nhu cầu cơ bản. Dân trí lại rất cao. Nguời Thụy Điển được xếp vào nhóm những người đọc báo nhiều nhất thế giới, cả nước có khoảng 170 nhật báo với hơn 4 triệu bản in, nghĩa là hằng ngày cứ hai người thì có một tờ báo cầm tay. Internet phổ cập đến 90% người dân. Nước này áp dụng chính sách giáo dục song ngữ, mỗi học sinh được học tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh nên thanh niên Thụy Điển nói tiếng Anh như... gió biển Baltic, có thể đi khắp nơi làm công dân toàn cầu.
    Cuộc sống no đủ nên ngay cả những người bán hàng ăn trên phố cũng ?odọn gánh? rất sớm. Phần lớn các tiệm ăn chỉ buôn bán cho đến xế chiều. Sau 18 giờ chiều, cửa hàng cửa tiệm đều đóng cửa cài then, chỉ số ít siêu thị, nhà hàng, vài trung tâm thương mại còn mở, mà cũng chỉ đến 21 giờ là khóa sổ, làm những du khách dạo bộ phố khuya tiếc ngẩn ngơ.
    Chè Thái, gái... Thụy Điển!
    Cho phép tôi đem toàn bộ cổ phiếu cá nhân của mình ra mà ?othề? rằng: phụ nữ Thụy Điển xinh đẹp nhất châu Âu, thậm chí phải là hạng nhì thế giới, nghĩa là chỉ xếp sau... phụ nữ VN mà thôi! Kết luận này không phải căn cứ vào số lượng và ?ochất lượng? các cô minh tinh, hoa hậu, người mẫu nước này xuất hiện trên báo chí, phim ảnh, truyền hình, poster, banner đường phố..., mà là dựa vào trung bình cộng ?onhan sắc? của toàn bộ phụ nữ mọi lứa tuổi mà tôi đã bắt gặp trong thời gian ngây ngất ở xứ sở phương Bắc này, rồi đem nhân với ý kiến của tất cả đàn ông mà tôi quen biết đã từng đến đây!
    Đa số các nàng tóc vàng, mắt xanh. Có khi tóc vàng được thay bằng màu hạt dẻ, bạch kim hoặc nâu. Mắt luôn nhuộm màu của nước hồ xanh màu trời, rất trong và có chiều sâu. Ai cũng mũi cao thanh tú, môi đỏ như thịt cá hồi, da trắng như tuyết trên núi cao, và đặc biệt là chân dài rất... xa! Mỗi lần đi ngang qua các cửa hàng cửa hiệu thời trang dành cho quí bà, nhiều lúc tôi bỗng dưng tràn trề mặc cảm về chiều cao của mình khi nhìn thấy những bộ trang phục của những cô nàng có mức sàn từ 1,70m.
    [​IMG]
    Có phải đời sống sung túc, thiên nhiên Bắc Âu tuyệt vời... đã làm nên nhan sắc Thụy Điển
    Nhưng càng ?osay đắm? nhan sắc phụ nữ Thụy Điển bao nhiêu, tôi lại càng ?obuồn giận? cánh đàn ông xứ này bấy nhiêu! Ngoài phố, bạn thường gặp cảnh các ông bố đẩy xe nôi hoặc dắt tay con, trong khi người mẹ một mình tung tăng cười nói. Vào nhà, có thể bạn sẽ thấy anh chồng vào bếp nấu nướng (mà lại nấu nướng rất ngon!) hoặc tắm rửa cho con, trong khi vợ xem tivi hoặc đang làm việc trên laptop. Các anh lại không nhậu nhẹt gì, vì rượu được quản lý rất chặt chẽ, chỉ được bán trong một hệ thống cửa hàng riêng biệt, và các nhà hàng, quán bar phải có giấy phép riêng mới được kinh doanh chuyện ?olai rai?. Ở đất nước này, mại dâm là bất hợp pháp, và khi bị bắt quả tang, nhà chức trách không đụng chạm đến các ?onàng Kiều? mà chỉ tập trung phạt tiền rất nặng những kẻ ?omua hoa?...
    Đàn ông Thụy Điển ngoan hiền quá, nghiêm túc quá, nhưng lại làm ?ogương xấu? cho chị em nước khác có cớ mà ?odạy dỗ? các đức ông chồng. Tôi cứ có một suy nghĩ ?otăm tối? là đừng nên để chị em xứ ta đi du lịch Thụy Điển làm chi cho... hậu quả nghiêm trọng với các ông chồng!
    DUYÊN TRƯỜNG
    Vương quốc Thụy Điển nằm trên bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Thụy Điển là Stockholm (dân số 783.000 người), diện tích 449.964 km².
    ?oMô hình Thụy Điển?, một khái niệm của thập niên 1970, tức chỉ hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp, là kết quả của sự phát triển hàng trăm năm. Từ năm 1890-1930, một phần cơ sở cho một hệ thống phúc lợi xã hội đã thành hình, bắt đầu được đẩy mạnh. Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển chăm lo tất cả mọi người từ trẻ em (thông qua hệ thống chăm sóc trẻ em của làng xã) cho đến những người về hưu (thông qua hệ thống chăm sóc người già của làng xã).
    (Nguồn: Wikipedia)

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202507&ChannelID=89
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đất nước của những người trúng số
    Kỳ 1: ?oThương hiệu toàn cầu?
    Thứ Năm, 24/05/2007, 06:48 (GMT+7)​
    Một nhà xã hội học Mỹ đã từng ví von: ?oSinh ra ở Thụy Điển vào thế kỷ 20, thế kỷ 21 thì coi như đã trúng số?! Thậm chí một người trúng số cũng khó có được cuộc sống sung túc như ở Thụy Điển. Vì sao?
    Mời bạn đọc cùng Tuổi Trẻ ghé thăm Thụy Điển, đất nước Bắc Âu có khoảng 9 triệu dân đang là biểu tượng của sự phồn vinh thuộc vào loại bậc nhất châu Âu và thế giới.

    TT - Người Thụy Điển đang sở hữu rất nhiều ?othương hiệu toàn cầu?: giải thưởng Nobel, độ C bách phân (Celsius), ban nhạc ABBA, xe hơi Volvo, tủ lạnh Electrolux, đồ nội thất IKEA, vodka Absolut, điện thoại di động Ericsson... Bản thân ?omô hình Thụy Điển? cũng là một ?othương hiệu? lừng lẫy - mô hình nhà nước của phúc lợi xã hội toàn dân, với GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 31.600 USD.
    Xứ sở của... miễn phí!
    Giá cả sinh hoạt của Thụy Điển thuộc vào loại đắt đỏ nhất thế giới. Một trái chuối xanh giá 2 couron (gần 5.000 đồng VN). Một cái hot-dog kiểu Pháp bán ở lề đường Stockholm gồm một ổ bánh mì ba-ghết khoét ruột, cắm trọn cái xúc xích dài chưa hết gang tay, pha với sốt ớt, sốt cà chua, ăn vào là mất đứt 20 couron. Một đĩa phi lê cá chiên kèm khoai tây và vài cọng rau lấy mất của bạn 90 couron. Bó hoa cỡ trung bình 50 couron, vé tham quan bảo tàng 80 couron, đôi giày loại thường trên 300 couron... Dân xứ ta sang đây mà ngày nào cũng nhẩm tính chuyện ăn xài theo VN đồng thì sớm muộn gì cũng... đứt ruột.
    Ấy thế mà đất nước Bắc Âu này lại nổi tiếng thế giới về những khoản miễn phí dành cho công dân nước mình. Trẻ em Thụy Điển được chăm sóc miễn phí từ khi còn trong bụng mẹ. Khi sinh ra, các em được gửi đến các nhà trẻ miễn phí. Lúc cắp sách đến trường, toàn bộ hệ thống giáo dục đều miễn phí. Hệ thống bảo hiểm sức khỏe đảm bảo mọi người được chăm sóc y tế, hỗ trợ thuốc men, thậm chí cả chi phí chăm sóc răng miệng. Người cao tuổi được nhà nước chăm lo đầy đủ. Thụy Điển có một hệ thống tài chính hỗ trợ nhà ở, trợ cấp thất nghiệp, trả lương khi người lao động đau ốm, trợ cấp cho gia đình có trẻ con và nhiều hình thức hỗ trợ xã hội khác... Tóm lại, người Thụy Điển thường bị ?oanh em tứ hải? ghen tị mà chế giễu là những người được nhà nước ?ocơm bưng nước rót? từ khi khóc chào đời đến lúc cười xuống mồ.
    [​IMG]
    Quảng trường Sergel nổi tiếng ở trung tâm Stockholm là nơi thường xuyên tổ chức hội chợ, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, và cũng là nơi tụ tập cử tri để các ứng cử viên tranh cử, nơi các nhóm đảng phái hoặc các lực lượng xã hội biểu tình, bày tỏ chính kiến - Ảnh: D.Trường
    Thụy Điển có một hệ thống phúc lợi xã hội dựa trên việc đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao, nhằm chia sẻ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm mọi công dân dù trong hoàn cảnh nào cũng hoàn toàn yên tâm về những bảo đảm cho các nhu cầu cơ bản. Dân trí lại rất cao. Nguời Thụy Điển được xếp vào nhóm những người đọc báo nhiều nhất thế giới, cả nước có khoảng 170 nhật báo với hơn 4 triệu bản in, nghĩa là hằng ngày cứ hai người thì có một tờ báo cầm tay. Internet phổ cập đến 90% người dân. Nước này áp dụng chính sách giáo dục song ngữ, mỗi học sinh được học tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh nên thanh niên Thụy Điển nói tiếng Anh như... gió biển Baltic, có thể đi khắp nơi làm công dân toàn cầu.
    Cuộc sống no đủ nên ngay cả những người bán hàng ăn trên phố cũng ?odọn gánh? rất sớm. Phần lớn các tiệm ăn chỉ buôn bán cho đến xế chiều. Sau 18 giờ chiều, cửa hàng cửa tiệm đều đóng cửa cài then, chỉ số ít siêu thị, nhà hàng, vài trung tâm thương mại còn mở, mà cũng chỉ đến 21 giờ là khóa sổ, làm những du khách dạo bộ phố khuya tiếc ngẩn ngơ.
    Chè Thái, gái... Thụy Điển!
    Cho phép tôi đem toàn bộ cổ phiếu cá nhân của mình ra mà ?othề? rằng: phụ nữ Thụy Điển xinh đẹp nhất châu Âu, thậm chí phải là hạng nhì thế giới, nghĩa là chỉ xếp sau... phụ nữ VN mà thôi! Kết luận này không phải căn cứ vào số lượng và ?ochất lượng? các cô minh tinh, hoa hậu, người mẫu nước này xuất hiện trên báo chí, phim ảnh, truyền hình, poster, banner đường phố..., mà là dựa vào trung bình cộng ?onhan sắc? của toàn bộ phụ nữ mọi lứa tuổi mà tôi đã bắt gặp trong thời gian ngây ngất ở xứ sở phương Bắc này, rồi đem nhân với ý kiến của tất cả đàn ông mà tôi quen biết đã từng đến đây!
    Đa số các nàng tóc vàng, mắt xanh. Có khi tóc vàng được thay bằng màu hạt dẻ, bạch kim hoặc nâu. Mắt luôn nhuộm màu của nước hồ xanh màu trời, rất trong và có chiều sâu. Ai cũng mũi cao thanh tú, môi đỏ như thịt cá hồi, da trắng như tuyết trên núi cao, và đặc biệt là chân dài rất... xa! Mỗi lần đi ngang qua các cửa hàng cửa hiệu thời trang dành cho quí bà, nhiều lúc tôi bỗng dưng tràn trề mặc cảm về chiều cao của mình khi nhìn thấy những bộ trang phục của những cô nàng có mức sàn từ 1,70m.
    [​IMG]
    Có phải đời sống sung túc, thiên nhiên Bắc Âu tuyệt vời... đã làm nên nhan sắc Thụy Điển
    Nhưng càng ?osay đắm? nhan sắc phụ nữ Thụy Điển bao nhiêu, tôi lại càng ?obuồn giận? cánh đàn ông xứ này bấy nhiêu! Ngoài phố, bạn thường gặp cảnh các ông bố đẩy xe nôi hoặc dắt tay con, trong khi người mẹ một mình tung tăng cười nói. Vào nhà, có thể bạn sẽ thấy anh chồng vào bếp nấu nướng (mà lại nấu nướng rất ngon!) hoặc tắm rửa cho con, trong khi vợ xem tivi hoặc đang làm việc trên laptop. Các anh lại không nhậu nhẹt gì, vì rượu được quản lý rất chặt chẽ, chỉ được bán trong một hệ thống cửa hàng riêng biệt, và các nhà hàng, quán bar phải có giấy phép riêng mới được kinh doanh chuyện ?olai rai?. Ở đất nước này, mại dâm là bất hợp pháp, và khi bị bắt quả tang, nhà chức trách không đụng chạm đến các ?onàng Kiều? mà chỉ tập trung phạt tiền rất nặng những kẻ ?omua hoa?...
    Đàn ông Thụy Điển ngoan hiền quá, nghiêm túc quá, nhưng lại làm ?ogương xấu? cho chị em nước khác có cớ mà ?odạy dỗ? các đức ông chồng. Tôi cứ có một suy nghĩ ?otăm tối? là đừng nên để chị em xứ ta đi du lịch Thụy Điển làm chi cho... hậu quả nghiêm trọng với các ông chồng!
    DUYÊN TRƯỜNG
    Vương quốc Thụy Điển nằm trên bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Thụy Điển là Stockholm (dân số 783.000 người), diện tích 449.964 km².
    ?oMô hình Thụy Điển?, một khái niệm của thập niên 1970, tức chỉ hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp, là kết quả của sự phát triển hàng trăm năm. Từ năm 1890-1930, một phần cơ sở cho một hệ thống phúc lợi xã hội đã thành hình, bắt đầu được đẩy mạnh. Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển chăm lo tất cả mọi người từ trẻ em (thông qua hệ thống chăm sóc trẻ em của làng xã) cho đến những người về hưu (thông qua hệ thống chăm sóc người già của làng xã).
    (Nguồn: Wikipedia)

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202507&ChannelID=89
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đất Nước Của Những Người Trúng Số
    Kỳ 2: Thiên nhiên bên cửa
    Thứ Sáu, 25/05/2007, 05:07​
    TT - Từ Amsterdam (Hà Lan), chiếc máy bay của Hãng hàng không Hà Lan KLM lao đi theo cách đi bóng của các tuyển thủ cơn lốc màu da cam, nên dù chỉ bay hơn thời gian một hiệp đấu bóng đá, chúng tôi ai cũng hoa mắt, ù tai, có người phải nôn thốc nôn tháo khi đặt chân xuống sân bay Copenhagen.
    Nhưng ngay khi chiếc xe ca vượt biển trên chiếc cầu nối Đan Mạch - Thụy Điển, chúng tôi lập tức bỏ lại tất cả mệt nhọc xuống đại dương để tận hưởng một bức tranh thiên nhiên ba chiều ?ohoành tráng? bên ngoài cửa kính ôtô.

    ?oTrợ cấp... mùa xuân?
    Thụy Điển có 50% diện tích lãnh thổ là rừng. Những cánh rừng thông, linh sam, bạch dương được chăm sóc thuộc vào loại tốt nhất thế giới. Rừng phủ lên núi, chạy dọc theo những cánh đồng và bao quanh các thành phố.
    Thụy Điển có khoảng 10 vạn cái hồ, nối liền với một hệ thống sông ngòi xuyên rừng chảy về phía đông. Đất nước Bắc Âu này có hơn 2.700km bờ biển và khoảng 221.800 hòn đảo.
    Năm 1910, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên.
    Từ thành phố cửa ngõ phía nam Malmo, quốc lộ E22 đưa chúng tôi đi dọc theo bờ biển phía đông Thụy Điển. Mùa này, băng tuyết vẫn bám chặt núi rừng phía bắc, nhưng ở đây mùa xuân đã đến. Những cánh đồng mùa xuân chưa cày hái chạy dài khắp nơi, trang trại nối tiếp trang trại với những hàng rào gỗ chạy mãi khuất phía sau đồi. Những đống củi được chặt xếp gọn gàng, nhà kính ươm giống lấp lóa sương, vài chú ngựa còn mặc áo ấm, những chiếc xe hơi đậu bên hông vườn và những chiếc thang gỗ gác lên những mái nhà xám, đen hoặc đỏ của những ngôi nhà không cao quá hai tầng, nằm nhỏ bé giữa mênh mông đồi, mênh mông núi. Lúc này, màu xanh là độc quyền của thông và linh sam.
    Chúng tôi vượt biển để đến hòn đảo lớn thứ nhì Thụy Điển mang tên Oland. Cả hòn đảo như một trang trại khổng lồ, vừa qua những ngày ngủ đông lạnh giá và ẩm ướt, đang dọn mình chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Những cánh đồng hiện chỉ có đất trộn với cỏ đang hồi sinh và những vũng lầy do tuyết tan chưa hết, nay mai sẽ được lấp đầy bằng những bạt ngàn dâu tây, khoai tây, củ cải đường... Cối xay gió, những bia đá dấu tích một thời Viking, những nghĩa trang nhỏ bé nằm yên lặng trong khuôn viên nhà thờ... giữ cho Oland cái vẻ vừa xưa cũ, vừa hoang sơ. Nông dân nơi này đều được nhà nước trợ cấp thường xuyên hằng năm không chỉ để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà còn nhằm giúp nông dân không vì miếng cơm manh áo mà xẻ núi, phá rừng, chặt cây, hơn nữa còn góp công bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Tôi thích thú đặt tên cho loại trợ cấp này là ?otrợ cấp... mùa xuân? - trợ cấp cho sự sinh sôi cây trái, cỏ hoa, cho màu xanh nảy nở và sức sống bền lâu của núi đồi, sông suối.
    [​IMG]
    Mùa xuân trên đảo Oland​
    Trên đảo Oland có những tấm bảng cấm du khách leo vào các cối xay gió vào mùa này, mùa chim có thể làm tổ bên trong. Gabriel Norevik là giám đốc trạm nghiên cứu chim di trú thuộc Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Ottenby, nằm ở mũi đảo phía nam Oland, nơi biển Baltic reo vui với gió xuân và những đàn thiên nga đùa trên sóng. Gabriel đưa chúng tôi đi thăm nơi anh đã tình nguyện có mặt suốt bốn năm qua cùng đồng nghiệp nhẫn nại làm công việc gắn vòng cho từng chú chim di trú theo đàn hai mùa xuân thu ?oquá cảnh? đến đây trung bình 20.000 con/năm. Lúc này, chẳng có lấy một chú chim nào kịp bay đến để ?ochiêu đãi? du khách, đến nỗi Gabriel phải dùng một con vịt đồ chơi bằng nhựa để làm ?ogiáo cụ trực quan? khi giải thích cách anh đón chim như thế nào, đeo vòng cho chim như thế nào... Nhưng tình yêu mà Gabriel dành cho thế giới loài chim, suốt từ năm lên 10 tuổi đến nay, vẫn hiện ra rất cháy bỏng nơi ánh mắt, giọng nói, điệu bộ... của chàng trai tuổi 8X này. Xem ra, ở đây chim được xếp vào ?otầng lớp thượng lưu? chứ chẳng phải đùa.
    Có con người là có hoa
    Những ngày ở Stockholm, tôi thường lần tìm theo tiếng chim trời, tưởng chỉ vọng vào từ vịnh biển. Nhưng nhờ bàn tay dẫn đường của gió mà phát hiện vô vàn những ao hồ, bãi cỏ, công viên, rừng cây thênh thang chen giữa phố xá, bạn cùng chim muông, khiến cho Stockholm như một đô thị giữa rừng, mà tiếng chim là quà tặng của đất trời ban cho người dân Thụy Điển mỗi ngày bên cổng rào. Một mẩu tin của Reuters vào tháng 2-2007 cho biết cảnh sát đã bắt ?oquả tang? một cụ bà đang nuôi bầy thiên nga 11 con suốt sáu năm trời trong căn hộ 25m2 của bà ở Stockholm. Cụ bà không được nêu tên tuổi này chắc chắn sẽ gặp rắc rối to vì luật bảo vệ động vật, dù theo lời khai của bà, sở dĩ bà nuôi chúng vì đã tìm thấy chúng trong tình trạng thương tật. Dĩ nhiên, cảnh sát đã tịch thu và chuyển hết bầy thiên nga này về khu bảo tồn thiên nhiên gần nhất.
    [​IMG]
    Chợ hoa ở Slusen (Stockholm)- Ảnh: Đ.Dũng​
    Trên mảnh đất Bắc Âu xinh đẹp này, tình yêu sâu đậm với thiên nhiên tồn tại như một tôn giáo không nghi lễ. Ở đây, tên đất, tên người thường mượn tên hoa lá, cỏ cây. Nơi đâu cũng có những khu bảo tồn thiên nhiên. Và không có nước nào như Thụy Điển lại có luật cho phép bạn được tự do đi lại, vui chơi trong thiên nhiên, dù là đồng cỏ, hồ ao, rừng cây hay trang trại thuộc sở hữu của bất kỳ ai, miễn là không làm gì phá hoại đến tài sản người khác và môi trường tự nhiên. Các gia đình Thụy Điển thường cùng đi dạo, đi xe đạp trong công viên, đi câu cá ở miền quê, cắm trại trong rừng với những chiếc xe có rơmooc như những căn nhà di động. Và ở quần đảo Stockholm, nơi hồ Maralen và biển Baltic gặp nhau với 24.000 đảo lớn nhỏ xếp thành hình cánh quạt, đang chứa hơn nửa triệu chiếc thuyền buồm và canô của tư nhân, cùng không biết bao nhiêu những nhà nghỉ cá nhân thường xuyên đón chủ vào những dịp cuối tuần.
    Và tôi đã học được cách thôi ngạc nhiên khi thấy ở Thụy Điển cứ có nhà cửa, có con người là có hoa. Hoa có mặt ở khắp nơi. Hoa mọc trên mặt đất. Hoa trồng trong chậu. Hoa đủ màu, đủ sắc chen lá xanh, cỏ xanh. Từ trong cửa sổ nhìn ra, thấy hoa ngoài vườn, ngoài sân, bên hàng rào. Từ ngoài đường nhìn vào, lúc nào cũng thấy hoa bên bậu cửa sổ. Và có cả nến. Nến trên bàn ăn, trong phòng khách, bên hành lang, trên giá sách, giá đàn, vách tường... Nến cắm trên giá nến, nến cháy trong ly, trong bình, trên đĩa... Nến cháy không khói và không chảy thành dòng. Chân nến, giá nến với vô vàn kiểu dáng, chất liệu được bày bán khắp nơi. Gia đình nào cũng có hàng thùng nến trong nhà. ?oTrong ngọn lửa của nến, tất cả mọi sức mạnh của thiên nhiên đều hoạt động: sáp, bấc, lửa, không khí hợp nhất trong ngọn lửa cháy bỏng, linh động, có màu sắc. Bản thân chúng là một tổng hợp tất cả yếu tố của thiên nhiên? - nhà thơ Đức Friederich Novalis đã viết như thế về sự hiện diện của nến trong mái nhà của con người.
    DUYÊN TRƯỜNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202667&ChannelID=89
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 28/05/2007
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đất Nước Của Những Người Trúng Số
    Kỳ 2: Thiên nhiên bên cửa
    Thứ Sáu, 25/05/2007, 05:07​
    TT - Từ Amsterdam (Hà Lan), chiếc máy bay của Hãng hàng không Hà Lan KLM lao đi theo cách đi bóng của các tuyển thủ cơn lốc màu da cam, nên dù chỉ bay hơn thời gian một hiệp đấu bóng đá, chúng tôi ai cũng hoa mắt, ù tai, có người phải nôn thốc nôn tháo khi đặt chân xuống sân bay Copenhagen.
    Nhưng ngay khi chiếc xe ca vượt biển trên chiếc cầu nối Đan Mạch - Thụy Điển, chúng tôi lập tức bỏ lại tất cả mệt nhọc xuống đại dương để tận hưởng một bức tranh thiên nhiên ba chiều ?ohoành tráng? bên ngoài cửa kính ôtô.

    ?oTrợ cấp... mùa xuân?
    Thụy Điển có 50% diện tích lãnh thổ là rừng. Những cánh rừng thông, linh sam, bạch dương được chăm sóc thuộc vào loại tốt nhất thế giới. Rừng phủ lên núi, chạy dọc theo những cánh đồng và bao quanh các thành phố.
    Thụy Điển có khoảng 10 vạn cái hồ, nối liền với một hệ thống sông ngòi xuyên rừng chảy về phía đông. Đất nước Bắc Âu này có hơn 2.700km bờ biển và khoảng 221.800 hòn đảo.
    Năm 1910, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên.
    Từ thành phố cửa ngõ phía nam Malmo, quốc lộ E22 đưa chúng tôi đi dọc theo bờ biển phía đông Thụy Điển. Mùa này, băng tuyết vẫn bám chặt núi rừng phía bắc, nhưng ở đây mùa xuân đã đến. Những cánh đồng mùa xuân chưa cày hái chạy dài khắp nơi, trang trại nối tiếp trang trại với những hàng rào gỗ chạy mãi khuất phía sau đồi. Những đống củi được chặt xếp gọn gàng, nhà kính ươm giống lấp lóa sương, vài chú ngựa còn mặc áo ấm, những chiếc xe hơi đậu bên hông vườn và những chiếc thang gỗ gác lên những mái nhà xám, đen hoặc đỏ của những ngôi nhà không cao quá hai tầng, nằm nhỏ bé giữa mênh mông đồi, mênh mông núi. Lúc này, màu xanh là độc quyền của thông và linh sam.
    Chúng tôi vượt biển để đến hòn đảo lớn thứ nhì Thụy Điển mang tên Oland. Cả hòn đảo như một trang trại khổng lồ, vừa qua những ngày ngủ đông lạnh giá và ẩm ướt, đang dọn mình chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Những cánh đồng hiện chỉ có đất trộn với cỏ đang hồi sinh và những vũng lầy do tuyết tan chưa hết, nay mai sẽ được lấp đầy bằng những bạt ngàn dâu tây, khoai tây, củ cải đường... Cối xay gió, những bia đá dấu tích một thời Viking, những nghĩa trang nhỏ bé nằm yên lặng trong khuôn viên nhà thờ... giữ cho Oland cái vẻ vừa xưa cũ, vừa hoang sơ. Nông dân nơi này đều được nhà nước trợ cấp thường xuyên hằng năm không chỉ để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà còn nhằm giúp nông dân không vì miếng cơm manh áo mà xẻ núi, phá rừng, chặt cây, hơn nữa còn góp công bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Tôi thích thú đặt tên cho loại trợ cấp này là ?otrợ cấp... mùa xuân? - trợ cấp cho sự sinh sôi cây trái, cỏ hoa, cho màu xanh nảy nở và sức sống bền lâu của núi đồi, sông suối.
    [​IMG]
    Mùa xuân trên đảo Oland​
    Trên đảo Oland có những tấm bảng cấm du khách leo vào các cối xay gió vào mùa này, mùa chim có thể làm tổ bên trong. Gabriel Norevik là giám đốc trạm nghiên cứu chim di trú thuộc Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Ottenby, nằm ở mũi đảo phía nam Oland, nơi biển Baltic reo vui với gió xuân và những đàn thiên nga đùa trên sóng. Gabriel đưa chúng tôi đi thăm nơi anh đã tình nguyện có mặt suốt bốn năm qua cùng đồng nghiệp nhẫn nại làm công việc gắn vòng cho từng chú chim di trú theo đàn hai mùa xuân thu ?oquá cảnh? đến đây trung bình 20.000 con/năm. Lúc này, chẳng có lấy một chú chim nào kịp bay đến để ?ochiêu đãi? du khách, đến nỗi Gabriel phải dùng một con vịt đồ chơi bằng nhựa để làm ?ogiáo cụ trực quan? khi giải thích cách anh đón chim như thế nào, đeo vòng cho chim như thế nào... Nhưng tình yêu mà Gabriel dành cho thế giới loài chim, suốt từ năm lên 10 tuổi đến nay, vẫn hiện ra rất cháy bỏng nơi ánh mắt, giọng nói, điệu bộ... của chàng trai tuổi 8X này. Xem ra, ở đây chim được xếp vào ?otầng lớp thượng lưu? chứ chẳng phải đùa.
    Có con người là có hoa
    Những ngày ở Stockholm, tôi thường lần tìm theo tiếng chim trời, tưởng chỉ vọng vào từ vịnh biển. Nhưng nhờ bàn tay dẫn đường của gió mà phát hiện vô vàn những ao hồ, bãi cỏ, công viên, rừng cây thênh thang chen giữa phố xá, bạn cùng chim muông, khiến cho Stockholm như một đô thị giữa rừng, mà tiếng chim là quà tặng của đất trời ban cho người dân Thụy Điển mỗi ngày bên cổng rào. Một mẩu tin của Reuters vào tháng 2-2007 cho biết cảnh sát đã bắt ?oquả tang? một cụ bà đang nuôi bầy thiên nga 11 con suốt sáu năm trời trong căn hộ 25m2 của bà ở Stockholm. Cụ bà không được nêu tên tuổi này chắc chắn sẽ gặp rắc rối to vì luật bảo vệ động vật, dù theo lời khai của bà, sở dĩ bà nuôi chúng vì đã tìm thấy chúng trong tình trạng thương tật. Dĩ nhiên, cảnh sát đã tịch thu và chuyển hết bầy thiên nga này về khu bảo tồn thiên nhiên gần nhất.
    [​IMG]
    Chợ hoa ở Slusen (Stockholm)- Ảnh: Đ.Dũng​
    Trên mảnh đất Bắc Âu xinh đẹp này, tình yêu sâu đậm với thiên nhiên tồn tại như một tôn giáo không nghi lễ. Ở đây, tên đất, tên người thường mượn tên hoa lá, cỏ cây. Nơi đâu cũng có những khu bảo tồn thiên nhiên. Và không có nước nào như Thụy Điển lại có luật cho phép bạn được tự do đi lại, vui chơi trong thiên nhiên, dù là đồng cỏ, hồ ao, rừng cây hay trang trại thuộc sở hữu của bất kỳ ai, miễn là không làm gì phá hoại đến tài sản người khác và môi trường tự nhiên. Các gia đình Thụy Điển thường cùng đi dạo, đi xe đạp trong công viên, đi câu cá ở miền quê, cắm trại trong rừng với những chiếc xe có rơmooc như những căn nhà di động. Và ở quần đảo Stockholm, nơi hồ Maralen và biển Baltic gặp nhau với 24.000 đảo lớn nhỏ xếp thành hình cánh quạt, đang chứa hơn nửa triệu chiếc thuyền buồm và canô của tư nhân, cùng không biết bao nhiêu những nhà nghỉ cá nhân thường xuyên đón chủ vào những dịp cuối tuần.
    Và tôi đã học được cách thôi ngạc nhiên khi thấy ở Thụy Điển cứ có nhà cửa, có con người là có hoa. Hoa có mặt ở khắp nơi. Hoa mọc trên mặt đất. Hoa trồng trong chậu. Hoa đủ màu, đủ sắc chen lá xanh, cỏ xanh. Từ trong cửa sổ nhìn ra, thấy hoa ngoài vườn, ngoài sân, bên hàng rào. Từ ngoài đường nhìn vào, lúc nào cũng thấy hoa bên bậu cửa sổ. Và có cả nến. Nến trên bàn ăn, trong phòng khách, bên hành lang, trên giá sách, giá đàn, vách tường... Nến cắm trên giá nến, nến cháy trong ly, trong bình, trên đĩa... Nến cháy không khói và không chảy thành dòng. Chân nến, giá nến với vô vàn kiểu dáng, chất liệu được bày bán khắp nơi. Gia đình nào cũng có hàng thùng nến trong nhà. ?oTrong ngọn lửa của nến, tất cả mọi sức mạnh của thiên nhiên đều hoạt động: sáp, bấc, lửa, không khí hợp nhất trong ngọn lửa cháy bỏng, linh động, có màu sắc. Bản thân chúng là một tổng hợp tất cả yếu tố của thiên nhiên? - nhà thơ Đức Friederich Novalis đã viết như thế về sự hiện diện của nến trong mái nhà của con người.
    DUYÊN TRƯỜNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202667&ChannelID=89
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 28/05/2007
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đất Nước Của Những Người Trúng Số
    Kỳ 3: Xứ sở của bảo tàng
    Thứ Bảy, 26/05/2007, 06:03 (GMT+7)​
    TT - Đến Thụy Điển, du khách vẫn thường bắt gặp cảnh từng đoàn học sinh tíu tít theo chân các thầy cô giáo, hoặc đám con cháu nắm tay bố mẹ, ông bà tung tăng tại các bảo tàng. Cả nước Thụy Điển có khoảng 300 bảo tàng, chỉ riêng thủ đô Stockholm có đến 71 cái!
    Bảo tàng thuyền độc nhất vô nhị
    Một buổi sớm cuối tuần, từ Slussen, chúng tôi đi bộ qua cầu đến phố Skeppsbron để đón phà đi Djurgarden. Trên phà, gió lạnh không át nổi tiếng cười nói sôi nổi của một nhóm nữ sinh Pháp và một tốp du khách Trung Quốc đang tò mò ngắm nhìn biển sóng, thiên nga và những con tàu bên bờ cảng Stockholm.
    Tất cả đều cùng một điểm đến: Bảo tàng Vasa - nơi trưng bày một con tàu có số phận kỳ lạ. Đó là chiếc tàu chiến hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ với 64 cỗ đại pháo, được đóng để phục vụ cuộc chiến tranh của nhà vua Gustavus Adolphus. Tàu được đóng trong vài năm, nhưng khi hạ thủy thì đã chìm một cách bất ngờ chỉ sau vài phút khởi hành, và ngủ yên suốt 333 năm (1628-1961) dưới đáy biển ở độ sâu 30m.
    Vào ngày 24-4-1961, người Thụy Điển làm kinh ngạc thế giới khi đã trục vớt gần như nguyên vẹn con tàu chiến dài hơn 60m, cao khoảng 40m - di vật hàng hải hoàn chỉnh nhất từ thế kỷ 17. Đó là công trình năm năm làm việc cật lực của chuyên gia Ander Frazen. Và liên tục sau đó với hàng chục năm phục chế tỉ mỉ, chu đáo, đến năm 1990 bảo tàng của con tàu Vasa chính thức khánh thành (dù từ năm 1962 đã mở cửa tạm cho du khách tham quan).
    [​IMG]
    Người Thụy Điển làm kinh ngạc thế giới khi còn giữ nguyên vẹn chiếc tàu chiến có từ thế kỷ 17 - Ảnh: D.TRƯỜNG​
    Chiếc vé 80 couron đưa du khách vào một gian đại sảnh với ánh sáng mờ ảo, đủ tạo nên cảm giác về một con tàu đã chết, chìm sâu dưới đáy đại dương. Con tàu đứng sừng sững với dàn cột buồm, dây chão, cánh buồm như lúc nó vừa giong buồm ra khơi. Bên hông tàu là những ô cửa để hướng nòng pháo ra ngoài. Thân tàu được chạm khắc những tượng sư tử, nàng tiên cá, chiến binh La Mã và các vị thần Hi Lạp.
    Xung quanh đại sảnh là các khu trưng bày được tổ chức với nhiều tầng không gian khác nhau, giới thiệu mô hình con tàu Vasa thu nhỏ, mô hình quang cảnh và cách thức xây dựng con tàu, mô hình phương pháp trục vớt con tàu, quang cảnh triều đình xưa với các nhân vật quyết định đến số phận con tàu... Lại có cả các phòng chiếu phim, các máy chơi game về con tàu Vasa và công trình phục dựng gương mặt của một số trong hơn 100 người đã chết theo con tàu năm xưa.
    Thụy Điển quả là xứ sở của những bảo tàng ấn tượng. Đầu óc tổ chức khoa học, thói quen lưu trữ tư liệu và thái độ trân trọng di sản đã thể hiện đáng khâm phục qua hệ thống bảo tàng lớn nhỏ ở đất nước này. Tại thành phố Goteborg (thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển), bảo tàng cổ nhất đặt tại trụ sở cũ của Công ty Đông Ấn được xây dựng từ thế kỷ 18. Lâu đài cổ kính Kalmar được xây dựng từ năm 1175, nơi từng chứng kiến nữ hoàng Đan Mạch Margarethe tuyên bố thành lập ?oLiên hiệp Kalmar? (hợp nhất Đan Mạch, Na Uy với Thụy Điển bấy giờ gồm cả Phần Lan) vào năm 1397, hiện là di tích 800 tuổi và là niềm tự hào số một của thành phố Kalmar với tư cách là một trong những lâu đài cổ được bảo tồn tốt nhất châu Âu.
    Stockholm - được gọi là Venice của phương Bắc - ?obồng bềnh? trên 14 hòn đảo, nối nhau bởi 50 cây cầu, được tạo nên bởi ba phần bằng nhau: mặt nước, cây xanh và đô thị. Cái nôi của nó chính là Gamla Stan, nằm ngay phía nam khu trung tâm Stockholm hiện nay, được xây dựng trên ba hòn đảo nhỏ. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc cổ kính: lâu đài nhà vua, tòa nhà quốc hội, nhà thờ cổ, viện hàn lâm?
    Tại thủ đô Stockholm, Viện bảo tàng Strinberg (nhà văn nổi tiếng Thụy Điển, 1849-1912) ở số 85 phố Drottningatan vốn là một căn hộ mà ông đã sống gần năm năm cho đến khi qua đời. Tại đây vẫn còn nguyên vẹn các phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc... Có chiếc giường nơi ông nằm lúc qua đời, có mấy quyển Kinh thánh khổ lớn, chiếc đàn dương cầm và cả cái thang máy cũ kỹ bằng ***g mắt cáo.
    Chiều vàng phố cổ
    Stockholm tự hào là thành phố bảo tàng với 71 bảo tàng và lượng khách viếng thăm mỗi năm 9 triệu lượt người (tương đương với dân số Thụy Điển). Nào là cung điện, lâu đài, di tích hoàng gia, rồi vườn quốc gia, vườn thực vật... Rồi các bảo tàng về đủ loại lĩnh vực ngành nghề: bưu điện, hàng hải, giao thông, hành chính, thể thao, khoa học, công nghệ, quân đội, vũ khí, thiên văn, âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật, lịch sử tự nhiên... Có bảo tàng danh nhân như Nobel, Strinberg... Có cả bảo tàng về đồ chơi, tiền xu, thuốc lá, rượu. Nhưng có một ?obảo tàng? khổng lồ ngoài trời, được giữ gìn hoàn hảo từ thế kỷ 13, tuy không có tên trong danh sách bảo tàng lại đáng được thăm thú nhất Stockholm, đó chính là khu phố cổ Gamla Stan.
    [​IMG]
    Hoàng hôn nhuộm vàng cả khu phố cổ Gamla Stan - Ảnh: Đ.DŨNG​
    Tôi chỉ thích đi thăm Gamla Stan vào lúc trời chiều, khi hoàng hôn vừa kịp nhuộm vàng cả khu phố. Nến đã thắp và nhảy múa bên bàn ăn, chén đĩa, và những gương mặt thực khách trong các tiệm ăn, nhà hàng... Ánh điện bật sáng từ trong những hộp đèn bốn mặt treo cao trên tầng hai cả dãy phố, chiếu sáng từng dãy cờ hiệu của không biết bao nhiêu cửa hiệu mà dáng cờ luôn chếch lên cao như tiếng kèn lệnh reo vui đón chào du khách diễu hành ngang qua.
    Dọc theo những con phố nhỏ, ngõ nhỏ, thi thoảng có những ngọn lửa được thắp và cháy sáng với gió trời, mang theo sắc đỏ của mặt trời, sức nóng của mùa hè và lung linh hơi ấm con người. Lúc này phố cổ không còn cuống quít, hối hả, bận rộn với đông đảo du khách nhốn nháo, chen chúc, đi lại, cười nói, đang ngắm nghía nhau qua ống kính hay đang mua bán bằng đủ các loại ngôn ngữ bằng lời và không lời.
    Cho nên tiếng chim từ vịnh biển có chỗ để bay vào đậu trên nóc ngôi nhà thờ Rinddaholms Sleyrkan - nơi mai táng nhiều vị vua, rồi cùng đổ từng hồi chuông sáu giờ chiều vang vọng. Trong khoảnh khắc ngưng đọng sau tiếng chuông nhà thờ, có thể nghe rõ bước chân mình gõ nhạc trên những viên đá lát đường. Tiếng nhạc từ đá nối tiếp đá, vang xa đến bên quảng trường trước hoàng cung, bay dần lên những cột, những vách, những mái của cung điện, lâu đài có chiều sâu tính bằng hàng trăm năm đá...
    Đa số cửa hiệu giờ này đã đóng cửa, nhưng biển hiệu vẫn sáng đèn và kính vẫn còn mở để ?ochiêu đãi? du khách. Đây là lúc những mặt hàng lưu niệm say sưa tận hưởng những giây phút bình yên và an toàn khi vẫn được chiêm ngưỡng, vẫn được ngắm nhìn mà không phải phập phồng lo sợ với nỗi ám ảnh bị bán mình. Kia là những chú quỉ lùn mũi dài, tóc tai bù xù, luôn đi chân đất, đang chạy đuổi vị Thần đất với cái mũ có chóp nhọn, váy dài chấm đất và bộ râu loàm xoàm che kín cả mặt.
    Đối diện bên nọ là đủ thứ những dấu tích của một thời Viking: nón hai sừng, kiếm, khiên, búa rìu và những tấm bản đồ hàng hải xa xưa. Tuần lộc có mặt ở khắp phố, khi là những chú bằng bông nhỏ cỡ nắm tay hiền lành nằm trong tủ kính, khi lại là một ả cao to mặt mày kênh kiệu đứng chiếm hẳn một góc thềm trước cửa hiệu. Những bức ký họa bút sắt tô màu nước vẽ lại cảnh phố cổ. Những bức pha lê màu như những bức tranh hội họa lập thể hình khối...
    Nhiều lần lang thang trong lòng phố cổ Gamla Stan, tôi nhận ra cả khu phố đá này đang được giữ ấm bởi lửa, nến, đèn và một tình yêu cháy mãi - tình yêu dành cho quá khứ thiêng liêng không được phép đánh mất!
    DUYÊN TRƯỜNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202832&ChannelID=89
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 28/05/2007
  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Đất Nước Của Những Người Trúng Số
    Kỳ 3: Xứ sở của bảo tàng
    Thứ Bảy, 26/05/2007, 06:03 (GMT+7)​
    TT - Đến Thụy Điển, du khách vẫn thường bắt gặp cảnh từng đoàn học sinh tíu tít theo chân các thầy cô giáo, hoặc đám con cháu nắm tay bố mẹ, ông bà tung tăng tại các bảo tàng. Cả nước Thụy Điển có khoảng 300 bảo tàng, chỉ riêng thủ đô Stockholm có đến 71 cái!
    Bảo tàng thuyền độc nhất vô nhị
    Một buổi sớm cuối tuần, từ Slussen, chúng tôi đi bộ qua cầu đến phố Skeppsbron để đón phà đi Djurgarden. Trên phà, gió lạnh không át nổi tiếng cười nói sôi nổi của một nhóm nữ sinh Pháp và một tốp du khách Trung Quốc đang tò mò ngắm nhìn biển sóng, thiên nga và những con tàu bên bờ cảng Stockholm.
    Tất cả đều cùng một điểm đến: Bảo tàng Vasa - nơi trưng bày một con tàu có số phận kỳ lạ. Đó là chiếc tàu chiến hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ với 64 cỗ đại pháo, được đóng để phục vụ cuộc chiến tranh của nhà vua Gustavus Adolphus. Tàu được đóng trong vài năm, nhưng khi hạ thủy thì đã chìm một cách bất ngờ chỉ sau vài phút khởi hành, và ngủ yên suốt 333 năm (1628-1961) dưới đáy biển ở độ sâu 30m.
    Vào ngày 24-4-1961, người Thụy Điển làm kinh ngạc thế giới khi đã trục vớt gần như nguyên vẹn con tàu chiến dài hơn 60m, cao khoảng 40m - di vật hàng hải hoàn chỉnh nhất từ thế kỷ 17. Đó là công trình năm năm làm việc cật lực của chuyên gia Ander Frazen. Và liên tục sau đó với hàng chục năm phục chế tỉ mỉ, chu đáo, đến năm 1990 bảo tàng của con tàu Vasa chính thức khánh thành (dù từ năm 1962 đã mở cửa tạm cho du khách tham quan).
    [​IMG]
    Người Thụy Điển làm kinh ngạc thế giới khi còn giữ nguyên vẹn chiếc tàu chiến có từ thế kỷ 17 - Ảnh: D.TRƯỜNG​
    Chiếc vé 80 couron đưa du khách vào một gian đại sảnh với ánh sáng mờ ảo, đủ tạo nên cảm giác về một con tàu đã chết, chìm sâu dưới đáy đại dương. Con tàu đứng sừng sững với dàn cột buồm, dây chão, cánh buồm như lúc nó vừa giong buồm ra khơi. Bên hông tàu là những ô cửa để hướng nòng pháo ra ngoài. Thân tàu được chạm khắc những tượng sư tử, nàng tiên cá, chiến binh La Mã và các vị thần Hi Lạp.
    Xung quanh đại sảnh là các khu trưng bày được tổ chức với nhiều tầng không gian khác nhau, giới thiệu mô hình con tàu Vasa thu nhỏ, mô hình quang cảnh và cách thức xây dựng con tàu, mô hình phương pháp trục vớt con tàu, quang cảnh triều đình xưa với các nhân vật quyết định đến số phận con tàu... Lại có cả các phòng chiếu phim, các máy chơi game về con tàu Vasa và công trình phục dựng gương mặt của một số trong hơn 100 người đã chết theo con tàu năm xưa.
    Thụy Điển quả là xứ sở của những bảo tàng ấn tượng. Đầu óc tổ chức khoa học, thói quen lưu trữ tư liệu và thái độ trân trọng di sản đã thể hiện đáng khâm phục qua hệ thống bảo tàng lớn nhỏ ở đất nước này. Tại thành phố Goteborg (thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển), bảo tàng cổ nhất đặt tại trụ sở cũ của Công ty Đông Ấn được xây dựng từ thế kỷ 18. Lâu đài cổ kính Kalmar được xây dựng từ năm 1175, nơi từng chứng kiến nữ hoàng Đan Mạch Margarethe tuyên bố thành lập ?oLiên hiệp Kalmar? (hợp nhất Đan Mạch, Na Uy với Thụy Điển bấy giờ gồm cả Phần Lan) vào năm 1397, hiện là di tích 800 tuổi và là niềm tự hào số một của thành phố Kalmar với tư cách là một trong những lâu đài cổ được bảo tồn tốt nhất châu Âu.
    Stockholm - được gọi là Venice của phương Bắc - ?obồng bềnh? trên 14 hòn đảo, nối nhau bởi 50 cây cầu, được tạo nên bởi ba phần bằng nhau: mặt nước, cây xanh và đô thị. Cái nôi của nó chính là Gamla Stan, nằm ngay phía nam khu trung tâm Stockholm hiện nay, được xây dựng trên ba hòn đảo nhỏ. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc cổ kính: lâu đài nhà vua, tòa nhà quốc hội, nhà thờ cổ, viện hàn lâm?
    Tại thủ đô Stockholm, Viện bảo tàng Strinberg (nhà văn nổi tiếng Thụy Điển, 1849-1912) ở số 85 phố Drottningatan vốn là một căn hộ mà ông đã sống gần năm năm cho đến khi qua đời. Tại đây vẫn còn nguyên vẹn các phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc... Có chiếc giường nơi ông nằm lúc qua đời, có mấy quyển Kinh thánh khổ lớn, chiếc đàn dương cầm và cả cái thang máy cũ kỹ bằng ***g mắt cáo.
    Chiều vàng phố cổ
    Stockholm tự hào là thành phố bảo tàng với 71 bảo tàng và lượng khách viếng thăm mỗi năm 9 triệu lượt người (tương đương với dân số Thụy Điển). Nào là cung điện, lâu đài, di tích hoàng gia, rồi vườn quốc gia, vườn thực vật... Rồi các bảo tàng về đủ loại lĩnh vực ngành nghề: bưu điện, hàng hải, giao thông, hành chính, thể thao, khoa học, công nghệ, quân đội, vũ khí, thiên văn, âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật, lịch sử tự nhiên... Có bảo tàng danh nhân như Nobel, Strinberg... Có cả bảo tàng về đồ chơi, tiền xu, thuốc lá, rượu. Nhưng có một ?obảo tàng? khổng lồ ngoài trời, được giữ gìn hoàn hảo từ thế kỷ 13, tuy không có tên trong danh sách bảo tàng lại đáng được thăm thú nhất Stockholm, đó chính là khu phố cổ Gamla Stan.
    [​IMG]
    Hoàng hôn nhuộm vàng cả khu phố cổ Gamla Stan - Ảnh: Đ.DŨNG​
    Tôi chỉ thích đi thăm Gamla Stan vào lúc trời chiều, khi hoàng hôn vừa kịp nhuộm vàng cả khu phố. Nến đã thắp và nhảy múa bên bàn ăn, chén đĩa, và những gương mặt thực khách trong các tiệm ăn, nhà hàng... Ánh điện bật sáng từ trong những hộp đèn bốn mặt treo cao trên tầng hai cả dãy phố, chiếu sáng từng dãy cờ hiệu của không biết bao nhiêu cửa hiệu mà dáng cờ luôn chếch lên cao như tiếng kèn lệnh reo vui đón chào du khách diễu hành ngang qua.
    Dọc theo những con phố nhỏ, ngõ nhỏ, thi thoảng có những ngọn lửa được thắp và cháy sáng với gió trời, mang theo sắc đỏ của mặt trời, sức nóng của mùa hè và lung linh hơi ấm con người. Lúc này phố cổ không còn cuống quít, hối hả, bận rộn với đông đảo du khách nhốn nháo, chen chúc, đi lại, cười nói, đang ngắm nghía nhau qua ống kính hay đang mua bán bằng đủ các loại ngôn ngữ bằng lời và không lời.
    Cho nên tiếng chim từ vịnh biển có chỗ để bay vào đậu trên nóc ngôi nhà thờ Rinddaholms Sleyrkan - nơi mai táng nhiều vị vua, rồi cùng đổ từng hồi chuông sáu giờ chiều vang vọng. Trong khoảnh khắc ngưng đọng sau tiếng chuông nhà thờ, có thể nghe rõ bước chân mình gõ nhạc trên những viên đá lát đường. Tiếng nhạc từ đá nối tiếp đá, vang xa đến bên quảng trường trước hoàng cung, bay dần lên những cột, những vách, những mái của cung điện, lâu đài có chiều sâu tính bằng hàng trăm năm đá...
    Đa số cửa hiệu giờ này đã đóng cửa, nhưng biển hiệu vẫn sáng đèn và kính vẫn còn mở để ?ochiêu đãi? du khách. Đây là lúc những mặt hàng lưu niệm say sưa tận hưởng những giây phút bình yên và an toàn khi vẫn được chiêm ngưỡng, vẫn được ngắm nhìn mà không phải phập phồng lo sợ với nỗi ám ảnh bị bán mình. Kia là những chú quỉ lùn mũi dài, tóc tai bù xù, luôn đi chân đất, đang chạy đuổi vị Thần đất với cái mũ có chóp nhọn, váy dài chấm đất và bộ râu loàm xoàm che kín cả mặt.
    Đối diện bên nọ là đủ thứ những dấu tích của một thời Viking: nón hai sừng, kiếm, khiên, búa rìu và những tấm bản đồ hàng hải xa xưa. Tuần lộc có mặt ở khắp phố, khi là những chú bằng bông nhỏ cỡ nắm tay hiền lành nằm trong tủ kính, khi lại là một ả cao to mặt mày kênh kiệu đứng chiếm hẳn một góc thềm trước cửa hiệu. Những bức ký họa bút sắt tô màu nước vẽ lại cảnh phố cổ. Những bức pha lê màu như những bức tranh hội họa lập thể hình khối...
    Nhiều lần lang thang trong lòng phố cổ Gamla Stan, tôi nhận ra cả khu phố đá này đang được giữ ấm bởi lửa, nến, đèn và một tình yêu cháy mãi - tình yêu dành cho quá khứ thiêng liêng không được phép đánh mất!
    DUYÊN TRƯỜNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=202832&ChannelID=89
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 28/05/2007
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Wall Street Journal
    29-2-08
    What Makes Finnish Kids So Smart?
    Điều gì khiến trẻ em Phần Lan xuất sắc đến thế?

    Nguyễn Thành Huy dịch​
    Học sinh Phần Lan đạt thứ hạng cao trong cuộc điều tra quốc tế. Và các nhà giáo dục của Mỹ đang cố gắng tìm ra lý do đằng sau thành tích tuyệt vời này.
    Các học sinh trung học ở Phần Lan mỗi tối mất không tới nửa giờ để làm bài tập về nhà. Ở đất nước này học sinh không mặc đồng phục, không bị phân biệt sang hèn, và cũng không có những nghi thức đọc diễn văn từ biệt khi rời trường trung học. Cũng không có chuông điểm danh và không hề có lớp chuyên, lớp chọn. Hầu như chẳng có những kỳ kiểm tra, các phụ huynh thì không phải vật vã về trường lớp và trẻ em thì chỉ đi học khi bước sang bẩy tuổi.
    Thế mà về xếp hạng, học sinh trung học Phần Lan luôn đứng đầu thế giới. Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan thi chung với 57 quốc gia khác đã giành được điểm số cao nhất. Học sinh của Mỹ xếp ở hạng trung bình của thế giới ngay cả khi các nhà giáo dục Mỹ đã nhồi nhét cho học sinh của mình hàng chồng bài tập về nhà, áp đặt hàng lô những tiêu chuẩn và luật lệ. Học sinh Phần Lan, cũng giống các bạn Mỹ, cũng bỏ ra nhiều thời gian để lướt nét. Chúng cũng nhuộm tóc, cũng sống phóng túng, thích nghe ráp và heavy metal. Thế nhưng tới lớp 9, chúng đã vượt xa về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu và về sau, giống như bất những người dân Phần Lan khác, luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.
    Giáo dục Phần Lan đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu kỳ điều tra của tổ chức OECD gồm 30 quốc gia phát triển của thế giới. Kỳ điều tra gần đây nhất, đặt trọng tâm vào khoa học, với kết quả được công bố cuối năm ngoái, học sinh Phần Lan đứng đầu về khoa học và đứng ở tốp đầu về toán và đọc hiểu. Theo như ông Andreas Schleicher, giám đốc phụ trách chương trình điều tra PISA cho biết thì Phần Lan đứng đầu bảng tổng kết thành tích của cả ba năm liên tiếp điều tra PISA. Mỹ xếp trung bình trong bảng xếp hạng này về toán và khoa học. Riêng đọc hiểu thì không ổn định. Khoảng 400.000 học sinh ở khắp thế giới tham gia kỳ thi trả lời những câu hỏi trắc nghiệm và viết tự luận để kiểm tra tư duy suy luận và ứng dụng kiến thức. Ví dụ như một kiểu câu hỏi rất hay gặp là: Bạn hãy thảo luận về giá trị thẩm mỹ của của nghệ thuật grafito?.
    Năng lực học tập khác thường của học sinh Phần Lan trong những năm gần đây đã thu hút các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia tới thăm Phần Lan chỉ để tìm hiểu những bí mật đằng sau những kỳ tích này, kể của các quan chức của Bộ giáo dục Mỹ. Triết lý họ tìm thấy thật đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện: đó là các giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và các học sinh học tập có trách nhiệm. Khi còn nhỏ, trẻ em hoạt động nhiều nhưng không cần phải có người lớn luôn kè kè ở bên. Và các giáo viên tạo ra các bài giảng phù hợp với học sinh ở từng độ tuổi. ?oChúng tôi chẳng có dầu lửa, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá cả. Kiến thức là thứ duy nhất mà người Phần Lan có?, bà Hannele Frantsi, hiệu trưởng của một nhà trường nói.
    Thành tích cao của học sinh 15 tuổi của Phần Lan theo điều tra PISA của các nước OECD đã khiến các chuyên gia giáo dục từ các nước lũ lượt đổ về Helsinki để tìm hiểu về triết lý giáo dục đặc biệt, triết lý đào tạo giáo viên và hệ thống giáo dục của Phần Lan.
    Trước năm 2001 khi kết quả PISA lần đầu được công bố, Phần Lan đã trở thành địa chỉ có tiếng cho các chuyên gia giáo dục. Kể từ đó trở đi thì số lượng chuyên gia giáo dục đổ về đây đã tăng gấp nhiều lần.
    Chỉ riêng con số thống kê của Hội đồng giáo dục quốc gia và Bộ giáo dục thì kể từ 2004 hàng năm đã có khoảng 1200 chuyên gia, đến từ 65 quốc gia vào Phần Lan tìm hiểu hệ thống giáo dục nước này. Vào thời gian đầu, Đức là nước cử nhiều chuyên gia sang Phần Lan nhất nhưng sau này số lượng chuyên gia từ các nước châu Á, nhất là Nhật bản tăng mạnh. Đoàn đến từ các nước Châu Á - thường gồm giáo viên, hiệu trưởng, chuyên gia giáo dục, công chức và nhà báo - tới để tìm hiểu về hệ thống giáo dục khi muốn có những cải cách hệ thống giáo dục trong nước.
    Thường thì một đoàn chuyên gia gồm khoảng từ 15-20 người, nhưng có những đoàn đông hơn gấp nhiều lần. Đã có 3 hội thảo quốc tế về giáo dục Phần Lan được tổ chức vào năm 2004 và 2005 và hội thảo lần thứ tư sẽ tổ chức vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2008 sau khi kết quả PISA năm 2006 được công bố và Phần Lan một lần nữa lại dẫn đầu.
    Do có quá nhiều đoàn quốc tế bày tỏ mong muốn tới học tập - đến mức đã có lúc báo chí đã đùa rằng các hiệu trưởng ở Phần Lan chỉ làm mỗi việc là ?ohướng dẫn viên? cho các đoàn khách tới thăm trường- Phần Lan đã phải thông qua một văn bản quy định việc đón tiếp các đoàn nước ngoài và hiện nay chỉ có 17 trường được chọn trong số 80 trường đăng ký được phép đón đoàn quốc tế. Năm 2008, Phần Lan thu xếp đón 2000 chuyên gia giáo dục quốc tế tới học tập hệ thống giáo dục của mình. (Theo Helsingin Sanomat 25.2.2008)
    Những khách tham quan và sinh viên sư phạm tương lai có thể theo dõi không khí học tập của học sinh từ ban công ở tầng trên của lớp học của Trường Norssi, một ngôi trường ở thành phố Jyväskylä ở miền trung Phần Lan. Điều quan sát thấy là một phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng tới những kiến thức cơ bản. Ngôi trường này được xem là một một trường kiểu mẫu không hề có những đội thể thao, đội duyệt binh hay những dàn nhạc dạo (là những thứ phổ biến trong trường học ở Mỹ).
    Hỏi chuyện Fanny Salo ở trường Norssi giúp hiểu thêm về chương trình giảng dạy không hoa hòe hoa sói. Fanny là một học sinh lớp 9 khá điệu đà, thích đọc những cuốn sách kiểu ?oCô gái hớt lẻo? hay xem chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ ?oCác bà nội trợ tuyệt vọng" (Desperate Housewives) và thích cùng bạn đi mua sắm tại các siêu thị quần áo H&M.
    Fanny luôn đạt điểm A và vì không có lớp dành riêng cho các học sinh xuất sắc nên thỉnh thoảng bôi nghệch ngoạc lên vở của mình trong khi chờ đợi các bạn làm bài. Cô rất hay giúp giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp. ?oCó thời gian xả hơi một chút trong lớp cũng thú vị?, Fanny nói. Các nhà giáo dục của Phần Lan thì tin rằng thành tích trung bình của họ cao hơn là vì tập trung cho các học sinh yếu chứ không phải là chăm lo cho các học sinh giỏi để chúng vượt hẳn lên các bạn khác. Lý tưởng mà họ muốn thực hiện là các học sinh xuất sắc có thể giúp các bạn học trung bình mà không làm tổn hại tới thành tích của chính các em.
    [​IMG]
    Fanny Salo tại lớp học​
    Vào giờ ăn trưa, Fanny và các bạn của mình rời kuôn viên trường đi mua vài món ăn nhanh như salmiakki và licorice rồi sau đó quay trở lại trường học môn vật lý và lớp học sẽ bắt đầu khi mọi người đã vào lớp và giữ yên lặng. Thầy giáo và học sinh gọi nhau bằng họ. Quy định duy nhất của lớp là trong lớp không được sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc Ipod và đội mũ.
    Các bạn học quậy hơn của Fanny thì nhuộm những mái tóc vàng của họ thành màu đen hay những kiểu đầu màu hồng kỳ dị. Những bạn khác thì ăn bận kiểu cách hay mặc những bộ quần áo có dây xích loằng ngoằng để trông dữ dằn hơn trong thời tiết giá lạnh. Một nhóm thì thích bôi kem chống nắng lên khắp người. Từng nhóm có chung phong cách thì tụ lại với nhau, lũ thì thích phong cách fruittari, preppies, happari, hip-hop hay kết hợp giữa fruittari-hoppari. Nếu ai đưa ra một câu hỏi ngố, lập tức bị đốp ngay bằng câu ?oKVG?, viết tắt của cụm từ ?oĐi mà tra trên google ấy, ngốc ạ?. Các nhóm hâm mộ của thể loại nhạc heavy-metal thì nghe Nightwish, một ban nhạc nổi tiếng của Phần Lan và các nhóm bạn thì thường tìm nhau trên mạng irc-galleria.net.
    Trường Norssi hoạt động giống như một cơ sở thực tập, hàng năm có khoảng 800 học sinh sư phạm thực tập tại đây. Các sinh viên sư phạm thực tập trực tiếp với trẻ và thầy cô giáo giám sát từ xa. Giáo viên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ và nghề giáo thì mang tính cạnh tranh cao: một vị trí giáo viên có thể phải cạnh tranh với khoảng 40 đồng nghiệp. Lương của giáo viên Phần Lan thì tương tự như giáo viên Mỹ nhưng quyền tự chủ cao hơn nhiều.
    [​IMG]
    Hiệu trưởng Hannele Frantsi trường Ymmersta​
    Các giáo viên của Phần Lan được tự chọn sách giáo khoa và được chủ động soạn bài giảng miễn là hướng theo chương trình chuẩn quốc gia. ?oỞ hầu hết các nước, giáo dục giống như là một nhà máy sản xuất xe hơi. Ở Phần Lan, giáo viên giống như những doanh nhân ?" họ năng động và chủ động hơn nhiều?, Ông Schleicher, giám đốc phụ trách PISA của OECD có trụ sở tại Paris từ năm 2000, so sánh.
    Một lý giải cho thành công của học sinh Phần Lan là tính ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được chính phủ tặng một giỏ sách mới, kể cả chuyện tranh. Một số thư viện nằm luôn trong trung tâm mua sắm và xe bus chở sách phục vụ tới tận những vùng sâu vùng xa là một nét rất riêng và độc đáo của Phần Lan.
    Tiếng Phần Lan không giống bất cứ một tiếng nào trên thế giới và thậm chí là những cuốn sách tiếng Anh rất nổi tiếng phải rất lâu sau khi phát hành mới được dịch ra tiếng Phần Lan. Rất nhiều trẻ em Phần Lan vì thế phải cố đọc tập cuối Harry Potter bằng nguyên bản tiếng Anh bởi chúng sợ biết được kết chuyện trước khi có bản tiếng Phần Lan. Phim và các chương trình truyền hình được giữ nguyên bản tiếng nước ngoài và có phụ đề tiếng Phần Lan và không bao giờ có thuyết minh lại. Một sinh viên bộc bạch rằng cố đọc giỏi từ hồi còn rất nhỏ là bởi mê chương trình từ những năm 90s là Beverly Hills.
    Vào tháng 11 năm ngoái, một đoàn đại biểu của Mỹ thăm Phần Lan với hy vọng học cách những nhà giáo dục ở đây ứng dụng công nghệ trong giáo dục ra sao. Thế nhưng các quan chức từ Bộ giáo dục, Hiệp hội giáo dục quốc gia và Hiệp hội thư viện Mỹ đã chứng kiến thực tế rằng các giáo viên Phần Lan vẫn sử dụng bảng phấn thay vì bảng bút dạ và các bài học vẫn được chiếu bằng máy chiếu chứ không sử dụng chương trình powerpoint. Và Keith Krueger không hề ấn tượng bởi công nghệ trong trường học mà ấn tượng mạnh là những bài giảng của giáo viên. Krueger, Chủ tịch của Tập đoàn mạng lưới các trường học, hiệp hội các quan chức công nghệ ứng dụng trong trường học, người tổ chức chuyến đi này nói: ?oBạn sẽ phải tự đặt câu hỏi bao giờ thì nước Mỹ mới đạt tới trình độ ấy??
    Elina Lamponen, một học sinh trung học tại Phần Lan nhận biết rõ sự khác biệt ấy. Em học một năm tại trường trung học Colon, bang Michigan và thấy rằng kỷ luật sắt đã không mang lại những bài học tốt hơn và không làm cho học sinh hứng thú học hơn, em kể và nhớ lại rằng em hỏi các bạn rằng thế tối qua bạn đã làm bài tập về nhà chưa và câu trả lời sẽ là Chưa, thế tối qua bạn làm gì? Các bài kiểm tra môn lịch sử đều dưới dạng trắc nghiệm và câu hỏi tự luận khó không tạo cơ hội để có thể viết được nhiều. Trong lớp, các đề bài thường là ?odán cái này vào poster trong một giờ?. Khi quay trở về Phần Lan, Lamponen, 19 tuổi, buộc phải học lại một lớp.
    [​IMG]
    Hiệu trưởng Helena Muilu trường Norssi tại Jyväskylä​
    Lloyd Kirby, cán bộ quản lý giáo dục tại Trường cộng đồng Colon ở miền Nam Michigan nói rằng học sinh được dạy rằng chúng có quyền đòi hỏi thêm bài tập nếu thấy nội dung trên lớp quá dễ. Ông nói, ông đang cố gắng đưa trường học quy củ hơn bằng việc yêu cầu phụ huynh đặt yêu cầu cao hơn với con cái.
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Dù rằng triết lý giáo dục của Phần Lan tưởng như đơn giản nhưng để áp dụng chúng vào Mỹ cũng sẽ rất khó khăn. Với đặc thù dân số thuần nhất, giáo viên có rất ít sinh viên không nói tiếng Phần Lan. Trong khi đó, theo Bộ giáo dục Mỹ, có khoảng 8% học sinh ở Mỹ đang phải học tiếng Anh. Sự chênh lệch trình độ giáo dục và mức thu nhập của các gia đình ở Phần Lan cũng ít hơn nhiều. Phần Lan tập trung định hướng cho học sinh trong ba năm cuối trung học cơ sở dựa trên điểm số?T; 53% học sinh học tiếp lên trung học, số còn lại học nghề. Có khoảng 4% học sinh Phần Lan không theo hết trung học và 10% không theo hết chương trình học nghề so với 25% học sinh ở Mỹ - theo như điều tra của Bộ giáo dục Mỹ.
    Một điểm khác biệt nữa là vấn đề tài chính. Mỗi năm học, nước Mỹ chi trung bình 8.700 USD cho một đầu học sinh trong khi đó ở Phần Lan chỉ khoảng 7.500 USD. Với chính sách thuế rất cao của chính phủ, Phần Lan chia đều số tiền chi cho các học sinh không giống như mức chênh lệch rất cao giữa các trường học công như Beverly Hills và các trường ở vùng nghèo hơn của nước Mỹ. Mức chênh lệch kiến thức giữa học sinh giỏi nhất và kém nhất Phần Lan là nhỏ nhất trong số các quốc gia tham gia điều tra PISA. Nước Mỹ đứng ở vị trí trung bình.
    Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải vào được các trường đại học hàng đầu và cũng không phải lo lắng phải trả học phí cao để vào được những trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí. Chỉ có sự cạnh tranh dựa vào chuyên ngành của trường, ví như trường Y chẳng hạn. Và thậm chí các trường đại học tốt nhất của Phần Lan không có vị trí xếp hạng giống như Harvard của Mỹ.
    Chính vì không phải cạnh tranh để vào những trường điểm đã cho phép học sinh Phần Lan được hưởng một tuổi thơ ít bị áp lực hơn. Trong khi đó thì các phụ huynh ở Mỹ phải vật vã để đưa bằng được con cái vào được trường mẫu giáo tốt còn trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, muộn hơn một năm so với trẻ em ở Mỹ.
    Thế nhưng khi bắt đầu đi học, trẻ em Phần Lan tự lập hơn nhiều. Trong khi các bậc cha mẹ ở Mỹ phải lo đưa con cái tới trường và đón về nhà hàng ngày và phải lo thu xếp công việc để đi cùng chúng trong những ngày nhà trường tổ chức đi chơi, dã ngoại thì các trẻ em Phần Lan thường tự làm những việc này không cần cha mẹ hỗ trợ. Tại trường Ymmersta gần ngoại ô Helsinki, một số học sinh lớp một đi bộ tới trường khi trời chưa sáng hẳn. Buổi trưa, tới giờ ăn, chúng từ lấy thức ăn, được trường nấu miễn phí, và tự mang khay tới các bàn ăn. Không có bất cứ sự hạn chế nào về việc sử dụng Internet trong thư viện trường. Chúng có thể mặc quần sóc tới lớp nhưng thậm chí ở nhà những đứa trẻ còn rất nhỏ cũng tự buộc dây giày trượt băng và tự đi cây trượt tuyết.
    [​IMG]
    Các học sinh trường Ymmersta gần Helsinki​
    Phần Lan hiện đang có mức sống ở nhóm cao nhất thế giới nhưng lúc nào cũng lo sợ sẽ tụt hậu trong nền kinh tế toàn cầu. Phần Lan dựa vào những công ty điện tử và viễn thông như tập đoàn khổng lồ NOKIA cùng với các sản phẩm giấy và ngành công nghiệp khai khoáng. Một số nhà giáo dục kêu gọi Phần Lan cần phải sàng lọc học sinh ưu tú theo cách mà nước Mỹ vẫn làm và cần có các chương trình giáo dục đặc biệt để sản sinh ra nhiều hơn những nhân vật xuất chúng. Các bậc phụ huynh gần đây cũng quan tâm nhiều hơn tới các con của mình, Tapio Erma, hiệu trưởng của trường Olari nói, và chúng tôi cũng ngày càng thấy rõ hơn có các bậc phụ huynh có kiểu suy nghĩ như người Mỹ.
    Trường của Ông Erma là một trường kiểu mẫu. Mùa hè vừa rồi, tại một hội thảo tại Peru, ông đã trình bày về các phương pháp giảng dạy của Phần Lan. Và vào một buổi chiều gần đây trong một lớp học toán ở trường ông, có một học sinh ngủ gục trên bàn. Giáo viên đã để yên cho em ngủ. ?oNgủ học trong lớp dù không thể tha thứ nhưng chúng tôi phải chấp nhận thực tế rằng chúng là những đứa trẻ và chúng đang học cách sống,? ông nói.
    http://online.wsj.com/public/article/SB120425355065601997-7Bp8YFw7Yy1n9bdKtVyP7KBAcJA_20080330.html
  10. oxoyozot9x9

    oxoyozot9x9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    cái này bất đồng ah nha...nói Nw mọi thứ đắt nghe con được chứ TĐ rẻ hơn Fin nhiều...đang muốn nhảy qua đó shopping cho sướng đời đây, mỗi lần đi chơi vali không nhân đôi mới là chuyện la.

Chia sẻ trang này