1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về các nước Bắc Âu. Trang 8, 9, 10: thông tin chung về các nước. Bài mới: Các em bé Thụy

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi sun_forever, 24/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Sèf cò trung tĂm vĂ? già?i Nobel hò?a bì?nh
    Khu tiẮp tĂn cù?a Trung tĂm Hò?a bì?nh Nobel​
    MẶt trung tĂm chuyĂn vĂ? già?i Nobel hò?a bì?nh sèf 'ược 'ài diẶn hoà?ng gia cù?a Na Uy và? Thuỳ ĐiĂ?n khai trương và?o Thứ BĂ?y nà?y ngà?y 11 thàng Sàu Tài Oslo, Na Uy, 'ùng dìp 100 nfm Na Uy tàch khò?i Thuỳ ĐiĂ?n.
    Ngươ?i 'ứng 'Ă?u ViẶn Nobel Nauy nòi rf?ng Già?i Nobel Hò?a bì?nh 'ược xem là? già?i thươ?ng cao qùy nhẮt trĂn thẮ giới và? cĂ?n cò mẶt trung tĂm 'Ă? nòi vĂ? lìch sư? cù?a già?i thươ?ng nà?y cùfng như 'Ă? mòi ngươ?i suy nghìf vĂ? chiẮn tranh và? hò?a bì?nh.
    Ngươ?i ta cùfng hy vòng khàch tới tham quan bà?o tà?ng sèf cò nhưfng suy nghìf vĂ? càch già?i quyẮt xung 'Ặt trong cuẶc sẮng hà?ng ngà?y cùfng như cò thĂm nhưfng càch nhì?n mới vĂ? càc cuẶc xung 'Ặt lớn hơn, vĂ? chiẮn tranh và? hò?a bì?nh.
    Nghe tươ?ng thuẶt cù?a NguyĂfn Hù?ng.
    Tài Bà?o tà?ng cùfng sèf cò tĂn tuĂ?i cù?a Ăng LĂ Đức Thò, ngươ?i 'àf tư? chẮi nhẶn già?i Nobel hò?a bì?nh cho cẮ gf́ng 'à?m phàn hiẶp 'ình Paris với Ngoài trươ?ng Hoa Kỳ? Henry Kissinger hĂ?i nfm 1973.
    Trung tĂm 'f̣c biẶt
    NẮu qùy vì tới thfm Trung tĂm Hò?a bì?nh Nobel, quỳ vì sèf 'ược nghe nhưfng bà?n nhàc giùp quỳ vì cò tràng thài tinh thĂ?n trĂ?m lf́ng và? suy tư 'Ă? chiĂm nghiẶm vĂ? chiẮn tranh và? hoà? bì?nh.
    Ì́t nhẮt 'Ăy cùfng là? nhưfng gì? càc nhà? tĂ? chức mong muẮn.
    Ngươ?i ta khĂng gòi 'Ăy là? bà?o tà?ng vì? ngươ?i xem sèf khĂng thẮy càc hiẶn vẶt 'ược trưng bà?y tài 'Ăy, mà? thay và?o 'ò là? càc thĂng tin 'ược trì?nh bà?y với càc cĂng nghẶ hiẶn 'ài nhẮt vĂ? Ăm thanh, hì?nh à?nh, ành sàng, cẶng thĂm với càch bà?i trì 'ược tình toàn kỳf.


    Trong Trung tĂm cùfng cò cà? phò?ng chiẮu phim ​
    Chà?o 'òn ngươ?i xem tài tò?a nhà? ba tĂ?ng nhì?n ra cà?ng biĂ?n ơ? ngay trung tĂm Oslo, vẮn 'àf tư?ng là? mẶt nhà? ga và? phò?ng hướng dĂfn khàch du lìch là? mẶt khu lĂf tĂn với mà?u 'ò? mà? bà? Kirsti Svenning, chù? biĂn trang web cù?a Trung tĂm Hò?a bì?nh Nobel nòi rf?ng qùy vì sèf chưa bao giơ? nhì?n thẮy mẶt mà?u 'ò? như vẶy.
    ''''''''Đò là? mẶt mà?u 'ò? vĂ cù?ng 'ò? mà? quỳ vì chưa tư?ng thẮy bao giơ? trong 'ơ?i. Ơ? 'Ăy cò phò?ng bàn vè, cò khu tiẮp khàch và? cư?a hà?ng bàn 'Ă? lưu niẶm. Ngươ?i chòn mà?u 'ò? nà?y chình là? kiẮn trùc sư David Adjaye, ngươ?i Ghana hiẶn 'ang sẮng ơ? LuĂn ĐĂn.
    ''''''''Ă"ng Adjaye 'àf nghìf nhiĂ?u vĂ? chuyẶn mà?u sf́c sèf à?nh hươ?ng tới càch suy nghìf cù?a ngươ?i ta như thẮ nà?o. Trong nhiĂ?u ngĂn ngưf, tư? 'Ă? chì? mà?u 'ò? cùfng là? tư? 'Ă?ng nghìfa với màu. Màu cùfng là? mà?u cù?a càch màng, cù?a thay 'Ă?i cù?a hà?nh 'Ặng. ĐĂy cùfng là? mà?u khuyẮn khìch ngươ?i ta dư?ng lài và? chiĂm nghiẶm.''''''''
    Nhưfng trà?i nghiẶm 'f̣c biẶt
    Càc nhà? tĂ? chức lùc 'Ă?u dự 'ình khĂng thu tiĂ?n và?o cư?a nhưng dự 'ình nà?y nay chì? thực hiẶn 'ược 'Ắi với trè? em dưới 16 tuĂ?i vì? hò khĂng tì?m 'ù? nguĂ?n tà?i trợ cho dự àn.
    Sau khi quỳ vì 'àf bò? ra mẶt 'Ă la 'Ă? mua vè và?o cư?a tài quĂ?y vè với mà?u 'ò? chòi, chà?o 'òn quỳ vì sèf là? hai tĂ?ng Ăm thanh, mà?u sf́c và? ành sàng chứa càc thĂng tin vĂ? lìch sư? già?i thươ?ng Nobel và? vĂ? 113 cà nhĂn và? tĂ? chức 'ược già?i thươ?ng cao quỳ nà?y trong 'ò cò 13 phù nưf và? 88 nam giới bao gĂ?m cà? Ăng LĂ Đức Thò cù?a ViẶt Nam.


    CuẮn sàch 'f̣c biẶt vĂ? Alfred Nobel ơ? Trung tĂm Hò?a bì?nh Nobel ​
    Quỳ vì cò thĂ? tham gia càc mà?n hò?i 'àp vĂ? xung 'Ặt, vĂ? càch chình quỳ vì suy nghìf ra sao vĂ? xung 'Ặt, càch quỳ vì già?i quyẮt xung 'Ặt trong gia 'ì?nh, tài cĂng sơ?.
    Và? ngoà?i khu lĂf tĂn với mà?u 'ò? chòi lòi mà? bà? Kirsti Svenning 'àf nòi, bà? nghìf rf?ng cò hai nơi khàc mà? quỳ vì khĂng thĂ? khĂng tới xem.
    ''''''''Nơi thứ hai thực ra 'ò là? kẮt hợp cù?a hai nơi. Thứ nhẮt là? Vươ?n Nobel nơi cò càc mà?n hì?nh với thĂng tin vĂ? cà? 113 cà nhĂn và? tĂ? chức 'ược già?i Nobel hò?a bì?nh.
    ''''''''Đò là? vươ?n cò khĂng khì trang nghiĂm với gam mà?u xanh cù?ng với hoa hò?a bì?nh và? ành sàng quang. TrĂn tươ?ng cù?a phò?ng nà?y là? càc bà?ng 'iẶn tư? to nơi ngươ?i tham quan cò thĂ? xem càc hì?nh à?nh, càc bà?i bào hay video vĂ? nhưfng ngươ?i 'ược già?i thươ?ng. Và? 'iĂ?u mà? tĂi muẮn nhẮn mành ơ? 'Ăy là? cuẮn sàch mà? chùng tĂi gòi là? sàch thĂ?n bì vĂ? ngươ?i sàng lẶp ra già?i thươ?ng Nobel, Ăng Alfred Nobel.
    ''''''''CuẮn sàch to khoà?ng mẶt mèt vuĂng nà?y trì?nh bà?y vĂ? cuẶc sẮng và? càc phàt biĂ?u cù?a Ăng Nobel theo càch mà? quỳ vì chưa tư?ng thẮy bao giơ?. Càc hì?nh à?nh trĂn sàch sèf biẮn 'Ă?i khi quỳ vì 'ưa tay lĂn trĂn càc trang sàch. TĂi thẮy rẮt khò tà? nò vì? 'Ăy là? cuẮn sàch rẮt 'f̣c biẶt.
    ''''''''MĂfi trang sàch 'Ă?u cò càc hoàt 'Ặng 'f̣c biẶt và? quỳ vì sèf thẮy càc bĂng hoa xuẮt hiẶn, mẶt cư?a sĂ? mơ? ra hay mì?n nĂ? vì? Ăng Nobel sàng chẮ ra chẮt nĂ?.''''''''
    Và? tài bà?o tà?ng hiĂ?n nhiĂn quỳ vì sèf cò cơ hẶi tì?m hiĂ?u vĂ? ngươ?i phù nưf ChĂu Phi 'Ă?u tiĂn 'ược già?i thươ?ng Nobel vì? cẮ gf́ng bà?o vẶ mĂi trươ?ng bà? Wangirai Maathai, ngươ?i 'ứng 'Ă?u tĂ? chức 'àf trĂ?ng 'ược 30 triẶu cĂy xanh.
    CĂu nòi Ắn tượng cù?a bà? là? ''''CĂy xanh 'àf trơ? thà?nh biĂ?u tượng cù?a dĂn chù?''''.
    Và? thĂng 'iẶp cù?a mẶt phù nưf khàc 'ược già?i hò?a bì?nh 'ò là? Mè Teresa: ''''''''Đư?ng 'ợi càc nhà? làfnh 'ào; mĂfi ngươ?i hàfy tự hà?nh 'Ặng.''''''''
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/06/050609_nobel_prize_center.shtml
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 11/06/2005
  2. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Công thức có cuộc sống hạnh phúc của Na Uy

    Lars Bevanger
    Phóng viên BBC, Na Uy
    08 Tháng 9 2005 - Cập nhật 16h15 GMT​
    Na Uy được Liên Hiệp Quốc xếp là nước thịnh vượng nhất trên thế giới trong suốt năm năm qua. Tuy nhiên như Lars Bevangers gợi ý, ngay cả thiên đường cũng có những mặt trái.

    [​IMG]
    Na-uy là nước xuất khẩu dầu lớn thứ ba trên thế giới​
    Quan chức bầu cử của đảng bảo thủ đương quyền trông có vẻ hoang mang.
    Tôi vừa hỏi ông rằng tại sao đảng của ông lại đứng sau trong các cuộc thăm dò ý kiến chỉ vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tại đây khi mà mọi thứ ở Na Uy đều tốt đẹp cả.
    Đôi mắt xanh của ông ngước nhìn bầu trời trong veo để tìm câu trả lời.
    "Số người thất nghiệp ít," tôi nhắc ông, "lạm phát đang thấp ở mức kỷ lục, Liên Hiệp Quốc nói với chúng ta rằng chúng ta đang sống ở một đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới. Thế mà người dân nói rằng họ muốn đảng Lao Động trở lại cầm quyền?"
    Khi thiên đàng không có vẻ giúp ông có câu trả lời xác đáng, ông nhìn xuống, nhún vai và nói: "Có thể là người ta chỉ muốn có sự thay đổi thôi."
    Tôi không tin là người ta có thể hiểu được cuộc bầu cử toàn quốc ở nước tuyệt vời nhất trên thế giới buồn tẻ tới mức nào.
    Giá xăng
    Điều đơn giản là ở đất nước này chẳng có gì nhiều để người ta thay đổi, cải cách cả. Và một trong những ví dụ của sự buồn tẻ trong tranh luận chính trị giữa cánh tả và cánh hữu trước bầu cử là đầu tuần này giá xăng, vốn cao hơn mức bình thường tại Na Uy.
    Dĩ nhiên là người ta sẽ cảm thấy kỳ quặc khi người dân ở đây kêu rằng giá xăng đắt. Rốt cuộc thì chính giá xăng cao bất thường trên thế giới đã giúp Na Uy trở thành nước thịnh vượng.
    Chúng tôi đứng hàng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu dầu, chỉ sau Ả rập Saudi và Nga.
    Thế nhưng khoản tiền thu được từ nguồn dầu ở Biển Bắc không được tiêu xài vào mục đích trợ giá xăng dầu.
    Hầu hết số tiền này được dành dụm và đầu tư cho một ngày kia khi nguồn dầu cạn kiệt. Khoản tiền phòng khi thất bát này nay trị giá gần 190 tỷ đô la Mỹ.
    Nếu đem số tiền này chia đều cho tất cả người dân như tôi, mỗi người sẽ được gần 40 ngàn đô la Mỹ.
    Và tiền bạc cũng chỉ là một yếu tố giúp Na Uy là quốc gia được Liên Hiệp Quốc chọn là nước có mức sống cao nhất thế giới.
    Bình đẳng
    Suy cho cùng thì Ả rập Saudi, một nước xuất khẩu dầu còn nhiều hơn cả Na Uy cũng chỉ xếp thứ 72 trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc, chỉ hơn có Ukraina.
    Chế độ an sinh xã hội của Na Uy, một lý do khác khiến chúng tôi đứng đầu thế giới, đã được phát triển trong vài thập niên, trước khi chúng tôi tìm được dầu ở Biển Bắc rất lâu.
    Chế độ an sinh xã hội này được phát triển ngay sau Thế Chiến Thứ Hai.
    Sau năm năm chịu sự chiếm đóng của Đức, người dân Na Uy muốn tránh sự chia rẽ. Mọi người muốn xây dựng một xã hội lịch thiệp. Theo tôi, sự bình đẳng trong xã hội là điều mà đa số áp đảo người dân ở đây cảm thấy thoải mái. Rất ít người Na Uy giàu nứt đố đổ vách.
    Trên thực tế, nếu có ai giàu sụ, người ta sẽ nhận được những cái nhíu mày. Sự khác biệt về đồng lương của một công nhân nhà máy, một ngưòi lái xe buýt hay một bác sĩ là không đáng kể. Họ đều nhận được chừng hơn 3.500 đô la mỗi tháng.
    Giá cả sinh hoạt
    Nhưng đôi khi tôi cảm thấy khó giải thích làm sao chúng tôi có thể có tiền tiêu cho tới ngày lĩnh lương.
    "Làm thế quái nào mà anh có tiền mà sống ở đây? " một đồng nghiệp Anh tới thăm tôi đã có lần thốt lên.
    Cô ấy vừa phải trả gần 10 đô la cho một vại bia và đang không biết cô có nên gọi pizza không. Tôi kiên nhẫn giải thích rằng người bồi bàn trong quán có lẽ cũng chỉ kiếm nhiều tiền bằng cô và giá sản xuất bia ở đây cao hơn ở bất kỳ nước Châu Âu nào.
    Nhưng sự giải thích của tôi cũng không làm cho cô bớt bực tức. Đáng ra tôi phải nói rằng ở đây người dân cũng không có nhiều lý do phải dành dụm và họ có thể tiêu hết tiền tại quán bia nếu họ muốn.
    Người dân cũng không có nhiều lý do phải dành dụm và họ có thể tiêu hết tiền tại quán bia nếu họ muốn. Nói chung, người dân không phải góp tiền vào các quỹ hưu trí tư, không phải mua bảo hiểm y tế tư và cũng không phải chi tiền cho con đi học trường tư.
    Đối với hầu hết người Na Uy, khoản tiền hưu trí nhà nước trả cho đã là quá đủ. Các trường công phổ biến nhất ở Na Uy và hầu hết các trường công đều tốt ngang với một vài trường tư tồn tại ở đây.
    Dịch vụ y tế
    Dĩ nhiên cũng có lĩnh vực mà Na Uy có thể cải thiện. Đó chính là hệ thống y tế khi mà người ta vẫn phải xếp hàng và đôi khi các bệnh viện cũng thiếu nhân viên. Nhưng tình hình có lẽ còn tồi tệ hơn nếu chúng tôi không khoẻ mạnh như người Na Uy vẫn thường có thể trạng tốt.
    Sức khoẻ đó có lẽ là nhờ món cá hồi mà chúng tôi ăn, một loại cá rẻ nhất tại thủ đô cá hồi này của thế giới. Cũng có thể đó là chế độ làm việc 38 giờ một tuần và ước muốn tách rời hẳn công việc và giải trí của người dân.
    Một người bạn Anh mới tới đây làm bác sỹ cách đây vài năm đã bị sốc vì số người rất già nhưng lại hoàn toàn khoẻ mạnh đến khám bệnh. Cô phàn nàn "Họ đến chỉ để kiểm tra sức khoẻ và kê đơn thuốc và tôi hiếm khi thấy họ ốm đau gì cả."
    Trượt tuyết xuyên Na Uy
    Cô bạn bác sỹ của tôi không thường gặp những người ngoài 80 tuổi tới phòng khám, nhất là khi họ hoàn toàn khoẻ mạnh.
    "Rồi sau đó," cô thở dài nói tiếp, "những ông bà già này nói với tôi rằng họ bận lắm vì họ đang chuẩn bị đi trượt tuyết xuyên Na Uy."
    Nhưng cho dù ở Na Uy có mọi thứ tốt đẹp như vậy, tôi cũng đã một lần rời khỏi Oslo để tới Luân Đôn sống. Tôi vẫn tự hỏi mình là tại sao tôi lại đến Luân Đôn, nhất là những lúc bị kẹt xe trên đường cao tốc và những khi tôi nghe các chuyên gia tài chính nói trên đài rằng những người như tôi phải trả tiền vào các quỹ hưu trí tư.
    Cho đến nay tôi đã trở lại Na Uy được ba năm. Liệu tôi có rời khỏi nơi đây một lần nữa không? Có thể là khi tôi thấy chán ngấy khi phải nghe các chính trị gia tranh luận về giá xăng dầu hay vì cảnh xếp hàng dài sau những chiếc xe đẩy trẻ em của những bà mẹ được nghỉ 10 tháng nguyên lương khi sinh nở.
    Nhưng hiện tại thì tôi đang nhâm nhi ly bia đắt tiền và giống như mọi nhà báo, tôi hy vọng một ai đó sẽ kịp bóc trần một vụ xcăng-đan chính trị cho kịp kỳ bầu cử nghị viện vào Thứ Hai tới.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/09/050908_norway.shtml
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 01:47 ngày 09/09/2005
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    IKEA and Eriksson là sự lựa chọn số 1 của giới trẻ Thụy Điển về nơi làm việc.
    IKEA and Eriksson top graduates'''' target list
    23rd September 2005
    Young Swedes still favour the big companies when it comes to their careers: Ikea, Ericsson, Volvo and Astra Zeneca are at the top of the list of young graduates'''' favourite employers, according to a survey by Universum and the union Jusek.
    To find a job with tasks which are increasingly challenging is the most important career goal among young graduates, regardless of their degree.
    When they are choosing employers, good management in which they are confident is absolutely the most important factor. They also want an employer which has been shown to have good ethics and high morals.
    "This year''''s research shows a turning point," said Anna Dyhre at Universum.
    "The soft values have now really broken through among young graduates. Employers who want to attract them must show that they have more to offer than a good salary."
    http://www.thelocal.se/article.php?ID=2144&date=20050923
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Nhà tỉ phú ?ohà tiện?
    30/09/2005​
    Mới đây trên một chương trình truyền hình Thụy Điển, tỉ phú Ingvar Kamprad, người giàu nhất châu Âu, đã khiến các khán giả màn hình nhỏ phải kinh ngạc khi ông cho biết ông vẫn đi... xe bus công cộng(!)
    [​IMG]
    "Lão hà tiện" Ingvar Kamprad... ​
    Ingvar Kamprad sinh năm 1926, là người sáng lập ra tập đoàn kinh doanh đồ gỗ IKEA. Chính sự tiết kiệm và đầu óc sáng tạo đã biến Ingvar Kamprad trở thành một người giàu có như ngày nay.
    Theo danh sách "Những người giàu nhất thế giới năm 2005" do tạp chí Mỹ Forbes công bố hồi tháng 5 vừa qua, tài sản của Ingvar Kamprad được xác định là 23 tỉ USD, đứng hàng thứ sáu thế giới và là người giàu nhất châu Âu.
    Tiết lộ bí quyết làm giàu, ông cho biết: Đó là tiết kiệm chi phí triệt để trên mọi phương diện, ở mọi nơi mọi lúc. Ông kể: Khi sắp đi công cán, ông thường truy cập Intemet và tìm kiếm giá vé máy bay rẻ nhất. Ở Thụy Điển, ông vẫn lái chiếc ô tô cũ kỹ, rỉ sét và đến thành phố nào ông cũng tìm ra những khách sạn có giá rẻ nhất để thuê.
    Ông còn khuyên bảo nhân viên: "Hãy làm như tôi: Ăn uống ở căng tin của IKEA. Tôi thường đi ăn với một người khác bởi vì khi người ta đặt hai suất ăn, người ta sẽ được hưởng một cốc cà phê miễn phí?.
    Có lần khi phải ở khách sạn, khát quá ông ?otrót? dùng một lon soda trong tủ lạnh ở phòng; sau đó ông đến ngay một cửa hàng gần đó và mua một lon khác thế vào chỗ cũ, để không phải trả tiền tại khách sạn, giá đắt hơn.
    Ingvar Kamprad sinh trưởng tại trang trại Elmtaryd gần làng Agunnaryd, miền Nam Thụy Điển. Khi còn nhỏ, ông đã lên tận thủ đô Stockholm mua hàng bao tải diêm rời để về đóng gói bán lẻ kiếm lời. Ông tiếp tục đầu tư số tiền kiếm được vào các lĩnh vực buôn bán cá, hạt giống, các vật dụng trang trí cây thông Noel, bút và bút chì.
    Ở tuổi 17, cha của Kamprad đã thưởng cho ông một số tiền khá hậu hĩnh do đạt được thành tích xuất sắc ở trường và ông đã dùng số tiền này để sáng lập ra Công ty IKEA (bốn chữ đầu của Ingvar - Kamprad ở nông trại Elmtaryd, làng -Agunnaryd).
    Tập đoàn đồ gỗ IKEA hiện có 190 cửa hàng tại 30 quốc gia trên thế giới và có tới 85.000 nhân viên. Doanh số của IKEA trong năm 2003 1ên tới 148 tỉ USD. Phương châm kinh doanh của IKEA là cung cấp các mặt hàng đồ gỗ có mẫu mã đẹp, tiện dụng, giá rẻ, phục vụ đông đảo người tiêu dùng.
    Một trong những bí quyết thành công của IKEA là lấy giá cả làm tiêu chí và lập ra quy trình sản xuất hiệu quả nhất. Sau đó, khâu thiết kế sản phẩm mới và quy trình sản xuất của IKEA phải tìm cách thỏa mãn tiêu chí giá thấp này. Nói một cách khác, tại IKEA, giá cả quyết định sản phẩm chứ không phải ngược lại. Việc lập ra những quầy hàng tự phục vụ và việc lắp ráp dễ dàng các loại đồ gỗ của IKEA không chỉ nhằm giảm chi phí mà còn mang lại cho khách hàng tính tự lập.
    Hầu hết các đồ gỗ của IKEA được tháo rời, đóng vào hộp các tông. Qua đó, IKEA tiết kiệm đáng kể phí vận chuyển, ít bị hư hỏng trong khi đi đường, tăng sức chứa của cửa hàng và tạo điều kiện cho khách hàng mang về và lắp ráp tại nhà.
    Tuy bị người đời chế nhạo là một "lão hà tiện", nhưng ông chủ IKEA lại sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD làm công việc từ thiện, giúp đỡ dân chúng địa phương và là một trong những nhà tài trợ lớn cho UNICEF.
    http://www.dantri.com.vn/Thegioi/2005/10/80445.vip
  5. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Xếp hạng của 4 nước Bắc Âu trong 10 nước có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất thế giới
     
         Growth Competitiveness Index rankings 2005 and 2004 comparisons
                                                      GCI             GCI              GCI              Changes        
    Country                              2005 Rank     2005 Score   2004 Rank     2004-2005
    Finland                                      1                  5.94               1                         0
    United States                              2                  5.81               2                         0
    Sweden                                      3                  5.65               3                         0
    Denmark                                   4                  5.65               5                         1
    Taiwan                                       5                  5.58               4                        -1
    Singapore                                   6                  5.48               7                         1
    Iceland                                       7                  5.48               10                       3
    Switzerland                                 8                  5.46               8                         0
    Norway                                     9                  5.4                 6                        -3
    Australia                                    10                5.21               14                       4
     
    http://www.weforum.org/site/homepublic.nsf/Content/Growth+Competitiveness+Index+rankings+2005+and+2004+comparisons
  6. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Xếp hạng của 4 nước Bắc Âu trong 10 nước trong sạch nhất thế giới.
     
                              TI Corruption Perceptions Index 2004
    Rank       Country                  2004 CPI Score*              Confidence Range**  
    1             Finland                       9,7                                        9.5 - 9.8           
    2             New Zealand              9,6                                        9.4 - 9.6           
    3             Denmark                   9,5                                        9.3 - 9.7           
    4             Iceland                        9,5                                        9.4 - 9.7           
    5             Singapore                    9,3                                        9.2 - 9.4           
    6             Sweden                      9,2                                        9.1 - 9.3           
    7             Switzerland                9,1                                         8.9 - 9.2           
    8             Norway                     8,9                                         8.6 - 9.1           
    9             Australia                     8,8                                         8.4 - 9.1           
    10           Netherlands                8,7                                         8.5 - 8.9           
    http://www.transparency.org/cpi/2004/cpi2004.en.html
  7. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết được nữa, mình sang Copenhagen có 2 tuần vào cuối tháng 4 mà lạnh quá bạn ạ, lại buồn nữa chứ, eo ơi buồn kinh khủng mặc dù ngày nào cũng đi phố để window shopping , có gặp được 1-2 bạn người Việt thôi. Nói chung là kiểu gì vẫn thấy ở châu Âu thì thích Đức hơn, Italy hơi xô bồ nhưng thời tiết nắng rực rỡ.
    Các bác cò gì đưa thêm thông tin về Bắc Âu đi
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    100 năm cuộc chia tay êm ái giữa Na Uy và Thụy Điển
    Cuộc chia ly êm ái giữa Na Uy và Thụy Điển đúng 100 năm trước đây được coi là hình mẫu giải quyết thành công xung đột bằng phương pháp hoà bình. Mô hình ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và càng tỏ ra hữu dụng trong bối cảnh của thế giới hiện đại.
    [​IMG]
    Ngày 7.6.1905, trong bối cảnh bạo lực giữa các tiểu bang trong một liên bang là phổ biến ở Châu Âu, thì Nghị viện Na Uy đã đơn phương huỷ bỏ liên minh chính trị giữa hai nước ở khu vực Scandinavia (ảnh). Quyết định trên có thể đẩy hai nước đến chiến tranh vào bất cứ lúc nào, nhưng kỳ diệu thay cuộc ly dị đã được dàn xếp ổn thoả mà hai bên không phải bắn một phát súng nào. Điều này đã đặt dấu chấm hết cho quan hệ liên bang được hình thành giữa hai nước từ năm 1814, khi Đan Mạch buộc phải nhượng Na Uy cho Thụy Điển vì thất bại trong cuộc chinh phạt của Napoléon.
    "Trang sử này cần phải được sử dụng như một hình mẫu cho thấy hai nước có thể chia tay một cách hoà bình và thiết lập quan hệ tốt chỉ sau một thời gian ngắn" - nhà sử học Geir Lundestad, Viện trưởng Viện Nobel Na Uy - tổ chức trao giải thưởng Nobel Hoà bình hàng năm, nhận xét. Mặc dù cả hai nước khi ấy đều dấy lên làn sóng dân tộc chủ nghĩa, song sự kiện ngày 7.6 đã khởi động quá trình dân chủ thực sự. Vừa tổng động viên binh lính, hai nước vừa ngồi vào bàn đàm phán, nêu rõ những yêu sách và sau đó tổ chức trưng cầu dân ý. Thụy Điển chấp nhận huỷ bỏ liên bang, nếu đó đúng là điều mà người Na Uy mong muốn.
    Tại cuộc trưng cầu dân ý ngày 13.8 năm đó, đông đảo người Na Uy đã tham dự cuộc trưng cầu dân ý và nói rõ nguyện vọng của mình là được độc lập. Chỉ có chưa đầy 200 cử tri phản đối ly khai, trong khi hơn 368 nghìn người ủng hộ độc lập - một chênh lệch lớn chưa từng thấy trong bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức sau đó. Khi ấy, Lênin đã coi đây là hình mẫu về quyền tự quyết của các dân tộc.
    "Nhờ có phong trào dân chủ mạnh mẽ ở Na Uy và Thụy Điển, nên sự việc đã dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu là chế độ quân sự thì sẽ khó khăn hơn" - ông Lundestad nhận xét. Quả thực khi đó cả Na Uy và Thụy Điển có nhiều điều kiện thuận lợi để chia tách: Mức độ tự trị của mỗi nước đều khá cao; các mối liên kết giữa nhân dân hai nước khá lỏng lẻo. Đó là chưa kể hai nước không có tranh chấp về biên giới, nguyên nhân thường dẫn đến xung đột bạo lực như hiện nay.
    Theo ông Gunnar Lassinantti - nhà nghiên cứu tại Trung tâm quốc tế mang tên Olof Palme tại Stockholm, thì "mô hình Bắc Âu" là sự tổng hoà của quá trình dân chủ, thái độ bao dung và tinh thần xây dựng của cả hai phía. Mô hình ấy đã được áp dụng thành công trong các cuộc chia tay êm ái sau đó như Singapore và Malaysia năm 1965, CH Czech và Slovakia năm 1993. Đáng tiếc là những cuộc chia tay êm ái như vậy vẫn còn chưa nhiều, chủ yếu là do bối cảnh không được thuận lợi như giữa Na Uy và Đan Mạch.
    Thế Hưng (Theo AFP)
    LĐ số 156 Ngày 07.06.2005 Cập nhật: 08:33:08 - 07.06.2005
  9. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thụy Ðiển​
    Ghi chép từ một chuyến đi
    Sân bay thủ đô Stockholm, ở một cầu thang lớn bằng gạch men, mỗi bậc dài có ghi khẩu hiệu : mơ mộng muôn năm!
    Trong máy bay (nội địa), trên khay thức ăn mang đến chỗ ngồi cho khách, có mấy gói xinh xinh, chẳng biết đựng gì ở trong. Trên một gói ghi (tiếng Anh) là:
    Màu của tuyết
    Vị của nước mắt
    Mênh mông của đại dương
    Trên gói hạt tiêu ghi:
    Hạt tiêu vốn được mệnh danh là Món quà của phương Ðông . Mặc dù từ gift (tiếng Anh là món quà), tiếng Thụy Ðiển có nghĩa là thuốc độc , đừng vì thế mà ngần ngừ, cứ ăn đi! (Chữ gift tiếng Ðức cũng nghĩa là: chất độc. Hạt tiêu ở châu âu thời Trung Cổ từ ấn Ðộ, phương Ðông, đều quý như vàng).
    Gói đường ghi:
    Bạn hãy tưởng tượng đường rơi xuống như tuyết, quang cảnh đường phủ trắng như tuyết, nhưng nhiều người sẽ ăn sạch đường-tuyết .
    Ðài phát thanh quốc nội Thụy Ðiển có kênh dùng tín hiệu là tiếng chim hót, mỗi mùa một loại chim, cứ nghe đó mà biết thiên nhiên chuyển mùa. Trong cửa hàng ăn và trong nhà, rất thích thắp nến gây không khí.
    Cứ xem mấy nét trên trong cuộc sống hàng ngày thì thấy dân Thụy Ðiển thật lãng mạn, thích hài hước và yêu thiên nhiên.
    Ai lại đề ra khẩu hiệu: mơ mộng muôn năm! thay cho các khẩu hiệu chính trị hay kinh tế. Một nước nghèo, không mơ mộng làm cật lực chưa đủ ăn thì làm sao có thể có khẩu hiệu ấy được! Phải là Thụy Ðiển, một nước phúc lợi (PIB theo đầu người mỗi năm trên 2 vạn đôla) bảo đảm cho toàn dân ăn, mặc, ở, thuốc men, học, giải trí, mới dám chơi sang như vậy.
    Lãng mạn: người Thụy Ðiển sống nội tâm nhiều, đất rộng người thưa, khí hậu lạnh lẽo, đạo tin lành Luther in dấu ấn khắc khổ, nên có khuynh hướng u sầu (theo Ake Daun)-yêu thiên nhiên. Trong mấy thập kỷ đầu thế kỷ 19, chủ nghĩa lãng mạn đã mang đến một sinh lực mới cho văn học.
    Hài hước: một cạnh khía khác của tâm tính Thụy Ðiển. Phải chăng nhà thơ Bellman (thế kỷ 18) người ca tụng rượu và gái giang hồ, rất được mến mộ, đại diện cho khuynh hướng bông lơn hài hước khá phổ biến. Tôi biết một số cán bộ Thụy Ðiển ở Sứ quán Hà Nội: bình thường, họ rất thầm lặng, dè dặt, nhưng ở những cuộc họp hẹp (tiễn đưa cán bộ hết hạn phục vụ về nước, lễ hội...) họ rất biết cù , khiến mọi người cười như nắc nẻ.
    [​IMG]
    Stockholm​
    Thật ái ngại cho anh Ðình Quang, tính nghệ sĩ vẫn không chịu bỏ thuốc lá mặc dù hút không nhiều. Ðến nhiều khách sạn, không có phòng được hút thuốc, cứ phải ra cửa ngoài gió lạnh làm một hơi. Hôm đến Goteborg, được ở một nhà khách ngoại. Yên chí là đóng cửa lại hút thuốc được! Ai ngờ nhìn lên tường thấy yết thị: Ai hút thuốc bị phạt 1000 đôla . Té ra trong phòng có máy phát hiện khói, nối liền với số cứu hỏa có khói, lập tức sẽ có xe vòi rồng chữa cháy đến. Một cuộc báo động giả như vậy giá 1000 đôla.
    Ở Thụy Ðiển, lương cao nhưng giá cả rất đắt. Nếu mua gì, ăn gì cứ ước lượng tính theo tiền Việt Nam thì nhịn tất. Một cốc bia ở sân bay giá 9 đôla (có thể uống được hơn năm chục cốc ở ta). Một chiếc bánh mỳ có nhân 5-6 đôla, vào cửa hàng ăn thường 1 món khoảng 10-12 đôla. Sinh hoạt phí ngày 40 đôla kể cả tiền taxi thì không đủ (Không phải trả tiền phòng ngày 100-120 đôla loại thường).
    Umea, một thành phố nhỏ phía Bắc, có đến 25.000 sinh viên, rất tự hào về trường đại học. Chị họa sĩ Ðặng Thị Khuê triển lãm sắp đặt (installation) ở đây rất được hoan nghênh vì biết gắn truyền thống với hiện đại, nhất là lại từ Ðông Nam á xa xôi đến. Bảo tàng mỹ thuật thành phố: rất nhiều tác phẩm hiện đại lạ lùng khó gây cảm xúc cho một người châu á thuộc một nước nông nghiệp còn chưa công nghiệp hóa. Thí dụ có một bức tranh vẽ ruột gan bóc trần đầy máu mê, như con lợn vừa mổ, có cho cũng chẳng dám treo. Nếu không có ông giám đốc bảo tàng giải thích ý nghĩa bức tranh (họa sĩ Braxin muốn thể hiện cuộc đấu tranh cho công bằng xã hội), thì tôi chẳng hiểu gì cả.
    Ðặc điểm: sạch sẽ và yên tĩnh. Một đất nước gần 200 năm không có chiến tranh. Thiên tài quân sự cuối cùng là vua Karl XII (mất năm 1718). Từ đó, không có anh hùng binh nghiệp nữa.
    Hữu Ngọc - thu 2003
    ..................
    Có bạn nào chụp được cái ảnh ở sân bay như tác giả kể không?

  10. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Đan Mạch bị kiện
    12/10/2005 (GMT+7) ​
    Sau 2 năm chuẩn bị, một nhóm gồm 24 công dân Đan Mạch đã đệ đơn kiện Thủ tướng nước này, ông Anders Fogh Rasmussen, về vai trò của Đan Mạch trong cuộc chiến Iraq.

    [​IMG]
    Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen lâu nay là tâm điểm chỉ trích và bị cáo buộc lừa dối dân chúng về mối nguy từ chính quyền Saddam Hussein.​
    Với tập tài liệu dài 74 trang đệ lên tòa án Copenhagen, bên nguyên - gồm các giáo sư, bác sĩ, luật sư và lãnh đạo nghiệp đoàn, thậm chí cả một số chính trị gia - cho rằng quyết định tham chiến lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq hồi năm 2003 của Thủ tướng Rasmussen đã đi ngược lại hiến pháp quốc gia.
    Bjoern Elmquist, một trong hai luật sư đại diện cho những người đứng kiện khẳng định, đơn kiện nhằm vào Thủ tướng Rasmussen với tư cách là "đại diện đất nước về quyết định trái pháp luật của Quốc hội và chính phủ khi tham gia cuộc chiến chống Iraq tháng 3/2003".
    Đan Mạch - thành viên đầu tiên tham gia liên quân tiến hành cuộc chiến Iraq tháng 3/2003 - là một đồng minh trung thành của Mỹ và hiện có 530 binh sĩ đang làm nhiệm vụ ở Iraq dưới quyền chỉ huy của quân đội Anh.
    Bên nguyên cho biết, chính phủ liên minh đã vi phạm điều 19 của Hiến pháp Đan Mạch, trong đó ghi rõ chỉ cho phép đất nước tham chiến để bảo vệ mình trước kẻ xâm lược nước ngoài và khi có một nghị quyết của LHQ.
    "Đan Mạch không hề bị tấn công năm 2003 và không một thành viên NATO bị vậy", trích lời ông Elmquist. "Bên cạnh đó, những lập luận rằng vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể tấn công châu Âu trong vòng 45 phút để biện hộ cho quyết định tham chiến là hoàn toàn sai. Đấy là chưa kể hành động tham chiến không thể xem là hợp pháp vì nó không được LHQ thông qua và không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ".
    Hiện Thủ tướng Rasmussen đang có chuyến công du tới châu Phi. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Per Stig Moeller cho biết, ông hy vọng tòa án Copenhagen sẽ không chấp nhận vụ kiện này.
    Mặc dù cử rất ít binh sĩ tham gia cuộc chiến Iraq song Thủ tướng Rasmussen lâu nay vẫn là tâm điểm bị chỉ trích rộng khắp và bị cáo buộc lừa dối dân chúng Đan Mạch về mối nguy từ Iraq và về việc Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt.
    Thanh Hảo (Theo BBC, AFP)

Chia sẻ trang này