1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới Thiệu Về Cao Bằng - Bắc Kạn

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi tieuvuongbackan, 23/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Giới Thiệu Về Cao Bằng - Bắc Kạn

    . I. Lịch sử hình và phát triển Bắc Kạn ( Trích nguồn nhà xuất bản chính trị Quốc gia)
    Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi vùng cao ở trung tâm núi rừng Việt Bắc bao la, hiểm trở. Trong lịch sử hình thành và phát triển, tuy trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính phức tạp, song Bắc Kạn luôn là vùng đất chiến lược quan trọng (về mặt chính trị quân sự). Vùng đất này đã từng là "Thủ đô kháng chiến", "cái nôi cách mạng" của cả nước. Để hiểu rõ hơn về vùng đất này, chúng ta cùng tìm hiểu Bắc Kạn qua từng thời kỳ lịch sử.

    1. Bắc Kạn, dưới chế độ phong kiến, thực dân
    Theo các nguồn sử liệu, Bắc Kạn thời thượng cổ là phần đất của nước Xích Quỷ, sau được tách ra thành vương quốc Thuy Đến. Khi Nhà nước Văn Lang ra đời, các Vua Hùng chia nước thành 15 bộ, vùng đất Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, đất Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đến đời Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong.
    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt một ngàn năm Bắc thuộc, tập đoàn phong kiến Việt Nam ra đời. Phát huy tính tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bước hoàn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt. Đời nhà Lý chia nước thành 24 lộ, địa giới Bắc Kạn thuộc các lộ Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đến đời nhà Trần chia nước làm 12 lộ, 4 trấn và 14 huyện, Bắc Kạn nằm trong trấn Thái Nguyên. Khi nhà Minh xâm lược Việt Nam, chúng chia nước ta làm 15 phủ, 31 châu, 31 huyện, trấn Thái Nguyên đổi thành phủ Thái Nguyên gồm 11 huyện, Bắc Kạn nằm trong địa phận 3 huyện Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Long Thạch.
    Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ lập lại chủ quyền, bờ cõi vẫn như cũ. Đến thời Lê Thánh Tông - năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466), bản đồ nước ta chia thành 12 đạo thừa tuyên, phủ Thái Nguyên đổi thành thừa tuyên Thái Nguyên. Đến năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1496), Vua Lê Thánh Tông đổi thừa tuyên Ninh Sóc thành Thái Nguyên thừa tuyên gồm 3 phủ, 8 huyện, 7 châu. Bắc Kạn nằm trong phần đất phủ Thông Hoá.
    Đến thời Nguyễn, năm Gia Long nguyên niên (năm 1802), vua Nguyễn Thế Tổ đổi Thái Nguyên thừa tuyên thành trấn Thái Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), vua Nguyễn Thánh Tổ đổi trấn Thái Nguyên thành tỉnh Thái Nguyên. Đất Bắc Kạn nằm trong tỉnh Thái Nguyên, về cơ bản vẫn thuộc phủ Thông Hoá. Có thể nói, dưới chế độ phong kiến, Thái Nguyên, trong đó có phần đất Bắc Kạn được coi là "miền quan yếu", có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự ở phía Bắc Kinh thành Thăng Long.
    Thực dân Pháp xâm lược, sau khi đánh chiếm và đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, chúng đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính. Theo nghị định ngày 20-8-1891 và nghị định ngày 9-9-1891 của Toàn quyền Đông Dương, khu vực Bắc Kạn thuộc hai đạo quan binh. Phần phía Đông và Nam thuộc tiểu quân khu Thái Nguyên, đạo quan binh I. Phần phía Bắc thuộc tiểu quân khu Lạng Sơn, đạo quan binh II. Ngày 11-4-1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phần đất phủ Thông Hoá lập ra tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Cảm Hoá (sau đổi thành Na Rì), Thông Hoá (sau đổi thành Ngân Sơn). Tiếp đó, ngày 25-6-1901, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị quyết tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nhập vào châu Bạch Thông. Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ tách một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng Định Biên Thượng của châu Định Hoá tỉnh Thái Nguyên lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó, tỉnh Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã.
    Để đẩy mạnh công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa một cách có hệ thống trên quy mô lớn, thực dân Pháp đã tăng cường sức mạnh bộ máy cai trị. Vì thế, phong trào kháng Pháp đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc, trong đó đồng bào các dân tộc ở Bắc Kạn cũng có nhiều đóng góp tích cực. Năm 1904, đồng bào Dao ở hai xã Tân Sơn, Cao Sơn (Bạch Thông) nổi dậy chống chính sách sưu thuế nặng nề của đế quốc, phong kiến. Năm 1914, ngay tại thị xã Bắc Kạn, các tù nhân yêu nước cùng với binh lính khố xanh có tinh thần dân tộc do Lý Thảo Long cầm đầu đã nổi dậy phá nhà lao, phá kho vũ khí của địch để trang bị cho nghĩa quân. Đây là cuộc nổi dậy có tiếng vang, thúc giục lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của nhân dân trong vùng. Điều đặc biệt mới mẻ trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Bắc Kạn, Thái Nguyên là đã có sự tham gia của giai cấp công nhân. Trong những năm 1920 - 1925, do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, Bắc Kạn trở thành một trong những địa phương đứng đầu về công nghiệp khai thác mỏ ở Bắc Kỳ, đồng thời là nơi tập trung nhiều công nhân, góp phần không nhỏ cho sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho nhiều người yêu nước tới hoạt động. Trong đó, Phạm Hồng Thái - một trong những nhân vật bất tử của cách mạng Việt Nam, người đã ném tạc đạn mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu) - đã từng là công nhân khai thác mỏ ở Bắc Kạn, Thái Nguyên.
    2. Bắc Kạn trong các thời kỳ cách mạng, kháng chiến
    Ngày 3-2-1930, ********************** ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập. Trong quá trình vận động cách mạng, tỉnh Bắc Kạn đã vinh dự là một trong những tỉnh nằm trong khu giải phóng Việt Bắc, là nơi "N¬ớc Việt Nam mới phôi thai".
    Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân các dân tộc Bắc Kạn được giác ngộ đã sớm giành được chính quyền, Bắc Kạn là thị xã đầu tiên trong cả nước được giải phóng.
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thị xã Bắc Kạn được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến". Tỉnh Bắc Kạn được Trung ương Đảng chọn xây dựng thành khu an toàn (ATK), căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Với vai trò là căn cứ địa cách mạng, Bắc Kạn hết lòng cưu mang đùm bọc đồng bào tản cư; giúp đỡ bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng của Trung ương sơ tán; bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
    Khi chiến sự lan rộng đến địa phương, quân và dân Bắc Kạn đã tiến hành tiêu thổ kháng chiến với chiến lược "vườn không, nhà trống", phá huỷ giao thông và tham gia cùng bộ đội chủ lực đánh địch. Trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947), suốt hai năm đánh địch trên mặt trận đường số 3 nổi tiếng cũng như quá trình tiễu phỉ bảo vệ quê hương, nhiều gương chiến đấu hy sinh oanh liệt được cả nước biết đến, nhiều tên núi, tên sông đã trở thành địa danh lịch sử, gắn với những chiến công hiển hách như Phủ Thông, Đèo Giàng... Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn trở thành tỉnh đầu tiên được giải phóng. Sự kiện lịch sử vẻ vang này được Đảng đánh giá cao, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Trong thư, Bác đã khẳng định "Cuộc thắng lợi này sẽ làm đà cho những thắng lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn". (1)
    Sau ngày được giải phóng (tháng 8 năm 1949), nhân dân các dân tộc Bắc Kạn hăng hái khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Một năm sau ngày giải phóng, Bắc Kạn trở thành địa phương dẫn đầu trong phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc. Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân lưu "Đơn vị có phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ tịch trao tặng.
    Với vai trò và nhiệm vụ là căn cứ địa cách mạng, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã dồn sức chi viện cho tiền tuyến. Trong hơn tám năm kháng chiến, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đóng góp hơn 3 triệu ngày công trực tiếp phục vụ chiến đấu. Các đoàn thể chính trị, nhất là Hội Phụ nữ đã thành công trong việc phát động phong trào toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang. Trong hai năm 1952 - 1953, phong trào hũ gạo nuôi quân và mùa đông binh sĩ đã ủng hộ bộ đội hơn 2.000 tấn lương thực, 2.633 chiếc chăn và áo ấm. Hàng nghìn thanh niên con em các dân tộc đã lên đường nhập ngũ. Nhiều đơn vị bộ đội địa phương, du kích tập trung đã lập công xuất sắc, được phong tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn luôn thực hiện tốt vai trò tỉnh căn cứ địa, nhiều đơn vị, cá nhân lập công xuất sắc, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.
    Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 2-10-2000, ************* Trần Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn. 5 huyện, thị xã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

    3. Bắc Kạn trong quá trình xây dựng và đổi mới
    Để đáp ứng yêu cầu là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số 103/NĐ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 14-4-1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50/CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông. Ngày 29-12-1978, kỳ họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địa giới Bắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng.
    Ngày 16-7-1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 262/HĐBT "Giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông để thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái".
    Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
    Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) tái nhập lại vào tỉnh Bắc Kạn. Tháng 8-1998, thành lập thêm huyện Chợ Mới trên cơ sở tách từ phần đất phía Nam huyện Bạch Thông. Ngày 28-5-2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Pắc Nặm trên cơ sở tách huyện Ba Bể. Như vậy, trải qua không ít những thay đổi về địa dư hành chính, hiện nay, tỉnh Bắc Kạn được chia làm 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện (Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì, Pắc Nặm) và thị xã Bắc Kạn.
    Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, nhanh chóng đưa Bắc Kạn tiến kịp các tỉnh miền xuôi.

    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 23/10/2006
  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày 1-1-1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ mười ngày 01-11-1996 của Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với các đơn vị hành chính gồm thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, Na Rì, Chợ Đồn của tỉnh Bắc Thái (cũ) và huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm của tỉnh Cao Bằng. Sáu năm đã trôi qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã khai thác và phát huy đuợc những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm huớng tới mục tiêu "dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra.
    1. Điều kiện tự nhiên
    Vị trí địa lý: tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn là 4.857,21 km2, chiếm 4,7% diện tích vùng Đông Bắc và 1,45% diện tích cả nước. Bắc Kạn nằm trong toạ độ từ 21048''''22'''''''' đến 22044''''17'''''''' độ vĩ Bắc và 105025''''08'''''''' đến 106024''''47'''''''' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Vị trí địa lý của Bắc Kạn tương đối thuận lợi để phát huy các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
    Địa hình, địa mạo: với trên 90% diện tích là đồi núi bị sông, suối chia cắt, Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Tây Nam, đỉnh cao nhất của dãy núi Nam Khiên Thượng (1.640m), địa hình thấp nhất thuộc xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới (40m), độ cao trung bình 500 - 600m so với mực nước biển. Toàn tỉnh có trên 100 xã thuộc vùng cao, chiếm 82% số xã, phường, thị trấn của tỉnh. Địa hình chia làm 3 vùng chính:
    + Vùng núi Phia Boóc: nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình trong khu vực đường phân thuỷ trên 1.000m, thấp nhất gần 500m. Đây là vùng cao nhất trong tỉnh.
    + Vùng núi Ngân Sơn, Yến Lạc: nằm phía Đông - Đông Bắc tỉnh, là khu vực phân thuỷ của sông Bắc Giang, sông Cầu. Đây là vùng đá vôi, địa hình hiểm trở, điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp không mấy thuận lợi.
    + Vùng phía Nam: là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi với những dải đồi cao trên 200m và những dãy núi thấp 400 - 500m. Trong vùng có nhiều thung lũng rộng, độ dốc trung bình 15 - 200 với hệ thống sông, suối dày đặc. Vùng này tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các nơi khác.
    Nhìn chung, địa hình Bắc Kạn chia làm 2 dạng: địa hình xói mòn và địa hình bồi tụ. Trong 2 dạng địa hình này phân thành các miền địa mạo: địa mạo miền núi đá vôi; miền núi cao; miền núi trung bình; miền đồi cao, núi thấp; miền bồi tụ.
    Khí hậu: Bắc Kạn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa m¬a kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 20 - 220C, trong đó trung bình cao nhất 25 - 280C, trung bình thấp nhất 10 - 110C, nhiệt độ cao tuyệt đối 380C, thấp nhất tuyệt đối tại thị xã Bắc Kạn -0,10C, huyện Ba Bể -0,60C, Ngân Sơn 20C.
    Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.600 - 2.100mm, phân bố không đều giữa các tháng, các vùng. Mưa nhiều vào khoảng tháng 6 đến tháng 9, đặc biệt nhiều vào tháng 7, tháng 8, chiếm 70 - 80% lượng mưa hàng năm. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1.300 - 1.400 giờ. Độ ẩm không khí trung bình 84 - 85%, cao nhất vào tháng 7 (88 - 89%), thấp nhất vào tháng 12 (80 - 82%).
    Bắc Kạn có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc thổi vào mùa khô hanh, gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Nằm sâu trong đất liền lại có các dãy núi cao che chắn, Bắc Kạn ít chịu ảnh h¬ởng của bão.
    Thuỷ văn: Bắc Kạn có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, bao gồm lưu vực của ba hệ thống sông: hệ thống sông Thái Bình gồm sông Cầu và các nhánh của sông Cầu; hệ thống sông Kỳ Cùng bao gồm các nhánh sông Bắc Giang và sông Na Rì; hệ thống sông Lô gồm các nhánh sông Năng, sông Gâm, sông Phó Đáy. Phần lớn hệ thống sông của Bắc Kạn là đầu nguồn, lòng sông, suối hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.
    Tài nguyên đất: theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất của tỉnh Bắc Kạn thành 4 nhóm chính với 21 loại đất, xuất phát từ hai nguồn gốc đất thuỷ thành và đất địa thành bao gồm: đất phù sa sông; đất phù sa ngòi suối; đất dốc tụ trồng lúa nước; đất Feralit (đất Feralit biến đổi do trồng lúa, đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét, đất Feralit vàng đỏ phát triển trên Granit, đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất, đất Feralit đỏ nâu phát triển trên đá vôi, đất Feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch, đất Feralit nâu đỏ phát triển trên Grabô, đất Feralit mùn trên núi cao trên 700m).
    Tài nguyên nước mặt, nước ngầm: nguồn nước mặt chính của Bắc Kạn là hệ thống sông, suối, ao, hồ, đầm. Trữ lượng nước của các sông, suối, ao, hồ khoảng 3,7 tỷ m3. Riêng 7 sông lớn, diện tích lưu vực gần 4.000 km2, trữ lượng nước hơn 3,5 tỷ m3. Hệ thống ao, hồ có trữ lượng nước gần 170 triệu m3. Riêng hồ Ba Bể có trữ lượng nước 63 triệu m3. Theo kết quả thăm dò cục bộ ở khu vực thị xã và phụ cận cho thấy, nguồn nước ngầm ở Bắc Kạn trong, không mặn, không mùi vị, độ PH 7,1 - 8,1, chất lượng đảm bảo cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
    Tài nguyên rừng: Bắc Kạn có 301.722,78 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 89,60% tổng diện tích rừng, rừng trồng chiếm 10,40%. Rừng được phân bố ở tất cả các huyện và thị xã nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn và thị xã Bắc Kạn. Rừng Bắc Kạn hiện còn nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Hệ thực vật Bắc Kạn có 148 họ, 573 chi, 826 loài, trong đó có trên 300 loài cây họ gỗ, 300 loài cây thuốc. Hiện nay, 52 loài đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia bì gai, trai lý, nghiến, chò đãi, trầm hương, cầu điệp. Hệ động vật Bắc Kạn đa dạng với 366 loài, 110 họ thuộc 28 bộ, trong đó có 63 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
    Tài nguyên khoáng sản: chì, kẽm là hai khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của tỉnh và cả nước (Bắc Kạn có 42/71 mỏ của cả nước). Trong đó, mỏ Chợ Đồn có trữ lượng lớn nhất Việt Nam (10 triệu tấn với hàm lượng từ 3 đến 24%). Ngoài ra, Bắc Kạn còn có nhiều loại khoáng sản khác như: vàng sa khoáng, vàng gốc, sắt, mangan, đá vôi, đá graphit, sét gạch ngói, xi măng, đá Rubi, Saphia.
    2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
    Kinh tế: Là tỉnh mới tái lập còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành cũng như đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Bắc Kạn đã sớm ổn định và phát triển, nền kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt. Năm 1997 - 1998, nền kinh tế có tốc độ tăng tr¬ởng GDP 7,02%, năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,3% (trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 5,68%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 25,89%; thương mại - dịch vụ tăng 14,07%). Cơ cấu kinh tế có b¬ớc chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ (4,09%); tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm 4,08%. Thu ngân sách tăng đều qua các năm. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h¬ớng tích cực song do điểm xuất phát thấp nên kinh tế tỉnh Bắc Kạn vẫn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Đời sống của đồng bào các dân tộc còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
    Dân số - lao động: dân số Bắc Kạn có trên 28 vạn người, gồm 7 dân tộc, trong đó gần 20% là dân tộc Kinh, hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Dao, Sán, Mông, Hoa). Bảy dân tộc chung sống xen kẽ trong các làng bản, luôn phát huy truyền thống đoàn kết cùng nhau xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Nguồn lao động của Bắc Kạn khá dồi dào song chất lượng chưa cao.
    Văn hoá - xã hội: Bắc Kạn là cái nôi kháng chiến, là căn cứ cách mạng, nên hiện tại, Bắc Kạn còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa - lịch sử. Truyền thống đấu tranh kiên cường, anh dũng luôn căng tràn trong huyết quản mỗi người dân nơi đây. Bắc Kạn là vùng đất sinh dưỡng nhiều người con ưu tú có công với cách mạng, nhiều tấm gương hy sinh anh dũng bảo vệ quê hương, đất nước.
    3. Những lợi thế và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội
    Thuận lợi: Bắc Kạn có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo hướng "mở cửa" với các tỉnh vùng Đông Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Trung Quốc qua các cửa khẩu Cao Bằng, Lạng Sơn. Nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt ngành công nghiệp khai thác, chế biến nông - lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp giấy, sợi,...
    Bên cạnh đó, Bắc Kạn có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, quỹ đất lớn để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với những sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu có chất lượng cao. Bắc Kạn có môi trường thiên nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên du lịch để hoà nhập với mạng lưới du lịch vùng Đông Bắc và Bắc Bộ, đặc biệt là thắng cảnh hồ Ba Bể và các di tích lịch sử cách mạng như chiến khu Việt Bắc. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn có nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ và truyền thống cách mạng, đây thực sự là nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh - quốc phòng.
    Hạn chế: là tỉnh giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý, xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong khi đó, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, hạ tầng yếu kém, không đồng bộ, chưa tạo được sức hấp dẫn nguồn đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác, tỉnh có 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ học vấn thấp. Thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề và các nhà kinh doanh am hiểu, thích nghi với cơ chế thị trường. Đây là những rào cản đối với việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống cũng như việc thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
    Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng của đất nước. Vì vậy, phát triển kinh tế phải chú trọng kết hợp hài hoà với bảo vệ an ninh - quốc phòng. Để nhanh chóng hoà nhập, bắt kịp với xu thế phát triển của các tỉnh xung quanh, đặc biệt là vùng Đông Bắc, Bắc Kạn cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là một thử thách lớn mà lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bắc Kạn phải đồng lòng, chung sức vượt qua trên cơ sở phát huy truyền thống và nội lực, kết hợp với việc sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực.

    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 25/10/2006
  3. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    (trich nguon bao Bac Kan)
    IV. VỀ DU lỊCH - THƯƠNG MẠI
    Với con đ­ường giao thông huyết mạch, liên tỉnh, lại gần với các tỉnh có cửa khẩu biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó Bắc Kạn còn có một hệ thống các di tích lịch sử và văn hoá đan xen với các danh lam thắng cảnh (khu di tích lịch sử ATK (an toàn khu), khu du lịch sinh thái Hồ Ba Bể, (rừng nguyên sinh...).đi cùng với những điều kiện trên tỉnh đã và đang tiến hành xây dựng một số cụm du lịch có sức thu hút và cạnh tranh với các vùng du lịch lân cận. Tổ chức các tuyến du lịch nội tỉnh như Núi Cốc - Ba Bể gắn với du lịch Pắc Pó ?" Cao Bằng. Xây dựng cơ sở hạ tầng như khu l­ưu trú, khách sạn, nhà nghỉ mang đậm tính truyền thống văn hoá dân lộc, kết hợp hiện đại phù hợp với cảnh quan thiên nhiên. Trong xu thế phát triển hiện nay, xu thế hội nhập ngày càng trở nên rõ nét. Việc Bắc Kạn mở cửa hợp giác với bên ngoài, tận dụng mọi thời cơ, thu hút các nguồn vốn liếng và ngoài n­ước, phát huy hết tiềm năng nội lực là đi đúng hướng, phù hợp với quy luật khách quan của phái triển kinh tế-xã hội. Là tỉnh chiếm địa thế thuận lợi để phát triển hàng hoá, đặc biệt là thị xã Bắc Kạn có vị trí trung chuyển" từ Hà Nội lên Cao Bằng và sang n­ước láng giềng Trung Quốc hứa hẹn là một thị tr­ường đầy tiềm năng cho phát triển kinh tế. Mặc dù hiện nay Bắc Kạn đang gặp phải những hạn chế nhất định về nhân lực, như­ng nếu nhìn theo h­ướng lâu dài thì tỉnh có nhiều lợi thế. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Do vậy khi phát triển công nghiệp chế biến và đặt các cơ sở gia công nguyên liệu ngay tại các trung tâm cụm xã sẽ tiết kiệm đ­ược chi phí vận chuyển, giảm hao hụt trong chế biến, hạ giá thành sản phẩm (yếu tố làmcho sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị tr­ường trong và ngoài n­ước). Hiện nay quan điểm chỉ đạo của tỉnh là phát triển dài hạn kinh tế xã hội, tiếp tục đẩy mạnh loàn diện công cuộc đổi mới, lập trung khai thác lợi thế và tiềm năng về tài nguyên rừng và khoáng sản, quỹ đất, tiềm năng du lịch và lao động, nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế thích hợp trong từng giai đoạn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn môi tr­ường sinh thái, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an loàn xã hội. đầu tưphát triển nhanh cơ sở hạ tầng thiết yếu Có quy hoạch và kế hoạch đầu t­ư phát triển các sản phẩm đ­ược coi là mũi nhọn của Bắc Kạn. Xây dựng các cơ sở chế biến vừa và nhỏ, ứng dụng khoa học công nghệ tiện ích với các dây truyền chế biến tiên tiến và hiện đại. Tăng c­ường mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài trên các mặt Kinh tế - Xã hội -Thông tin.., th­ường xuyên giao l­ưu trao đổi các mặt hàng Nông - Lâm sản, không ngừng nâng cao chất l­ượng mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu ng­ười tiêu dùng. Tiếp tục hoàn thiện các ph­ương án, đề án và các chính sách cụ thể như miễn giảm tiền thuế đất, thuế các loại... tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Với tiềm năng về lài nguyên khoáng sản, du lịch . . . cùng với hệ .thống các chính sách đầu tư hoàn thiện, bên cạnh đó là đội ngũ lãnh đạo quản lý năng động, sáng tạo. Chắc chắn rằng quan hệ hợp tác đầu lư­,thu hút đầu tư ở Bắc Kạn sẽ phát triển nhanh và mạnh tiến kịp một số tỉnh miền núi phía Bắc và cả nước
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 09/09/2006
  4. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn

    [​IMG]
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 13/09/2006
  5. caobangboonghey_boonghey

    caobangboonghey_boonghey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Thác bản giốc [​IMG]
  6. caobangboonghey_boonghey

    caobangboonghey_boonghey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Rượu rắn
    http://i10.photobucket.com/albums/a141/witch141v/Ban%20Gioc%20Waterfall%20_%207-9July/IMG_0025_rs.jpg[/img[
    Rượu ong
    [​IMG]
    Sông bằng giang
    [​IMG]
    Đường lên cầu bằng giang
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. caobangboonghey_boonghey

    caobangboonghey_boonghey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. NEUEM_KOLAGIACMO

    NEUEM_KOLAGIACMO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0

    Bánh xe nước dùng cho mục đích tưới ruộng của người Tày

    Điệu múa Tày tại lễ hội mùa xuân ***g Tồng

    Động Puông với Sông Năng chảy qua

    Diều hoa Miến Điện đang đậu trên cây mọc ở chân vách đá vôi

    Phiên chợ ở Cao Thương, ở phía bắc Vườn quốc gia





    Rừng núi đá vôi
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 26/08/2006
  9. NEUEM_KOLAGIACMO

    NEUEM_KOLAGIACMO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trích nguồn từ trang báo điện tử Cao Bằng  http://www.caobang.gov.vn/default.aspx?tabid=242


    Địa hình thổ nhưỡng

    [​IMG]




     
    [​IMG]

    Địa hình của tỉnh Cao Bằng có thể chia làm 3 miền địa hình chủ yếu:
    [​IMG]

    Đèo mã phục
    [​IMG]
    Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông như Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà,... và các huyện khác như Hà Quảng, Thông Nông... Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách nhau. Có phương kéo dài chung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau.                                                                                                                                                                                                      
    [​IMG]


     Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng... Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trong phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng, dài gần 30 km. Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo dài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp. Trong thung lũng này xuất hiện các mỏ khoáng sản: Sắt, fosphorit tập trung với trữ lượng và chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra các thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý...
    [​IMG]
     
    [​IMG]

    Mùa Vàng
    [​IMG]
    Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng. Mức tích luỹ này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc.Đất có độ dốc cấp VI chiếm 80% diện tích cả nhóm; độ dốc cấp V chiếm 11,56%; độ dốc cấp III và cấp II chỉ chiếm 3,88%.Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn.Đất tích cácbonnat ở các thung lũng đá vôi hoặc ở địa hình trũng bị ảnh hưởng mạch nước chứa cacbonnat, đất thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, càng xuống dưới càng nặng hơn.Đặc điểm thành phần cơ giới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 04/09/2006
  10. NEUEM_KOLAGIACMO

    NEUEM_KOLAGIACMO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
      Trích nguồn từ trang báo điện tử Cao Bằng  http://www.caobang.gov.vn/default.aspx?tabid=242


    Lịch sử hình thành phát triển






    [​IMG]Cao Bằng là miền đất địa đầu Tổ quốc đã có từ rất lâu đời. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Cao Bằng đã có một bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá rất đáng tự hào và trân trọng. Lịch sử truyền thống của Cao Bằng gắn liền lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước. Cuộc chiến đấu đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bảo vệ Tổ Quốc, trong đó có nhân dân Cao Bằng chống quân xâm lược nhà Tần do Thục Phán đứng đầu đã đấu tranh giành thắng lợi.
    Năm 180 TCN sau trận đánh lớn tại Cao Bằng, chống lại cuộc xâm lược của Triệu Đà, đất nước lại rơi vào ách thống trị của các thế lực phong kiến phía Bắc. Trải qua những thăng trầm của một thời kỳ dài nô lệ, phong kiến nhân dân các dân tộc Cao Bằng, cùng với nhân dân các dân tộc khác dưới các triều đại khác nhau đã làm nên lịch sử truyền thống vĩ đại dựng nước và giữ nước của cha ông ta, Cao Bằng đã phát huy vai trò là phên dậu phía bắc của Tổ quốc.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Tượng đài tưởng niệm đồng chí Hoàng Đình Giong

    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Cao Bằng lại nổi lên trong lịch sử Cách mạng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc của cả dân tộc Việt Nam.Từ khi thực dân Pháp xâm lược Cao Bằng đã nhen nhóm các hội đánh Tây của nhân dân các dân tộc, do Đồng Chí Hoàng Đình Giong tổ chức gây dựng.
    Sau khi ********************** Được thành lập ngày 03/02/1930 vào ngày 01/04/1930 Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được thành lập có 3 đồng chí, do Đồng chí Hoàng Văn Nọn (Hoàng Như) làm Bí thư. Chi bộ Đảng ra đời đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Năm 1933 Cao Bằng được vinh dự đón tiếp đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên quốc tế Cộng sản Đảng. Từ Cao Bằng, đồng chí tiếp tục bắt liên lạc chỉ đạo các cơ sở Đảng trong nước. Năm 1935 đồng chí Hoàng Văn Nọn được chọn làm đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông dương đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản Đảng lần thứ VII tại Liên Xô. Sau thời gian học tập tại Liên Xô đồng chí Hoàng Văn Nọn trở về nước được Đảng giao nhiệm vụ Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ.


    [​IMG]

    Cột mốc 108, trên biên giới Việt - Trung
    [​IMG]
    Tại Đại hội Đảng cộng sản Đông dương lần thứ nhất năm 1935, tổ chức tại Ma Cao - Trung Quốc, đồng chí Hoàng Đình Giong được bầu vào BCH Trung ương Đảng. Từ đó Phong trào Cách mạng của nhân dân Cao Bằng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.
    Tháng 12 năm 1940 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ Hoàng Văn Thụ và 40 cán bộ Cao Bằng tại Trịnh Tây -Trung Quốc để chỉ đạo phong trào Cách mạng trong giai đoạn mới. Người đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa Cách mạng, và cử đồng chí Vũ Anh, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm về Hà Quảng chọn nơi đặt cơ quan chỉ đạo Cách mạng.
    Ngày 28 tháng 1 năm 1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt mốc 108 đến làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, Đảng bộ Cao Bằng, cơ sở Cách mạng Pác bó vinh dự thay mặt nhân dân cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào dịp tết Tân Tỵ, sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sống và làm việc tại hang Cốc Bó trong điều kiện vật chất gian khổ, nhưng Người vẫn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
    [​IMG]
    Tại bàn đá bên cạnh suối Lê Nin ,lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã dịch Lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô và viết bài Diễn Ca Lịch sử nước ta. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại lán Khuổi Nặm Pác Bó, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó, hội nghị đề ra nhiều chủ trương đường lối của cách mạng Việt Nam xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu
     
    [​IMG]

    Kể chuyện truyền thống cho thiếu nhi tại Khu di tich Nặm Lìn
    [​IMG]
    Dưới sự trực tiếp chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1941, Đảng bộ Cao Bằng đã cử 70 cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài. Đây là những hạt giống quân sự đầu tiên của căn cứ địa Cao Bằng, sau này là Cao - Bắc - Lạng và khu giải phóng trong tổng khởi nghĩa Cách mạng Cao - Bắc - Lạng
    Ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình; Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập; Đội gồm có 34 chiến sỹ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy. Trận ra quân đầu tiên là trận đánh chiếm và tiêu diệt đồn Khai Phắt Nà Ngần đã giành thắng lợi, mở màn trang sử truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.
    Sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng tập trung sức lực, đấu tranh chống âm mưu xâm lược của Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai, tiêu diệt thổ phỉ và ********* địa phương, củng cố chính quyền Cách mạng các cấp, phát động phong trào tăng gia sản xuất. Ngày 16 tháng 9 năm 1950 quân dân Cao Bằng mở màn chiến dịch Biên giới dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, tại chiến dịch năm 1950 Hồ Chủ Tịch trực tiếp ra trận quan sát mặt trận Đông Khê. Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã giành thắng lợi, Chiến thắng này đã làm thay đổi toàn bộ cục diện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 3 tháng 10 năm 1950 Cao Bằng hoàn toàn giải phóng. Trong những thập kỷ tiếp theo, phát huy truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng. Nhân dân Cao Bằng một lòng kiên trung với Đảng, củng cố chính quyền cách mạng, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường chi viện cho Miền Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Lịch sử truyền thống Cao Bằng, gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam trên con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 04/09/2006

Chia sẻ trang này