1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về cấu tạo của đàn đáy

Chủ đề trong 'Rao vặt Khu Vực Hà Nội' bởi roseblue, 16/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roseblue

    roseblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2014
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Đàn Đáy là một loại đàn đặc biệt do người Việt Nam sáng tạo. Giống như cây dan bau, đàn đáy là loại nhạc khí chỉ có ở Việt Nam. Trên thế giới không có một cây đàn nào giống cây dan day về hình dáng, cách lắp phím và cách đánh.

    Thùng đàn: hình thang cân, đáy lớn ở trên rộng khoảng 24cm, đáy bé ở dưới rộng khoản 20cm, cạnh huyền khoảng 35cm. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, thành đàn cao khoảng 9cm bằng gỗ cứng. Đáy đàn khoét một khoảng trống hình chữ nhật dài 20cm, rộng 9cm ở sau lung. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn.

    [​IMG]

    Dọc đàn (cần đàn): rất dài, khoảng 1m18 bằng gỗ cứng, đặc biệt từ đầu đến 3/5 cần đàn không gắn phím, 2/5 phần còn lại gắn 8 phím và 2 phím gắn trên mặt đàn (có gắn đến 11 hoặc 12 phím). Các phím đều cao và bằng tre được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều của dân tộc.

    [​IMG]

    Dây đàn: có 3 dây đàn bằng tơ se, được lên cách nhau quãng 4 đúng, đàn Đáy có truyền thống koong bao giờ đánh âm dây buông

    Ví dụ (132-1)

    Bộ phận lên dây (cái thú): đầu đàn Đáy hình lá đề, có 3 trục gỗ để lên dây, ở phía cuối thân đàn có ngựa đàn để mắc dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.

    Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy tre hoặc nhựa với những ngón gảy, hất, rung mổ…

    Theo bài viết: Cấu tạo và âm sắc của cây đàn đáy

Chia sẻ trang này