1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Cộng Hoa?? Séc

Chủ đề trong 'Czech' bởi MuaHN, 24/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Một số điều cần biết về CH Séc
    CH Séc
    Nằm trên vùng trung Âu, giữa hai fần đồng bằng địa lía lớn của châu Âu. Bề mặt fần lớn mang tính đồi núi, độ cao trung bình tư 200 đến 100 m trên mặt biển bao phủ khoảng 93% lãnh thổ CH Séc. Điểm cao nhất là đỉnh núi trên dãy núi Krkonoše (1620 m), nơi thấp nhất là lòng sông Labe (115 m).
    CH Séc có chung biên giới với Đức, Ba Lan, Áo và Slovakia.
    Diện tích 78 864 km2, đứng thứ 21 tại châu Âu về diện tích.
    Dân số: 10,3 triệu dân, đứng thứ 14 tại châu Âu về dân số. Mật độ dân số 130,7 người/km2. Phần đông là dân tộc Séc, ngoài ra còn có các dân tộc khác như Slovakia, Ba Lan, Đức, Hungary, Rôm, Do Thái... Số người tập trung đông nhất tại Praha, thành phố lớn thứ 2 là Brno, sau đó là Ostrava. Trong cơ cấu dân số tỷ lệ phụ nữ cao hơn nam giới (51,5%)
    Ngôn ngữ hành chính: tiếng Séc
    Thủ đô: Praha
    Cờ tổ quốc
    MuaHN
    Được muaHN sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 24/11/2003
  2. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Một số điều cần biết về CH Séc
    CH Séc
    Nằm trên vùng trung Âu, giữa hai fần đồng bằng địa lía lớn của châu Âu. Bề mặt fần lớn mang tính đồi núi, độ cao trung bình tư 200 đến 100 m trên mặt biển bao phủ khoảng 93% lãnh thổ CH Séc. Điểm cao nhất là đỉnh núi trên dãy núi Krkonoše (1620 m), nơi thấp nhất là lòng sông Labe (115 m).
    CH Séc có chung biên giới với Đức, Ba Lan, Áo và Slovakia.
    Diện tích 78 864 km2, đứng thứ 21 tại châu Âu về diện tích.
    Dân số: 10,3 triệu dân, đứng thứ 14 tại châu Âu về dân số. Mật độ dân số 130,7 người/km2. Phần đông là dân tộc Séc, ngoài ra còn có các dân tộc khác như Slovakia, Ba Lan, Đức, Hungary, Rôm, Do Thái... Số người tập trung đông nhất tại Praha, thành phố lớn thứ 2 là Brno, sau đó là Ostrava. Trong cơ cấu dân số tỷ lệ phụ nữ cao hơn nam giới (51,5%)
    Ngôn ngữ hành chính: tiếng Séc
    Thủ đô: Praha
    Cờ tổ quốc
    MuaHN
    Được muaHN sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 24/11/2003
  3. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về Cộng Hoa? Séc

    CH Séc​

    Bản đồ​





    Đôi nét giới thiệu​


    Cũng như bao nhiêu quốc gia và dân tộc khác trên thế giới, CH Séc, một đất nước tuy nhỏ bé và thưa dân, nhưng cái nhỏ bé ấy lại chính là nơi tiềm ẩn của một nền văn hóa trung Âu cổ đại và lâu đời. Thủ đô Praha được thế giới biết đến như một trái tim của châu Âu, của một nơi đẫ diễn ra biết bao sự kiện lịch sử thăng trầm, nơi từng bị đặt dưới sự thống trị của những triều đại phong kiến lẫy lừng, những triều đại đẫ tô son điểm phấn cho lịch sử Âu châu trong suốt 1 thiên niên kỷ vừa qua.

    Chắc chúng ta sẽ không khỏi kinh ngạc và sửng sốt khi đối diện với chiếc cầu ?oTình?, một kỳ quan gần 900 năm lịch sử với những mô hình kiến trúc công phu và đồ sộ bậc nhất tại Âu châu. Chưa hết, nếu bạn đứng ở bờ sông Vltava ngắm lên trên đồi, các bạn sẽ thấy ?othành cổ Praha? sừng sững đứng đó, nó đã nằm đó hơn một nghìn năm ròng rã, là hiện thân và nhân chứng của biết bao thời đại và thế hệ.

    Trong số các bạn chắc chắn đã có người nào đó dành một chút thời gian trong cuộc đời của mình ghé chân qua thành phố điện nhỏ phía tây CH Séc, thành phố Karlovy Vary, hoặc dân Việt mình vẫn gọi tắt là ?oCa?. Lại một nét đẹp huyền bí kiểu khác, những ngôi nhà bé bé xinh xinh với những đường nét kiến trúc cong cong uốn lượn, một sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, quả thật ít nhiều đã làm cho du khách khi bước đi vẫn còn lưu luyến.

    Nhưng nếu muốn kể hết những danh lam thắng cảnh tại CH Séc chắc chúng tôi phải viết thành một cuốn tiểu thuyết dài vài nghìn trang. Ở đây, chúng tôi chỉ xin trích ra những kỳ quan nổi tiếng bậc nhất, như một lời giới thiệu nho nhỏ, chúng tôi xin gửi các bạn đọc một số hiểu biết về văn hóa và di tích của nước bạn, để chúng ta có thể hình dung và hãnh diện cùng nhau nhận ra rằng, chúng ta đều đang đứng trên một cái nôi văn hóa truyền thống của Âu châu cũng như thế giới.

    Trước hết, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số di tích nổi tiếng của thủ đô Praha.

    MuaHN

    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 06:04 ngày 20/12/2003
  4. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Praha - Thủ đô CH Séc​
    Ngoài danh nghĩa là một thủ đô, Praha còn có một chặng đường lịch sử khá hấp dẫn. Những người dân cư đầu tiên có mặt tại đây là vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Do có vị trí địa hình thuận lợi, nơi đây đã sớm trở thành ngã tư thông thương buôn bán với nhiều địa điểm tại Âu châu.
    Vào thế kỷ thứ 9, Thành Cổ Praha được xây dựng với sự ra đời của Vương triều phong kiến đầu tiên tại Séc.
    Thế kỷ 14 được đánh dấu như một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Praha, đây là thời kỳ trị vì của vua Karel IV. (đệ tứ), một ông vua nổi tiếng nhất trong lịch sử CH Séc. Ông đã xây dựng khu Thành Phố Mới (Nové M>sto), sửa sang lại nhà cửa, đường xá, cầu Tình (vì vậy nên cầu Tình mới được gọi là chiếc cầu mang tên Karel, hay Karlův most). Ông còn là người đặt nền tảng của trường đại học đầu tiên tại Séc, đại học tổng hợp mang tên Karel (UK), hay chúng ta vẫn thường gọi là đại học Sác-lơ.
    Sau đó, dưới thời trị vì gần 500 năm của dòng họ Habsburk, còn là thời gian mà CH Séc nằm dưới sự thống trị của đế chế Áo-Hung (thủ đô tại Wien), một trong tứ đại cường quốc của Âu châu thời đó, là thời kỳ mà Praha trải qua nhiều thăng trầm.
    Mãi cho tới năm 1918, năm chấm dứt của thế chiến thứ nhất, Praha mới lại trở thành thủ đô của CH Séc và Slovakia.
    MuaHN
    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 06:14 ngày 20/12/2003
  5. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Praha - Thủ đô CH Séc​
    Ngoài danh nghĩa là một thủ đô, Praha còn có một chặng đường lịch sử khá hấp dẫn. Những người dân cư đầu tiên có mặt tại đây là vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Do có vị trí địa hình thuận lợi, nơi đây đã sớm trở thành ngã tư thông thương buôn bán với nhiều địa điểm tại Âu châu.
    Vào thế kỷ thứ 9, Thành Cổ Praha được xây dựng với sự ra đời của Vương triều phong kiến đầu tiên tại Séc.
    Thế kỷ 14 được đánh dấu như một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Praha, đây là thời kỳ trị vì của vua Karel IV. (đệ tứ), một ông vua nổi tiếng nhất trong lịch sử CH Séc. Ông đã xây dựng khu Thành Phố Mới (Nové M>sto), sửa sang lại nhà cửa, đường xá, cầu Tình (vì vậy nên cầu Tình mới được gọi là chiếc cầu mang tên Karel, hay Karlův most). Ông còn là người đặt nền tảng của trường đại học đầu tiên tại Séc, đại học tổng hợp mang tên Karel (UK), hay chúng ta vẫn thường gọi là đại học Sác-lơ.
    Sau đó, dưới thời trị vì gần 500 năm của dòng họ Habsburk, còn là thời gian mà CH Séc nằm dưới sự thống trị của đế chế Áo-Hung (thủ đô tại Wien), một trong tứ đại cường quốc của Âu châu thời đó, là thời kỳ mà Praha trải qua nhiều thăng trầm.
    Mãi cho tới năm 1918, năm chấm dứt của thế chiến thứ nhất, Praha mới lại trở thành thủ đô của CH Séc và Slovakia.
    MuaHN
    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 06:14 ngày 20/12/2003
  6. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Cầu Karel​
    Là một kỳ quan có một không hai tại Praha, cầu Karel (hay còn được gọi là cầu Tình) không chỉ đơn thuần là chiếc cầu bắc qua con sông Vltava hùng vĩ chạy dọc từ Nam đến Bắc CH Séc, mà nó đã đi vào lịch sử quốc gia này hơn một nghìn năm và người Séc lấy nó như một niềm tự hào dân tộc, như hiện thân của một kiến trúc tuyệt đỉnh mà tổ tiên họ đã lưu truyền lại cho hậu thế.
    Là cây cầu đầu tiên được bắc qua sông Vltava dẫn đến cung điện nguy nga và tráng lệ của Séc. Năm 795 cây cầu bắt đầu được xây dựng như một chiếc cầu gỗ, nhưng sự tồn tại của nó chẳng được bao lâu khi năm 1157 nước sông Vltava dâng lên quá cao, làm cho chiếc cầu ọp ẹp thuở đó đã không chịu nổi sức nước nên sau đó nó tạm thời bị ngưng sử dụng. 13 năm sau đó vua Vladislav I. (đệ nhất) đã cất công sửa sang lại nó, lần này chiếc cầu được xây dựng bằng đá một cách kiên cố hơn, vững vàng hơn. Theo tên của hoàng hậu đưng thời, chiếc cầu được vua đặt cho cái tên ?oJu***in most?. Cây cầu có chiều dài 514m, 6,8m bề ngang, và được chạy dài trên 20 cột trụ để bắc qua sông.
    Tưởng chừng như vậy đã là chắc chắn nhưng rồi hơn 2 thế kỷ sau cây cầu lại bị phá hủy hoàn toàn bởi lũ lụt do băng tuyết gây ra vào năm 1342. Ngay sau khi ?oJu***in most? bị huỷ diệt người ta đã nhanh chóng thế vào đó một cây cầu gỗ để tiện phục vụ cho việc qua lại trên sông Vltava.
    Người có công lớn nhất đối với chiếc cầu chính là vua Karel IV. (đệ tứ), ông cho người khởi công xây dựng lại nó. Chiếc cầu đá lại bắt đầu được sửa sang lại do chính ông thiết kế, thế nhưng khi nó chưa được hoàn tất thì ông bỏ dở công trình của mình lại cho người kế vị, vua Václav IV. (đệ tứ). Đến năm 1383 cây cầu mới được hoàn tất và được đưa vào hoạt động.
    Cầu Karel (cho đến năm 1870 vẫn được gọi là cây ?oCầu đá?) có chiều dài là 516m và 9,5m bề ngang. Vào thế kỷ thứ 17 cho đến thế kỷ 19 dọc trên hai thành cầu dựng thêm 30 bức tượng các đại danh nhân của Séc, những bức tượng này được đắp lên một cách công phu nhờ tay những nhà điêu khắc thiên tài đương thời, mỗi một bức tượng đều mang một ý nghĩa và sắc thái khác nhau, lịch sử cũng như tôn giáo. Hai bên đầu cầu, như hai cánh cổng lớn đi vào trong cầu, là hai cây tháp nguy nga và đồ sộ, một bên dẫn ra quảng trường Malostranská, nên cây tháp đó được gọi là Tháp Malo-stranská, còn cây tháp thứ hai được gọi là cây Staro-m>stska, rất đơn giản vì từ đó chúng ta có thể đi tới quảng trường Staromestska, hay ta tạm dịch ra là quảng trường ?oThành Phố Cổ?. Trước đây cây cầu được phụ vụ cho việc vận tải và qua lại cho dân chúng, thì giờ đây cây cầu lại được phục vụ cho khách du lịch đến thăm quan.
    Đã bao lần cây cầu bị tàn phá vì chiến tranh cũng như thiên tai lũ lụt. Để tồn tại được đến ngày nay là do công lao của các kiến trúc sư và những người bo vệ di tích lịch sử .
    Nếu ai trong số các bạn chưa từng đặt chân lên cây cầu huyền thoại và lịch sử này, thì khi nào bạn có điều kiện ghé qua thủ đô Praha, bạn hãy dành đôi chút thời gian dừng chân lại đó, để tận mắt ngắm nhìn một danh lam của đất bạn. Không những thế, từ đây bạn có thể toàn cảnh chiêm ngưỡng cái đẹp toàn diện của thành phố Praha, một thành phố với tên gọi ?otrái tim Âu châu?.
    MuaHN
    Có những kỷ niệm như mảnh dằm sót lại, Nửa muốn khêu ra, nửa lại sợ chạm vào, Cái nhói đau chẳng đủ để kêu gào, Mà âm ỉ đến bây giờ chưa hết!!!!!!!!
    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 20/12/2003
  7. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Cầu Karel​
    Là một kỳ quan có một không hai tại Praha, cầu Karel (hay còn được gọi là cầu Tình) không chỉ đơn thuần là chiếc cầu bắc qua con sông Vltava hùng vĩ chạy dọc từ Nam đến Bắc CH Séc, mà nó đã đi vào lịch sử quốc gia này hơn một nghìn năm và người Séc lấy nó như một niềm tự hào dân tộc, như hiện thân của một kiến trúc tuyệt đỉnh mà tổ tiên họ đã lưu truyền lại cho hậu thế.
    Là cây cầu đầu tiên được bắc qua sông Vltava dẫn đến cung điện nguy nga và tráng lệ của Séc. Năm 795 cây cầu bắt đầu được xây dựng như một chiếc cầu gỗ, nhưng sự tồn tại của nó chẳng được bao lâu khi năm 1157 nước sông Vltava dâng lên quá cao, làm cho chiếc cầu ọp ẹp thuở đó đã không chịu nổi sức nước nên sau đó nó tạm thời bị ngưng sử dụng. 13 năm sau đó vua Vladislav I. (đệ nhất) đã cất công sửa sang lại nó, lần này chiếc cầu được xây dựng bằng đá một cách kiên cố hơn, vững vàng hơn. Theo tên của hoàng hậu đưng thời, chiếc cầu được vua đặt cho cái tên ?oJu***in most?. Cây cầu có chiều dài 514m, 6,8m bề ngang, và được chạy dài trên 20 cột trụ để bắc qua sông.
    Tưởng chừng như vậy đã là chắc chắn nhưng rồi hơn 2 thế kỷ sau cây cầu lại bị phá hủy hoàn toàn bởi lũ lụt do băng tuyết gây ra vào năm 1342. Ngay sau khi ?oJu***in most? bị huỷ diệt người ta đã nhanh chóng thế vào đó một cây cầu gỗ để tiện phục vụ cho việc qua lại trên sông Vltava.
    Người có công lớn nhất đối với chiếc cầu chính là vua Karel IV. (đệ tứ), ông cho người khởi công xây dựng lại nó. Chiếc cầu đá lại bắt đầu được sửa sang lại do chính ông thiết kế, thế nhưng khi nó chưa được hoàn tất thì ông bỏ dở công trình của mình lại cho người kế vị, vua Václav IV. (đệ tứ). Đến năm 1383 cây cầu mới được hoàn tất và được đưa vào hoạt động.
    Cầu Karel (cho đến năm 1870 vẫn được gọi là cây ?oCầu đá?) có chiều dài là 516m và 9,5m bề ngang. Vào thế kỷ thứ 17 cho đến thế kỷ 19 dọc trên hai thành cầu dựng thêm 30 bức tượng các đại danh nhân của Séc, những bức tượng này được đắp lên một cách công phu nhờ tay những nhà điêu khắc thiên tài đương thời, mỗi một bức tượng đều mang một ý nghĩa và sắc thái khác nhau, lịch sử cũng như tôn giáo. Hai bên đầu cầu, như hai cánh cổng lớn đi vào trong cầu, là hai cây tháp nguy nga và đồ sộ, một bên dẫn ra quảng trường Malostranská, nên cây tháp đó được gọi là Tháp Malo-stranská, còn cây tháp thứ hai được gọi là cây Staro-m>stska, rất đơn giản vì từ đó chúng ta có thể đi tới quảng trường Staromestska, hay ta tạm dịch ra là quảng trường ?oThành Phố Cổ?. Trước đây cây cầu được phụ vụ cho việc vận tải và qua lại cho dân chúng, thì giờ đây cây cầu lại được phục vụ cho khách du lịch đến thăm quan.
    Đã bao lần cây cầu bị tàn phá vì chiến tranh cũng như thiên tai lũ lụt. Để tồn tại được đến ngày nay là do công lao của các kiến trúc sư và những người bo vệ di tích lịch sử .
    Nếu ai trong số các bạn chưa từng đặt chân lên cây cầu huyền thoại và lịch sử này, thì khi nào bạn có điều kiện ghé qua thủ đô Praha, bạn hãy dành đôi chút thời gian dừng chân lại đó, để tận mắt ngắm nhìn một danh lam của đất bạn. Không những thế, từ đây bạn có thể toàn cảnh chiêm ngưỡng cái đẹp toàn diện của thành phố Praha, một thành phố với tên gọi ?otrái tim Âu châu?.
    MuaHN
    Có những kỷ niệm như mảnh dằm sót lại, Nửa muốn khêu ra, nửa lại sợ chạm vào, Cái nhói đau chẳng đủ để kêu gào, Mà âm ỉ đến bây giờ chưa hết!!!!!!!!
    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 20/12/2003
  8. mr_duy

    mr_duy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Có một điều thú vị về cây cầu Karel là: nó được xây dựng không chỉ bằng gạch đá, mà còn bằng cả "trứng gà" nữa đấy.!
    Một câu chuyện thú vị được truyền miệng trong dân gian czech là: Khi xây cầu, nhà vua ban bố lệnh cho nhân dân cả nước đóng góp cả "trứng gà" để phục vụ việc xây cầu. Có một người phụ nữ ở cách một làng quê xa thủ đô Praha, cũng muốn mang trứng gà đến đóng góp cho nhà vua xây cầu. Nhưng do sợ đường xá xa xôi sẽ làm hỏng mất những quả trứng, bà ta bèn nghĩ ra kế là luộc những quả trứng đó rồi mang đi....... Kết quả của câu chuyện này thế nào thì chắc các bác cũng rõ.!
    Más-li ovcas, vrt´ovcasem, más-li rozum, pTemyšlej
  9. mr_duy

    mr_duy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Có một điều thú vị về cây cầu Karel là: nó được xây dựng không chỉ bằng gạch đá, mà còn bằng cả "trứng gà" nữa đấy.!
    Một câu chuyện thú vị được truyền miệng trong dân gian czech là: Khi xây cầu, nhà vua ban bố lệnh cho nhân dân cả nước đóng góp cả "trứng gà" để phục vụ việc xây cầu. Có một người phụ nữ ở cách một làng quê xa thủ đô Praha, cũng muốn mang trứng gà đến đóng góp cho nhà vua xây cầu. Nhưng do sợ đường xá xa xôi sẽ làm hỏng mất những quả trứng, bà ta bèn nghĩ ra kế là luộc những quả trứng đó rồi mang đi....... Kết quả của câu chuyện này thế nào thì chắc các bác cũng rõ.!
    Más-li ovcas, vrt´ovcasem, más-li rozum, pTemyšlej
  10. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Thành cổ Praha
    Thành cổ Praha (Pražský Hrad) hay còn được gọi là Hradčany là một trong những công trình xây dựng cổ kính nhất của Praha cũng như CH Séc. Nó được người dân Séc biết đến chỉ vì vậy, mà nó còn có một ý nghĩa vô cùng trọng đại khác, nơi đây chính là nơi cư ngụ của hầu hết các ông vua trong lịch sử CH Séc.
    Ngày trước là Hoàng cung, thì ngày nay nó lại chính là Phủ Tổng thống, nơi ở và làm việc của tổng thống đương thời Václav Klaus. Nằm ngay trên đồi, do có vị trí địa hình cao nên ta dễ dàng nhìn thấy Pražský Hrad từ khắp mọi nơi trong trung tâm thủ đô Praha hoặc hay nhất vẫn là từ hai bên bờ sông Vltava. Là trái tim của thành phố, nơi đây không chỉ là cái nôi lịch sử của thủ đô mà chính tại đây ngày ngày vẫn đang diễn ra những sự kiện chính trị, xã hội và kinh tế của CH Séc đưng thời. Dù cho ý nghĩa của nó như thế nào thì nhìn chung Pražský Hrad vẫn là tập hợp của hàng loại những công trình kiến trúc nổi tiếng mọi thời đại. Từ nhà thờ thánh Víta, tu viện thánh Jiris cho đến Cung Điện Hoàng Gia v...v... Mỗi công trình đều mang một sắc thái và kiến trúc riêng, những nét kết hợp hài hòa giữa sự mềm mại và hùng vĩ, quả thật làm cho du khách khi bước đi không khỏi gật đầu thán phục. Từ đây nhìn xuống, bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn diện của thủ đô Praha, những mái ngói đỏ hồng san sát đi đôi với những chòm tháp mạ vàng óng ánh, bởi vậy cho nên không phi tự nhiên mà người ta đã đặt cho Praha cái tên gọi ?oThành phố Vàng?.
    Vào cuối thế kỷ thứ IX sau công nguyên, công tước Borivoj I (đệ nhất) đã dựng nên nền tượng lịch sử đầu tiên cho Pražský Hrad, ông dời cung từ Levý Hradec về đây và từ đó nơi này trở thành hoàng cung của các triều đại Séc về sau. Ông khởi công xây dựng phần lớn các bộ phận thành lũy, cũng như Cung Điện Hoàng Gia hay nhà thờ romăng (rotunda) Đức Mẹ Marie. Sau đó hàng loạt các công trình khác đã sớm được xây dựng.
    Khoảng năm 920 tại đây mọc lên bazilika (nhà thờ theo kiểu La Mã) thánh Jiris, sau đó vào năm 930 công tước Václav (sau trở thành thánh Václav mà theo tên ông người ta đặt tên cho quảng trường trung tâm Praha, hay dân Việt mình vẫn gọi là quảng trường con ngựa) cũng đã dựng nên rotunda (nhà thờ) thánh Víta. Trong vòng một vài thế kỷ sau đó Pražský Hrad luôn luôn được những ông vua kế tiếp sửa sang và củng cố, trong thời gian đó một vài công trình khác cũng được xây dựng.
    Vào thế kỷ XIII Cung Điện Hoàng Gia không may bị cháy, trong hơn một thế kỷ sau đó hoàng cung của Séc trở nên lạnh lẽo và ọp ẹp, mãi đến thời kỳ trị vì của vua Karel IV (đệ tứ) Pražský Hrad mới lại được tu sửa và củng cố trở lại. Ông sửa sang Cung Điện, xây dựng thêm tu viện thánh Víta và nhà thờ Thánh (kaple Všech svatých). Những thế kỷ sau đó Pražský Hrad tiếp tục được sự để ý của vua Václav IV. và Vladislav II. (ông xây thêm 1 số công trình nổi bật như sảnh đường Vladislav hay những cụm tháp khổng lồ, ví dụ như Daliborka, Mihulky hay Tháp Trắng).
    Vào thời kỳ trị vì của đế chế Áo-Hung, vua Ferdinand I cho xây vườn thượng uyển và Rudolf II cất công dựng nên sảnh đường Tây Ban Nha, cổng thành Matyáš và khu phố Vàng. Những năm sau đó do sự đấu tranh quyết liệt của dân Séc chống đế chế Áo-Hung, các ông vua dòng họ Habsburk (dòng họ trị vì tại đế chế Áo-Hung) vì thế cho Pražský Hrad đi vào quên lãng. Mãi đến những năm 1740-1780, nữ hoàng Marie Terezie mới lại để ý tới nó, bà sửa sang, xây dựng và từ thời đó Pražský Hrad giữ nguyên bộ mặt của mình cho đến ngày nay.
    Tất nhiên về sau này, để bảo quản các di tích và để thuận tiện cho các tổng thống Séc sinh sống tại đây, không nhiều thì ít họ cũng phải hiện đại hóa, sửa sang lại chút ít như quét vôi hoặc trát lại tường..v..v?.
    Khách đến thăm quan Pražský Hrad sẽ được chứng kiến sự đổi gác của những chú lính canh ngoài cổng thành, các chú đứng như những pho tượng không nhúc nhích mặc cho người ngoài có trêu chọc, làm trò vui hoặc đứng cạnh chụp ảnh. Khi nào các bạn rảnh rỗi xin hãy dành đôi chút thời gian lên thăm Thành cổ, các bạn đừng lo là ở đó sẽ chẳng có gì lý thú, ngược lại tại đây bạn có thể thả bộ khắp thành trong vòng một ngày trời mà chưa chắc là bạn đã đặt chân lên từng ngõ ngách trong Thành cổ.
    MuaHN

Chia sẻ trang này