1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Cộng Hoa?? Séc

Chủ đề trong 'Czech' bởi MuaHN, 24/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Thành cổ Praha
    Thành cổ Praha (Pražský Hrad) hay còn được gọi là Hradčany là một trong những công trình xây dựng cổ kính nhất của Praha cũng như CH Séc. Nó được người dân Séc biết đến chỉ vì vậy, mà nó còn có một ý nghĩa vô cùng trọng đại khác, nơi đây chính là nơi cư ngụ của hầu hết các ông vua trong lịch sử CH Séc.
    Ngày trước là Hoàng cung, thì ngày nay nó lại chính là Phủ Tổng thống, nơi ở và làm việc của tổng thống đương thời Václav Klaus. Nằm ngay trên đồi, do có vị trí địa hình cao nên ta dễ dàng nhìn thấy Pražský Hrad từ khắp mọi nơi trong trung tâm thủ đô Praha hoặc hay nhất vẫn là từ hai bên bờ sông Vltava. Là trái tim của thành phố, nơi đây không chỉ là cái nôi lịch sử của thủ đô mà chính tại đây ngày ngày vẫn đang diễn ra những sự kiện chính trị, xã hội và kinh tế của CH Séc đưng thời. Dù cho ý nghĩa của nó như thế nào thì nhìn chung Pražský Hrad vẫn là tập hợp của hàng loại những công trình kiến trúc nổi tiếng mọi thời đại. Từ nhà thờ thánh Víta, tu viện thánh Jiris cho đến Cung Điện Hoàng Gia v...v... Mỗi công trình đều mang một sắc thái và kiến trúc riêng, những nét kết hợp hài hòa giữa sự mềm mại và hùng vĩ, quả thật làm cho du khách khi bước đi không khỏi gật đầu thán phục. Từ đây nhìn xuống, bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn diện của thủ đô Praha, những mái ngói đỏ hồng san sát đi đôi với những chòm tháp mạ vàng óng ánh, bởi vậy cho nên không phi tự nhiên mà người ta đã đặt cho Praha cái tên gọi ?oThành phố Vàng?.
    Vào cuối thế kỷ thứ IX sau công nguyên, công tước Borivoj I (đệ nhất) đã dựng nên nền tượng lịch sử đầu tiên cho Pražský Hrad, ông dời cung từ Levý Hradec về đây và từ đó nơi này trở thành hoàng cung của các triều đại Séc về sau. Ông khởi công xây dựng phần lớn các bộ phận thành lũy, cũng như Cung Điện Hoàng Gia hay nhà thờ romăng (rotunda) Đức Mẹ Marie. Sau đó hàng loạt các công trình khác đã sớm được xây dựng.
    Khoảng năm 920 tại đây mọc lên bazilika (nhà thờ theo kiểu La Mã) thánh Jiris, sau đó vào năm 930 công tước Václav (sau trở thành thánh Václav mà theo tên ông người ta đặt tên cho quảng trường trung tâm Praha, hay dân Việt mình vẫn gọi là quảng trường con ngựa) cũng đã dựng nên rotunda (nhà thờ) thánh Víta. Trong vòng một vài thế kỷ sau đó Pražský Hrad luôn luôn được những ông vua kế tiếp sửa sang và củng cố, trong thời gian đó một vài công trình khác cũng được xây dựng.
    Vào thế kỷ XIII Cung Điện Hoàng Gia không may bị cháy, trong hơn một thế kỷ sau đó hoàng cung của Séc trở nên lạnh lẽo và ọp ẹp, mãi đến thời kỳ trị vì của vua Karel IV (đệ tứ) Pražský Hrad mới lại được tu sửa và củng cố trở lại. Ông sửa sang Cung Điện, xây dựng thêm tu viện thánh Víta và nhà thờ Thánh (kaple Všech svatých). Những thế kỷ sau đó Pražský Hrad tiếp tục được sự để ý của vua Václav IV. và Vladislav II. (ông xây thêm 1 số công trình nổi bật như sảnh đường Vladislav hay những cụm tháp khổng lồ, ví dụ như Daliborka, Mihulky hay Tháp Trắng).
    Vào thời kỳ trị vì của đế chế Áo-Hung, vua Ferdinand I cho xây vườn thượng uyển và Rudolf II cất công dựng nên sảnh đường Tây Ban Nha, cổng thành Matyáš và khu phố Vàng. Những năm sau đó do sự đấu tranh quyết liệt của dân Séc chống đế chế Áo-Hung, các ông vua dòng họ Habsburk (dòng họ trị vì tại đế chế Áo-Hung) vì thế cho Pražský Hrad đi vào quên lãng. Mãi đến những năm 1740-1780, nữ hoàng Marie Terezie mới lại để ý tới nó, bà sửa sang, xây dựng và từ thời đó Pražský Hrad giữ nguyên bộ mặt của mình cho đến ngày nay.
    Tất nhiên về sau này, để bảo quản các di tích và để thuận tiện cho các tổng thống Séc sinh sống tại đây, không nhiều thì ít họ cũng phải hiện đại hóa, sửa sang lại chút ít như quét vôi hoặc trát lại tường..v..v?.
    Khách đến thăm quan Pražský Hrad sẽ được chứng kiến sự đổi gác của những chú lính canh ngoài cổng thành, các chú đứng như những pho tượng không nhúc nhích mặc cho người ngoài có trêu chọc, làm trò vui hoặc đứng cạnh chụp ảnh. Khi nào các bạn rảnh rỗi xin hãy dành đôi chút thời gian lên thăm Thành cổ, các bạn đừng lo là ở đó sẽ chẳng có gì lý thú, ngược lại tại đây bạn có thể thả bộ khắp thành trong vòng một ngày trời mà chưa chắc là bạn đã đặt chân lên từng ngõ ngách trong Thành cổ.
    MuaHN
  2. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Praha - Quảng trường Thành phố cổ​
    Tại CH Séc, mỗi một thành phố, dù bé hay nhỏ nhưng nhìn chung chúng đều có một đặc điểm giống nhau, đó là tại trung tâm của mỗi thành phố đều có một quảng trường. Nơi đó vào thời kỳ Trung cổ là trung tâm kinh tế, thương mại của thành phố. Nói cho đúng hơn là tại đó thường thường hay mọc lên những khu chợ để dân chúng trong thành phố tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa lẫn nhau, hay còn là nơi mà những tay buôn vẫn thường vận chuyển hàng hóa từ phương xa đem đến bán lại cho dân chúng địa phương. Vì lý do vậy, quảng trường trung tâm của mỗi thành phố hầu hết đều là những công trình xây dựng cổ kính nhất của nơi đó. Praha cũng không ngoại lệ, quảng trường Thành phố cổ (Starom>stské nám>stí) hay dân Việt mình vẫn quen gọi là ?oquảng trường con gà? là quảng trường đầu tiên có mặt tại Praha. Với diện tích hơn 15.000 m2, nơi đây vào thời xa xưa cũng từng là một khu chợ buôn bán của toàn bộ thành phố (thời đó Praha chưa mở rộng như ngày nay, nó chỉ gồm quận Staré M>sto nằm trong khu Praha 1 hiện giờ). Khi xưa là khu chợ buôn bán thì giờ đây nó lại trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố, là nơi cuốn hút tất cả các dân du lịch có mặt tại Praha. Không phải chỉ vì nó là 1 quảng trường đơn thuần, mà tại đây chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt các công trình nổi tiếng khác, ví dụ tháp Orloj (nơi chúng ta vẫn thường được nghe tiếng gà gáy mỗi khi điểm canh), tòa Thị chính Thành phố cổ, nhà thờ thánh Mikulỏš hay đài tưởng niệm mistr Jan Hus (một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Séc) ..v..v...
    Vào thế kỷ XI nơi đây bắt đầu hình thành khu chợ đầu tiên. Sau đó xung quanh quảng trường dần dần được các thương gia xây dựng nên những ngôi nhà tuyệt đẹp theo kiến trúc thời đó. Vài trăm năm sau, vào thế kỷ 14, quảng trường Thành phố cổ được mang thêm một ý nghĩa vô cùng quan trọng nữa, ngoài buôn bán và trao đổi hàng hóa nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị của thành phố khi vua Jan Lucemburský cho xây dựng nên Tòa thị chính và đưa vào sử dụng. Quảng trường Thành phố cổ đã ít nhiều đi vào lịch sử Séc vì tại đây đã từng xảy ra khá nhiều sự kiện nổi bật, là nơi nổi dậy của đông đảo quần chúng chống lại chế độ công giáo vào thế kỷ 15, sau này cũng tại đây họ lại đứng lên để chống lại sự thống trị của dòng họ Habsburk và cũng vì vậy mà nơi đây đã từng trở thành pháp trường, nơi sử chém không ít các nhà lãnh tụ của những cuộc khởi nghĩa bất thành. Cũng như Pražský Hrad, vào thế kỷ 17 và 18 nơi đây cũng bị đưa vào quên lãng khi toàn bộ hệ thống chính trị của đế chế áo-Hung đều được dời về Wien. Phải cho đến năm 1918, năm kết thúc thế chiến thứ nhất và cũng là năm mà CH Séc và Slovakia dành được độc lập thì ý nghĩa chính trị của quảng trường mới lại tiếp tục được duy trì.
    Đài tưởng niệm Jan Hus​
    Ngoài việc tu sửa lại Tòa thị chính vào đầu thế kỷ 19 và một số công trình xây dựng khác vào những năm đầu của thế kỷ 20 thì quảng trường Thành phố cổ vẫn giữ nguyên vẹn bộ mặt của nó từ vài trăm năm kể lại đây. Phần lớn những kiến trúc nơi này đều được mang đậm sắc thái của thời kỳ văn hóa Phục hưng và Ba-rốc. Đài tưởng niệm mistr Jan Hus được dựng nên tại quảng trường vào năm 1915, đó là những bức tượng được đắp một cách công phu từ đá hoa cương, trên đó gồm có bức tượng của mistr Jan Hus và 6 người chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa chống công giáo, bên trái và bên phải cũng gồm những pho tượng khác, chúng đều mang đậm ý nghĩa dân tộc qua những cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ. Trong những công trình nổi tiếng tại quảng trường Thành phố cổ ta cũng cần phải nhắc đến cung điện Golf-Kinských, ngôi nhà ?oNơi chuông đá? (dům U kamenného zvonu), trường học Týnská và phía nam quảng trường là những khu nhà tuyệt đẹp với kiến trúc từ thời văn hóa Gô-tích, sau này được sửa lại bằng kiến trúc thời kỳ văn hóa Phục hưng.
    Nhưng nếu nói đến quảng trường Thành phố cổ mà ta không nhắc tới Orloj thì quả thật là một sai xót quá lớn. Có khi nhiều người trong chúng ta tới đây không phải để ngắm những khu nhà thời kỳ Phục hưng hay hay để chiêm ngưỡng đài tưởng niệm mistr Jan Hus gì đó, mà phần lớn chúng ta đều muốn tới đây để tận tai nghe thấy tiếng gà gáy mỗi khi điểm canh của Orloj. Nhìn nó chúng ta có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật tuyệt hảo của người Séc thời xa xưa khi họ có thể sáng chế ra chiếc đồng hồ vô cùng độc đáo này. Chiếc tháp bắt đầu được xây dựng vào khoảng năm 1381 với chiều cao 69,5 m. Sau đó chiếc đồng hồ được đặt vào đây năm 1410 dưới sự sáng tạo của nhà bác học Mikuláš z Kadan> cùng nhà thiên văn học Jan Šindel. Orloj đã nhiều lần bị hỏng hóc nên cũng phải qua nhiều lần tu sửa, nhưng càng ngày nó càng trở nên tồi tệ hơn. Cho đến đầu thế kỷ 17 thì chiếc đồng hồ hoàn toàn ngưng hoạt động. Sau một thời gian dài vì dân chúng không đủ tiền để tu sửa, suýt nữa cả chiếc đồng hồ lẫn các pho tượng những giáo đồ trên đó đã được đem đi bán như một đống sắt vụn. Rất may nhờ một số nhà bác học nổi tiếng đương thời góp công sửa chữa mà chiếc đồng hồ đó lại trở lại hoạt động. Các pho tượng những giáo đồ trên đó sau này được đưa vào viện bảng tàng thành phố, còn các pho tượng mà các bạn thấy ngày nay là do nhà điêu khắc Bohumil Oíl tạc lại. Sau đó vào năm 1945 Orloj còn bị phá hủy do cuộc khởi nghĩa Praha gây ra, nhưng năm 1948 lại được sửa sang lại ngay tức khắc. Năm 1979 là lần đại tu cuối cùng của Orloj.
    [​IMG]
    Trong mỗi chúng ta chắc chẳng ai xa lạ gì với cái cảnh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người du lịch đứng chen chúc nhau dưới chân tháp Orloj, hồi hộp chờ đợi dây phút được nghe chú gà thò cổ ra ngoài gáy o..o.. hay để tận mắt chiêm ngưỡng hàng loạt những pho tượng nối tiếp nhau thò ra thụt vào, mỗi pho tượng đó đều tượng trưng cho các giai cấp nhân dân khác nhau trong xã hội châu Âu thời Trung cổ, từ anh nông dân, chú thợ thủ công cho đến các tầng lớp quý tộc, tăng lữ cũng như vua chúa. Thỉnh thoảng chúng ta còn giật mình nghe thấy gà gáy dù cho lúc đó chẳng phải là lúc đồng hồ điểm canh, quay lại nhìn kỹ té ra là mấy anh đi bán rong, họ bán những chú gà gỗ có sợi dây kéo, mà mỗi khi kéo ra thì chú gà đó cũng phát ra tiếng gáy chẳng khác gì tiếng gáy của chú gà Orloj.
    MuaHN
    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 29/01/2004
  3. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Praha - Quảng trường Thành phố cổ​
    Tại CH Séc, mỗi một thành phố, dù bé hay nhỏ nhưng nhìn chung chúng đều có một đặc điểm giống nhau, đó là tại trung tâm của mỗi thành phố đều có một quảng trường. Nơi đó vào thời kỳ Trung cổ là trung tâm kinh tế, thương mại của thành phố. Nói cho đúng hơn là tại đó thường thường hay mọc lên những khu chợ để dân chúng trong thành phố tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa lẫn nhau, hay còn là nơi mà những tay buôn vẫn thường vận chuyển hàng hóa từ phương xa đem đến bán lại cho dân chúng địa phương. Vì lý do vậy, quảng trường trung tâm của mỗi thành phố hầu hết đều là những công trình xây dựng cổ kính nhất của nơi đó. Praha cũng không ngoại lệ, quảng trường Thành phố cổ (Starom>stské nám>stí) hay dân Việt mình vẫn quen gọi là ?oquảng trường con gà? là quảng trường đầu tiên có mặt tại Praha. Với diện tích hơn 15.000 m2, nơi đây vào thời xa xưa cũng từng là một khu chợ buôn bán của toàn bộ thành phố (thời đó Praha chưa mở rộng như ngày nay, nó chỉ gồm quận Staré M>sto nằm trong khu Praha 1 hiện giờ). Khi xưa là khu chợ buôn bán thì giờ đây nó lại trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố, là nơi cuốn hút tất cả các dân du lịch có mặt tại Praha. Không phải chỉ vì nó là 1 quảng trường đơn thuần, mà tại đây chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt các công trình nổi tiếng khác, ví dụ tháp Orloj (nơi chúng ta vẫn thường được nghe tiếng gà gáy mỗi khi điểm canh), tòa Thị chính Thành phố cổ, nhà thờ thánh Mikulỏš hay đài tưởng niệm mistr Jan Hus (một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Séc) ..v..v...
    Vào thế kỷ XI nơi đây bắt đầu hình thành khu chợ đầu tiên. Sau đó xung quanh quảng trường dần dần được các thương gia xây dựng nên những ngôi nhà tuyệt đẹp theo kiến trúc thời đó. Vài trăm năm sau, vào thế kỷ 14, quảng trường Thành phố cổ được mang thêm một ý nghĩa vô cùng quan trọng nữa, ngoài buôn bán và trao đổi hàng hóa nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị của thành phố khi vua Jan Lucemburský cho xây dựng nên Tòa thị chính và đưa vào sử dụng. Quảng trường Thành phố cổ đã ít nhiều đi vào lịch sử Séc vì tại đây đã từng xảy ra khá nhiều sự kiện nổi bật, là nơi nổi dậy của đông đảo quần chúng chống lại chế độ công giáo vào thế kỷ 15, sau này cũng tại đây họ lại đứng lên để chống lại sự thống trị của dòng họ Habsburk và cũng vì vậy mà nơi đây đã từng trở thành pháp trường, nơi sử chém không ít các nhà lãnh tụ của những cuộc khởi nghĩa bất thành. Cũng như Pražský Hrad, vào thế kỷ 17 và 18 nơi đây cũng bị đưa vào quên lãng khi toàn bộ hệ thống chính trị của đế chế áo-Hung đều được dời về Wien. Phải cho đến năm 1918, năm kết thúc thế chiến thứ nhất và cũng là năm mà CH Séc và Slovakia dành được độc lập thì ý nghĩa chính trị của quảng trường mới lại tiếp tục được duy trì.
    Đài tưởng niệm Jan Hus​
    Ngoài việc tu sửa lại Tòa thị chính vào đầu thế kỷ 19 và một số công trình xây dựng khác vào những năm đầu của thế kỷ 20 thì quảng trường Thành phố cổ vẫn giữ nguyên vẹn bộ mặt của nó từ vài trăm năm kể lại đây. Phần lớn những kiến trúc nơi này đều được mang đậm sắc thái của thời kỳ văn hóa Phục hưng và Ba-rốc. Đài tưởng niệm mistr Jan Hus được dựng nên tại quảng trường vào năm 1915, đó là những bức tượng được đắp một cách công phu từ đá hoa cương, trên đó gồm có bức tượng của mistr Jan Hus và 6 người chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa chống công giáo, bên trái và bên phải cũng gồm những pho tượng khác, chúng đều mang đậm ý nghĩa dân tộc qua những cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ. Trong những công trình nổi tiếng tại quảng trường Thành phố cổ ta cũng cần phải nhắc đến cung điện Golf-Kinských, ngôi nhà ?oNơi chuông đá? (dům U kamenného zvonu), trường học Týnská và phía nam quảng trường là những khu nhà tuyệt đẹp với kiến trúc từ thời văn hóa Gô-tích, sau này được sửa lại bằng kiến trúc thời kỳ văn hóa Phục hưng.
    Nhưng nếu nói đến quảng trường Thành phố cổ mà ta không nhắc tới Orloj thì quả thật là một sai xót quá lớn. Có khi nhiều người trong chúng ta tới đây không phải để ngắm những khu nhà thời kỳ Phục hưng hay hay để chiêm ngưỡng đài tưởng niệm mistr Jan Hus gì đó, mà phần lớn chúng ta đều muốn tới đây để tận tai nghe thấy tiếng gà gáy mỗi khi điểm canh của Orloj. Nhìn nó chúng ta có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật tuyệt hảo của người Séc thời xa xưa khi họ có thể sáng chế ra chiếc đồng hồ vô cùng độc đáo này. Chiếc tháp bắt đầu được xây dựng vào khoảng năm 1381 với chiều cao 69,5 m. Sau đó chiếc đồng hồ được đặt vào đây năm 1410 dưới sự sáng tạo của nhà bác học Mikuláš z Kadan> cùng nhà thiên văn học Jan Šindel. Orloj đã nhiều lần bị hỏng hóc nên cũng phải qua nhiều lần tu sửa, nhưng càng ngày nó càng trở nên tồi tệ hơn. Cho đến đầu thế kỷ 17 thì chiếc đồng hồ hoàn toàn ngưng hoạt động. Sau một thời gian dài vì dân chúng không đủ tiền để tu sửa, suýt nữa cả chiếc đồng hồ lẫn các pho tượng những giáo đồ trên đó đã được đem đi bán như một đống sắt vụn. Rất may nhờ một số nhà bác học nổi tiếng đương thời góp công sửa chữa mà chiếc đồng hồ đó lại trở lại hoạt động. Các pho tượng những giáo đồ trên đó sau này được đưa vào viện bảng tàng thành phố, còn các pho tượng mà các bạn thấy ngày nay là do nhà điêu khắc Bohumil Oíl tạc lại. Sau đó vào năm 1945 Orloj còn bị phá hủy do cuộc khởi nghĩa Praha gây ra, nhưng năm 1948 lại được sửa sang lại ngay tức khắc. Năm 1979 là lần đại tu cuối cùng của Orloj.
    [​IMG]
    Trong mỗi chúng ta chắc chẳng ai xa lạ gì với cái cảnh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người du lịch đứng chen chúc nhau dưới chân tháp Orloj, hồi hộp chờ đợi dây phút được nghe chú gà thò cổ ra ngoài gáy o..o.. hay để tận mắt chiêm ngưỡng hàng loạt những pho tượng nối tiếp nhau thò ra thụt vào, mỗi pho tượng đó đều tượng trưng cho các giai cấp nhân dân khác nhau trong xã hội châu Âu thời Trung cổ, từ anh nông dân, chú thợ thủ công cho đến các tầng lớp quý tộc, tăng lữ cũng như vua chúa. Thỉnh thoảng chúng ta còn giật mình nghe thấy gà gáy dù cho lúc đó chẳng phải là lúc đồng hồ điểm canh, quay lại nhìn kỹ té ra là mấy anh đi bán rong, họ bán những chú gà gỗ có sợi dây kéo, mà mỗi khi kéo ra thì chú gà đó cũng phát ra tiếng gáy chẳng khác gì tiếng gáy của chú gà Orloj.
    MuaHN
    Được MuaHN sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 29/01/2004
  4. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Praha - Quảng trường Václav ​
    (Hay còn gọi là QUẢNG TRƯỜNG CON NGỰA - theo cách gọi của người Việt Nam)
    Quảng trường Václav được nằm tại trung tâm Praha, giữa khu phố Cổ (Staré M>sto) và khu phố Mới (Nové M>sto) với diện tích 45 000m2 (750x60m). Quảng trường Václav là nơi đã từng xảy ra những sự kiện quan trọng được ghi vào lịch sử. Ngày nay nơi đây được biến thành một khu buôn bán sầm uất và là một khu du lịch mang đầy tính chất lịch sử.
    Quảng trường Václav được khảo sát vào năm 1348 do vị vua nổi tiếng Karel đệ IV. (1346-1378). Vào thời điểm khởi đầu, quảng trường là một khu chuyên buôn bán ngựa và cũng chính vì vậy nên thời điểm đó được mang tên Ko^ský trh (chợ Ngựa). Năm 1848 do dự án của nhà văn Karel Havlíček Borovský quảng trường được chính thức đổi tên thành Václav theo tên của một vị vua hùng mạnh, người đã cống hiến bao nhiêu công sức cho sự phồn vinh của đất nước và giữ nước. Một trong những sự kiện quan trọng nhất ở trên quảng trường này được ghi nhớ vào năm 1848 do sự nổi dậy của cánh sinh viên nhằm mục đích chống lại quyền thống trị của áo phổ.
    Sau cuộc cải cách vào giữa thế kỷ thứ 19, trên quảng trường chỉ còn lại một ít toà nhà từ thời Barok; ví dụ như toà nhà ủy ban cải cách và sáng tạo được xây vào năm 1895 theo bản thiết kế của hai nhà kiến trúc sư O. Polívka và B.Ohmann. Cũng cùng vào năm đó ở dọc quảng trường được xây dựng lên hai đường tàu điện nổi chạy trong thành phố để tiện phục vụ việc đi lại của dân chúng trong thành, thế nhưng đến năm 1980 đường tàu điện đã bị hủy bỏ.
    Nhìn lên đầu quảng trường chúng ta có thể thấy Viện bảo tàng Quốc Gia (Národní muzeum) được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 do kiến trúc sư J. Schulz thiết kế.
    Để ghi nhớ công ơn của vua Václav, vào năm 1912-1913 ông J. V. Myslbek đã dựng lên đài tưởng niệm vị vua Václav đệ I trên lưng ngựa. Hơn 10 năm sau (1924) trên tượng đài được xây thêm tượng thánh Vojt>ch, Ludmila, Anežka và Prokop.
    Dọc hai bên quảng trường là những toà nhà cổ, mỗi nhà đều mang theo một truyền thuyết, lịch sử riêng. Toà nhà đầu tiên nằm dọc phía bên phải từ đầu quảng trường là Dům potraviny - được xây dựng vào năm 1954-1957 theo đề án của hai kiến trúc sư M. Gronwaldt và J. Chvatlina. Kế tiếp là khách sạn Jalta (kiến trúc sư A.Tenzer 1955-1957). Dọc đó là thành Letka (Avion) được xây dựng vào năm 1926 do B. Kozák thiết kế...
    Toà nhà đầu tiên phía bên trái là Dům módy - 1954-1956 theo bản thiết kế của J. Hrubý. Sát bên toà nhà Dům módy có một khu đất rộng dành cho rạp chiếu bóng Blaník ngay bên góc phố do hai nhà kiến trúc sư B. Ehrmann và J. Gočár. Đầu hẻm Ve Smečkách nối với quảng trường Václav là khu nhà Na košớku được xây dựng vào năm 1880 do J.Schulz thiết kế vào thời phục hưng. Đến thời chủ nghĩa cổ điển J. K. Pešek đã cho mọc thêm một ngôi nhà mới kế tiếp theo. ở con hẻm kế đó được xây dựng thành Lucerna - là ngôi nhà bê-tông đầu tiên tại Praha cùng khu văn hóa như các sảnh lớn, các rạp chiếu phim... do V. Havel và S. Bochyn> thiết kế ra vào năm 1913-1917...
    Cho dù trải qua bao nhiêu năm đi nữa nhưng quảng trường Václav vẫn là nơi buôn bán sầm uất và cũng là nơi tụ họp cho những cuộc biểu tình. Giờ đây cũng là khu du lịch mà du khách thường hay lui tới.
    MuaHN
  5. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Praha - Quảng trường Václav ​
    (Hay còn gọi là QUẢNG TRƯỜNG CON NGỰA - theo cách gọi của người Việt Nam)
    Quảng trường Václav được nằm tại trung tâm Praha, giữa khu phố Cổ (Staré M>sto) và khu phố Mới (Nové M>sto) với diện tích 45 000m2 (750x60m). Quảng trường Václav là nơi đã từng xảy ra những sự kiện quan trọng được ghi vào lịch sử. Ngày nay nơi đây được biến thành một khu buôn bán sầm uất và là một khu du lịch mang đầy tính chất lịch sử.
    Quảng trường Václav được khảo sát vào năm 1348 do vị vua nổi tiếng Karel đệ IV. (1346-1378). Vào thời điểm khởi đầu, quảng trường là một khu chuyên buôn bán ngựa và cũng chính vì vậy nên thời điểm đó được mang tên Ko^ský trh (chợ Ngựa). Năm 1848 do dự án của nhà văn Karel Havlíček Borovský quảng trường được chính thức đổi tên thành Václav theo tên của một vị vua hùng mạnh, người đã cống hiến bao nhiêu công sức cho sự phồn vinh của đất nước và giữ nước. Một trong những sự kiện quan trọng nhất ở trên quảng trường này được ghi nhớ vào năm 1848 do sự nổi dậy của cánh sinh viên nhằm mục đích chống lại quyền thống trị của áo phổ.
    Sau cuộc cải cách vào giữa thế kỷ thứ 19, trên quảng trường chỉ còn lại một ít toà nhà từ thời Barok; ví dụ như toà nhà ủy ban cải cách và sáng tạo được xây vào năm 1895 theo bản thiết kế của hai nhà kiến trúc sư O. Polívka và B.Ohmann. Cũng cùng vào năm đó ở dọc quảng trường được xây dựng lên hai đường tàu điện nổi chạy trong thành phố để tiện phục vụ việc đi lại của dân chúng trong thành, thế nhưng đến năm 1980 đường tàu điện đã bị hủy bỏ.
    Nhìn lên đầu quảng trường chúng ta có thể thấy Viện bảo tàng Quốc Gia (Národní muzeum) được xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 do kiến trúc sư J. Schulz thiết kế.
    Để ghi nhớ công ơn của vua Václav, vào năm 1912-1913 ông J. V. Myslbek đã dựng lên đài tưởng niệm vị vua Václav đệ I trên lưng ngựa. Hơn 10 năm sau (1924) trên tượng đài được xây thêm tượng thánh Vojt>ch, Ludmila, Anežka và Prokop.
    Dọc hai bên quảng trường là những toà nhà cổ, mỗi nhà đều mang theo một truyền thuyết, lịch sử riêng. Toà nhà đầu tiên nằm dọc phía bên phải từ đầu quảng trường là Dům potraviny - được xây dựng vào năm 1954-1957 theo đề án của hai kiến trúc sư M. Gronwaldt và J. Chvatlina. Kế tiếp là khách sạn Jalta (kiến trúc sư A.Tenzer 1955-1957). Dọc đó là thành Letka (Avion) được xây dựng vào năm 1926 do B. Kozák thiết kế...
    Toà nhà đầu tiên phía bên trái là Dům módy - 1954-1956 theo bản thiết kế của J. Hrubý. Sát bên toà nhà Dům módy có một khu đất rộng dành cho rạp chiếu bóng Blaník ngay bên góc phố do hai nhà kiến trúc sư B. Ehrmann và J. Gočár. Đầu hẻm Ve Smečkách nối với quảng trường Václav là khu nhà Na košớku được xây dựng vào năm 1880 do J.Schulz thiết kế vào thời phục hưng. Đến thời chủ nghĩa cổ điển J. K. Pešek đã cho mọc thêm một ngôi nhà mới kế tiếp theo. ở con hẻm kế đó được xây dựng thành Lucerna - là ngôi nhà bê-tông đầu tiên tại Praha cùng khu văn hóa như các sảnh lớn, các rạp chiếu phim... do V. Havel và S. Bochyn> thiết kế ra vào năm 1913-1917...
    Cho dù trải qua bao nhiêu năm đi nữa nhưng quảng trường Václav vẫn là nơi buôn bán sầm uất và cũng là nơi tụ họp cho những cuộc biểu tình. Giờ đây cũng là khu du lịch mà du khách thường hay lui tới.
    MuaHN
  6. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Thành cổ Karlštejn ​
    Nói tới thời kỳ trị vì của vua Karel đệ tứ chắc hẳn các bạn chẳng lấy gì làm xa lạ, một phần vì tiếng tăm lừng lẫy của ông đã trải khắp quá trình lịch sử của châu Âu nói chung va? CH Séc nói riêng, phần khác là vì ngày nay dân Séc vẫn thường hay nhắc đến tên ông bởi trong vòng cả cuộc đời làm vua của mình ông đã để lại biết bao công trình kiến trúc nổi tiếng mà cho đến ngày nay chúng vẫn còn được lưu truyền một cách nguyên vẹn. Trong các bài trước chúng ta đã có nhiều dịp làm quen với những công trình dựng nên dưới thời trị vì của ông, nổi bật là cầu Karel (cầu Tình) như các bạn đã biết, hoặc Đại học tổng hợp mang tên Karel, khu Thành phố mới (Nové M>sto) tại Praha v..v.. Và nói cho cùng, hầu hết những công trình nổi tiếng có mặt tại Praha cũng đã ít nhiều đều được ông để ý đến, ví dụ như ông đã tu sửa lại Hoàng Cung nằm trong Thành cổ Praha (Pražský Hrad), hay những khu nhà tại Quảng trường Thành phố cổ (Starom>stské nám>stí) v.. v.. Lần này, chúng tôi lại xin giới thiệu tới bạn đọc một công trình nổi tiếng khác của ông, đó là Thành cổ Karlštejn.
    Thành cổ Karlštejn không nằm tại Praha, nó cách Praha khoảng 30 cây số về phía Tây-Nam, nằm cạnh con sông Berounka hùng vĩ. Được xây dựng vào năm 1348 bằng kiến trúc thời kỳ văn hóa Gô-tích. Thành cổ được vua Karel IV. xây nên với mục đích làm dinh thự riêng cho mình cũng như cho con cháu hoàng tộc về sau này, nhưng cái mục đích chính của nó vẫn là thành lũy, nơi ông cất giấu và bảo quản những bộ sưu tầm nổi tiếng và bao nhiêu ngọc ngà châu báu của hoàng tộc mà một số thứ vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay, ví dụ như chiếc vương miện được làm bằng vàng, bạc, kim cương và đá quý, hoặc bộ sưu tầm các bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Theodorik v..v.. Tất cả những thứ đó du khách đều sẽ được chiêm ngưỡng khi đến thăm Thành cổ... Karlštejn được hoàn thành sau 9 năm xây dựng, trở thành một trong những công trình đồ sộ nhất thời gian đó. Thành cổ được xây với một ngoại hình kiến trúc vô cùng đặc biệt cộng thêm sự trang trí bên trong của nó vô cùng công phu. Sự đặc biệt của nó là phương pháp cấu trúc kiểu bậc thang chia theo từng thành phần chức năng của Thành cổ. Tầng thấp nhất gồm có tháp Giếng (Studniční v>ž), hệ thống Cung Điện Hoàng Gia khổng lồ, ở đuôi của nó là ngọn tháp hình lăng trụ, là nơi họp mặt giữa vua và triều thần, ngoài ra tại Tầng này cũng là nơi tập trung quân đội và điều hành an ninh trong thành. Lên trên một Tầng, chúng ta có thể nhìn thấy tháp Maria, nhà thờ Đức mẹ Maria với những bức họa được khắc trên tường một cách rất công phu từ giữa thế kỷ 14 và nhà thờ thánh KateTina. Tầng cao nhất là nơi Karel IV. đã cho dựng nên ngọn Đại tháp (Velká v>ž) hay tạm dịch là tháp Lớn, Tầng này chính là nơi quan trọng nhất của toàn bộ Thành cổ, bởi vì chính tại đây là nơi lưu trữ 129 bức tranh cổ từ thời kỳ văn hóa Gô-tích do họa sĩ nổi tiếng Theodorik sáng tạo, và 129 bức tranh đó được đặt trong nhà thờ thánh KTíž cũng tại Tầng ?othượng? này. Năm 1480 thành cổ Karlštejn được sửa lại dưới thời kỳ văn hóa ?ohậu Gô-tích? và sau này vào cuối thế kỷ 16 một số công trình được tạc lại bằng kiến trúc văn hóa Phục hưng. Dưới thời khởi nghĩa chống công giáo của những người đi theo đạo ông ?omistr Jan Hus?, Karlštejn đã trở thành nơi cất giấu và bảo quản lâu dài (gần 200 năm) các tài sản châu báu của hoàng tộc các vương triều Séc. Mãi đến cuối thế kỷ 19, thành cổ Karlštejn mới được sửa lại bằng kiến trúc thời kỳ văn hóa lãng mạng (romantic), và từ thời đó thành cổ đã được giữ lại nguyên hình cho đến ngày nay.
    Khách tới thăm thành cổ Karlštejn sẽ được chiêm ngưỡng hàng loại những bộ sưu tầm có giá trị và niên đại từ vài trăm nay trở lại đây, không những thế mà các bạn còn có thể tận mắt nhìn thấy các đồ đạc, nội thất trong phòng, tại nơi làm việc của vua Karel IV. cùng vợ con và gia đình, những thứ đó vẫn còn nguyên vẹn và vẫn để nguyên theo vị trí cũ từ thời ông còn sống. Ngoài ra các bạn còn được quyền tham quan Sảnh đường Hiệp sĩ (RytíTský sál) cùng nhà thờ thánh Mikulỏš hay long ngự (giừơng ngủ của vua), hoặc Sảnh đường Tổ tông (Sál pTedků) nơi có hàng loạt các bức chân dung của các vị hoàng đế Séc. Vẫn chưa hết, các bạn còn được nhìn thấy ?ophòng ăn tiệc? của vua chúa ngày xưa kèm theo cả bát đĩa, cốc chén v..v.. Các bạn còn được vào cả tháp Giếng, tất nhiên trong đó chẳng có gì khác ngoài cái giếng ăn sâu 80 m.
    Là khách du lịch đến tham quan thành cổ Karlštejn các bạn sẽ được một hướng dẫn viên dẫn đi khắp thành, cô ta sẽ chỉ cho bạn nơi đó là đâu, đằng kia là cái gì cộng thêm ý nghĩa và lịch sử của nó. Để vào thành các bạn sẽ phải mua vé, tuy nhiên một chiếc vé cũng không đắt lắm, chỉ trong vòng vài chục koruna mà thôi. Nếu bạn thạo tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Pháp hơn tiếng Tiệp thì bạn có thể mua vé kèm theo hướng dẫn viên tiếng đó, cũng chẳng đắt hơn là bao nhiêu... Trong những ngày nghỉ, thay vì nằm ở nhà nghiền chưởng hoặc phim bộ, bạn cũng có thể rủ bạn bè hoặc người thân đến tham quan thành cổ Karlštejn, và chúng tôi đảm bảo, cuộc đi chơi đó của bạn cũng sẽ vô cùng thú vị.
    MuaHN
  7. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Thành cổ Karlštejn ​
    Nói tới thời kỳ trị vì của vua Karel đệ tứ chắc hẳn các bạn chẳng lấy gì làm xa lạ, một phần vì tiếng tăm lừng lẫy của ông đã trải khắp quá trình lịch sử của châu Âu nói chung va? CH Séc nói riêng, phần khác là vì ngày nay dân Séc vẫn thường hay nhắc đến tên ông bởi trong vòng cả cuộc đời làm vua của mình ông đã để lại biết bao công trình kiến trúc nổi tiếng mà cho đến ngày nay chúng vẫn còn được lưu truyền một cách nguyên vẹn. Trong các bài trước chúng ta đã có nhiều dịp làm quen với những công trình dựng nên dưới thời trị vì của ông, nổi bật là cầu Karel (cầu Tình) như các bạn đã biết, hoặc Đại học tổng hợp mang tên Karel, khu Thành phố mới (Nové M>sto) tại Praha v..v.. Và nói cho cùng, hầu hết những công trình nổi tiếng có mặt tại Praha cũng đã ít nhiều đều được ông để ý đến, ví dụ như ông đã tu sửa lại Hoàng Cung nằm trong Thành cổ Praha (Pražský Hrad), hay những khu nhà tại Quảng trường Thành phố cổ (Starom>stské nám>stí) v.. v.. Lần này, chúng tôi lại xin giới thiệu tới bạn đọc một công trình nổi tiếng khác của ông, đó là Thành cổ Karlštejn.
    Thành cổ Karlštejn không nằm tại Praha, nó cách Praha khoảng 30 cây số về phía Tây-Nam, nằm cạnh con sông Berounka hùng vĩ. Được xây dựng vào năm 1348 bằng kiến trúc thời kỳ văn hóa Gô-tích. Thành cổ được vua Karel IV. xây nên với mục đích làm dinh thự riêng cho mình cũng như cho con cháu hoàng tộc về sau này, nhưng cái mục đích chính của nó vẫn là thành lũy, nơi ông cất giấu và bảo quản những bộ sưu tầm nổi tiếng và bao nhiêu ngọc ngà châu báu của hoàng tộc mà một số thứ vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay, ví dụ như chiếc vương miện được làm bằng vàng, bạc, kim cương và đá quý, hoặc bộ sưu tầm các bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Theodorik v..v.. Tất cả những thứ đó du khách đều sẽ được chiêm ngưỡng khi đến thăm Thành cổ... Karlštejn được hoàn thành sau 9 năm xây dựng, trở thành một trong những công trình đồ sộ nhất thời gian đó. Thành cổ được xây với một ngoại hình kiến trúc vô cùng đặc biệt cộng thêm sự trang trí bên trong của nó vô cùng công phu. Sự đặc biệt của nó là phương pháp cấu trúc kiểu bậc thang chia theo từng thành phần chức năng của Thành cổ. Tầng thấp nhất gồm có tháp Giếng (Studniční v>ž), hệ thống Cung Điện Hoàng Gia khổng lồ, ở đuôi của nó là ngọn tháp hình lăng trụ, là nơi họp mặt giữa vua và triều thần, ngoài ra tại Tầng này cũng là nơi tập trung quân đội và điều hành an ninh trong thành. Lên trên một Tầng, chúng ta có thể nhìn thấy tháp Maria, nhà thờ Đức mẹ Maria với những bức họa được khắc trên tường một cách rất công phu từ giữa thế kỷ 14 và nhà thờ thánh KateTina. Tầng cao nhất là nơi Karel IV. đã cho dựng nên ngọn Đại tháp (Velká v>ž) hay tạm dịch là tháp Lớn, Tầng này chính là nơi quan trọng nhất của toàn bộ Thành cổ, bởi vì chính tại đây là nơi lưu trữ 129 bức tranh cổ từ thời kỳ văn hóa Gô-tích do họa sĩ nổi tiếng Theodorik sáng tạo, và 129 bức tranh đó được đặt trong nhà thờ thánh KTíž cũng tại Tầng ?othượng? này. Năm 1480 thành cổ Karlštejn được sửa lại dưới thời kỳ văn hóa ?ohậu Gô-tích? và sau này vào cuối thế kỷ 16 một số công trình được tạc lại bằng kiến trúc văn hóa Phục hưng. Dưới thời khởi nghĩa chống công giáo của những người đi theo đạo ông ?omistr Jan Hus?, Karlštejn đã trở thành nơi cất giấu và bảo quản lâu dài (gần 200 năm) các tài sản châu báu của hoàng tộc các vương triều Séc. Mãi đến cuối thế kỷ 19, thành cổ Karlštejn mới được sửa lại bằng kiến trúc thời kỳ văn hóa lãng mạng (romantic), và từ thời đó thành cổ đã được giữ lại nguyên hình cho đến ngày nay.
    Khách tới thăm thành cổ Karlštejn sẽ được chiêm ngưỡng hàng loại những bộ sưu tầm có giá trị và niên đại từ vài trăm nay trở lại đây, không những thế mà các bạn còn có thể tận mắt nhìn thấy các đồ đạc, nội thất trong phòng, tại nơi làm việc của vua Karel IV. cùng vợ con và gia đình, những thứ đó vẫn còn nguyên vẹn và vẫn để nguyên theo vị trí cũ từ thời ông còn sống. Ngoài ra các bạn còn được quyền tham quan Sảnh đường Hiệp sĩ (RytíTský sál) cùng nhà thờ thánh Mikulỏš hay long ngự (giừơng ngủ của vua), hoặc Sảnh đường Tổ tông (Sál pTedků) nơi có hàng loạt các bức chân dung của các vị hoàng đế Séc. Vẫn chưa hết, các bạn còn được nhìn thấy ?ophòng ăn tiệc? của vua chúa ngày xưa kèm theo cả bát đĩa, cốc chén v..v.. Các bạn còn được vào cả tháp Giếng, tất nhiên trong đó chẳng có gì khác ngoài cái giếng ăn sâu 80 m.
    Là khách du lịch đến tham quan thành cổ Karlštejn các bạn sẽ được một hướng dẫn viên dẫn đi khắp thành, cô ta sẽ chỉ cho bạn nơi đó là đâu, đằng kia là cái gì cộng thêm ý nghĩa và lịch sử của nó. Để vào thành các bạn sẽ phải mua vé, tuy nhiên một chiếc vé cũng không đắt lắm, chỉ trong vòng vài chục koruna mà thôi. Nếu bạn thạo tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Pháp hơn tiếng Tiệp thì bạn có thể mua vé kèm theo hướng dẫn viên tiếng đó, cũng chẳng đắt hơn là bao nhiêu... Trong những ngày nghỉ, thay vì nằm ở nhà nghiền chưởng hoặc phim bộ, bạn cũng có thể rủ bạn bè hoặc người thân đến tham quan thành cổ Karlštejn, và chúng tôi đảm bảo, cuộc đi chơi đó của bạn cũng sẽ vô cùng thú vị.
    MuaHN
  8. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Pod>brady ​
    Là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của CH Séc cách Praha khoảng 50 cây số về phía đông, Podebrady có một nét độc đáo rất riêng khác hẳn với các thành phố lịch sử tại Séc. Một nét đẹp hài hòa giữa thiên nhiên đa dạng đầy màu sắc kết hợp với những đường nét kiến trúc uốn lượn, thon thả. Podebrady không không ồn ào sống động như quảng trường Thành phố cổ, không sặc sỡ trong ánh đèn màu như quảng trường Václav và cũng chẳng mang đầy cái vẻ hùng vĩ giống như Thành cổ Karlstejn, khách đến thăm nơi này đều có cảm giác như mình đang lạc chân vào vườn thượng uyển của một Cung điện nguy nga nào đó trong cổ tích. Đúng vậy, nơi đây có những vườn hoa thi nhau đua sắc chải dài trên những thảm cỏ xanh rờn óng ả, những bể nước phun ngày đêm róc rách làm ta mừng tượng chúng đang nhịp nhàng nhảy múa theo những điệu nhạc cổ điển của Smetana. Đâu đó dọc hai bên đường, những dãy ghế đá công viên rợp trong bóng mát mang theo bầu không khí quanh năm trong lành...
    Từ quảng trường Jiri chúng ta thả bộ chạy dọc từ đường Nhà hát đến nhà ga tàu hỏa của thành phố. Trên quãng đường đó, trước hết chúng ta sẽ gặp khu vực công viên của thành phố, là những vườn hoa với hàng trăm loài hoa khác nhau, mỗi loại một màu, một vẻ. Sau đó chúng ta sẽ nhìn thấy ngôi nhà Kolo-nada, một kiểu kiến trúc vòm vô cùng độc đáo, cạnh đó thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp những cuộc biểu diễn ca nhạc ngoài trời rất quần chúng. Sát đó là các bể tắm và khu nghỉ mát, dưỡng bệnh dành cho người già có từ những năm đầu thế kỷ. Ngôi nhà cao tầng nằm cạnh ngã tư cũng là ngôi nhà nghỉ mát nổi tiếng được lấy tên theo nhà y học Liben-ský. Phía tay trái, ngay sát nhà ga chúng ta có thể thấy vòi nước khoáng Trnka, tất nhiên chúng ta có thể mang cốc ra đó để thưởng thức mùi vị nước khoáng nguyên chất, vì Podebrady còn thuộc một trong những thành phố có nguồn nước khoáng khá dồi dào tại CH Séc.
    Vào thời xa xưa, từ một khúc sông cạn nơi đây đã dần dần trở thành một ngôi làng nhỏ bé, mà cho đến ngày nay cái tên Podebrady vẫn còn dấu ấn của thời xa xưa đó, Podebrady có lẽ là ?opode brody? hay tạm dịch ra tiếng Việt là ?odưới khúc sông cạn?. Vào năm 995 dòng họ Premysl đã xây dựng nơi đây trở thành một thành phố, một nhịp cầu trên chặng đường thông thương giữa Séc và phương Đông. Thành phố trở nên phồn vinh dưới thời vua Premysl Ota-kard II. khi ông khởi công xây dựng tại đây hệ thống thành lũy bằng đá trên con sông Labe hùng vĩ, dân cư khắp nơi bắt đầu kéo về đây sinh sống, nghề thủ công tại đây từ đó phát triển mạnh. Thành phố Podebrady còn là quê hương của một đại danh nhân Séc, ông Jiriho z Podebrad, một vì vua nổi tiếng anh minh lỗi lạc trong lịch sử Séc.
    Ngoài ra nói đến Podebrady có lẽ đối với một số người Việt trong chúng ta cũng chẳng xa lạ gì, vì đây là nơi đã từng đào tạo không ít sinh viên Việt Nam học tiếng Séc trước khi bước chân vào giảng đường đại học.
    Ghé thăm Podebrady bạn sẽ có cảm giác thật sự yên tĩnh, thoải mái... Một cái đẹp dịu dàng êm ả mà ít thành phố nào tại Séc có được.
    MuaHN
  9. MuaHN

    MuaHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    Pod>brady ​
    Là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của CH Séc cách Praha khoảng 50 cây số về phía đông, Podebrady có một nét độc đáo rất riêng khác hẳn với các thành phố lịch sử tại Séc. Một nét đẹp hài hòa giữa thiên nhiên đa dạng đầy màu sắc kết hợp với những đường nét kiến trúc uốn lượn, thon thả. Podebrady không không ồn ào sống động như quảng trường Thành phố cổ, không sặc sỡ trong ánh đèn màu như quảng trường Václav và cũng chẳng mang đầy cái vẻ hùng vĩ giống như Thành cổ Karlstejn, khách đến thăm nơi này đều có cảm giác như mình đang lạc chân vào vườn thượng uyển của một Cung điện nguy nga nào đó trong cổ tích. Đúng vậy, nơi đây có những vườn hoa thi nhau đua sắc chải dài trên những thảm cỏ xanh rờn óng ả, những bể nước phun ngày đêm róc rách làm ta mừng tượng chúng đang nhịp nhàng nhảy múa theo những điệu nhạc cổ điển của Smetana. Đâu đó dọc hai bên đường, những dãy ghế đá công viên rợp trong bóng mát mang theo bầu không khí quanh năm trong lành...
    Từ quảng trường Jiri chúng ta thả bộ chạy dọc từ đường Nhà hát đến nhà ga tàu hỏa của thành phố. Trên quãng đường đó, trước hết chúng ta sẽ gặp khu vực công viên của thành phố, là những vườn hoa với hàng trăm loài hoa khác nhau, mỗi loại một màu, một vẻ. Sau đó chúng ta sẽ nhìn thấy ngôi nhà Kolo-nada, một kiểu kiến trúc vòm vô cùng độc đáo, cạnh đó thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp những cuộc biểu diễn ca nhạc ngoài trời rất quần chúng. Sát đó là các bể tắm và khu nghỉ mát, dưỡng bệnh dành cho người già có từ những năm đầu thế kỷ. Ngôi nhà cao tầng nằm cạnh ngã tư cũng là ngôi nhà nghỉ mát nổi tiếng được lấy tên theo nhà y học Liben-ský. Phía tay trái, ngay sát nhà ga chúng ta có thể thấy vòi nước khoáng Trnka, tất nhiên chúng ta có thể mang cốc ra đó để thưởng thức mùi vị nước khoáng nguyên chất, vì Podebrady còn thuộc một trong những thành phố có nguồn nước khoáng khá dồi dào tại CH Séc.
    Vào thời xa xưa, từ một khúc sông cạn nơi đây đã dần dần trở thành một ngôi làng nhỏ bé, mà cho đến ngày nay cái tên Podebrady vẫn còn dấu ấn của thời xa xưa đó, Podebrady có lẽ là ?opode brody? hay tạm dịch ra tiếng Việt là ?odưới khúc sông cạn?. Vào năm 995 dòng họ Premysl đã xây dựng nơi đây trở thành một thành phố, một nhịp cầu trên chặng đường thông thương giữa Séc và phương Đông. Thành phố trở nên phồn vinh dưới thời vua Premysl Ota-kard II. khi ông khởi công xây dựng tại đây hệ thống thành lũy bằng đá trên con sông Labe hùng vĩ, dân cư khắp nơi bắt đầu kéo về đây sinh sống, nghề thủ công tại đây từ đó phát triển mạnh. Thành phố Podebrady còn là quê hương của một đại danh nhân Séc, ông Jiriho z Podebrad, một vì vua nổi tiếng anh minh lỗi lạc trong lịch sử Séc.
    Ngoài ra nói đến Podebrady có lẽ đối với một số người Việt trong chúng ta cũng chẳng xa lạ gì, vì đây là nơi đã từng đào tạo không ít sinh viên Việt Nam học tiếng Séc trước khi bước chân vào giảng đường đại học.
    Ghé thăm Podebrady bạn sẽ có cảm giác thật sự yên tĩnh, thoải mái... Một cái đẹp dịu dàng êm ả mà ít thành phố nào tại Séc có được.
    MuaHN
  10. Dandoo

    Dandoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Oesko trong quà khứ cò Jan Hus(1370 - 1415), ngươ?i làfnh 'ào phong trà?o cà?i càch_ reformace, cùfng cò thĂ? nòi là? mẶt tàc nhĂn quan tròng cù?a phong trà?o Phùc Hưng_ Renesance sau nà?y.

    Quan 'iĂ?m cù?a J.Hus là? 'ưa Đào thiĂn chùa trơ? lài với 'ùng bà?n chẮt ban 'Ă?u trong nhưfng lơ?i dày cù?a chùa Jesus. Đào quĂn HusitĂ cò bà?i hàt "Ktož jsĂ božĂ bojovnĂci", theo truyĂ?n thuyẮt khi hàt lĂn khiẮn quĂn thù? hoà?ng sợ, tiẮng hàt nghe như mẶt trĂn phong vùf lớn. RẮt gĂ?n với bà?i thơ: "SĂng nùi nước Nam vua Nam ơ?" cù?a ViẶt Nam ta. Cà? hai 'Ă?u 'i và?o huyĂ?n thoài cù?a nhưfng dĂn tẶc.

    Vaclav Havel là? mẶt Hus mới cù?a Czech thơ?i hiẶn 'ài, nhà? vfn và? nhà? chình trì lớn_ con ngươ?i mà? suẮt 'ơ?i theo 'uĂ?i lì tươ?ng hò?a bì?nh và? nhĂn ài. Là cơ? tĂ?ng thẮng cù?a Czech Republic sau nfm 1991 cò thĂm dò?ng chưf:"Pravda Zvit>žĂ"_ CĂng lì sèf chiẮn thf́ng. Là? lơ?i khf?ng 'ình vĂ? mẶt tương lai tẮt 'èp hơn cho ngươ?i TiẶp sau nhiĂ?u nfm khĂng cò tự do và? dĂn chù?.

    TiẶp là? mẶt dĂn tẶc bà?n chẮt hiĂ?n là?nh và? thẶt thà?. KhĂng cực 'oan như ngươ?i Đức nhưng cùfng khĂng sĂi nĂ?i như ngươ?i TĂy Ban Nha. Cò thĂ? nòi 'Ăy là? nhưfng ngươ?i miĂ?n nùi cù?a ChĂu Ă,u, 'ài loài như càc dĂn tẶc miĂ?n cao cù?a ViẶt Nam vẶy. Ngà?y 1/5, sau khi nhẶn 'ược sự ù?ng hẶ cù?a hơn 2/3 dĂn chùng, Czech chình thực gia nhẶp LiĂn minh ChĂu Ă,u_ EU, mơ? ra mẶt trang lìch sư? mới. Nhưfng cuẮn sàch D>jepis cùfng tư? 'Ăy mà? dà?y thĂm...

    Được Dandoo sửa chữa / chuyển vào 03:53 ngày 15/05/2004

Chia sẻ trang này