1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN BIÊN

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi binhgiapho, 08/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN BIÊN

    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

    Vị trí địa lý:

    Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có toạ độ địa lý 20o54?T ?" 22o33?T vĩ độ Bắc và 102o10?T ?" 103o36?T kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La; phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 38,5 km; phía Tây Nam giáp 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 360 km.

    Tỉnh Điện Biên có 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện gồm: Thành phố Điện Biên Phủ; Thị xã Mường Lay; Các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé.

    Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên
    [​IMG]

    Địa hình:


    Một góc cánh đồng lúa Mường Thanh
    Điện Biên là tỉnh có địa hình rất phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi cao, xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt có lòng chảo Điện Biên Phủ rộng 150 ngàn ha, với bề mặt bằng phẳng tạo nên cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc

    Một gó cánh đồng lúa Mường Thanh

    [​IMG]

    Có khí hậu nhiệt đới núi cao, chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa.

    Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8.
    Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tập trung vào tháng 12 và tháng 1.

    Khí hậu:
    Nhiệt độ trung bình cả năm: 21- 23oC; lượng mưa trung bình: 1.700 - 2.500 mm; độ ẩm trung bình: 83 - 85%.
  2. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
    Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, vì vậy khả năng lôi cuốn du khách rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phong tục tập quán của nhân dân địa phương.
    Điện Biên là nơi cư trú của 21dân tộc anh em. Ở đây có truyền thống văn hóa phong phú được thể hiện qua các lễ hội.

    Một số lễ hội chủ yếu gồm:

    1. Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ

    Là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 hàng năm và được tổ chức rất long trọng vào những năm chẵn, năm tròn.
    [​IMG]
    Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử.
    Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu bằng cuộc mít tinh ôn lại những trang sử hào hùng. Sau lễ mít tinh là những hoạt động chào mừng làm cho không khí của ngày lễ thêm tưng bừng, phấn khởi.


    2. Lễ hội thành Bản Phủ

    Là lễ hội lớn, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then ?" Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
    [​IMG]
    Lễ hội được tổ chức vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương.

    3. Lễ hội mừng măng mọc ( Kin Lẩu Nó)
    Đây là lễ hội của các dân tộc miền núi phía Bắc, như: dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá.
    Lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan niệm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Họ mở hội với một ước mong mùa màng tốt tươi, dân bản ấm no đồng thời bày tỏ lòng biết ơn thần trời, thần đất.

    4. Lễ cúng bản của người Cống

    Hàng năm, cứ vào mùa tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt.
    Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng.


    5. Tết cơm mới của người La Hủ

    Người La Hủ thường tổ chức lễ cơm mới vào tháng mười hoặc tháng 11 âm lịch.
    Điều đặc biệt là trong dịp tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt tươi quanh năm. Trong dịp lễ tết, người La Hủ dùng trống để giữ nhịp múa xoè.

    6. Hạn Khuống giao duyên
    Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.
    Lễ hội được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát vui đùa trò chuyện.
    Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.

    7. Hội Hoa ban

    Hoa ban nở, hoa ban tàn
    Tình ta đẹp như hoa ban
    Còn dài lâu thì như hoa nào
    Hỡi người ta yêu
    (Tình ca Thái)

    Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban.
    [​IMG]
    Cứ đến ngày trẩy hội hoa ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc ban xanh mướt.
    Hội hoa ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.





  3. nguyennam_dbp

    nguyennam_dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bạn sưu tầm khá đầy đủ về ĐBP rồi đấy , rất ấn tượng hình như bạn ở bên Box Lạng Sơn phải không
  4. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    quote-nguyennam_dbp viết lúc 09:15 ngày 26/04/2006:
    Bạn sưu tầm khá đầy đủ về ĐBP rồi đấy , rất ấn tượng hình như bạn ở bên Box Lạng Sơn phải không
    [/QUOTE]
    Do mấy bài post trên Box này mà tớ bị MOD xoá bài và khoá nick cấm post bài trên Box Điện Biên đến tận tháng 10, vì vậy đành mượn nick này trả lời bạn vậy.
    Người đang trả lời bạn là Binhgiapho
    00000000000ooooooooo000000000000
    Nói thật là toàn những thứ có đầy đủ trên mạng. Có thể nhiều người chưa biết về Điện Biên thì cần đọc và xem. Và lẽ ra đây là việc cần làm của những người quản trị Box ĐB. Nhưng ko thấy có thì tôi post lên, gọi là xây dựng
    Tôi ở Lạng Sơn, ấn tượng với cái tên Điện Biên Phủ, nhưng còn người Điện Biên thì... chưa có ấn tượng
  5. nguyennam_dbp

    nguyennam_dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Ừ Mod của Box ĐB đã lâu lắm rồi ko vô đây , chắc là vì nó hoạt động kém quá .Có lẽ là do người ĐB mình không biết đến TTVNOL có lẽ là phải xây dựng lại box này thôi
  6. hotty

    hotty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    tớ cũng tìn dc cái này hay lém nè, post cho mọi ng cùng đọc nhé:
    Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên Phủ (nay là thành phố Điện Biên Phủ), tỉnh Lai Châu (nay tách thành tỉnh Điện Biên) giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 ?" 1954 của Việt Nam.
    Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương
    Các kế hoạch của hai bên dẫn đến trận Điện Biên Phủ
    Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp đã mệt mỏi và muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến nhưng mặt khác họ muốn duy trì quyền lợi tại Đông Dương. Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương là tập trung các lực lượng cơ động tinh nhuệ lại thành các binh đoàn mạnh đánh tiêu diệt các đơn vị chính quy của ********* để làm thế mạnh đàm phán.
    Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền tây bắc Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực ********* tấn công và, theo kế họach của Pháp, quân ********* sẽ bị nghiền nát tại đó.
    Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, kể từ sau năm 1950 nối thông biên giới với Trung Quốc, được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và Liên Xô, đã lớn mạnh rất nhiều, với các sư đoàn (đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có kinh nghiệm đánh tiêu diệt cấp tiểu đoàn của quân Pháp trong phòng ngự kiên cố.
    Bộ chỉ huy của Quân đội Nhân dân nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
    So sánh lực lượng các bên tham chiến
    Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia gồm 10 trung đoàn bộ binh thuộc các đại đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316), 1 trung đoàn công binh, 2 trung đoàn và 4 đại đội pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ (367) của đại đoàn công pháo 351 (công binh ?" pháo binh). Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch.

    Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm đầu hàngLực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M24 của Mỹ), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng 16.200 quân được tổ chức thành 3 phân khu:
    Bắc: Him Lam ?" Béatrice , Độc Lập ?" Gabrielle, Bản Kéo ?" Anne Marie 1,2.
    Trung tâm: Các điểm cao phía Đông ?" Dominique, Eliane, sân bay Mường Thanh, và các cứ điểm phía Tây Mường Thanh ?" Huguette, Claudine, đây là khu vực mạnh nhất của quân Pháp.
    Nam: cụm cứ điểm và sân bay Hồng Cúm ?" Isabelle.
    Tổng cộng tất cả là 8 trung tâm đề kháng (Béatrice, Gabrielle, Anne Marie, Dominique, Eliane, Huguette, Claudine, Isabelle: gồm 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau, có 2 sân bay: Mường Thanh và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm Thiếu tướng) là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.
    Khi lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều cho rằng Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả chiến bại.
    Về phía ********* tuy có quân số đông đảo hơn nhiều đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Và đặc biệt khó khăn lớn nhất của ********* là khâu tiếp tế hậu cần. Phía Pháp cho rằng các khó khăn đó của ********* là không thể khắc phục nổi nhất là khi mùa mưa đến.
    Các nỗ lực hậu cần của *********
    Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội phải làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Chính phủ đã huy động dân công từ vùng do ********* kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đây là việc ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì họ cho rằng ********* không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
    Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của ********* khi cho rằng đối phương không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo trợ chiến 75 mm mà thôi. Phía ********* đã dùng sức người để đưa được lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo khoét sâu vào các sườn núi từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn chống lại pháo binh và máy bay địch.
    Khi nhận thấy phương án "Đánh nhanh thắng nhanh" (tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu) ban đầu đã được Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương cùng Bộ tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc, mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng, Tổng chỉ huy chiến trường của Quân đội Nhân dân Việt Nam ?" Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã kiên quyết tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc thắng chắc" dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm. Sau này ông Võ Nguyên Giáp cho rằng đây là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu hậu cần sẽ tăng lên gấp nhiều lần và diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi và kéo lại vào các vị trí mới. Phía ********* đã quyết tâm thực hiện và đã thực hiện được với một nỗ lực rất lớn.
    Sau này khi tổng kết về chiến thắng của ********* tại Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu của hai bên đều thống nhất được với nhau: một nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của ********* tại trận đánh này là đã huy động được rất lớn nguồn sức người để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một việc mà đối phương cho rằng không thể giải quyết được
    Diễn biến

    Cờ ********* chiến thắngTrận đánh diễn ra trong 55 ngày đêm vì quân ********* có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần.
    Đợt 1 từ 13 tháng 3 đến 17 tháng 3: Quân ********* tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.
    Đợt 2 từ 30 tháng 3 đến 26 tháng 4: ********* đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dẫy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm.
    Đợt 3 từ 1 tháng 5 đến 7 tháng 5: đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại.
    Ngay từ những ngày đầu của đợt 1 quân Pháp đã nhận thức rõ được những điểm yếu chết người của mình và tương lai thất bại rõ ràng nhưng họ vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến ********* không thể giải quyết vấn đề hậu cần và sẽ bỏ cuộc, Điện Biên Phủ sẽ tránh được đầu hàng. Sau đó khi mùa mưa không giúp được, bộ chỉ huy Pháp hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để hội nghị Geneva sẽ nhóm họp vào đầu tháng 7, sẽ có ngừng bắn trước khi tập đoàn sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được, Điện Biên Phủ đầu hàng một ngày trước khi nhóm họp hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương.
    Đợt 1 (13 tháng 3 - 17 tháng 3): Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954 trận đánh bắt đầu. Quân đội Nhân dân Việt Nam sau đợt bắn pháo dữ dội, tiến công một trong các cứ điểm kiên cố nhất là cụm cứ điểm Him Lam (Béatrice) và sau một đêm đã chiếm xong cụm cứ điểm này và sau đó đến 17 tháng 3 ********* lần lượt mỗi ngày diệt một cứ điểm đã tiêu diệt lần lượt đồi Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie 1, 2) và toàn bộ phân khu Bắc.
    Ngay từ những ngày đầu pháo binh của Việt Nam đã loại bỏ khả năng cất, hạ cánh của sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm từ đó trở đi các máy bay Pháp chỉ còn tiếp tế được cho tập đoàn cứ điểm bằng cách thả dù điều này cho thấy cầu hàng không mà bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều kỳ vọng thực tế là rất yếu kém trước cách đánh áp sát của đối phương.
    Đợt 2 (30 tháng 3 - 26 tháng 4): Là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dẫy đồi phía đông khống chế cánh đồng Mường Thanh (các cụm Dominique và Eliane). Tại đây hai bên đánh nhau giành đi giật lại các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), D1 (Dominique 2), thương vong của hai bên rất lớn. Phía Pháp dựa vào hầm ngầm, lô cốt để cố thủ và đưa quân từ các điểm khác dùng xe tăng và lính dù, lính lê dương (légionnaire) để phản kích, các cứ điểm này vì có tính sống còn với quân Pháp đã được quân phòng ngự chiến đấu ngoan cường, quyết liệt phản kích liên tục để giữ vững và đã chống cự đến ngày cuối cùng của tập đoàn cứ điểm.
    Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, quân đội ********* đã áp dụng chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng hệ thống chiến hào họ đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp. Các chiến hào này tránh cho quân tiến công thương vong vì pháo binh và không quân địch và vào sát được vị trí của quân địch, làm vị trí bàn đạp tấn công rất thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này mà không có phương sách nào để khắc chế. Quân ********* vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức không thể hẹp hơn.
    Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía Pháp. Quân Pháp chỉ còn trông đợi vào dù tiếp tế nhưng phạm vi chiếm đóng bị thu hẹp và máy bay bị hệ thống phòng không của ********* đánh mạnh nên dù tiếp tế và cả lính nhảy dù phần nhiều rơi sang phía đối phương, mùa mưa lại tới hầm hố của quân phòng thủ trở nên lầy lội thương binh không di tản đi được, lính chết không có chỗ chôn, bệnh tật, đường ruột phát sinh, đối phương lại áp sát bắn tỉa, tiếp tế thiếu mà việc lấy được dù cũng vô cùng khó khăn đi kèm với thương vong: quân Pháp thường phải đói khát đến đêm mới dám ra lấy dù. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực... Điện Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
    Đợt 3 (1 tháng 5 - 7 tháng 5): Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, và quân Pháp ở Bắc bộ cũng đã hết lính dù và lính légionnaire có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ, quân ********* tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông. Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, bộ đội công binh Việt Nam đã đào một hầm ngầm phía dưới và cho nổ 1 tấn thuốc nổ hất tung hệ thống hầm ngầm cố thủ cuối cùng. Đến sáng ngày 7 tháng 5 các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng tiến công trên khắp các mặt trận quân Pháp đã sức tàn lực kiệt quyết định đầu hàng, Quân đội Việt nam bắt Thiếu tướng chỉ huy Christian de Castries và toàn ban tham mưu tập đoàn cứ điểm.
    Cụm phân khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang Lào nhưng bị quân ********* đuổi theo tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 10.000 số quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đã bị bắt làm tù binh.
    Một ngày sau Điện Biên Phủ thất thủ, hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc, Pháp không còn khả năng duy trì thuộc địa Đông Dương đã phải trao trả độc lập cho xứ này. Tại Việt nam xuất hiện hai nhà nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam. Việt Nam tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 để quyết định tương lai của một Việt Nam thống nhất.
    [​IMG]
  7. hotty

    hotty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    tiếp nha
    tt.png
    Cách sắp xếp của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 3 năm 1954. Quân đội Pháp nằm trên vài đồi được củng cố (màu xanh). Chỗ cực nam, Isabelle, bị cô lập nguy hiểm. Lực lượng ********* bỏ 5 sư đoàn (304, 308, 312, 316, và 351) gần đấy về phía đông và bắc. Từ đấy, những du kích ********* có thể nhìn rõ những công sự Pháp và họ bắn vào lính Pháp
    [​IMG]
  8. hotty

    hotty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    một đoạn nhật ký của Mai_ người được nhận giải thưởng của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho cuộc thi Sáng kiến thanh niên khuyến khích hoạt động tình nguyện vì các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do hương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc tổ chức_ đoạn này viết tại Điện Biên:
    Nhật ký của Mai: Chương 3 - Điện Biên
    Thứ Ba 07/09/2004
    10:00 a.m:
    Tôi rời thị xã Sơn La trong sự vội vàng và lưu luyến. Tôi băn khoăn tự hỏi mình đã làm được gì? Có vẻ như suy nghĩ của tôi còn hồ đồ và thiếu thực tế lắm. Tôi đã tin rằng tôi có thể đến được những bản xa xôi nhất và khó khăn nhất chỉ cần mình quyết tâm?. Ừ thì tôi đã rất quyết tâm nhưng tôi vẫn không thực hiện được. Nói thế không có ý là tôi hết say mê và muốn từ bỏ đâu nhé. Tôi vẫn say mê và đầy quyết tâm chỉ thêm là tôi biết lượng thời gian và sức lực của mình. Tôi hiểu ra rằng kết quả công việc của mình phải gắn với cả quá trình. Không phải là tôi muốn biện minh, nhưng các cụ chẳng bảo ?oliệu cơm gắp mắm? là gì?
    15:00 p.m
    Thành phố Điện Biên Phủ đẹp và sạch sẽ chào tôi với một cơn mưa rào. Tôi chắc nó đang nhắc nhở tôi đừng có nghĩ đến chuyện đi về bản trong đợi kiện thời tiết như thế này. Nhưng tôi đã xác định các nguyên tắc sau:
    Tới huyện cách trung tâm tỉnh tối đa là 100km và tối thiểu là 50km
    Thăm xã điển hình của huyện tuỳ theo điều kiện thời tiết
    Đến các bản của các đồng bào dân tộc khác nhau
    Và đây sẽ là cách tôi vượt qua mưa Điện Biên hay cả vùng Tây Bắc này.
    16:00 p.m
    Tôi tìm đến Tỉnh Đoàn Điện Biên. Sau khi được mọi người gợi ý, tôi chọn huyện Điện Biên Đông và dự định sẽ về xã Lân Rói. Chuyến xe cuối cùng đi Na Son, trung tâm Điện Biên Đông đã hết. Tôi may mắn được chiêm ngưỡng quảng trường Điện Biên Phủ về đêm.
    Thứ Tư 08/09/2004
    4 a.m.
    Tôi dậy sớm để chuẩn bị lên đường đi Điện Biên Đông. Trời vẫn mưa suốt từ đêm. Tôi một mình đi ra bến xe, lưng cõng chiếc balô mà các bạn đã thấy. Phải thú thật, lúc nhìn bóng mình chiếu xuống các vũng nước dọc đường, tôi đã không nhận ra cái con bé còi cọc ấy lại là mình. Tôi thương cái con bé ấy và chỉ mong có ai đi cùng để bắt chuyện. Hì, hì
    Trời mưa khách đi Điện Biên Đông vắng, tôi phải ngồi đợi gần hai tiếng đồng hồ. Tranh thủ mua gói xôi để lấp dạ dầy. Theo lời của cô bán hàng đ ó là ?xôi nếp hương vừa thơm vừa dẻo?. Nhưng quảng cáo chỉ là quảng cáo, phải cố gắng lắm tôi mới xử lý hết gói xôi vừa cứng vừa sượng. Tôi tự an ủi bây giờ không may nhưng chắc sẽ gặp điềm may về sau.
    6 a.m.
    Xe bắt đầu khởi hành, người vẫn không đủ để lấp đầy chỗ mặc dù xe còn ghé thêm bến thứ hai ở Bản Phủ. Xe xuyên qua cánh đồng Mường Thanh, một con đường thẳng tắp, hai hàng xà cừ chạy dọc hai bên đường và những ruộng lúa xanh mát mắt. Tôi thấy nhớ nhà khi nhìn cảnh đó.
    Các bác ở trên xe hỏi tôi có biết tại sao gạo Mường Thanh ngon hơn không. Tôi trả lời: ?oChắc tại đất ạ?. Mọi người lại hỏi có biết đặc trưng của đất Mường Thanh là gì không. Tôi chỉ biết cười trừ vào lúc đó nhưng bây giờ thì tôi đã biết là tại sao. Đất Mường Thanh là nơi nằm lại của không biết bao nhiêu anh hùng, những tinh hoa của cả dân tộc trong chiến dịch Điện Biên. Vì thế ăn hạt gạo nhưng lại được thêm cả tinh thần cũng như tinh hoa dân tộc. Gạo Mường Thanh ngon hơn nhờ đó đấy.
    Đường đến Điện Biên Đông trở nên ngoằn nghèo, lên đèo, xuống dốc.Tới gần 7:30 mà xe vẫn chưa qua địa phận huyện Điện Biên. Đây là giờ các em nhỏ ở các thôn bản đến trường. Trời mưa thường làm ?okhoảng cách? giữa các bản và trường học xa hơn. Trẻ em dân tộc Mông phải bơi qua sông Mã, từ địa phận Mường Nhà sang Lúa Ngạm để tới trường. Tôi đã nhìn và suy nghĩ mãi về những nỗ lực và sự say mê phi thường của các em nhỏ. Các bác trên xe nói trẻ con ở đây như thế là chuyện bình thường, nếu mưa to hơn thì chúng nó phải nghỉ học. Thế mới biết là khoảng cách đến trường không thể tính bằng cây số được.
    9 a.m
    Tôi đến trụ sở huyện Đoàn Điện Biên Đông. Mọi người mặc dù đã được thông báo trước nhưng vẫn ngạc nhiên khi trông thấy tôi, con bé với một chiếc ba lô béo bự. Tôi đã học được rất nhiều điều từ các bạn thah niên trẻ ở Điện Biên Đông. Sự nhiệt tình, cởi mở cũng như sự sẵn sàng chia sẻ khó khăn với đồng bào. Các bạn ở đó đa phần là người dân tộc bản địa nhưng cũng có bạn từ duới xuôi lên. Họ vượt qua khó khăn, học tiếng của của dân tộc, chia sẻ và giúp đỡ đồng bào thoát đói, thoát nghèo. Tôi cảm thấy minh nhỉnh hơn lên một chút.
    Tôi phải thay đổi kế hoạch đi Lân Rói vì thời tiết quá xấu và sẽ đi xã Keo Lôm và Na Son. Một lần nữa tôi biết rằng khoảng cách ở đây không đo bằng cây số được mà phải đo bằng thời gian đi và quay về gắn với điều kiện thời tiết.
    10 a.m
    Tôi đến bản Suối Lư xã Keo Lôm nơi có khoảng 103 hộ đồng bào Khơ Mú sống. Ấn tượng đầu tiên trong tôi là sự thân thiện và mến khách của dân bản. Chỉ cần một câu chào, một nụ cười hay cái vẫy tay là bạn giống như một người bạn lâu năm.
    Tuy nhiên tôi băn khoăn mãi về môi trường sống của đồng bào. Gia súc và gia cầm thả rông hoặc nhốt ngay dưới gầm sàn. Không có đường dẫn chất thải, rác vứt bừa bãi, cộng thêm trời mưa làm cho đường trong bản sình lầy, trơn trượt và rất bẩn. Khoảng cách giữa các nhà trong bản có vẻ xa hơn.
    Anh Phanh, một thanh niên trong bản nói:?Cán bộ y tế đã vận động, giải thích và phun thuốc phòng dịch bệnh nhưng chỉ được một thời gian, sau rồi đâu lại vào đó. Bà con ở thế quen rồi. Hồi trước, nhà mình ở phía dưới nhưng mùi và mất vệ sinh nên đã dời nhà lên lưng núi rồi?.
    Tôi hỏi:? Sao anh là người trong bản mà anh không vận động thanh niên cùng dọn dẹp và thay đổi môi trường sống??. Anh chỉ cười ngượng mà không trả lời.
    Bản Suối Lư còn nghèo đói lắm. Nương rẫy của các gia đình trong bản đã được khai phá từ lâu đời, các hộ chỉ làm vừa đủ ăn không thì thiếu ăn mất vài tháng.
    Gia đình anh Phanh là một trong những hộ khá giả ở bản. Anh tâm sự: ?oMình chăm chỉ làm lụng nên mới thế. Nhưng mình biết còn phải cố gắng nữa, chứ thế này thì cũng chỉ là thừa ăn một chút thôi?.
    Bản Suối Lư cũng là bản có nhiều trẻ em không đi học và bỏ học giữa chừng. Các thầy cô giáo nhiều khi phải vào tận bản vận động bà con cho con em đến trường, tắm giặt cho các em. Thế nhưng đi học được một thời gian là các em lại bỏ.
    Bản Suối Lư còn là nơi có tỷ lệ nghiện hút khá cao. Anh Phanh bảo trước là hơn 10 người nhưng một số đã cai được, một vài người qua đời, nay chắc còn khoảng 5-7 người gì đó.
    Một số gia đình ở bản còn quan niệm hút thuốc là sẽ chống được sốt rét. Vậy nên bà con thường lấy lá thuốc lá tươi, đem thái nhỏ rồi phơi khô cho mọi người trong nhà hút, kể cả trẻ em và người già. Mọi người vẫn tin rằng đây là cách tốt hơn uống thuốc và phun thuốc phòng dịch.
    Tôi cảm thấy con đường thay đổi nếp nghĩ của bà con ở đây vẫn còn xa lắm.
    2 p.m
    Rời Suối Lư, qua đèo Keo Lôm, tôi về đến xã Na Son. Ở đây có hai bản của đồng bào Thái được đặt tên là bản Na Son A và B. Hai bản này cách nhau một con suối. Trời mưa làm quãng đường qua suối xa và khó khăn hơn nhiều. Vì thế một số trẻ em mẫu giáo đã không đến trường ở bên kia suối được.
    Cả hai bản nói trên đều rất thiếu nước sạch. Đồng bào ở đây phải tự đào giếng để dùng chung. Một số nhà khá hơn thì tự xây bể chứa nước mưa.
    Cũng phải nói thêm là bản Na Son A và B rất gần trung tâm của huyện. Hy vọng rằng đường ống dẫn nước của huyện một thời gian nữa sẽ tới để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bà con.
    4 p.m.
    Về trụ sở huyện Đoàn.
    Thứ Năm 09/09/2004
    7 am
    Tiếp tục hành trình sang phía bên kia của xã Keo Lôm, tôi đến 2 bản của đồng bào Mông là Tìa Ghềnh và Huổi Múa A.
    Bản Tìa Ghềnh hiếm có nhà ai làm nương mà đủ ăn cả năm, năm nào cũng thiếu ăn vài tháng. Trưởng bản nói ?ohai năm nay, thời tiết thất thường nên nương thiếu nước, cây trồng chết nhiều. Một số hộ như nhà anh Lý A Vừ và Vừ Nụ Pó lại rơi vào thiếu ăn.
    Bản Huổi Múa A tuy khá giả hơn bản Tìa Ghềnh, nhưng ý thức bảo vệ tài sản cộng đồng của cả bản còn chưa cao. Cả bản có khoảng 62 hộ, năm ngoái được nhà nước đầu tư xây dựng 8 bể nước và đường ống dẫn nước về bản. Thế nhưng hiện nay chỉ còn một bể là sử dụng được. Trưởng bản than phiền: ?onhắc và nói rồi nhưng khó lắm. Hôm 1/9 vừa qua vẫn còn hai bể nhưng đến đêm kẻ trộm tháo mất 6 đoạn ống nước, mỗi đoạn 6m, thế nên mới chỉ còn có một bể?. Do đó, hành trình lấy nước của dân bản vẫn gian nan như lúc chưa xây dựng bể và đường ống nước.
    11 am
    Về trụ sở huyện đoàn
    3 pm
    Lên xe về thành phố Điện Biên
    6 pm
    Về tới thành phố Điện Biên
  9. hanikate

    hanikate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    HÌnh ảnh điện biên, bạn theo dõi qua website:
    www.goocafe.com/forums
  10. valentine1412

    valentine1412 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này