1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giới thiệu về Lạng Sơn

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi ruouMauSon, 23/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thienthancodonls

    thienthancodonls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Đầu nguồn sông Kỳ Cùng:

    Bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi đã len lỏi qua các đồi núi thung lũng của các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, sông Kỳ Cùng chảy qua thị xã Lạng Sơn. Bên bờ sông Kỳ Cùng, nhân dân địa phương xây dựng nhiều đền chùa như đền Kỳ Cùng thờ thần sông Kỳ Cùng, chùa Diên Khánh, thuộc xã Mai Pha, huyện Cao Lộc.
  2. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    Lạng Sơn : Xứ sở của hoa đào fai
    Mùa xuân lên xứ Lạng ai cũng ngây ngất trước vẻ đẹp của những cây đào trên núi rừng nơi đây. Giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của hoa đào làm cho thiên nhiên thêm sống động hẳn lên.
    Đào có rất nhiều giống, nhiều loại. Có loại mầu xanh xám, loại mầu đỏ, loại mầu trắng đỏ đan xen vào nhau. Đó là Uyên ương đào, Nhật nguyệt đào, Thuỷ tinh đào, Mỹ nhân đào..
    Còn hoa đào ở Lạng Sơn là thuộc giống đào fai, dánh vẻ thanh mảnh và nghiêm trang, cương trực. Hoa mầu trắng hồng. Ở đây khi xuân về đào fai đã nở trên khắp các nẻo đường, đèo dốc, từ Na Sầm lên Cao Lộc, xuống Hữu Lũng, lá chen hoa rực rỡ làm sáng bừng sân vườn những nếp nhà đơn sơ. Còn cách thành phố Lạng Sơn 30km về fía Đông, nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển có núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăn quả núi nhỏ. Vào xuân, cả vùng Mẫu Sơn này đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt.
    Tục rằng hoa đào trừ được ma quỷ, do tích cũ về thần Uất Luỹ và thần trà. Hoa đào luôn đem lại cho mọi người ý tưởng tốt lành, những mộng mơ và thi vị vào dịp xuân mới. Có người lên Lạng Sơn đã viết rằng, trên mỗi nẻo đường xứ Lạng, ngắm đào fai, uống rượu núi Mẫu, nghe đàn tính, hát then, thấy rõ cái chất hồn nhiên, yêu ca hát, sống hoà điệu với thiên nhiên, yêu thương nhau hết lòng, vươn tới vẻ đẹp trong trẻo, hiền hoà, giản dị chứ không fải vẻ đẹp đăng đối, khuôn sáo... Thể hiện trong cả nghệ thuật thẩm mỹ ước mơ và đời sống thiết thực hằng ngày của người Tày - văn hoá Tày, ở xứ Lạng - xứ thơ - xứ say.

    Được giangvan sửa chữa / chuyển vào 21:24 ngày 23/12/2004
  3. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    Lạng Sơn : Xứ sở của hoa đào fai
    Mùa xuân lên xứ Lạng ai cũng ngây ngất trước vẻ đẹp của những cây đào trên núi rừng nơi đây. Giữa đất trời thoáng đãng, nền trời xanh nhạt, núi xanh lam, sắc hồng của hoa đào làm cho thiên nhiên thêm sống động hẳn lên.
    Đào có rất nhiều giống, nhiều loại. Có loại mầu xanh xám, loại mầu đỏ, loại mầu trắng đỏ đan xen vào nhau. Đó là Uyên ương đào, Nhật nguyệt đào, Thuỷ tinh đào, Mỹ nhân đào..
    Còn hoa đào ở Lạng Sơn là thuộc giống đào fai, dánh vẻ thanh mảnh và nghiêm trang, cương trực. Hoa mầu trắng hồng. Ở đây khi xuân về đào fai đã nở trên khắp các nẻo đường, đèo dốc, từ Na Sầm lên Cao Lộc, xuống Hữu Lũng, lá chen hoa rực rỡ làm sáng bừng sân vườn những nếp nhà đơn sơ. Còn cách thành phố Lạng Sơn 30km về fía Đông, nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển có núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăn quả núi nhỏ. Vào xuân, cả vùng Mẫu Sơn này đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt.
    Tục rằng hoa đào trừ được ma quỷ, do tích cũ về thần Uất Luỹ và thần trà. Hoa đào luôn đem lại cho mọi người ý tưởng tốt lành, những mộng mơ và thi vị vào dịp xuân mới. Có người lên Lạng Sơn đã viết rằng, trên mỗi nẻo đường xứ Lạng, ngắm đào fai, uống rượu núi Mẫu, nghe đàn tính, hát then, thấy rõ cái chất hồn nhiên, yêu ca hát, sống hoà điệu với thiên nhiên, yêu thương nhau hết lòng, vươn tới vẻ đẹp trong trẻo, hiền hoà, giản dị chứ không fải vẻ đẹp đăng đối, khuôn sáo... Thể hiện trong cả nghệ thuật thẩm mỹ ước mơ và đời sống thiết thực hằng ngày của người Tày - văn hoá Tày, ở xứ Lạng - xứ thơ - xứ say.

    Được giangvan sửa chữa / chuyển vào 21:24 ngày 23/12/2004
  4. tranlanls104

    tranlanls104 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm ở Công ty Thương Mại và XNK Lạng Sơn à? Chỗ đại lý rượu Mẫu Sơn ấy!
    Có thể thành lập CLB Đồng hương Lạng Sơn online ko?
    Mình quảng cáo với bạn một chút về mình nhé:
    Hãy gọi cho chúng tôi, bạn sẽ được đón đưa tận nhà, ngay cả khi bạn chỉ đi 1 người, giá và chất lượng phục vụ vẫn không hề thay đổi:
    - Khách lẻ Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan: 50.000đ/người/lượt, đón trả tại nhà; không đón trả tại nhà giá 40.000đ/người/lượt. Có báo, nước khoáng, khăn mặt, ômai, mở nhạc tiếng Việt, Anh, Trung, Pháp theo yêu cầu của quý khách.
    CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI ĐẶC BIỆT TỪ 08/05/05 ĐẾN 15/06/05:
    * Đối với hành khách tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn vào các buổi sáng thứ 2, 6, 7, CN chuyến 7h và 8h:
    + Từ 5 khách trở lên giảm 10%
    + Từ 10 khách trở lên giảm 20%
    * Đối với hành khách đi vào thứ 3, 4, 5 chuyến khởi hành từ Lạng Sơn đi Hà Nội lúc 14h và 16h:
    + Từ 5 khách trở lên giảm 10%
    + Từ 10 khách trở lên giảm 20%
    * Đối với hành khách đi vào thứ 3, 4, 5 chuyến khởi hành từ Hà Nội đi Lạng Sơn lúc 7h và 8h:
    + Từ 5 khách trở lên giảm 20%
    + Từ 10 khách trở lên giảm 30%
    * ĐẶC BIỆT nếu bạn đi từ 5 người trở lên bạn có thể lựa chọn hình thức khuyến mại bằng việc chúng tôi sẽ cho xe đưa các bạn đi tham quan các điểm du lịch chính trong thành phố như: Chùa Tiên; động Nhất, Nhị, Tam Thanh; nàng Tô Thị; chợ Đông Kinh (hình thức khuyến mại này chỉ áp dụng vào thứ 3,4,5,7).
    CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ KHÔNG THAY ĐỔI; ĐÓN TRẢ TẠI NHÀ
    - Giá 3000đ/km, nếu bao cả ngày là 600.000đ - 800.000đ/ngày tùy vào quãng đường và thời gian, bao vé cầu đường.
    - Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn có thể thuê một chiều: 600.000đ/ 1chiều; 1.000.000/2chiều/ngày, lên Tân Thanh (cách Lạng Sơn 30km thêm 200.000/ngày).
    Xe Mercedez đời 2004, màu trắng hoặc ghi, 16 chỗ, lái xe trẻ, tận tình chu đáo, ngoại hình dễ mến.
    Liên hệ: Trần Bích Lan - 0915 366 899
    Nguyễn Chí Linh - 0913 211 470
    Nếu thuê chuyến có thể liên hệ qua email với: tranlanls104@yahoo.com chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại với bạn.
    * NẾU BẠN HÀI LÒNG VỚI XIN HÃY NÓI VỚI MỌI NGƯỜI
    * NẾU BẠN CHƯA HÀI LÒNG XIN HÃY NÓI VỚI CHÚNG TÔI
    Nếu bạn đủ kiên nhẫn để đọc tới đây, xin cảm ơn nhiều!
  5. tranlanls104

    tranlanls104 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm ở Công ty Thương Mại và XNK Lạng Sơn à? Chỗ đại lý rượu Mẫu Sơn ấy!
    Có thể thành lập CLB Đồng hương Lạng Sơn online ko?
    Mình quảng cáo với bạn một chút về mình nhé:
    Hãy gọi cho chúng tôi, bạn sẽ được đón đưa tận nhà, ngay cả khi bạn chỉ đi 1 người, giá và chất lượng phục vụ vẫn không hề thay đổi:
    - Khách lẻ Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan: 50.000đ/người/lượt, đón trả tại nhà; không đón trả tại nhà giá 40.000đ/người/lượt. Có báo, nước khoáng, khăn mặt, ômai, mở nhạc tiếng Việt, Anh, Trung, Pháp theo yêu cầu của quý khách.
    CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI ĐẶC BIỆT TỪ 08/05/05 ĐẾN 15/06/05:
    * Đối với hành khách tuyến Hà Nội đi Lạng Sơn vào các buổi sáng thứ 2, 6, 7, CN chuyến 7h và 8h:
    + Từ 5 khách trở lên giảm 10%
    + Từ 10 khách trở lên giảm 20%
    * Đối với hành khách đi vào thứ 3, 4, 5 chuyến khởi hành từ Lạng Sơn đi Hà Nội lúc 14h và 16h:
    + Từ 5 khách trở lên giảm 10%
    + Từ 10 khách trở lên giảm 20%
    * Đối với hành khách đi vào thứ 3, 4, 5 chuyến khởi hành từ Hà Nội đi Lạng Sơn lúc 7h và 8h:
    + Từ 5 khách trở lên giảm 20%
    + Từ 10 khách trở lên giảm 30%
    * ĐẶC BIỆT nếu bạn đi từ 5 người trở lên bạn có thể lựa chọn hình thức khuyến mại bằng việc chúng tôi sẽ cho xe đưa các bạn đi tham quan các điểm du lịch chính trong thành phố như: Chùa Tiên; động Nhất, Nhị, Tam Thanh; nàng Tô Thị; chợ Đông Kinh (hình thức khuyến mại này chỉ áp dụng vào thứ 3,4,5,7).
    CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ KHÔNG THAY ĐỔI; ĐÓN TRẢ TẠI NHÀ
    - Giá 3000đ/km, nếu bao cả ngày là 600.000đ - 800.000đ/ngày tùy vào quãng đường và thời gian, bao vé cầu đường.
    - Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn có thể thuê một chiều: 600.000đ/ 1chiều; 1.000.000/2chiều/ngày, lên Tân Thanh (cách Lạng Sơn 30km thêm 200.000/ngày).
    Xe Mercedez đời 2004, màu trắng hoặc ghi, 16 chỗ, lái xe trẻ, tận tình chu đáo, ngoại hình dễ mến.
    Liên hệ: Trần Bích Lan - 0915 366 899
    Nguyễn Chí Linh - 0913 211 470
    Nếu thuê chuyến có thể liên hệ qua email với: tranlanls104@yahoo.com chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại với bạn.
    * NẾU BẠN HÀI LÒNG VỚI XIN HÃY NÓI VỚI MỌI NGƯỜI
    * NẾU BẠN CHƯA HÀI LÒNG XIN HÃY NÓI VỚI CHÚNG TÔI
    Nếu bạn đủ kiên nhẫn để đọc tới đây, xin cảm ơn nhiều!
  6. rose_love0912

    rose_love0912 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi đó , sao không có các khu du lịch của Lạng sơn vậy ruoumauson , bạn tiếp tục làm nha để mọi người được xem qua trước khi đến với xứ lạng của chúng ta.
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    "Cổ tích" ở Mẫu Sơn
    Qua ải Chi Lăng, chạy suốt chiều dài đường biên giới, nhìn đỉnh Mẫu Sơn trong mây vờn càng thấy đất nước thật hùng vĩ. Dưới chân núi Mẫu Sơn bây giờ là những bản, làng trù phú của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh đang vươn mình đứng dậy. Bộ đội ***** luôn sát cánh cùng nhân dân các dân tộc xây dựng biên cương ngày càng giàu mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
    "Cổ tích" thành hiện thực
    Bà con người Tày, người Nùng... nơi đây gọi hai đỉnh Mẫu Sơn là núi cha, núi mẹ. Truyền thuyết của người Nùng, người Tày và người Dao giống nhau khi nói về Mẫu Sơn hùng vĩ. Chuyện kể rằng, xưa có người cha và người mẹ ngày đêm thương nhớ chờ những đứa con đi xa trở về. Họ khóc mãi rồi hóa thân thành hai ngọn núi đó. Nước mắt của người cha, người mẹ chảy mãi rồi hóa thành hai dòng suối mát chảy từ trong lòng núi ra. Một nguồn chảy về Lộc Bình, một nguồn chảy về Cao Lộc. Giờ đây cả một vùng biên ải mênh mang đang sử dụng nguồn nước trong mát từ núi Mẫu Sơn, như một sự ban tặng vô giá của thiên nhiên.
    Những năm trước đây, bà con các dân tộc dưới chân Mẫu Sơn sống du canh du cư như một sự mặc định. Cuộc sống bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, bới đất lật cỏ như một tập quán không có gì cần thay đổi. Chẳng thế mà bao cán bộ, chiến sĩ quân đội phải đến từng bản, vào từng nhà, gặp từng người dân, nhưng cũng chỉ thuyết phục được họ ăn chín, nằm màn, có bệnh thì dùng thuốc chữa. Không tin vào thầy cúng, thầy mo chứ chưa thuyết phục được họ định canh, định cư, gắn bó với phần đất của ông cha để lại. Thế rồi những người lính lại kiên trì thuyết phục, chính quyền các cấp chung tay chăm lo cho bà con.
    Vùng đất Mẫu Sơn mênh mông, âm u là thế, nhưng nguồn nước đào sâu dưới đất lên lại không thể sử dụng được. Những giếng khoan sâu tới vài chục mét của cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế-quốc phòng (KT-QP) B38 (Quân khu 1) cũng không có hiệu quả. Người dân vẫn hoàn toàn sống bằng nguồn nước chảy từ các mương máng, rãnh về. Nguồn nước ấy thì sẵn, nhưng không có ai quản lý, nên không thể tránh khỏi sự ô nhiễm. Người dân ngày ngày sử dụng, đi kèm với nó là bệnh đau mắt đỏ, bệnh đường ruột và nhiều loại bệnh tật khác. Có trưởng bản thỉnh thoảng được ra ngoài xã, huyện cũng biết sự nguy hiểm đó nên bảo bà con tìm nguồn nước sạch gùi về mà dùng. Rồi cũng chỉ được ngày đầu, bởi đi vài cây số đường rừng mới được gánh nước thì khó có thể làm nổi, bà con lại không quen. Những người lính biên phòng đã có nhiều thời gian gắn bó với các bản làng biết điều đó, nhưng họ chưa thể làm gì khác được. Năm 2000, đoàn KT-QP B38 về Mẫu Sơn, việc cần làm đầu tiên là cuộc "cách mạng" về nước sạch. Nước đào ở các giếng lên không thể sử dụng được, nhưng thật may là nguồn nước từ lòng núi Mẫu Sơn chảy ra lại trong mát đến lạ kỳ, vượt qua tất cả các tiêu chuẩn khắt khe để có thể sử dụng. Mà nguồn nước chảy từ Mẫu Sơn ra thì vô tận. Chỉ có điều nó cách nơi gần dân nhất là bản Co Chí tới 5km đường núi rừng. Không chịu lùi bước, cán bộ, chiến sĩ Đoàn B38 đã quyết tâm đầu tư tiền của, công sức để thực hiện điều đó và họ đã thành công. Sau khi xây dựng đường ống dẫn từ núi về, Đoàn B38 lại đầu tư xây 20 bể nước lớn và từ những bể chứa này nguồn nước trong lành đã chảy về từng hộ dân. Tất cả các bản làng, khu vực dân cư nơi đây đều dùng nguồn nước đó, dùng "miễn phí" như cách nói của thượng tá Nguyễn Văn Thu, Giám đốc Lâm trường M96 khi nói chuyện với chúng tôi. Bây giờ dùng nước sạch đã trở nên quen thuộc với bà con, nhưng mấy ai biết, để vận động được bà con dùng nước sạch những ngày đầu là không hề dễ.
    Trò chuyện với ông Lương Văn Tót, trưởng bản Co Chí, chúng tôi mới hiểu đường vào nơi đây trước kia khó khăn thế nào. Những ngày mưa đường bùn đất đỏ và trơn không thể đi được. Ngay như đi từ đường cái xuống nhà trưởng bản Lương Văn Tót, hôm chúng tôi có mặt, cũng khó khăn vô cùng. Mỗi người phải cầm một cái gậy để chống khỏi trơn, bước từng bước chậm chạp. Còn hôm nay, đường cái lớn đã được trải nhựa khá đẹp, đó là nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và công sức của cán bộ, chiến sĩ đoàn B38. Họ mất nhiều tháng trời mới làm xong 13km đường từ Ba Sơn tới Pò Mã. Giờ đây ở Mẫu Sơn đã có trường học, trạm y tế quân dân y. Với người dân dưới chân núi Mẫu Sơn, có lẽ được xem ti-vi là một sự kiện mà họ không thể nào hình dung nổi. Mẫu Sơn trùng điệp đồi núi, bởi thể sóng của Đài phát thanh, truyền hình tỉnh cũng không thể nào bắt được chứ nói gì tới sóng quốc gia. Đoàn B38 về đã xây dựng một trạm thu phát sóng truyền hình. Giờ bà con đã có thể được xem các chương trình của đài Truyền hình Việt Nam.
    Giải bài toán đói nghèo
    Những nóc nhà lô nhô dưới các bản làng ẩn trong chân núi Mẫu Sơn vẫn bạc phếch màu mưa nắng. Tuy nhiên, theo trưởng bản Co Chí thì có lẽ chẳng bao lâu nữa, những căn nhà xây sẽ bắt đầu mọc lên ở nơi đây. Chương trình trồng rừng 661 của Chính phủ mà trực tiếp là Lâm trường M96 đưa đến với bà con thực sự là một cuộc cách mạng để giải bài toán đói nghèo. Giám đốc lâm trường, thượng tá Nguyễn Văn Thu nói với chúng tôi: Với đồng bào vùng cao, bà con chỉ biết đốt phá rừng làm nương rẫy như một cách hiểu là sự hoán đổi của tự nhiên. Và cũng chẳng có cách nào khác là phải phá rừng làm rẫy thì mới có cái ăn, còn nay thì khác. Từ khi lâm trường giao đất, giao rừng tới từng hộ gia đình thì bà con lại gắn bó, bảo vệ nó chẳng tiếc công sức. Lâm trường giao đất, giao rừng, cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cho bà con, người dân trồng, bảo vệ tới lúc thu hoạch được thì lại bán cho lâm trường. Một cách quản lý và giữ rừng thật hiệu quả. Gia đình ông Vi Văn Chèn trước đây là một trong số hộ nghèo nhất bản thì giờ đây đã có tới 12 héc-ta rừng sắp cho thu hoạch. Ông Chèn hân hoan thổ lộ: "Chỉ vài năm nữa, tôi sẽ là người giàu nhất bản". Ông nói rồi cười ha hả. Nhưng quả thực ông nói không sai. Với số đất rừng được giao, phía trên cao ông trồng cây lấy gỗ, phía dưới trồng cây ăn quả. Chỉ riêng tiền bán củi của những cành khô cũng đủ tiền để ông mua gạo, thức ăn hằng ngày, đó là chưa kể tới tiền thu từ bán hoa quả hay các sản phẩm khác từ rừng. Có rừng, có đất, ông Chèn đã từng bước cho các con ra ở riêng với lưng vốn kha khá. Nguồn thu từ rừng đã bảo đảm ổn định cuộc sống của bà con
  8. Luv_Junnie_4ever

    Luv_Junnie_4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

    Ở ls chả có chỗ nào đi chơi đâu bạn ơi
    loanh quanh chỉ có cái cửa khẩu cùng lắm lên mẫu sơn thì hết chỗ
  9. tbls

    tbls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    - Diện tích là 830.521 ha ( 8.305,21Km2) , đường biên giới với Trung Quốc dài 253 km.
    - Có vị trí từ 20027'''''''''''''''' - 22019'''''''''''''''' vĩ Bắc; 106006'''''''''''''''' - 107021'''''''''''''''' kinh Đông.
    - Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng : 55 km
    - Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc. : 253 km
    - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. : 148 km
    - Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh. 48 km
    - Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn : 73km
    - Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên : 60 km
    Rộng như vậy mà Luv_Junnie_4ever nói là không có chỗ chơi. Tại bạn không biết tự khám phá đó thôi, chỉ quen đến những nơi nổi tiếng người ta nói, sao không làm một chuyến đi xem phong cảnh núi rừng Lạng Sơn, xem tập quán cách sống của các dân tộc ở Lạng Sơn xem tình cảm của người Lạng Sơn, chuyến đi đó sẽ cho bạn nhiều bài học lắm đó, đừng nhìn vào vài địa danh mà quy chụp cả một mảnh đất hùng vĩ như vậy thật không công bằng.
  10. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Là nơi địa đầu Tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.
    [​IMG]
    Thành phố nằm bên dòng sông Kỳ Cùng
    Lạng Sơn có diện tích 8.187,25 km2, dân số 705.000 người gồm 8 dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Cao Lan, H?TMông. Phía Bắc Lạng Sơn tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc; phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh; phía Tây tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Lạng Sơn có tới 253 km đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây Trung Quốc; 2 cửa khẩu quốc tế: Hữu Nghị, Đồng Đăng; 2 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma, Bình Nghi và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.

    Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
    Ai lên xứ Lạng cùng anh
    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
    Tay cầm bầu rượu nắm nem
    Mải vui quên hết lời em dặn dò.

    Đoạn ca dao từ ngàn xưa để lại đã vẽ lên một Lạng Sơn (Xứ Lạng) thật đẹp. Ngày nay, Lạng Sơn đâu chỉ có thị trấn Đồng Đăng và phố chợ Kỳ Lừa sầm uất, có tượng đá thiên nhiên nàng Tô Thị bồng con tạc vào mênh mông trời đất ngàn đời hình ảnh người phụ nữ Việt Nam son sắt thủy chung. Lạng Sơn còn có một số chợ vùng biên suốt ngày nườm nượp người xe; có núi, sông hùng vĩ với hàng chục hang động kỳ ảo: Nhị Thanh, Hang Gió, Động Tiên...; có khu nghỉ mát Mẫu Sơn nổi tiếng; có những di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm: Mục Nam Quan, Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc, căn cứ cách mạng Bắc Sơn, quê hương người anh hùng Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri...;
    có 8 dân tộc anh em thuận hòa chung sống mà mỗi dân tộc là một kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc được giữ gìn và phát triển qua hàng ngàn năm lao động sáng tạo và tiếp thu tinh hoa thời đại.
    Địa hình chia cắt mạnh phân hóa đất đai trên các nền nham thạch và địa chất khác nhau đã tạo cho Lạng Sơn các loài động thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại cây ôn đới, cận nhiệt đới dài ngày như hồi, trám, quít, đào, hồng, lê, chè và các loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao.
    Lạng Sơn đã phát hiện 86 mỏ quặng loại vừa và nhỏ thuộc 19 loại khoáng sản khác nhau, trong đó than nâu Na Dương trữ lượng xấp xỉ 99 triệu tấn và một nguồn nguyên liệu cho xây dựng nhiều như vô tận. Một thế mạnh nữa của Lạng Sơn là lực lượng lao động dồi dào và khá trẻ. Dưới 30 tuổi chiếm 54,4%, dưới 40 tuổi chiếm 75,5%, mỗi năm có khoảng 7.000 - 10.000 thanh niên bổ sung cho thị trường lao động.
    Nằm trên các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, nối với Thủ đô Hà Nội, với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh), lại có đường xe lửa liên vận quốc tế chạy qua, Lạng Sơn đang tận dụng lợi thế về vị trí đặc biệt thuận lợi để đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế và cơ sở hạ tầng. 5 khu công nghiệp tập trung (Thị xã Lạng Sơn - Cao Lộc, Mẹt - Đồng Mỏ, Lộc Bình - Na Dương - Đình Lập, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng - Tràng Định) đang được xây dựng với tốc độ khẩn trương. Ở đó sẽ xuất hiện những xí nghiệp chế biến nông sản, lâm sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn gia súc, rượu bia, xi măng, phân bón, cơ khí, lắp ráp điện tử, may mặc và khai thác vật liệu xây dựng... Tất cả đều giang tay chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Từ bao đời nay, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ở Lạng Sơn luôn gắn liền với việc củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền Tổ quốc, nhằm tạo ra một hành lang biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng phát triển.


    Đến thăm cửa khẩu vùng biên

    [​IMG]
    Từ thị xã Bắc Giang đến địa phận Lạng Sơn chỉ mất chưa đầy 2 giờ xe chạy. Gần đến thị trấn Đồng Đăng, con đường chia làm 2 ngả: một lên cửa khẩu Đồng Đăng và cửa khẩu Hữu Nghị, một lên chợ biên giới Tân Thanh. Cả hai ngả đều đang được mở rộng và gia cố mặt đường theo công nghệ mới.
    Ở cửa khẩu Hữu Nghị thường xuyên có hàng trăm chiếc xe mang biển kiểm soát Việt Nam và Trung Quốc làm thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới. Hàng nhập vào Việt Nam chủ yếu là máy móc thiết bị, phụ tùng linh kiện, hóa chất phục vụ cho công nghiệp và giao thông vận tải. Hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc - một thị trường rộng lớn gần gũi và tương đối dễ tính, phù hợp với khả năng sản xuất và chế biến của ta, là nông sản, khoáng sản và nguyên liệu cho công nghiệp. Do những chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản và hải sản của Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn tăng lên khá nhiều.
    Đến Tân Thanh - khu chợ lớn nhất trong các chợ biên giới ở Lạng Sơn mới thấy được tầm quan trọng và lợi thế của loại chợ đặc biệt này. So với các cửa khẩu, hàng hóa ở đây được đưa ra gần đường biên hơn, người dân ở các địa phương lân cận, dù là của Việt Nam hay của Trung Quốc, đều được tự do đi lại, mua bán, nhiều khi không cần xuất trình thẻ căn cước vì "họ là người quen!". Rất dễ bắt gặp ở đây những hình ảnh hữu hảo, thân thiện: anh lính biên phòng niềm nở đón tiếp người dân từ bên kia biên giới, hoặc những người dân hai quốc gia gặp nhau tay bắt mặt mừng.

    Khu chợ Tân Thanh của Việt Nam (đối diện với khu chợ Pò-chài của Trung Quốc) mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2000 khá đồ sộ và hiện đại. Các cửa khẩu và chợ biên giới ở đây đáp ứng rất nhanh và hiệu quả sự điều hòa cung cấp hàng hóa góp phần điều tiết sản xuất, tiêu dùng và cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt các tỉnh biên cương theo chiều hướng tốt đẹp.
    Tất cả những thuận lợi đó đang tạo nên sức mạnh để Lạng Sơn vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới - thiên niên kỷ của những đổi thay kỳ diệu, vững vàng.
    ( Theo...)

Chia sẻ trang này